Xã hội có người này, người khác; trong làm ăn kinh doanh thì có người giỏi và đứa dở hơi, thuộc vào nhóm nào là tùy theo tâm thái và hành vi mà quyết định. Vậy hãy xem bản thân mình có phải là đứa dở hơi không nhé!
Thành công không phải là chiếc bánh có nhân từ trên trời rớt xuống. Trong hiện thực, con người vì phương cách làm việc không giống nhau mà thành ra có người giỏi và đứa dở hơi.
Người giỏi bởi biết cách làm việc mà nhận được thành công, đứa dở hơi thì ngược lại nên mới chuốc lấy thất bại.
Người giỏi và đứa dở hơi chỉ cách nhau một vách ngăn, lựa chọn thế nào là tùy bạn quyết định cả….
Trên phương diện cơ bản
Người giỏi thực tế chân đạp trên đất, đứa dở hơi mơ màng lơ lửng trên mây;
Người giỏi thiết lập mục tiêu, đứa dở hơi không có phương hướng;
Người giỏi coi trọng quá trình tích lũy, đứa dở hơi mưu toan tính kế một bước muốn leo lên tới trời xanh;
Người giỏi phát triển ưu thế, đứa dở hơi chôn vùi ưu thế.
Trên phương diện tâm thái
Người giỏi tích cực chủ động, đứa dở hơi tiêu cực lười biếng, bãi công, trốn việc;
Người giỏi toàn tâm tập trung, đứa dở hơi lơ đễnh, chểnh mảng, tâm bất yên;
Người giỏi coi trọng chi tiết, đứa dở hơi xem nhẹ và coi thường chi tiết;
Người giỏi đi tìm phương pháp giải quyết vấn đề, đứa dở hơi viện cớ để né tránh vấn đề.
Trên phương diện thói quen
Người giỏi làm việc có kế hoạch định liệu chuẩn bị trước, đứa dở hơi làm việc trước tiên thiếu sự quy hoạch;
Người giỏi làm việc bày xếp theo trình tự ưu tiên trước sau, đứa dở hơi không phân biệt việc nào trọng, việc nào nhẹ, việc nào cần gấp, việc nào phải thong thả khoan thai mà làm;
Đối với người giỏi, việc của hôm nay sẽ làm xong trong hôm nay, còn đứa dở hơi việc hôm nay kéo tới ngày mai;
Người giỏi nắm bắt thời gian, đứa dở hơi lãng phí thời gian;
Người giỏi tiếp thu rộng rãi các ý kiến bổ ích, đứa dở hơi thì chỉ cố chấp vào ý kiến của cá nhân mình.
Trên phương diện giá trị quan
Người giỏi làm từ việc nhỏ mà lên, đứa dở hơi chỉ muốn làm đại sự;
Người giỏi nghiêm túc giữ thành tín, đứa dở hơi hứa hươu hứa vượn và hứa hão;
Người giỏi làm việc sẽ coi trọng trách nhiệm, đứa dở hơi tìm đủ mọi cách thoái thác trách nhiệm;
Người giỏi biết cách để hợp tác tốt với người, đứa dở hơi chỉ lo lợi mình mà làm tổn hại người;
Người giỏi biết vun đắp bồi dưỡng quan hệ giữa người với người, đứa dở hơi xao nhãng, chẳng buồn quan tâm đến ai.
Trên phương diện cá tính
Người giỏi phát triển sáng tạo, đứa dở hơi cố gắng dốc hết tâm trí mà bắt chước người khác;
Người giỏi làm những việc cần làm, đứa dở hơi chạy vạy nhờ vả bên ngoài, cầu cứu thỏa hiệp;
Người giỏi phá vỡ quan niệm thường hằng, đứa dở hơi nương theo tuần tự cũ;
Người giỏi dám nghĩ dám làm, đứa dở hơi chần chừ do dự, không quyết đoán.
Trên phương diện tín niệm
Người giỏi kiên trì đến cùng; đứa dở hơi xem nhẹ, khi từ bỏ thì im hơi lặng tiếng;
Người giỏi thua keo này bày keo khác, đứa dở hơi trốn tránh thất bại;
Người giỏi trước nguy nan không hoảng loạn, đứa dở hơi làm việc theo cảm tình riêng;
Người giỏi nguyện ý mạo hiểm, đứa dở hơi sợ này sợ kia.
Bí mật đã tiết lộ ra cho bạn, thế mà vẫn còn lù khù đờ đẫn thì hẳn là vấn đề của bạn!
Trên thế giới này, ông trời không sinh ra người mà mọi thứ đều biết hết, càng không có ai là vĩnh viễn luôn luôn chiến thắng. Thay đổi cách nghĩ, thái độ, bạn cũng có thể thu được thành tựu vậy!
Thanh Tâm, theo cmoney.tw
Trí tuệ của người xưa: Hàm nghĩa ẩn sâu trong chữ “thắng”
Chữ “贏 – Thắng” trong tiếng Hán được hợp thành bởi 5 chữ: 亡- Vong, 口- Khẩu, 月- Nguyệt, 貝- Bối, 凡 – Phàm. Với 5 chữ này đã giải thích rõ ràng rằng người thắng cần phải có đủ 5 tố chất.
1. Chữ “亡 – Vong”: Kiến thức về nguy cơ
Thân là người thắng, bất cứ lúc nào cũng phải luôn ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn mà mình có thể gặp phải. Kể cả khi đang tiến bước mạnh mẽ đến mục tiêu, họ cũng luôn chuẩn bị trường hợp xấu nhất, luôn cảnh giác và có sự chuẩn bị để ứng phó.
2. Chữ “口- khẩu”: Năng lực giao tiếp
Một người thắng, thường không phải là đơn đả độc đấu mà đạt được thành tựu. Vì thế năng lực giao tiếp có tác dụng vô cùng quan trọng.
Những người thắng luôn biết tận dụng khả năng giao tiếp khôn ngoan khéo léo của mình, biết tạo ra sự hài hòa cân đối trong tập thể, phát huy được hiệu quả tổng thể, nhờ đó mà đạt được thành tựu.
3. Chữ “月 – Nguyệt”: Ý thức về thời gian
Chữ “月 – Nguyệt” tức là mặt trăng, người xưa sử dụng tuần trăng để tính thời gian (ngày âm lịch), vì thế “月 – Nguyệt” là biểu trưng cho thời gian.
Những người thắng trên thế giới luôn hiểu được sự quý giá của thời gian, vì thế lúc nào họ cũng chạy đua với thời gian, để xem ai lợi hại hơn.
Người thắng luôn tận dụng triệt để thời gian, sử dụng nó vô cùng tinh tế. Còn người thua thì có đặc điểm chung là luôn lãng phí thời gian.
4. Chữ “貝 – Bối”: Kiếm tiền cũng phải có đạo
Trong tiếng hán chữ “貝 – Bối” có một nghĩa là “取財有道 – Thủ tài hữu đạo”, tức là kiếm tiền cũng phải thuận theo đạo lý, không làm những việc trái với lương tâm.
Những người thắng không tiếp cận lợi ích với một tầm nhìn hạn hẹp, không vì lợi ích mà làm những chuyện nguy hại cho xã hội. Họ hiểu được thế nào là bền vững và lâu dài, vì thế họ sẽ làm ăn đường đường chính chính, từng bước từng bước vững vàng tiến tới.
Nếu kiếm tiền bất chính, thì cũng tương đương với đang tự hủy diệt mình.
5. Chữ “凡 – Phàm”: Giữ được tâm thái bình thản
Người ta thường nói phàm trần, phàm tục, chữ “凡 – Phàm” ở đây nghĩa là bình dị bình thản.
Nhiều người quá coi trọng được mất, chính vì thế rất dễ bị kích động, để rồi cứ luôn phải ở trong vòng luẩn quẩn không tìm được lối ra, rất lâu không thể bình phục lại được.
Người thắng khi đối mặt những điều bất lợi hay khó khăn thì sẽ luôn giữ được tâm thái bình thản để đối đãi, khi mọi chuyện không suôn sẻ họ sẽ biết tự điều chỉnh lại tâm tâm thái của mình, để rồi vượt lên trở lại.
Nguyên lai của chữ “贏 – Thắng” chính là hợp thành của 5 yếu tố trên. Vì vậy hãy rèn luyện chúng để trở thành người chiến thắng nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét