Người xưa nói, bệnh từ miệng mà ra, để nhắc nhở chúng ta ăn uống là việc luôn luôn phải cẩn thận. Đến nay thì điều này lại càng phải đặc biệt quán triệt vì thực phẩm thiếu lành mạnh quá tràn lan, không kiểm soát nổi.
3 bộ phận sau đây được chuyên gia đánh giá là độc hại nhất, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ăn.
1. Gan lợn
Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.
Tất cả các thức ăn khi lợn ăn vào đều phải đi qua gan để giải độc, quá trình thải độc đó nếu không thực hiện tốt vô tình giữ lại rất nhiều tồn dư chất độc hại, bao gồm chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, cùng rất nhiều hợp chất và kim loại nặng.
Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan lợn và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
2. Óc lợn
Mặc dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol Trinidad và Tobago lại rất cao.
Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol. Chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày.
Vì vậy, hãy cân nhắc khi ăn óc lợn và nên ăn bao nhiêu là đủ.
3. Phổi lợn
Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn.
Là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.
Bên cạnh đó, lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày.
Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.
Theo kết quả kiểm nghiệm, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.
Ngoài ra, có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi. Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi.
Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.
Cách lựa chọn và chế biến phổi lợn
Phổi lợn chết thông thường sẽ có những giọt nước căng phồng trên bề mặt phổi, dạng bong bóng nước, có mủ hoặc có những nốt lồi lõm. Nếu phổi lợn chứa nhiều kim loại nặng hoặc bụi trần thì màu sắc sẽ chuyển sang ghi xám, hoặc màu nâu.
Nếu phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon.
Muốn rửa phổi sạch, cần để nguyên lá phổi, đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như rửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước. Làm như vậy sẽ giảm thiểu bụi bẩn, độc tố, kim loại nặng.
Nếu sử dụng bột để rửa, cắt phổi thành lát mỏng, rửa bằng nước xong tẩm bột trộn đều cho bột hút các loại chất độc hại. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Còn một cách rửa nữa là nhúng vào nước sôi. Thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi, chế biến theo nhu cầu.
*Theo Health/T
Tóm lược về lịch sử của kỹ thuật giác hơi
Giác hơi là một hình thức trị liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học Cổ truyền Trung Quốc (YCT). Nó bao gồm việc tạo ra một ống hút cục bộ trên da bằng cách sử dụng nhiệt (lửa) hoặc các thiết bị cơ khí (bơm tay hoặc bơm điện). Người ta tin rằng phương pháp này giúp rút các chất độc, huy động lưu lượng máu, làm dịu các cơn đau cơ, và trong một số trường hợp, giúp chữa chứng mất ngủ.
Tại Thế vận hội Olympic Rio, vận động viên bơi lội người Mỹ Michael Phelps đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người không chỉ bởi những thành tích vượt trội của anh, mà còn do một số vòng tròn màu tím đen trên vai và lưng. Chúng là kết quả sau khi anh trải qua kỹ thuật “giác hơi” để làm dịu cơ bắp trước khi bước vào đường đua.
Ebers Papyrus, tài liệu y tế của Ai Cập được viết vào năm 1550 trước Công nguyên, được xem là một trong những quyển sách y khoa lâu đời nhất ở phương Tây, mô tả cách người Ai Cập sử dụng ống giác hơi để chữa một số căn bệnh thường gặp và cách nó được sử dụng bởi các dân tộc vùng Sahara. Hippocrates, bác sĩ Hy Lạp nổi tiếng, đã sử dụng kỹ thuật này vào năm 400 trước Công nguyên để điều trị các bệnh nội khoa và một số vấn đề về kết cấu cơ thể.
Cát Hồng (281-341 SCN) một quan chức nhỏ ở miền Nam trong triều đại Nhà Tấn là người đầu tiên sử dụng phương pháp này ở Trung Quốc. Ông rất hứng thú với thuật giả kim, thảo dược học, và các phương pháp trường sinh. Cát Hồng đã truyền bá câu nói, “Châm cứu và giác hơi chữa trị hơn một nửa số căn bệnh”. Sau đó, phương pháp này đã tìm thấy con đường phát triển của mình ở khắp châu Á và châu Âu. Năm 1465, Serefeddin Sabuncuoglu, một bác sĩ phẫu thuật của Thổ Nhĩ Kỳ, đã khuyên dùng kỹ thuật này, ông gọi nó là “mihceme.”
Trong quá trình giác khô, các chuyên viên đặt những chiếc ly chuyên dụng trên da. Sau đó, họ sử dụng hoặc nhiệt hoặc một máy bơm khí để tạo ra lực hút giữa chiếc ly và da. Kết quả là một vùng chân không được tạo ra trên da của bệnh nhân, xua tan sự ứ đọng máu và bạch huyết, nhờ đó cải thiện dòng chảy của khí. Nó được dùng trên lưng, vai và các vùng cơ khác như mặt sau của cổ. Những vết tròn màu tím đen xuất hiện trên da là hiện tượng bình thường sau khi bỏ những chiếc ly ra, chúng là kết quả của sự vỡ các mao mạch dưới da.
Những vận động viên sử dụng kỹ thuật này cho rằng nó có hiệu quả cao. Các vận động viên khác, những người sử dụng kỹ thuật này có huấn luyện viên thể dục Hoa Kỳ Alex Naddour và động viên bơi lội Belarus Pavel Sankovich, cũng đã nói giác hơi là một công cụ phục hồi tuyệt vời. Trong số các nữ diễn viên người Mỹ, Gwyneth Paltrow và Jennifer Aliston và ngôi sao nhạc pop người Canada Justin Bieber cũng sử dụng kỹ thuật này.
Tại Hoa Kỳ, kỹ thuật này đã rất phổ biến cho đến khoảng những năm 1950, và bây giờ nó chỉ được sử dụng vào những dịp đặc biệt trong công chúng nói chung. Trong một tiểu luận nhan đề “Những người nghèo chết như thế nào”, nhà văn người Anh George Orwell mô tả sự ngạc nhiên của mình khi nhìn thấy kỹ thuật này được thực hành tại một bệnh viện ở Paris.
Theo sau sự tình cờ bắt gặp ở vận động viên Phelps, doanh số các dụng cụ giác hơi đã có sự gia tăng đáng kể, theo Jessica MacLean, quyền giám đốc của Hiệp hội Liệu pháp Giác hơi Quốc tế. Bản thân Phelps cũng đã quảng bá phương pháp giác hơi này trong một video cho nhà tài trợ gần đây. Những chiếc ly giác mới bằng silicone làm giảm các vết bầm tím gây ra bởi các ly giác truyền thống.
Giác hơi đã được sử dụng để điều trị hàng loạt các căn bệnh. Trong số đó, có các chứng rối loạn máu, bệnh thấp khớp, bệnh phụ khoa, và các chứng rối loạn về da như eczema (chàm bội nhiễm) và mụn trứng cá. Những người điều trị theo phương pháp này cũng cho thấy sự cải thiện về thể chất và tâm lý.
Một số người cũng sử dụng giác hơi như là một phương pháp thay thế để điều trị bệnh ung thư.Tuy nhiên, bất chấp lời xác nhận về tính hiệu quả từ những người đang hành nghề, Hiệp hội Ung thư Mỹ gần đây cho biết, “Không có cơ sở khoa học để mong đợi bất kỳ lợi ích sức khỏe nào từ giác hơi,” cảnh báo rằng việc điều trị này cũng mang đến rủi ro bị phỏng nhỏ.
Việc thực hiện các thí nghiệm kiểm soát để kiểm tra hiệu quả của giác hơi rất khó khăn. Tuy nhiên, một thực nghiệm trên 40 bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối, ghi nhận được sự giảm đau sau bốn tháng điều trị so với những người đã không được điều trị bằng giác hơi.
Câu hỏi đặt ra là, về bản chất, phép trị bệnh này có hiệu quả như thế nào? Người ta không thể phủ nhận rằng có thể có một hiệu ứng giả dược. Đây là một tác dụng có lợi, gây ra bởi một loại thuốc hay phép điều trị giả mà hiệu quả không thể được quy cho các đặc tính của chúng, và bởi vậy phải dựa vào niềm tin của bệnh nhân vào cách điều trị. Có lẽ, so với các phương pháp điều trị thay thế khác, giác hơi sẽ cho bẹn hiệu quả tốt như những gì bạn cảm nhận.
Tiến sĩ César Chelala là một nhà tư vấn sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét