.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

21 tháng 1 2022

Escargot – đặc sản ốc sên nổi tiếng của người Pháp

 


Có nguyên liệu là ốc sên, giá trị dinh dưỡng cao và vô số công đoạn chế biến khiến escargot của Pháp trở thành món đắt đỏ, thường dành cho giới sành ăn.

Escargot là một trong những món ăn đưa ẩm thực Pháp nên tầm cao mới. Món này sử dụng nguyên liệu chính là ốc sên, một loài vật khiến nhiều người nghe đã lắc đầu ngao ngán vì sợ. Escargot không phải thứ đồ ăn bình dân mà là một trong những món đắt đỏ bậc nhất thế giới. Ảnh: Wesa.


Con người đã ăn ốc cạn cả nghìn năm. Chúng có ưu điểm là béo, nhiều nước, giàu protein và các chất dinh dưỡng khác. Ốc cạn từng rất phổ biến trong ẩm thực La Mã cổ, bên cạnh rượu và thịt. Người La Mã đem món này tới các nước như Pháp, Anh và dạy cho dân bản địa cách nuôi ốc, làm mưa nhân tạo cho chúng lớn nhanh. Ảnh: Qartz.

Một điều khiến nhiều người e dè ăn ốc là bởi chúng có thể chứa kí sinh trùng gây bệnh. Thực tế, các loài ốc chính được dùng làm escargot như Helix aspersa (ốc sên vườn châu Âu), Helix locurum (ốc sên vườn Thổ Nhĩ Kỳ) và Helix pomatia (ốc Burgundy) đều có thể dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên, công đoạn biến chúng thành món ăn an toàn đòi hỏi những chuẩn mực cao. Ảnh: The Spruce Eats.


Sau khi thu hoạch từ trại, ốc được chuyển tới các đầu bếp. Họ “rửa ruột” ốc bằng cách cho chúng ăn những loại thảo dược đặc biệt, đồng thời chỉ được uống nước. Công đoạn sơ chế gồm rửa và luộc. Những bước này có thể kéo dài vài ngày để đảm bảo món ăn an toàn khi đến với thực khách. Vỏ ốc cũng được rửa kỹ vì đây là công cụ trang trí món escargot bắt mắt. Ảnh: Guilty Eats.

Ốc sên trông khá ghê trong mắt nhiều người nhưng lại là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời theo đánh giá của các nhà khoa học. Các nghiên cứu đã chỉ ra ốc sên chứa 15% protein và nhưng lượng chất béo vỏn vẹn 2,4%. Ăn ốc sên giúp chữa nhiều bệnh như đau khớp, lưng… Ảnh: SBS.

Công thức làm escargot còn phụ thuộc vào tay nghề các đầu bếp. Cách cơ bản nhất là nấu với thảo mộc kèm bơ tỏi. Đầu tiên, bạn phải thực hiện đủ các công đoạn tẩy ruột và nấu chín ốc. Bơ thảo mộc là nguyên liệu tối quan trọng, làm từ tỏi, hẹ, rau mùi tây và bơ mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Những con ốc sau đó được nhét lại vào vỏ, nấu cùng bơ thảo mộc trong khoảng 10 phút với nhiệt độ cỡ 160 độ C. Đây là công thức cơ bản của món escargot. Ảnh: Eat Smarter.


Tại các nhà hàng ở Pháp, bạn có thể bắt gặp những biến tấu độc lạ như ốc sên nướng bơ tỏi, spaghetti ốc sên, pizza ốc sên hay ốc sên xào, nấu súp… Escargot thường được dùng làm món khai vị. Hiện nay, món ốc sên nổi tiếng của Pháp đã có mặt khắp thế giới, phổ biến ở nhiều nước như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha… Ảnh: Jarrot.

Sưu Tầm

Những nhân vật bí ẩn.


Những nhân vật bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử chưa được xác định rõ danh tính cho tới ngày nay

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, rất nhiều nhân vật bí ẩn xuất hiện trong những sự kiện đặc biệt và trở nên nổi tiếng. Nhưng một số người trong số đó không thể xác định danh tính và trở thành bí ẩn lớn của nhân loại.

Dưới đây là một số nhân vật bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử chưa được xác định rõ danh tính.

Tank Man - Người chặn xe tăng

Ngày 5/6/1989, trong vụ xung đột tại Quảng trường Thiên An Môn, khi những chiếc xe tăng tấn công người biểu tình ủng hộ dân chủ, một người đàn ông không sợ hãi đã đứng chặn trước một chiếc xe. Khi chiếc xe tăng phía trước cố gắng di chuyển, anh không chịu rời đi mà leo lên một trong những chiếc xe tăng để ngăn chặn chúng.

Hành động dũng cảm này đã được Jeff Widener, biên tập viên ảnh của hãng Associated Press ghi lại và được tạp trí TIME bình chọn là 1 trong 100 bức ảnh có tính biểu tượng của lịch sử.

Người đàn ông dũng cảm đó dường như chỉ là một người bình thường, không có vũ trang với hai túi xách trên tay. Hành động của người đàn ông bí ẩn này trở thành biểu tượng cho sự phản kháng của con người khi đối mặt với áp bức, bạo lực.

Cho đến nay, thực sự của người đàn ông chặn xe tăng vẫn là một bí ẩn.

Babushka Lady - Quý cô Babushka

Trong nhiều hình ảnh ghi lại vụ ám sát Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy vào năm 1963 có sự xuất hiện của một người phụ nữ đội chiếc khăn Babushka của những phụ nữ người Nga (vì thế người ta gọi bà là Quý cô Babushka).


Người phụ nữ này cầm một chiếc máy ảnh và vẫn tiếp tục chụp toàn bộ khung cảnh đang diễn ra trong khi mọi người đang hoảng loạn, chạy trốn vì Tổng thống bị bắn chết trên chiếc xe của mình. Nhiều người tin rằng, quý cô Babushka có thể đã chụp lại được toàn bộ diễn biến vụ ám sát, trở thành một trong những nhân chứng nổi tiếng bí ẩn nhất của vụ ám sát John F. Kennedy.

Sau đó, cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã ra thông báo công khai yêu cầu phụ nữ này giao nộp lại hình ảnh mà bà đã chụp, nhưng bà ta không bao giờ xuất hiện và cho tới nay không ai biết rõ danh tính của người phụ nữ này.

The Falling Man - Người đàn ông rơi

Ngày 11/9/2001, nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda đã tấn công vào Tòa tháp đôi (Hoa Kỳ). Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của 2.996 người, khiến hơn 6.000 người bị thương và tổng thiệt hại lên đến hơn 3 nghìn tỉ đô la.

Một số người không chịu được sức nóng của lửa đã gieo mình xuống đất chấp nhận cái chết. Richard Drew đã chụp được bức hình một người đàn ông rơi xuống từ trên tòa tháp cao. Bức hình được đặt tên là The Falling Man và được tạp chí TIME bình chọn là 1 trong 100 hình ảnh có sức ảnh hưởng nhất thế giới.

Danh tính của người này không thể xác định trong số rất nhiều những nạn nhân ngày hôm đó. Người đàn ông là hình ảnh chân thực về hậu quả của vụ tấn công 11/9 và đã trở thành một biểu tượng của cuộc đấu tranh của thế giới văn minh chống lại khủng bố.

Immortal Beloved - Người tình của Beethoven

Beethoven, nhà soạn nhạc huyền thoại từng viết bức thư dài 10 trang với lời lẽ trìu mến như "My angel, my all, my very self" - Thiên thần của tôi, cuộc đời tôi, tất cả những gì của riêng tôi, để dành cho một người phụ nữ bí ẩn có bút danh là "Immortal Beloved" (Người tình bất tử).

Từ những lời trong bức thư, rõ ràng là hai người yêu nhau đã khá lâu nhưng có lẽ không thường xuyên liên lạc và không thể chung sống bên nhau được.

Danh tính người phụ nữ mà nhà soạn nhạc thiên tài đem lòng yêu thắm thiết trở thành chủ đề tìm kiếm của rất nhiều những người hâm mộ trên thế giới nhưng cho tới nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Dancing Man - Người nhảy múa

Năm 1945, thời khắc Thế chiến II kết thúc, người ta đã ghi lại được hình ảnh một người đàn ông khiêu vũ trong một tâm trạng vui mừng, phấn khởi trên đường phố ở Sydney, Úc.

Sau đó, hình ảnh "Dancing Man" (Người nhảy múa) có sức lan tỏa rất lớn và trở thành một biểu tượng của sự khát khao hòa bình và niềm vui sướng hạnh phúc sau khi chiến tranh chấm dứt của con người. Nhưng cho đến này không một ai biết được danh tính thật của người đàn ông này.

Người đàn ông cài hoa vào họng súng

Năm 1967, trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại phía trước trụ sở Lầu Năm Góc, Mỹ, nhiếp ảnh gia Bernie Boston đã chụp được bức ảnh một người đàn ông cài một bông hoa vào trong họng súng của một người lính.


"Flower Power" (Sức mạnh của hoa) là một bức ảnh mang ý nghĩa lịch sử và trở thành một biểu tượng của phong trào chống chiến tranh những năm 1960.

SƯU TẦM


Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD.

Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).

Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu HKD năm 2010, tác phẩm càng dấy nhiều bàn luận.

Tác phẩm "Hổ" của Tề Bạch Thạch. Ảnh: Artron

Nhiều khán giả cho rằng bức vẽ "hổ không ra hổ, mèo không ra mèo", thậm chí có người chê tranh miêu tả con mèo ốm chứ không phải chúa sơn lâm. Ngoài ra, tai của hổ được cho trông ngộ nghĩnh, không toát lên vẻ uy phong, dũng mãnh.

Trương Siêu Quần, phụ trách mảng thư họa Trung Quốc của Sotheby's Hong Kong cho biết tác phẩm ra đời năm 1950, bấy giờ Tề Bạch Thạch tặng cho một người bạn nhân năm Canh Dần, ngụ ý năm hổ may mắn, tốt lành. Hổ không được miêu tả nguyên hình mà chỉ lộ phần lưng, thể hiện nét "hiền lành, hồn nhiên". Sự tráng kiện của hổ được thể hiện qua các vân dày, đậm. Các nét vẽ lông hổ mảnh làm tranh sống động.

Trên Sohu, một chuyên gia đấu giá nhận xét bức tranh độc đáo, nhất là ở phần đuôi. Khi xem tranh hổ, khán giả thường chú ý tới khuôn mặt hung dữ, vẻ oai phong, uy dũng của chúng. Tuy nhiên, tranh của Tề Bạch Thạch lại giấu mặt hổ, thể hiện nét thân thiện, ung dung của con vật. Tác phẩm cho thấy phong cách độc đáo, sự khác biệt rõ nét của ông với các họa sĩ. Mặt khác, bức tranh hàm ý sự khôn ngoan ẩn mình của "kẻ mạnh" thực thụ.

Bức "Hổ" của Tề Bạch Thạch hiện trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc). Ảnh: DPM

Tề Bạch Thạch vốn ít vẽ hổ. Ngoài bức trên, ông còn một tác phẩm vẽ lưng hổ hiện trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc). Theo Zhejiangnews, các bức tranh lưng hổ của Tề Bạch Thạch còn biểu đạt sự lạnh nhạt, quay lưng của ông với danh lợi. Ông chưa từng nuôi mộng làm quan, lười tham gia các buổi tiệc rượu, không quan tâm chuyện phiếm, không tranh giành với ai, chỉ đắm chìm trong nghệ thuật.

Những bức tranh hổ cho thấy quan điểm nghệ thuật nhất quán của Tề Bạch Thạch: tạo cái mới, khác biệt, vẽ theo cảm nhận bản thân. Ông từng nói: "Cái hay của tranh nằm ở giữa 'giống' và 'không giống'. Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem". Ông còn từng khuyên các học trò: "Học ta thì sống mà giống ta thì chết", nhắc học trò tìm tòi sự khác biệt, nếu không tác phẩm sẽ không có sức sống lâu bền.

Tranh sơn thủy đạt mức giá kỷ lục của Tề Bạch Thạch. Ảnh: Beijing Poly

Những quan điểm trên giúp Tề Bạch Thạch thành tên tuổi vĩ đại của hội họa Trung Quốc. Ông sở trường vẽ sơn thủy, hoa lá, chim cá. Theo thống kê do ArtPrice - công ty nghiên cứu thị trường của Pháp - thực hiện, năm 2009, Tề Bạch Thạch xếp thứ ba toàn cầu trong danh sách họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất, sau Andy Warhol và Picasso.

Chân dung Tề Bạch Thạch chụp năm 1956. Ảnh: Zheng Jingkang

Theo Artnetnews, cuối năm 2017, bức tranh sơn thủy vẽ năm 1925 của Tề Bạch Thạch được gõ búa ở mức 930 triệu nhân dân tệ (146 triệu USD), lập kỷ lục tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đắt giá nhất. Ông đồng thời là nghệ thuật gia Trung Quốc đầu tiên vào "câu lạc bộ" nghệ sĩ có tác phẩm trị giá trên 100 triệu USD.

Nghinh Xuân
































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.