TRUNG QUỐCBức tranh vẽ theo lệnh vua Càn Long, với khoảng 8.000 nhân vật, có giá 414 triệu nhân dân tệ (65 triệu USD).
Theo tổng kết những tác phẩm thi họa Trung Quốc được đấu giá cao nhất năm 2021 của trang The Value, bức Bình định Tây Vực hiến phu lễ của họa sĩ Từ Dương xếp thứ nhất đồng thời là tác phẩm thi họa cổ Trung Quốc đắt thứ ba trong lịch sử đấu giá. Từ Dương là họa sĩ cung đình thời Thanh, không rõ năm sinh năm mất.
Bình định Tây Vực hiến phu lễ từng được đấu giá năm 2009, với mức hơn 130 triệu nhân dân tệ (20,4 triệu USD), đến nay, tăng giá trị hơn ba lần. Theo trang Artron, từ lâu, tác phẩm vượt khái niệm tranh vẽ, được coi là một "cuốn phim không âm thanh", tư liệu lịch sử có giá trị.
Tranh được thực hiện theo yêu cầu của vua Càn Long nhằm kỷ niệm chiến tích sau khi quân Thanh ra trận ở Tây Vực, khoảng năm 1755-1759. Tác phẩm dài gần 19 m, với khoảng 8.000 nhân vật, sử dụng bút pháp tả thực, miêu tả khung cảnh kinh thành nhộn nhịp. Tranh được mở đầu bằng cảnh cổng thành với phiên chợ náo nhiệt, tái hiện cuộc sống của bách tính đương thời. Tiếp đó là cảnh tượng ở Thiên An Môn, Tử Cấm Thành, các quan văn võ, binh lính, sứ thần...
Dù lượng nhân vật đồ sộ, tác phẩm tỉ mỉ từng chi tiết. Trang Sohu nhận xét họa sĩ tài nghệ cao, có trí nhớ siêu phàm, khả năng quan sát tinh tế khi vẽ chính xác trục đường ở kinh thành, trong bối cảnh chưa có máy bay hay flycam.
Bên cạnh tính nghệ thuật, tác phẩm mang giá trị lịch sử, thể hiện các mối bang giao đương thời cũng như văn hóa, phong tục tập quán, trang phục, công việc buôn bán của dân thường...
Từ Dương quê ở Tô Châu, trước khi vào cung, ông không phải họa sĩ chuyên nghiệp. Một lần Càn Long nam tuần, qua Tô Châu, Từ Dương cung tiến tác phẩm của mình, được vua yêu thích, từ đó làm họa sĩ cho vua. Ngay khi mới tới kinh thành, Từ Dương đã được phong là "nhất phẩm họa sĩ", được trả tiền bằng các họa sĩ tên tuổi trong cung bấy giờ, cho thấy ân sủng của nhà vua với Từ Dương.
Nghinh Xuân (theo The Value)
Những Tấm Ảnh "Bộ Ba" Hết Sức Dễ Thương.
Thị trấn 'cổ tích' không đường nhựa, không ô tô duy nhất trên thế giới
Được mệnh danh là 'Venice của Hà Lan', thị trấn Giethoorn mang vẻ đẹp 'cổ tích' yên bình và đặc biệt là không hề có khói bụi hay còi xe inh ỏi.
Thị trấn nhỏ Giethoorn được mệnh danh là 'Venice của Hà Lan'
Khác với thành phố Venice của Ý, Giethoorn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới bởi thị trấn đặc biệt này không hề có đường nhựa hay ô tô mà được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch cùng hơn 150 cây cầu gỗ lớn nhỏ khác nhau. Người dân sẽ lựa chọn di chuyển bằng thuyền, đi xe đạp hoặc đi bộ.
Dù không có đường nhựa nhưng Giethoorn lại có tới hơn 100 cây cầu gỗ lớn nhỏ khác nhau
Sau khi xuất hiện trong bộ phim hài Fanfare năm 1958, thị trấn này bắt đầu trở nên nổi tiếng. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mỗi năm, Giethoorn đón tới gần 1 triệu lượt du khách tới tham quan, đặc biệt trong số này là khách Trung Quốc chiếm tới hơn 1/4.
Trước đại dịch, Giethoorn đón tới hơn 250.000 lượt du khách Trung Quốc tới tham quan mỗi năm
Hơn 1.100 ngôi nhà của thị trấn đều có mái tranh như trong các câu chuyện cổ tích và được xây dựng men theo khúc uốn lượn của các con kênh. Vào mùa hè, Giethoorn được bao trùm bởi những tia nắng dịu nhẹ xuyên qua những tán cây xanh mát tạo nên một bầu không khí hậu trong lành, thoáng đãng.
Giethoorn có các bảo tàng dành cho những du khách muốn tìm hiểu về lịch sử của thị trấn
Đến Giethoorn, du khách có thể trải nghiệm chèo thuyền kayak, ngồi canô hay 'thuyền thì thầm', một loại xuồng máy chạy bằng điện không gây ồn và ô nhiễm cho môi trường. Ngoài ra, thị trấn cũng có những bảo tàng như Het Olde Maat Uus, Oude Aarde hay Schelpengalerie Gloria Maris, lưu lại những dấu tích lịch sử của Giethoorn.
Dù là một điểm du lịch nổi tiếng nhưng người dân Giethoorn vẫn luôn mong có thể duy trì được sự yên bình của thị trấn
Du khách có thể đến Giethoorn bằng tàu hỏa hoặc xe buýt. Để tránh đông đúc, hãy lựa chọn tới đây vào các tháng 4, 5, 6 hoặc 9 và lưu ý rằng các chuyến tham quan vào các ngày trong tuần có thể là dịp tốt nhất để chiêm ngưỡng và tận hưởng trọn vẹn thị trấn đặc biệt này.
Đỗ An (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét