.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

01 tháng 10 2022

Ký ức về Sài Gòn xưa của những người tỉnh lẻ tuyệt vời như thế nào ?

 


Tôi xuất thân là một thanh niên tỉnh ở miền Trung lên Sài Gòn học tập với ý định lập nghiệp, kiếm cái nghề mà sinh sống. Cái năm tôi vào Sài Gòn là khoảng 1960, 1970, cách đây đâu đó cũng phải gần 50, 60 năm rồi. Cứ tưởng lâu như vậy thì chắc tôi cũng quên, chẳng nhớ иổi cái gì cả. Vậy mà tự dưng bây giờ nhắc lại trong đầu tôi lại hiện rõ mồn một những hình ảnh ngày xưa, cứ như chuyện đó mới xảy ra gần đây vậy.

Từ trước khi vào Sài Gòn, tôi đã nghe nói ở đây được mệnh danh là Sài Gòn hoa lệ. Quả thật là “hoa cho người giàu”  “lệ cho người nghèo”. Thân là sinh viên nghèo mới chân ướt chân ráo vô Sài Gòn nên chỉ dám đến những nơi dành cho dân lao động. Lúc đó tôi nuôi chí vừa học vừa làm để kiếm cái nghề sinh nhai. Thuở đó không có phương tiện đi lại nên để tiện cho việc di chuyển, tôi tá túc ở cái khu Trương Minh Giảng suốt cả quãng đời đi học và đi làm của mình. Sau này khi đã trưởng thành, cần kiếm một căи nhà thì tôi cũng chỉ quanh quẩn ở khu ấy. Vậy nên trong ký ức của tôi, Sài Gòn là khu lao động, nhà ở lụp xụp, nằm ở bờ kinh Nhiêu Lộc, nhưng mà bây giờ thì không còn điều đó nữa.


Còn nhớ cái lúc mới bước chân vào Sài Gòn đi học, tôi may mắn quen được mấy anh bạn cùng xóm trọ. Mỗi khi không phải đi làm thêm, tụi tôi thường cùng nhau ngồi ở quán vỉa hè sau những buổi học, nhấm nháp ly cà phê đen ít đá không đường cho đỡ thèm, coi như là thú vui thi vị, chứ bình thường chúng tôi thường gọi ly trà đá là chủ yếu, làm gì có tiền mà uống cà phê suốt. Bà chủ quán thấy chúng tôi gọi trà đá cũng chẳng nói gì, chắc bà cũng hiểu cho đám sinh viên nghèo này. Tôi còn đam mê ngắm nhìn những hàng cây me xanh trên đường Nguyễn Du. Cứ độ buổi chiều rảnh rảnh là tôi đi bộ dưới hàng me, mỗi khi có gió thổi qua, lá me nhỏ xíu mơn theo cơn gió rơi xuống vai của chiếc áo sơ-mi trắng, có lúc tôi còn bỏ lá lên miệng nhai. Tôi cùng thích dạo lang thang những buổi chiều sau giờ học ở khúc Đại học Văи Khoa, gần nhà thương Grall (Trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, nhà thương Grall còn được gọi là nhà thương Đồn Đất, nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2). Ở đấy có hai hàng cây cao giao nhau, phía xa xa cuối đường là chủng viện Công Giáo được xây với tường gạch màu đỏ. Hình ảnh ấy đẹp, tuyệt vời như một bức tranh sơn dầu được tô điểm bởi họa sĩ thiên nhiên. Tôi có cảm tưởng như đó là con đường đẹp nhất mà tôi từng thấy


NHỮNG HÀNG CÂY RỢP BÓNG MÁT
 

Để nói về vẻ đẹp của Sài Gòn Hồi đó, người ta lại càng nhớ đến hàng cây cổ thụ cao thẳng tắp từ khu Ba Son chạy ra đường Đinh Tiên Hoàng. Con đường ấy luôn tỏa bóng mát, thỉnh thoảng nhìn trên mặt đất sẽ thấy vài tia nắng chiếu qua kẽ ʟá, rọi xuống đường tạo thành những vết loang lổ màu cát, nhấp nháy vô cùng đẹp. Thời ấy Sài Gòn nhiều cây nên mát lắm, tôi thích không khí thời đó, nóng nhưng không oi. Mà nếu có oi thì đi vài bước sẽ lại gặp cây xanh phủ rợp bóng làm người ta cảm thấy dễ chịu. Tôi không những thích đi dạo ở khu Ba Son với Đinh Tiên Hoàng để ngắm hàng hàng cây xanh mát mà còn thích tản bộ trên con đường Đoàn Thị Điểm (nay đổi tên là đường Trương Định) nữa. Ở đó có nhiều căи nhà được xây cất khang trang và sang trọng lắm. Là một sinh viên nghèo từ tỉnh lên thành phố, tôi ngơ ngác ngắm nhìn căи nhà đồ sộ ấy lấp ló qua hàng rào hoa giấy với đủ màu sắc đỏ vàng, lòng cảm thấy những tòa nhà ấy thật đẹp, lại ước ao mình được sở hữu căи nhà này.

Lắm hôm đi qua bạn ăи ké cơm ở khu ký túc xá sinh viên Ngô Gia Tự, trước những năm 1975 thì nơi đó gọi là đại học xá Minh Mạng. Nơi đây hầu hết là sinh viên các tỉnh, chủ yếu là dân miền Trung. Tôi không đăиg ký học ở đây nên tôi không ở khu ký túc xá này. Tôi chỉ thường đến đây để ăи cơm, ở ké và nhất là có bạn bè đồng hương để buôn chuyện cho đỡ nhớ nhà.

Có hôm đi dọc đầu đường Trương Minh Giảng qua những căи nhà lớn, tôi lại được ngửi thấy mùi thơm ngát tỏa ra từ hoa ngọc lan ở các cây mọc trong sân vườn. Kèm theo đó là tiếng dế kêu “réc réc” nghe rất vui tai. Bây giờ nghĩ lại, hình ảnh đó vẫn như in trong trí nhớ của tôi.


Tôi học tập, làm việc và sinh sống ở Sài Gòn đến bây giờ cũng được mấy chục năm nhưng hàng xóm quanh tôi chẳng ai hỏi tôi gốc ở đâu. Bởi vì ai đã đến Sài Gòn ở dù ít hay nhiều năm thì vẫn gọi là người Sài Gòn. Cái  hồi năm 1954 có nhiều người gốc Bắc di cư vào Sài Gòn. Ở miền Trung cũng có Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,… Vùng Đông Nam Bộ thì có nhiều người từ miền Tây lên. Nói chung ở đây không phân biệt mọi người đến từ đâu, cũng không ai hỏi điều ấy. Một khi đã ở Sài Gòn thì đều là người Sài Gòn, là anh em hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Đó cũng là một điểm rất riêng của người Sài Gòn.

Tôi còn nhớ dạo mấy ngày đầu mới bước chân lên Sài Gòn, chưa tìm được nhà trọ nên tôi phải nằm ngủ ở ghế đá côɴԍ viên Tao Đàn. Nhưng mà thời đó thiết quân luật từ nửa đêm, mọi người không được ra đường. Vì tôi ngủ ngoài ấy nên bị dựng dậy bởi 2 anh cảnh ѕáт, rồi họ dẫn tôi về bót cảnh ѕát ở chợ Bến Thành. Tôi chỉ đành nằm lại đó một đêm, đến sáng hôm sau có một ông sĩ quan đến, sau khi nghe ngọn ngành những gì tôi trình bày, ông cũng thông cảm rồi móc bóp cho tôi tiền ăи sáng và uống cà phê, dặn tôi lên đây tìm cái chữ, cái nghề thì học hành đàng hoàng. Điều đó là tôi nhớ mãi, đó là tình người Sài Gòn đầu tiên mà tôi cảm nhận được từ khi bước chân lên đây.


Sài Gòn còn là nơi cho tôi cảm nhận được sự bảo bọc, chở che của người nghèo với người nghèo. Thời đó, khi thất nghiệp, tôi thường ăи cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Chắt bóp được vài đồng chỉ đủ mua mỗi cơm trắng nên tôi xin thêm xì dầu chan với cơm ăи dằn bụng. Chị chủ quán hỏi tôi sao không lấy đồ ăи, tôi nói dối là mình ăи chay, chị cười. Vài hôm sau, tôi cũng mua cơm trắng chan xì dầu, nhưng khi xới cơm lên thì tôi thấy dưới lớp cơm trắng ấy có thêm miếng đậu hũ, có hôm thì miếng thịt, có khi tôi lại có thêm hột vịt kho. Tôi mắc cỡ quá nên không dám ăи ở đó nữa, phần vì mắc cỡ, phần vì ngại. Nhưng mà thật lòng tôi cảm ơn chị chủ quán nhân hậu đã cưu mang tôi. Sau này kiếm được côɴԍ việc làm thêm bán báo ở khúc đường Phạm Ngũ Lão, tôi quay lại đường Trương Minh Giảng nhưng quán đã đổi chủ, tôi không biết chị chủ đã chuyển đi nơi nào, thật tiếc vì tôi còn chưa kịp trả ơn cho chị.

Thêm một điều khiến tôi nhớ mãi con người Sài Gòn là cái tính thương người, ưa làm việc thiện. Lúc vô Sài Gòn tôi không được ăи uống đầy đủ, lại là người nắng không ưa, mưa không chịu nên dễ bị bệnh vặt. Thấy vậy, hàng xóm người thì nấu cho tôi chén cháo, người cho tôi viên thuốc, họ chăm sóc tôi như người nhà của họ vậy. Mỗi lần như thế tôi vô cùng xúc động, cái ân tình này tôi không biết để đâu cho hết.


Bây giờ mỗi khi nhắc đến Sài Gòn, người ta đều nhắc đến đất chật người đông, xe chạy đầy đường, dinh cơ xa hoa, nhà hàng sang trọng. Nhưng mà đối với người gốc gác tỉnh lẻ như tôi thì Sài Gòn là nơi đầy ắp tình người, là những hàng cây xanh mát rượi, là nơi có nhiều kỷ niệm làm tôi không sao quên được. Sài Gòn bây giờ đã đổi tên, nhưng với tôi và những người Sài Gòn xưa thì vẫn quen gọi bằng cái tên quen thuộc này, bởi lẽ cái tên ấy chứa quá nhiều kỷ niệm trong tôi.


10 ĐIỀU TUYỆT VỜI NHẤT CHỈ CÓ Ở SÀI GÒN

Vì sao Sài Gòn luôn là nơi thu hút tất cả mọi người đến với mình ? 

Câu trả lời rất đơn giản là : Vì Sài Gòn rất tuyệt vời !

Tôi là một người Hà Nội, và tôi sống tại Sài Gòn. 

Người Sài Gòn : “Hỏi hoài mệt quá” 


*1. Người Sài Gòn luôn hòa đồng và vui vẻ. Họ không phân biệt vùng miền mà luôn thân thiện với tất cả. Nếu bạn là một người từ xa tới sống ở Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập được với người dân nơi đây bởi họ luôn chào đón bạn một cách tự nhiên và hồ hởi nhất.

*2. Đến Sài Gònbạn sẽ gặp những biển chỉ dẫn hết sức thú vị, hài hước do chính người dân dựng lên : “Bệnh viện X là tòa nhà màu vàng có hình mẹ bồng con, bà con cô bác cứ nhìn theo hướng mũi tên là thấy !” hay là “Tìm đường Y bạn cứ đi thắng 5m rẽ phải rồi nhìn tay trái thấy đường nhỏ nhỏ là nó đó. Hỏi hoài mệt quá !”. Đó đã trở thành một đặc trưng rất dễ thương và dí dỏm của Sài Gòn khiến một khi đã gặp là không bao giờ quên được.

*3. Người Sài Gòn nhiệt tình giúp đỡ người khác, kể cả đó là người không quen biết. Đã bao giờ chạy xe ngoài đường, bạn giật mình khi thấy có người rượt theo chỉ để nhắc bạn gạt chân chống chưa ? Bạn chưa kịp nói câu cảm ơn thì người đó đã đi mất ? Đó là người Sài Gòn đấy. Họ giúp đỡ người khác nhưng không đòi hỏi câu cảm ơn hay một sự đền đáp nào cả. Khách du lịch đến đây cũng đừng ngại hỏi đường người xung quanh. Không những chỉ tận tình từng ngã tư, góc phố, họ còn có thể dẫn bạn đi nếu tiện đường.

*4. Con gái Sài Gòn nhẹ nhàng, khéo léo nhưng cũng không kém phần năng động. Con trai Sài Gòn thì mạnh mẽ, khỏe khoắn và ga lăng. Nếu một lần vào tham quan trường đại học, hoặc tham gia những hoạt động của thanh niên Sài Gòn, bạn sẽ phải ồ lên : “Sao bọn họ có thể năng nổ, nhiệt tình và tháo vát đến thế !”.


Ẩm thực Sài Gòn : Sự sáng tạo là vô hạn


*5. Sài Gòn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của mọi vùng miền. Từ những món mặn như phở Hà Nội, bún bò Huế, mỳ Quảng,... đến những những món ăn vặt như bánh tráng trộn, chè khúc bạch, nem chua rán, trà chanh,... đều có tại nơi đây. Vì vậy, chỉ cần hỏi một người am hiểu Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức no nê những món ăn đặc sắc mà không cần đi vòng quanh đất nước.


Sài Gòn không có đặc sản riêng, nhưng người dân biết sáng tạo ra những món đồ ăn thức uống lạ và độc đáo từ những gì thông thường nhất. Trà chanh Hà Nội hẳn ai cũng biết, nhưng khi tới Sài Gòn, ta lại được thử trà chanh shisha. Cà phê sữa ai cũng một lần uống, nhưng cà phê sữa đá xay ăn kèm với bánh flan thì chỉ Sài Gòn mới có. Với người Sài Gòn, sự sáng tạo là vô hạn.


Với người Sài Gòn, ngày nào cũng như ngày nghỉ


6. Với người Sài Gòn, ngày nào cũng như ngày nghỉ. Bởi với họ, buổi tối mới là thời gian để đi chơi thư giãn. Sài Gòn tấp nập và nhộn nhịp bất kể ngày đêm. Nếu như ở các thành phố khác, 10h tối là nhà nhà tắt đèn đi ngủ thì ở Sài Gòn có thể đi chơi đến tận sáng mà vẫn đông vui.


Có những con đường như Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão ở quận 1, cả khách du lịch nước ngoài, trong nước và dân bản xứ có thể tụ lại để giao lưu thâu đêm suốt sáng. Đó là những con phố luôn sáng đèn. Những quán bar, quán pub, quán bia tươi lề đường hay những quán cà phê trang trí đẹp mà giá cả phải chăng rất nhiều, thỏa mãn nhu cầu tám chuyện và cả chụp hình của giới trẻ. Ngoài ra, Sài Gòn có nhiều quán ăn đêm, những cửa hàng 24h có thể phục vụ người đi đường bất kể lúc nào với đủ mọi mặt hàng, đồ ăn, thức uống, thuốc thang, v..v...


“Trà đá miễn phí” : Chỉ có ở Sài Gòn


*7. Sài Gòn rất nhiều công viên cây xanh được xây dựng. Hầu như công viên nào cũng to rộng, sạch sẽ và rất nhiều tiện ích để người dân sử dụng. Điển hình như công viên Tao Đàn, ngoài màu xanh ngút tầm mắt của cây cối, không khí trong lành và hàng ghế đẹp đẽ tinh tế còn có một khu tập thể dục với đủ loại máy tập và khu vui chơi trẻ em đầy màu sắc đẹp mê li. Không chỉ các em nhỏ hay vui đùa ở đây mà cả thanh niên học sinh cũng tụ lại để tổ chức offline, chơi trò chơi tập thể và pose hình. Là một người Hà Nội sống ở Sài Gòn, công viên công cộng là một trong những điều thú vị nhất tôi từng thấy.


*8. Lâu lâu đi bộ dạo chơi trên đường Sài Gòn, tôi luôn mỉm cười khi thấy những bình nước hay trà đá để trên vỉa hè, đính trên đó là hàng chữ “Trà đá miễn phí, kính mời !”. Đâu phải nơi nào cũng thứ “miễn phí” dễ thương và bình dị như vậy ?


“Đừng vội nói người Sài Gòn vô tâm”


*9. Nhiều người nói dân Sài Gòn vô tâm, mạnh ai nấy lo, không để ý đến những người xung quanh. Ở Sài Gòn một thời gian, tôi lại thấy nhận xét như vậy không đúng. Họ quan tâm vừa phải, có chuyện cần thì giúp chứ không soi mói hay can thiệp quá sâu vào đời tư của bất cứ ai. Người Sài Gòn không quá chiều con cũng không quá nghiêm khắc, họ thích cách sống thoáng và tự lập. Những người con khi đã lớn cũng ít dựa dẫm vào bố mẹ và thường tự kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình.


*10. Người Sài Gòn không quan trọng bằng cấp. Họ tuyển dụng nhờ tài năng và kinh nghiệm chứ không phải vì một tờ bìa cứng in màu. Nhờ vậy, rất nhiều người từ các thành phố khác đổ về đây và làm ăn phát đạt.

Nơi nào cũng vậy, phải có những cái hay cái tốt và cả những thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhìn về khía cạnh lạc quan, ta vẫn nhìn ra được những điều tuyệt vời nhất ở Sài Gòn. Hãy bỏ qua những con sâu làm rầu nồi canh vì đó chỉ là số ít. Sài Gòn vẫn tuyệt vời theo cách riêng của nó !


Ngô Trần Nguyễn


Trái Đất Có Thể Nuôi Tối Đa Bao Nhiêu Cư Dân?



Hãy sống có trách nhiệm với trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. 

Vào tháng 6 năm 2022 vừa qua, dân số thế giới chạm mức 7.9 tỷ, tức tròm trèm 8 tỷ người. Liệu dân số thế giới có thể tăng đến bao nhiêu? 

Và liệu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh của chúng ta sẽ còn có thể ‘chịu đựng’ sự tăng trưởng nhân khẩu này đến đâu? Câu hỏi thật phức tạp, nhưng hãy thử tìm hiểu để thấy nó rõ ràng hơn.

Ðể đi từ 500 triệu lên 1 tỷ cư dân trên trái đất, nhân loại phải mất khoảng 300 năm. Nhưng từ lúc 1 tỷ, để tăng gấp đôi dân số, chỉ có 127 năm thôi.

Vào năm 1927, thực sự có 2 tỷ người trên hành tinh của chúng ta, và  lần này thì chỉ mất 47 năm để số lượng cư dân trên Trái đất tăng gấp đôi một lần nữa, 

Tức  năm 1974, dân số trái đất là 4 tỷ người.

Vào tháng 6 năm 2022 vừa qua, cư dân  trên trái đất đạt con số 7.9 tỷ. 

 Vì từ 4 tỷ năm 1974, đến tháng  6 năm 2022 mới tăng 7.9 tỷ.

 Và tăng gấp đôi là 8 tỷ chắc phải năm 2023, nghĩa là phải mất 49 năm.

Hãy so sánh, từ 2 tỷ lên 4 tỷ mất 47 năm. Từ 4 tỷ lên 8 tỷ mất 49 năm.

Chúng ta thấy đà tăng dân số chậm lại rất nhiều. Các dự báo thậm chí còn công bố con số này sẽ ổn định khoảng 10 đến 12 tỷ vào năm 2100. Hoặc thậm chí giảm xuống còn 7 tỷ nếu có nhiều biến cố xảy ra như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…

Diện tích đất trồng trọt bị giới hạn

Theo Viện Worldwatch (Hoa Kỳ), hành tinh của chúng ta có khoảng 1.9 ha đất để cung cấp cho mỗi cư dân của nó từ thực phẩm, quần áo, nhà ở và tự sưởi ấm cũng như loại bỏ chất thải. Trung bình cho mỗi người dân đã là khoảng 2.3 ha. Nếu tính riêng  ở Mỹ  thì trung bình gần 10 ha cho một người.

Các nhà sinh học xã hội nói trên còn ước tính để nuôi sống khoảng 10 người phải có 1.4 tỷ ha đất chỉ để canh tác.

Diện tích đất trồng trọt trên quả địa cầu không thể nở thêm

Nước cho con người

Một vấn đề khác là nước. Nước không thể thiếu cho cuộc sống. Nếu không có nguồn cung cấp nước, một con người không thể sống quá hai hoặc ba ngày.

Mức tiêu thụ trung bình cho sinh hoạt của một người Pháp là khoảng 150 lít mỗi ngày. Và con số đó gần như không là gì so với con số của một người Mỹ trung bình lên đến … 4,000 lít mỗi ngày. Phần lớn lượng nước này được sử dụng để sản xuất điện hoặc tưới tiêu.

Trên Trái đất, có hơn 1,350 triệu km khối nước. Nhưng phần lớn được tìm thấy trong các đại dương. Cuối cùng, các chuyên gia ước tính rằng chỉ có khoảng 0.5% lượng nước này là nước ngọt sẵn có để sử dụng, không tính số được lưu trữ trong sông băng hoặc trong lòng đất. Lượng nước ngọt sẵn có này tương đương với 6.75 triệu km khối nước. Hoặc 6,750 tỷ lít nước.

Thoạt nhìn qua có vẻ nhiều, nhưng dựa trên mức tiêu thụ trung bình của một người Mỹ, và dựa trên con số 2 tỷ người trên trái đất không dễ dàng tiếp cận với nước sạch thì không phải như vậy. Ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển, nước đôi khi bị ô nhiễm bởi mầm bệnh, kim loại nặng hoặc những thứ khác. Chúng ta không chỉ quan tâm đến lượng, mà phẩm cũng rất quan trọng.

Nước là một yếu tố rất quan trọng để xác định bao nhiêu người có thể sống trên trái đất.

Những ước tính rất đa dạng

Ngoài đất nông nghiệp và nguồn nước sẵn có, còn có những câu hỏi về nồng độ nitơ, phốt pho và carbon trong khí quyển của chúng ta, bên cạnh những vấn đề khác.

Một số khoa học gia vẫn đang thảo luận về cách thích hợp nhất để tính toán sức ‘chịu đựng’ tối đa của hành tinh chúng ta. Hầu hết các nghiên cứu, cuối cùng, đã đồng ý với nhau con số khoảng 8 tỷ. Và con số này đang ở rất gần, thậm chí ngay trước mặt chúng ta …

Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tuyên bố: 

“Khi chúng ta dự đoán sự ra đời của người thứ 8 tỷ trên trái đất, đó cũng là “lời nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta trong việc chăm sóc trái đất và là thời điểm để suy ngẫm về việc chúng ta vẫn đang thiếu cam kết với chính mình và với những người khác”.

Không bao lâu nữa dân số trái đất sẽ chạm mức 8 tỷ người.


Đào Duy Hòa

Vượt qua tam giác quỷ Bermuda, hồ nước "nuốt chửng" 2.500 tàu: Bí mật là gì?

Hồ nước này từng chứng kiến nhiều thảm họa và là nơi an nghỉ của 2.500 con tàu.

Hồ nước bí ẩn này có tên gọi là Erie. Đây là một trong những tuyến đường thủy nội địa có tàu bè qua lại nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, do chứng kiến nhiều thảm họa nên hồ Erie còn được ví như "nghĩa địa" ở vùng Ngũ Đại Hồ.

Mặc dù nhỏ thứ hai trong hệ thống Ngũ Đại Hồ (5 hồ nước lớn chiếm gần 20% lượng nước ngọt bề mặt của thế giới), nhưng theo ước tính của một số nhà khảo cổ và sử học, số lượng tàu đắm tại hồ Erie có thể lên tới 2.500 chiếc.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy 277 xác tàu đắm. Tuy nhiên danh sách này liên tục được bổ sung thêm khi các nhà thám hiểm dưới nước tiến hành công cuộc tìm kiếm trên không và dưới nước từ cả hai phía của biên giới Mỹ - Canada.

Khoảng 2.500 con tàu bị đắm ở hồ Erie. (Ảnh: NASA).

Hồ Erie lần đầu tiên trở thành một tuyến đường giao thông quan trọng ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 18. Hồ nước này bao phủ khu vực từ phía tây New York tới phía bắc của bang Ohio và phía nam bang Michigan, nước Mỹ. Điều này có nghĩa là nó cung cấp lộ trình đường thủy nội địa nhanh chóng cho những thương gia và nhà thám hiểm.

Theo các chuyên gia, có thể phần lớn tàu thuyền bị chìm ở hồ Erie vào thế kỷ 17 và 18. Tuy nhiên, hầu hết những tàu này đều khá nhỏ và điều này khiến những người thợ lặn ngày nay khó có thể tìm thấy chúng. Vì vậy, những hoạt động thăm dò và phục dựng tập trung vào những con tàu bị chìm dưới đáy hồ Erie trong thế kỷ 19 và 20.

Một trong những phát hiện tàu đắm nổi tiếng nhất tại hồ Erie xảy ra cách đây 7 năm. Khi đó, Bảo tàng Ngũ Hồ ở Toledo, bang Ohio, thông báo rằng một con tàu bị mất tích 186 năm trước cuối cùng đã được tìm thấy.

Các chuyên gia phát hiện ra Lake Serpent, con tàu bị đắm cách đây gần 200 năm ở hồ Erie. (Ảnh: AP)

Trước đó, vào tháng 9/1829, một con tàu dài 14m có tên là Lake Serpent đã rời Cleveland để đến đảo Cunningham cách đó 88km. Sau khi đã chất đầy đá vôi, con tàu này đã khởi hành quay về Cleveland nhưng lại bất ngờ gặp bão và bị chìm ở đâu đó trên đường trở về.

Đến năm 2015, Tom Kowalczk, một chuyên gia của nhóm khảo cổ Cleveland Underwater Explorers (CLUE) đã phát hiện điều gì đó bất thường khi đang quét qua một khu vực dưới đáy hồ gần đảo Kelleys (tên hiện tại của đảo Cunningham). Khi các thợ lặn của CLUE tiếp cận, họ đã tìm thấy phần còn lại của con tàu bằng gỗ.

Hình ảnh con tàu Lake Serpent trước khi bị đắm. (Ảnh: Ancientorigins).

Đặc biệt, các thợ lặn cũng tìm thấy hai bằng chứng xác định con tàu là Lake Serpent. Thứ nhất, họ phát hiện ra một hình khắc tinh xảo của một con rắn ở trên mũi tàu. Điều này khớp với những ghi chép lịch sử về đặc điểm của tàu Lake Serpent. Thứ hai, các thợ lặn tìm thấy một số tảng đá vôi vẫn nằm trong hầm tàu. Đầy là loại vẫn được khai thác từ các đảo ở Hồ Erie vào cuối những năm 1820.

Tính đến thời điểm hiện tại, Lake Serpent là con tàu đắm lâu đời nhất được vớt từ hồ Erie.

Ngoài ra, một điểm nóng khác cho các nhà khảo cổ khám phá hồ Erie là Manitou Passage, một tuyến đường thủy nằm sát bờ biển của thành phố Traverse, bang Michigan. Theo đó, vào thế kỷ 19, tuyến đường này từng cướp đi sinh mạng của nhiều thủy thủ trên các con tàu chở gỗ từ cảng này sang cảng kia.

"Cơn ác mộng" vượt qua tam giác quỷ Bermuda

Theo ông Kevin Magee, đồng sáng lập CLUE, đồng thời là một kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA: "Chúng tôi nghĩ rằng hồ Erie có mật độ đắm tàu hầu như lớn hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, thậm chí là tam giác quỷ Bermuda".

Các chuyên gia cho rằng, những cơn bão bất chợt cùng sự thay đổi khó lường từng đợt sóng có thể là nguyên nhân chính khiến cho số lượng tàu đắm ở hồ Erie lại nhiều đến như vậy.

Con tàu James McBride bị mất tích trong một cơn bão năm 1857 trên hồ Erie. (Ảnh: Mitch Brown).

Hồ Erie được đặt theo tên của những người Mỹ bản địa đầu tiên mà các nhà thám hiểm châu Âu bắt gặp vào thế kỷ 17.

Hồ nước này cũng từng là chiến trường quan trọng trong chiến tranh giữa Mỹ và Anh vào năm 1812. Theo các chuyên gia, một số tàu đắm hiện đang nằm rải rác ở đáy hồ có thể là tàu chiến bị đánh chìm trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có con tàu nào ở thời kỳ này được trục vớt.

Hơn nữa, quá trình đô thị hóa ngày càng tăng dọc bờ hồ đã góp phần thúc đẩy cho hoạt động thương mại và đánh bắt cá trong thế kỷ 19. Điều này cũng kéo theo sự gia tăng lớn về số lượng các vụ đắm tàu. Trên thực tế nhiều con tàu bị đắm vì những cơn sóng lớn trong các trận bão bất ngờ ở vùng Ngũ Hồ.

Các nhà khảo cổ ước tính rằng, có khoảng 80% số tàu bị đắm ở hồ Erie vẫn còn nằm ở "nghĩa địa" dưới nước và chưa được phát hiện. Nhìn chung, xác tàu đắm ở hồ Erie thường nằm khá gần mặt nước vì hồ tương đối nông. Mặc dù dễ phát hiện từ mặt hồ hoặc có thể nhìn thấy từ trên cao, nhưng những con tàu bị đắm này cũng phải chịu tác động xói mòn mạnh hơn từ những cơn sóng lớn và nhiệt độ nước ấm.

Chuyên gia Kevin Magee giải thích rằng: "Một trong những điều ấn tượng nhất về những tàu đắm ở hồ Erie hay trong Ngũ Hồ của Bắc Mỹ chính là chúng được bảo quản rất tốt nhờ nước lạnh và sạch. Điều này khiến quá trình phân hủy diễn ra chậm lại. Thậm chí có những xác tàu dù đã nằm dưới đáy hồ hàng trăm năm nhưng vẫn còn gần như nguyên vẹn".

Các chuyên gia vẫn đang nỗ lực để mở khóa những bí ẩn về "nghĩa địa" hồ Erie, nơi có khoảng 2.500 con tàu bị đắm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ai có thể chắc chắn đưa ra lý giải về hồ nước bí ẩn này.

Những vụ tàu đắm liên tiếp xảy ra trên hồ Erie khiến nhiều người nghi vấn về một loài thủy quái bí ẩn gọi là Bessie. (Ảnh: Mysteriousuniverse).

Thủy quái ở hồ Erie?

Dù là hồ nông nhất trong Ngũ Đại Hồ, nhưng hồ Erie lại là nơi từng ghi nhận nhiều vụ đắm tàu nhất trong lịch sử.

Cụ thể, vào những năm 1980, trong một số vụ đắm tàu, có người bắt gặp loài sinh vật lạ ở hồ Erie và đặt tên là quái vật Bessie. Sinh vật lạ này được mô tả có hình dạng trông như rắn, có kích thước khổng lồ với cái đầu lớn bằng một chiếc xe hơi.

Vào năm 1992, trong một sự cố khiến 3 người mất tích ở hồ Erie, nhiều người tin rằng Bessie đã tấn công các nạn nhân này. Thế nhưng, cho đến nay, con quái vật này có thật hay không vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải mã.





















Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.