Theo các chuyên gia phong thủy, trên bàn làm việc không nên đặt đồ vật một cách tùy tiện, bởi vì có một số thứ sẽ gây tiêu hao năng lượng, cản trở tài lộc mà không phải ai cũng biết.
1. Cây xương rồng
Nhiều năm gần đây, giới văn phòng rất thích đặt cây xương rồng trên bàn làm việc, bởi loại cây này có khả năng chống tia bức xạ từ máy tính.
Thế nhưng, theo các nhà nghiên cứu về phong thủy, loại cây này lại không tốt cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta vì những chiếc gai sắc nhọn trên thân chúng.
2. Cây dây leo
Những loại cây dây leo như trầu bà cũng khá được giới văn phòng yêu thích bởi khả năng thích nghi tốt với môi trường sống của loại cây này. Tuy nhiên, cây dây leo cũng không thích hợp để trên bàn làm việc bởi hầu hết chúng đều mang tính Dương, dễ hấp thu năng lượng từ con người.
Thậm chí, theo các nhà nghiên cứu, loại cây này còn có thể mang đến thị phi, bất lợi cho công việc, tài vận khi để trên bàn làm việc.
Thay vào đó, các loại cây như hoàng kim cát, vạn niên thanh, thường xuân… cũng có tác dụng chống lại tia bức xạ từ máy tính, hoặc bạn cũng có thể trồng loại cây có lá hơi to bản, hình tròn, tránh loại có lá sắc nhọn. Cũng cần lưu ý rằng, những loại cây này nên có kích thước vừa phải, tránh gây ẩm thấp, um tùm trên bàn làm việc.
3. Không bày con giáp kị bản mệnh
Trên bàn làm việc, bạn không nên bày vật phẩm là hình con giáp kỵ với bản mệnh, ví dụ như người tuổi chuột không nên bày vật phẩm có hình còn dê trên bàn, hay người tuổi trâu không nên bày hình con ngựa trên bàn làm việc.
Trên thực tế, rất nhiều người có sở thích đeo đồ trang sức, hoặc dùng các vật phẩm có hình con giáp để trang trí trong nhà. Nếu những vật phẩm này là những con giáp kỵ với con giáp của bản mệnh thì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến vận quý nhân mang tài lộc đến cho gia đình.
4. Hoa giả
Bên cạnh những loại cây xanh, hoa giả cũng là vật thường được giới văn phòng trưng bày trên bàn làm việc, bởi thời gian gần đây, loại hoa này đã có tạo hình tương đối giống thật, màu sắc tươi, bền.
Thế nhưng, theo các chuyên gia phong thủy, do hoa giả không có sức sống, nó dễ thu hút những điều phiền phức, không may mắn đến với bạn.
5. Đồ vật hư hỏng chính là kẻ thù “xua đuổi” quý nhân
Về phong thủy và mệnh lý, bàn làm việc là một cửa sổ mời gọi quý nhân, theo nguyên tắc, “cửa” phải ngay ngắn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu đặt những vật dụng hư hỏng, khiếm khuyết trên bàn làm việc sẽ gây cản trở quý nhân quan tâm và gần gũi.
Để mang lại nhiều may mắn, tài lộc trong công việc, bạn nên lưu ý đến những cách sắp xếp, bài trí bàn làm việc của mình.
Chưa kể đến các yếu tố phong thủy, việc sắp xếp bàn làm việc gọn gàng, ngăn nắp và giữ cho chúng sạch sẽ, cũng sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái, hưng phấn, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
Tiếp theo, màu sắc của bàn làm việc phải hợp với ngũ hành của mình, ví dụ: người mệnh Mộc nên dùng bàn có góc tròn, uốn lượn, màu đen hoặc xanh đậm; người mệnh Hỏa nên sử dụng bàn dài, màu xanh… Ngoài ra, các vật trang trí và ánh sáng trên bàn cần có sự hài hòa, tạo sự cân bằng về âm dương.
Ngoài ra, bàn làm việc không nên đặt dưới xà nhà, các góc nhọn, góc khuất, dễ mang đến áp lực, căng thẳng cho người ngồi và tuyệt đối không nên ngồi đối diện trực tiếp hay tựa vào cửa nhà vệ sinh.
Theo phunutoday
Nghệ nhân Đài Loan chế tác những thanh kiếm huyền thoại nhờ những giấc mơ
Với niềm đam mê những câu chuyện kiếm hiệp, ông Chen Shih–Tsung đã ấp ủ giấc mơ chế tác những thanh kiếm huyền thoại. Và cuối cùng, nhờ những cuộc gặp gỡ thần bí trong những giấc mơ, ông đã thực hiện ước mơ đó thành công trong đời thực.
Truyền thuyết Trung Hoa có kể về một thanh kiếm linh thiêng bất bại được rèn từ một loại thiên thạch. Thanh kiếm này cho phép chủ nhân của nó có được ưu thế siêu nhiên hơn bất kỳ đối thủ nào. Việc chế tạo một thanh kiếm như vậy có vẻ như chỉ có trong thời cổ xưa. Tuy nhiên, ông Chen Shih-Tsung, một thợ rèn kiếm thời hiện đại đã phục hồi thành công nghệ thuật làm kiếm này. Và điều đặc biệt là ông được chỉ dẫn bởi một Thiên nhân, ông cho biết.
Trong khi Chen Shih–Tsung đang ngồi trên ghế salon trong căn hộ ở phía Nam Đài Bắc, Đài Loan, có hàng chục thanh kiếm làm từ hợp kim cao cấp giá trị hàng ngàn đô la đặt trên những kệ gỗ sau lưng ông, mỗi loại đều do ông tự tạo ra. Ông là người duy nhất trên thế giới này làm ra những thanh kiếm như vậy.
Ông Chen là một nổi tiếng trong giới võ thuật người Hoa. Lớn lên cùng với những tiểu thuyết kiếm hiệp, phiêu lưu cùng các câu chuyện của các hiệp sĩ, ông dần dần đã thực hiện được ước mơ trở thành một nhà chế tác kiếm trong đời thực. Mất khoảng 8 năm và một khoản tiền khổng lồ để ông Chen có thể biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Ông là người đầu tiên trong thời hiện đại tạo ra được loại kiếm được xem là đã từng được dùng trong thời Trung Hoa cổ đại. Và hiện tại, ông đang truyền nghệ thuật này lại cho các con trai của mình.
Ở độ tuổi ngoài lục tuần, dáng người cao và giàu sức sống, ông Chen ngồi ở mép ghế salon, dùng cả những tư thế tay để nói về cuộc đời mình. Cuộc đời mà ông đã dành để theo đuổi những truyền thuyết được truyền lại qua những tiểu thuyết kiếm hiệp.
Một cuộc tìm kiếm thần bí
Ông Chen đã dành hàng năm trời để làm việc tại một công ty bán xe hơi cũ, thầm lặng tích góp được cả một gia tài. Cùng lúc đó, ông đọc rất nhiều và đi khắp nơi nhằm tìm hiểu về truyền thống của kiếm khách. Truyền thuyết có nhắc đến những bí kíp hướng dẫn chi tiết về những thanh kiếm linh thiêng bất bại. Nhưng đi hết Đài Loan và Trung Quốc, ông cũng chẳng tìm thấy được điều gì cụ thể. Bởi trong suốt thời Đại Cách mạng Văn hóa, Đảng cộng sản đã đốt nhiều quyển sách ghi lưu lại những truyền thuyết như vậy. Tuy nhiên, nhìn chung ông đã học được nhiều điều, và khi thời gian trôi qua, ông dần bắt đầu tự mình thí nghiệm chế tạo kiếm.
Lắng nghe những câu chuyện của ông Chen cứ như bước vào những tiểu thuyết kiếm hiệp ông từng đọc vậy. Có một lúc trong những chuyến đi của mình, ông Chen đã khám phá ra rằng những thanh kiếm cổ đều được rèn từ thiên thạch – ngày nay làm việc đó là không thể nữa vì không có đủ thiên thạch rơi xuống như cách đây hàng ngàn năm. Hơn nữa, con người hiện đại cũng không biết người xưa đã chế tạo chúng trở thành những thanh kiếm như thế nào. Ông cũng nói rằng những thanh kiếm ông làm có sức mạnh đặc biệt, và lần đầu tiên ông ấy được dạy cách làm những thanh kiếm này là từ cuộc gặp gỡ với các Thiên nhân trong những giấc mơ.
Lời mở đầu trong quyển sách của ông là “Lời của vị tu sĩ ẩn cư mặc đồ tím trong thiên phái Hao Yuan”. Vị tu sĩ ẩn cư mặc đồ tím xem quá trình luyện kiếm như một quá trình có thể “khiến vũ trụ phải sửng sốt và làm các vị Thần cảm động”. Chỉ những bậc thầy mới có thể khơi mở được những quyền năng phép thuật ẩn giấu bên trong những thanh kiếm, vị tu sĩ nói.
Trước khi ông thành công với thanh kiếm đầu tiên của mình, ông Chen đã có một giấc mơ vô cùng sống động. Ánh sáng, các vị Thần tiên, và những Thiên nhân xuất hiện trước mắt ông một cách chân thực. Họ giao tiếp với ông mà không dùng lời nói, chỉ cho ông cách làm những thanh kiếm. Đó cũng không phải là lần đầu tiên ông thấy những hình ảnh như vậy. Các vị thần tiên xuất hiện bên cạnh ông và dạy ông trong khi ông ở trong cửa hàng của mình. Tuy nhiên, ông không muốn miêu tả thêm về những cảnh tượng đó. Hầu hết những người hiện đại sẽ không tin điều đó, ông nói.
Số lượng kiếm ông ông Chen làm ra là khá nhiều. Ông thường làm được 10 thanh kiếm mỗi lần vì khi thanh kiếm này đang nguội thì ông sẽ chuyển sang thanh kiếm tiếp theo. Khi thép của một thanh kiếm quá nóng do tiếp xúc với bánh xe mài, ông sẽ chuyển sang lưỡi kiếm tiếp theo.
Cần có sự kết hợp đặc biệt từ các loại thép chất lượng cao để làm ra được những thanh kiếm mà ông Chen cần. Những thanh kiếm cần cực kỳ cứng cáp – ít nhất là 58 cho đến 65 theo cân của Rockwell Hard. (Cân Rockwell Hard là một cách thông dụng để đo độ cứng cáp của kim loại, được phát triển ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Đục và rìu thường dùng có thể từ 40 đến 45). Những thanh kiếm này có thể chém đá làm đôi.
Chi phí đắt đỏ của nguyên liệu và việc sản xuất những thanh thép là một trong những yếu tố khiến ông Chen là người duy nhất có được những thanh kiếm như vậy. Có thể chế tạo kiếm bằng cách làm nóng nguyên liệu bằng cách thủ công rồi rèn hình dáng, hoặc bằng tay hoặc nhờ sự trợ giúp của máy. Sau đó, họ sẽ mài kiếm, nhưng những thanh kiếm được làm bằng phương pháp này không thể nào so được với những thanh kiếm ông Chen làm ra.
Điều này có liên quan đến thành phần của nguyên liệu. Mất 8 năm vấp ngã để tìm ra công thức nguyên liệu chế tạo kiếm. Thanh kiếm cần phải vừa cực kỳ mạnh mẽ vừa thật là dẻo dai. Những thanh kiếm có thể làm nóng thủ công trên lửa rồi mới rèn thành hình không mạnh mẽ như của ông Chen, vốn được luyện trong lò công nghệ cao ở nhà máy thép hiện đại.
Trong khi chế tác những thanh kiếm, tâm phải cực kỳ thanh tĩnh
Trong khi chế tạo những thanh kiếm này, tâm một người phải cực kỳ tĩnh, ông Chen cho biết. Ông ngồi thiền 1 giờ trước khi bắt đầu công đoạn mài kiếm. Để rèn được những thanh kiếm loại này thì yếu tố tinh thần và yếu tố con người vốn không thể nào thay thế được.
Một trong những bước vất vả nhất trong quá trình này là mài những thanh thép thành những lưỡi kiếm bằng sự trợ giúp của máy mài.
Tất cả công đoạn mài kiếm được thực hiện tại một căn nhà nhỏ của ông ở vùng ngoại ô. Cũng giống như một nghệ nhân làm việc một cách đầy cảm hứng, ông thường làm việc liên tục 20 giờ, chỉ dừng lại để ăn, uống và đi vệ sinh. Lúc đó, mọi thứ phụ thuộc vào “cảm xúc ở đôi tay”, một điều chỉ có thể đạt được qua kinh nghiệm.
Cả quá trình cũng cần được hoàn thành một lần. Một khi cảm xúc mất đi rồi, người nghệ nhân sẽ không bao giờ có thể lấy lại được cảm xúc đó.
Mài những thanh thép thành kiếm đòi hỏi sự chính xác đáng kinh ngạc. Nếu xương sống của thanh kiếm không nằm chính xác ở vị trí trung tâm, hoặc không thật sự thẳng, nếu một trong những đường biên bị cắt quá sâu, tác phẩm xem như hỏng. Nhiệt độ cũng có thể đe dọa lưỡi kiếm.
Mài một thanh kim loại trên đá mài khiến cho thanh kim loại rất nóng, và nhiệt độ làm cho thép nở ra; nếu như thanh thép nở ra quá nhiều, nó sẽ bị biến dạng và trở thành vô dụng. Yếu tố con người cũng cực kỳ quan trọng ở đây, vì không có công thức để xử lý tình trạng nở do nhiệt trong quá trình chế tạo kiếm. Mà việc này phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm, vốn phải mất hàng nhiều năm mới có được.
Dù vậy, rèn kiếm mới chỉ là một nửa câu chuyện. Một khi thanh kiếm đã được mài, đánh bóng và gắn cho một tay cầm cùng với một bao kiếm, một quá trình khác lại bắt đầu. Đây là điều biến một thanh kiếm qúy giá thành một thanh kiếm vô giá.
Hằng ngày, người nghệ nhân làm kiếm cần chà thanh kiếm bằng một tấm vải. Động tác này tạo ra nhiệt, và cấu trúc phân tử của thép thay đổi khi nó bị nóng sau khi chà xát. Chà xát thanh kiếm hằng ngày trong vòng 2 đến 3 năm như vậy giúp cho cấu trúc của thép trở nên ổn định. Những tia sáng xanh bắt đầu rời khỏi bề mặt thanh kiếm. Lúc đó, thanh kiếm sẽ không bao giờ rỉ sét nữa và cũng không cần phải bảo trì gì thêm nữa.
Việc chà xát có tác dụng nhờ vào một nguyên tắc hóa học đơn giản. “Sắt và thép bị rỉ khi chúng tiếp xúc với không khí vì không khí có chứa độ ẩm”, ông Chen giải thích. “Độ ẩm trong không khí được kim loại hấp thụ thông qua những lỗ nhỏ rồi kết hợp với tinh thể kim loại, dẫn đến việc thay đổi hóa học gây ra oxi hóa và rỉ sét. Nói cách khác, sắt và thép sẽ không bị rỉ nếu chúng không có các lỗ nhỏ”.
Cách duy nhất để loại bỏ đi những lỗ nhỏ này là chà thanh thép cho đến khi nó nóng lên, ép lượng aluminum (nhôm) rất nhỏ trong đó tan chảy. Do aluminum có điểm tan chảy thấp, nên nó sẽ đến bề mặt rồi mới tan chảy, giúp chặn các lỗ nhỏ lại. Mất hàng nhiều năm để hoàn toàn đạt được điều này.
Ông Chen đang trong quá trình dạy cho các con trai của ông cách rèn các thanh kiếm, và việc tiếp tục truyền thống này là trách nhiệm của họ.
Nhiệm vụ này cũng rất nặng nề. Truyền thống luyện kiếm là cực kỳ quan trọng đối với ông Chen. “Giá trị của một thanh kiếm bậc thầy không bao giờ có thể tính toán bằng đồng tiền”, ông cho biết. “Đó là một kho báu vô giá nên trở thành bảo vật cho các thế hệ tương lai ngưỡng mộ và trân quý”.
Theo Vietdaikynguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét