.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

17 tháng 8 2013

Giãi bày của một nàng dâu Tây hãi hùng Tết Việt

Có 1 lần tôi chạy ra chỗ đàn ông, bảo họ đi bê mấy mâm bát nặng, mẹ chồng vội xua tay ngăn cản. Rồi bà kéo tôi ra 1 góc "Jess mệt thì bảo mẹ, để mẹ làm. Phụ nữ phải lo công việc cúng giỗ, cỗ bàn. Đàn ông họ ngồi bàn việc lớn với nhau, đừng làm ảnh hưởng tới họ".

Xin chào các bạn!

Tên tôi là Jessica, người nhà và bạn bè hay gọi thân mật là Jess. Tôi biết trang báo này qua mấy người bạn đồng nghiệp. Thấy mọi người hay giãi bày tâm sự lên đây và nhận được nhiều lời tư vấn, tôi cũng muốn viết 1 bài để giải tỏa tâm lý. 

Trước tiên, xin mọi người thông cảm nếu có viết gì sai chính tả trong bài tâm sự này, vì tôi là người nước ngoài, mới chỉ học tiếng Việt 5 năm thôi.

Mấy năm trước, tôi từng đến Việt Nam trong chương trình giao lưu sinh viên quốc tế. Cảm thấy yêu mến Việt Nam, sau khi học xong Đại học, tôi quay trở lại và làm việc tại đây. Thậm chí, tôi còn cưới luôn 1 chàng trai Việt và làm dâu đất nước này.

Trước khi lấy chồng, tôi rất thích ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Dịp Tết, ra đường tràn ngập màu đỏ và vàng rất rực rỡ và thích mắt. Mọi người đi sắm sửa vui vẻ, rộn ràng. Những món ăn vào ngày này thì thực sự rất ngon, rất ấn tượng. Tôi thích bánh chưng và thịt ngan kho đông lắm!

Giãi bày của một nàng dâu Tây hãi hùng Tết Việt 1
Cảm thấy yêu mến Việt Nam, tôi còn cưới luôn 1 chàng trai Việt và làm dâu đất nước này.

Nhưng sau khi kết hôn, tôi lại sợ hãi và khó chịu nhất với ngày Tết. Làm dâu gần 3 năm, ăn 2 cái Tết Việt, tôi dần nhận thấy mặt trái của ngày lễ mừng năm mới này.

Không biết có gia đình nào như gia đình tôi không. Nhưng cứ tới gần ngày Tết, mẹ chồng tôi lại phone từ Thái Bình lên gọi chúng tôi về ăn Tết, sau đó nhắc chồng tôi đưa tiền. 

Chồng tôi lúc nào cũng vâng, rồi sau đó lại than thở với tôi. Nghe chồng nói số tiền mà mẹ xin, tôi cũng giật mình. Về ăn Tết quê chồng có 3 - 4 ngày mà chúng tôi phải bỏ ra số tiền đủ chi tiêu cho cả 2 tháng. 

Chưa hết, chồng còn rủ tôi đi tới siêu thị, mua rất nhiều đồ để biếu họ hàng. Sau đó, anh lại cho tiền vào phong bì, nhét vào mỗi gói quà 1 cái.

Tôi chưa từng nghe Việt Nam có tục lệ góp Tết này. Tôi có hỏi các bạn đồng nghiệp người Việt. Họ bảo nhà ai cũng thế cả. Biếu Tết bố mẹ, người thân thể hiện sự hiếu thuận với bố mẹ, tình cảm keo sơn với họ hàng. 

Tôi thắc mắc "Vậy tặng món quà nhỏ là được, sao cứ phải có phong bao tốn kém quá?". Một chị nói "Quà càng to, tiền càng nhiều thì càng có hiếu em ạ!". 

Nghe chị đó nói mà tôi sốc. Những gì trước đây tôi từng nghe về Tết Việt: ngày đoàn viên, sum họp, gia đình gặp nhau, trau dồi tình cảm. Tôi cứ nghĩ họ trau dồi bằng cách gặp mặt nhau, trò chuyện, cùng vui chơi thoải mái. Không ngờ cách mà họ gắn bó thêm lại là bằng vật chất, bằng tiền. Tôi thất vọng.

Về nhà chồng ăn Tết, tôi mới biết được, người phụ nữ Việt Nam thật khổ. Ngày Tết, người Việt ăn mừng nhiều quá. Ngày phải đến mấy bữa. Nấu nướng, dọn rửa rất mệt. Ấy vậy mà toàn phụ nữ làm, đàn ông chẳng giúp việc gì hết.

Tôi thấy đàn ông chỉ toàn ăn, uống rượu và ngồi nói chuyện, chẳng chịu làm gì. Mấy mâm cỗ nặng nâng nhấc lên xuống mấy tầng nhà để thắp hương cúng tổ tiên, toàn là phụ nữ khệ nệ làm. 

Lúc ăn uống, thiếu cái này, thiếu cái kia thì đàn ông ầm ĩ sai phụ nữ đi lấy. Nếu lấy chậm còn tỏ thái độ không hài lòng, nhăn nhó. Đàn ông ăn xong rung đùi ngồi uống nước. Phụ nữ ăn xong phải đi gọt hoa quả mang lên. Sau đó lại không được ăn tráng miệng mà lại phải dọn mâm bát. 

Những người phụ nữ trong gia đình tôi không hề phản kháng, coi đó như việc đương nhiên. Có 1 lần tôi chạy ra chỗ đàn ông, bảo họ đi bê mấy mâm bát nặng, mẹ chồng vội xua tay ngăn cản. Rồi bà kéo tôi ra 1 góc "Jess mệt thì bảo mẹ, để mẹ làm. Phụ nữ phải lo công việc cúng giỗ, cỗ bàn. Đàn ông họ ngồi bàn việc lớn với nhau, đừng làm ảnh hưởng tới họ". 

Tôi thì chẳng thấy họ nói việc lớn gì cả, rõ ràng là câu chuyện phiếm linh tinh thôi mà. Bê mấy mâm bát xong nói tiếp thì có làm sao đâu.

Cứ nói Tết là ngày ăn chơi, nhưng tôi cảm thấy đó chỉ là ngày ăn chơi của đàn ông thôi. Còn phụ nữ thì có thấy ăn chơi được gì đâu, tất bật bao việc từ sáng tới tối. Từ ngày lấy chồng, tôi đâm khó chịu với ngày Tết. Nó thể hiện rõ nhất sự phân biệt đối xử, sự bất công trong xã hội Việt Nam giữa 2 giới nam và nữ. 

Những ngày Tết, tôi cũng ghét chồng hơn hẳn. Nhìn anh rung đùi ngồi uống rượu hết đám này đến đám khác, tối về say xỉn lè nhè thật bực mình. Trong khi đó, tôi đau nhức khắp mình mẩy vì 1 ngày lao động vất vả…

Tôi cũng ghét cách mọi người hỏi thăm nhau ngày Tết. Có cảm giác như họ đang soi mói, chọc ngoáy vào đời tư của người khác thì đúng hơn. Giả dụ như tôi, 2 năm về ăn Tết là 2 năm tôi đau đầu muốn chết vì người lớn bên nhà chồng.

Ít có dịp gặp nhau nhưng không khí chẳng có gì là vui cả. Người lớn bên chồng được thể giáo huấn, dạy dỗ hết chuyện này tới chuyện khác. Nhất là chuyện sinh con đẻ cái của vợ chồng tôi bị cả họ lôi ra bàn bạc.

Giãi bày của một nàng dâu Tây hãi hùng Tết Việt 2
Lấy chồng được gần 3 năm mà tôi đã bắt đầu chính thức chán ngán Tết Việt.

Nhất là cái Tết năm con Rồng vừa rồi. Ai đến cũng khuyên bảo, nhắc nhở tôi đẻ 1 đứa con đi, mà là con trai thì càng tốt. Nghe đâu con trai tuổi Rồng tốt này, tốt nọ. Mọi người nói nhiều quá tôi cũng chẳng kịp để vào đầu. 

Đến khi tôi bày tỏ chưa muốn sinh thì ai cũng nghệt ra, rồi xơi xơi mắng mỏ, giảng giải 1 số đạo lý làm dâu, làm vợ. Tôi nghe mà khó chịu. Buồn cười thật, con là vợ chồng tôi sinh, vợ chồng tôi nuôi. Đến khi nào cảm thấy tâm lý, vật chất sẵn sàng để lo cho đứa trẻ thì mới đẻ được chứ. Chẳng hiểu có liên quan gì tới mọi người mà xúm vào bàn tán, trách mắng tôi. Thật vô duyên hết biết!

Nhưng nhớ lời nhắc nhở của chồng, tôi đành nén giận im lặng "Mọi người nói gì em cũng phải vâng, dạ, không được cãi, không được phản kháng. Phong tục người Việt Nam là vậy. Ai lớn tuổi hơn, người đó đúng".

Lấy chồng được gần 3 năm mà tôi đã bắt đầu chính thức chán ngán Tết Việt. Mà thấy ở công ty tôi, các chị em đồng nghiệp cũng than thở nhiều lắm. Ai cũng kêu sợ Tết, buồn bực, lo âu vì Tết. Tôi chẳng còn cảm nhận không khí vui vẻ, rộn ràng của ngày Tết khi xư
a
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.