Nhà thờ chính tòa Modena là một trong số các công trình theo lối kiến trúc Roman quan trọng nhất ở châu Âu.
T.B (tổng hợp)
Nằm ở thành phố Modena của Italia, nhà thờ chính tòa Modena là một trong số các công trình theo lối kiến trúc Roman quan trọng nhất ở châu Âu.
Việc xây dựng nhà thờ chính tòa này được bắt đầu từ năm 1099, dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư nổi tiếng Lanfranco, trên khu đất có mộ của thánh Geminianus, thánh bổn mạng của thành phố Modena.
Tại đây, trước kia đã có 2 nhà thờ được xây từ thế kỷ thứ 5, nhưng cả 2 đều bị phá hủy.
Sau khi Lanfranco hoàn thành nhà thờ theo phong cách Roman, công trình tiếp tục được Anselmo da Campione và người kế thừa trang trí theo những phong cách khác.
Chính điều này đã làm nên nét độc đáo của nhà thờ chính tòa Modena.
Mặt ngoài nhà thờ nổi tiếng với các hình đắp nổi của nhà điêu khắc Wiligelmus, người cùng thời với kiến trúc sư Lanfranco.
Các hình đắp nổi này gồm các tiên tri và các tổ phụ, cùng các cảnh trong Kinh Thánh, được coi là tuyệt phẩm của lối điêu khắc Roman.
Hai tượng sư tử đỡ hai cột ở lối vào nhà thờ có từ thời La Mã cổ.
Tháp chuông mang tên Torre Cívica của nhà thờ được coi là biểu tượng truyền thống của thành phố Modena, được nhìn thấy từ mọi phía bên ngoài thành phố.
Tòa tháp này được xây năm 1179, ban đầu có 5 tầng, sau này được xây thêm một chỏm 8 cạnh do Arrigo da Campione thiết kế.
Bên trong nhà thờ được chia làm 3 gian dọc. Tòa giảng do Arrigo da Campione làm, trang trí bằng các tượng đất nung. Thánh giá bằng gỗ có từ thế kỷ 14 của nhà thờ cũng là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
Không gian nội thất nhà thờ được trang hoàng bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị có từ thế kỷ 15, 16 của Antonio Begarelli, Guido Mazzoni.
Với những giá trị kiến trúc to lớn, nhà thờ chính tòa này Modena đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1997.
Những cây cầu ấn tượng nhất thế giới
Không chỉ là công trình giao thông, những cây cầu này còn thu hút sự chú ý nhờ kiến trúc ấn tượng, vẻ đẹp và lịch sử lâu đời.
Cầu Severn, Anh: Cầu Severn khai trương năm 1966 và được dự đoán giúp mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế Nam Wales. Cầu thay thế phà Aust, với tuyến đường M4 chạy dọc tới tận năm 1996 khi đường sang Second Severn đi vào hoạt động. Ảnh: Daily Mail.
Cầu Humber, Anh: Khi hoàn tất vào năm 1981, đây là cầu treo dài nhất thế giới, với lượng dây thép đủ dài để quấn quanh trái đất 1,5 vòng. Hiện nay, đây vẫn là cây cầu treo dài thứ 8 thế giới và là cầu loại này lớn nhất ở Anh. Ảnh:Deviantart.
Cầu Danyang-Kunshan, Trung Quốc: Cầu Danyang-Kunshan gây ấn tượng không nhờ vẻ đẹp mà nhờ chiều dài lên tới 164 km, đi qua các đồng lúa, hồ nước và sông. Ảnh: Lazerhorse.
Cầu Akashi Kaikyō, Nhật Bản: Khi 2 phà chở khách chìm ở eo biển Akashi vào năm 1955 khiến 168 người thiệt mạng, chính phủ Nhật Bản đã xây một cây cầu qua vùng nước dữ này. Đây là cầu treo có đoạn giữa dài nhất, với tổng chiều dài cầu là 3.911 m. Ảnh: Famouswonders.
Cầu cạn Millau, Pháp: Nếu là người sợ độ cao, bạn đừng nên nhìn xuống khi đi qua cầu Millau. Với chiều cao 343 m, cây cầu này còn cao hơn cả tháp Eiffel. Millau do kiến trúc sư Norman Foster thiết kế, khai trương năm 2004 và đoạt giải Công trình xuất sắc năm 2006. Ảnh:Highestbridges.
Cầu Somerset, Bermuda: Có lịch sử từ năm 1620, đây là cầu kéo nhỏ nhất thế giới còn hoạt động. Cầu chỉ đủ chỗ cho thuyền nhỏ đi qua, nhưng là niềm tự hào quốc gia và xuất hiện trên đồng 5 đôla của Bermuda. Ảnh: Amusingplanet.
Cầu Swinford, Anh: Bắc ngang sông Thames ở Oxfordshire, cây cầu tuyệt đẹp này thuộc sở hữu tư nhân và các lái xe phải trả tiền (5 xu) để đi qua đây. Mỗi ngày có khoảng 10.000 người đi qua Swinford. Ảnh: Telegraph.
Cầu Golden Gate, Mỹ: Cây cầu treo biểu tượng này đã xuất hiện trong vô số phim của Mỹ. Golden Gate là cây cầu được chụp ảnh nhiều nhất thế giới, và là một trong các kỳ quan của thế giới hiện đại do Hội kỹ sư dân dụng Mỹ bình chọn. Ảnh: Hdwallpaperspop.
Cầu Eshima Ohashi, Nhật Bản: Được gọi là “cầu tàu lượn”, Eshima Ohashi bắc qua hồ Nakaumi khiến người nhìn có cảm giác cây cầu dựng đứng. Ảnh: Huffington Post.
Cầu Sidu, Trung Quốc: Bắc qua thung lũng sâu 500 m ở tỉnh Hồ Bắc, cầu sông Sidu là cây cầu nằm ở độ cao lớn nhất thế giới, thông xe từ năm 2009. Ảnh: Extremenature/Blogspot.
Cầu Royal Gorge, Mỹ: Là cầu treo nằm ở độ cao lớn nhất Mỹ, Royal Gorge bắc qua hẻm núi sâu 91 m ở Colorado và cho du khách chiêm ngưỡng dòng sông Arkansas hùng vĩ. Khai trương năm 1929, cây cầu không chỉ phục vụ giao thông mà còn trở thành điểm tham quan hút khách. Ảnh: Bridgehunter.
Cầu qua hồ Pontchartrain, Mỹ: Cây cầu ở phía nam Louisiana này dài 38,6 km và đi qua một trong những hồ nước nổi tiếng nhất Mỹ, nơi tạo cảm hứng cho vô số tác phẩm văn học, âm nhạc và điện ảnh. Ảnh: CNN.
Cầu Vasco da Gama, Bồ Đào Nha: Đây là cây cầu dài nhất châu Âu (gồm cả phần trên cạn), với chiều dài 17,2 km. Cây cầu được đặt theo tên nhà thám hiểm nổi tiếng của Bồ Đào Nha, người châu Âu đầu tiên tới Ấn Độ bằng đường biển. Cầu bắc qua sông Tagus gần Lisbon. Ảnh:Memoriaexpo98.
Cầu Pons Fabricius, Italy: Đứng vững sau nhiều thế kỷ, cây cầu Pons Fabricius ở Rome được xây dựng năm 62 trước Công nguyên và là cây cầu cổ nhất thế giới. Ảnh: Pbase.
Hoàng Linh
Theo Telegraph
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét