Vỏ chuối giàu chất dinh dưỡng nên có thể dùng để làm trắng răng, loại bỏ mụn, trị vết côn trùng cắn.
Làm trắng răng, trị quầng thâm mắt bằng vỏ chuối
Chuối là thực phẩm bổ dưỡng tuy nhiên ít người biết đến công dụng của vỏ chuối. Rất giàu vitamin B6, B12 cũng như chất xơ protein, vỏ chuối có vô số lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng không ngờ của vỏ chuối, theo BoldSky.
Làm trắng răng
Lấy một chút vỏ chuối chà lên răng 2 tuần sẽ giúp hàm răng của bạn trắng bóng.
Loại bỏ mụn
Nếu khuôn mặt xuất hiện mụn cám, bạn có thể chà nhẹ vỏ chuối lên vùng da bị ảnh hưởng. Tình trạng mụn sẽ được cải thiện trong thòi gian ngắn.
Ngăn ngừa nếp nhăn
Vỏ chuối có lợi cho da nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa. Nó giữ cho da ngậm nước, săn chắc và cải thiện độ đàn hồi.
Giảm đau
Vỏ chuối có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu chỗ đau. Massage bằng vỏ chuối và để trong 15 phút, vết đau của bạn sẽ dịu ngay lập tức.
Trị bệnh vẩy nến
Đắp vỏ chuối lên vùng dan bị vẩy nến cung cấp độ ẩm, giảm ngứa cho vùng da tổn thương. Chỗ vẩy nến trở nên dịu nhẹ và chóng lành.
Trị vết côn trùng cắn
Massage vết côn trùng cắn bằng vỏ chuối giúp giảm ngứa và đau.
Ngoài những tác dụng trên, các chuyên gia gợi ý bạn có thể ăn vỏ chuối để bổ sung dinh dưỡng, giảm cân, cải thiện tâm trạng, giảm cholesterol, ngủ ngon và hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, họ chưa chính thức kết luận liệu cơ thể người có hấp thụ được hết các dưỡng chất từ vỏ chuối hay không. Trang Woman's Day khuyên nếu muốn thử ăn vỏ chuối, bạn hãy cắt chúng thành những miếng nhỏ và cho vào món uống smoothie. Lưu ý đừng cho quá nhiều vì chúng có thể tạo nên vị đắng. Ngoài ra, hãy chọn chuối từ những cửa hàng đáng tin cậy và rửa sạch trước khi ăn để loại bỏ lượng thuốc trừ sâu còn sót lại.
Theo Minh Nhật/VNE
THỂ DỤC LỖ TAI ĐỂ CẢI THIỆN SỨC NGHE
THỂ DỤC LỖ TAI ĐỂ CẢI THIỆN SỨC NGHE
Lãng tai là sự giảm
hoặc mất sức nghe, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi ở vào tình trạng
lãng tai thì thật là khổ, không nghe ai nói được lời nào. Rồi sanh ra nhiều
chuyện nghe nhầm, hiểu không đúng, xảy ra nhiều tình huống buồn cười như câu
chuyện ” Điếc cả làng ” . Ngoài ra người lãng tai không thể giao tiếp với mọi
người nên họ không trả lời đối đáp được với ai. Riết rồi đành sống trong thế
giới riêng mình. …
Khi bước vào tuổi
50, loa tai bị lão hoá kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên
ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các
mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp )
nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh suy
giảm đi
Dây thần kinh thính
giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của
các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh
ở cơ quan thính giác.
Sau một thời gian dài
không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực
Theo ý kiến các nhà
chuyên môn thì tình trạng lãng tai của người già ( suy giảm thính lực ) là tình
trạng lão hoá, không thể hồi phục được.
Qua sự tiếp xúc với
những bệnh nhân cao tuổi, tôi thấy rất nhiều người già bị lãng tai. Và qua kinh
nghiệm điều trị tôi rất ngạc nhiên khi thấy một số lớn các cô bác đã cải thiện
sức nghe của mình chỉ bằng 5 động tác tập thể dục đơn giản cho đôi tai trong
một thời gian trung bình khoảng 02 tháng
Hình ảnh sau đây là 1
trong nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập thể dục đơn giản để hồi
phục sức nghe của mình. Tôi xin giới thiệu với các bạn, bác H..66 tuổi, lãng
tai hơn 10 năm. Sức nghe của bác đã được cải thiện tốt sau khi tập những động
tác đơn giản chỉ trong vòng 2 tháng:
Vô giá vì không
phải tốn tiền nhưng vô cùng quý giá vì có thể hồi phục sức nghe ở người cao
tuổi.
Trước khi bước vào bài
tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẩu tai:
Tai được chia làm 3
phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
– Tai ngoài gồm loa
tai, ống tai.
– Tai giữa ( phía
trong màng nhĩ ) gồm 3 xương con là xương búa, xương đe, xương bàn đạp và vòi
Eustaches nối liền tai giữa và thành sau họng.
– Tai trong gồm ốc
tai, các ống bán khuyên và thần kinh tiền đình, thần kinh thính giác.
Tai nghe âm thanh như
thế nào ?
Đầu tiên là âm thanh
từ ngoài chạm đến loa tai, đi vào trong ống tai ngoài và tác động trên màng
nhỉ. Rung động này truyền đến nhóm xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn
đạp ). Sau đó, rung động âm thanh lan đến ốc tai rồi được dẩn đến dây thần kinh
thính giác truyền lên não. Lúc bấy giờ chúng ta nghe được âm thanh.
Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ
phận thính giác ( loa tai, màng nhỉ, nhóm xương con, dịch trong ốc tai… ) đều
bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá.
Những động tác tập sau
đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn người già.
Bài tập
thể dục cho tai gồm 5 động tác MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU
1 LƯỢT.
1 – Kéo Loa
tai/vành tai): dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai xuống 20 lần, kéo ngang
20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào loa tai.
2 – Xoay tròn Loa tai:
Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai + xoay tròn 30 vòng rồi xoay ngược lại 30
vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các xương đe, búa, bàn đạp
3 – Bịt kín 2 tai rồi
buông: Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai rồi buông ra đột ngột 30 lần, giúp màng
nhĩ căng giãn tốt.
4 – Vổ vào xương chẩm
( sau đầu ) : Lòng bàn tai áp kín tai rồi dùng các lòng ngón 2,3,4,5 ( ngón
trỏ, giữa, áp út và ngón tay út ) vổ vào vùng xương chẩm ( phía sau đầu ) 30
lần.
5 – Xoa Loa tai: Lòng
ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn tay đặt tại loa tai. Xoa lên xoa xuống 30
lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh hơn
Ngoài ra các bạn nên
tránh tiếp xúc các tiếng động quá ồn trong thời gian dài ( thường nghe
headphone, gần các xưởng máy, quán.
NGHE KÉM – NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP
Độ lớn âm thanh
Độ lớn âm thanh được
đo bằng đơn vị decibels, kí hiệu là “dB”. 1 đơn vị decibel thể hiện cường độ
tương đối của âm thanh trên thang đo từ 0 cho âm thanh trung bình thất nhất cảm
nhận được, đến khoảng 100 dB, gần mức âm thanh mà hầu hết mọi người thấy khó
chịu. Lời nói bình thường khoảng từ 50 đến 60 dB. Biểu đồ sau đây minh họa sự
sắp xếp âm thanh theo thang đo decibel. Khi một cá nhân tiếp xúc với tiếng ồn
quá mức, những cấu trúc nhạy cảm của tai trong, như các tế bào lông, sẽ bị tổn
thương, gây ra tình trạng giảm thính lực do tiếng ồn (NIHL)
Tìm hiểu về việc giảm thính lực
Nghe kém ảnh hưởng đến
rất nhiều người khắp nơi trên thế giới. Và sự ảnh hưởng này tác động theo nhiều
cách khác nhau. Theo thời gian, nghe kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc
giao tiếp và các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Vì vậy nếu cứ để tổn
thương về thính giác kéo dài mà không điều trị, thì vấn đề không đơn thuần thuộc
về tình trạng thể chất, sức khỏe nữa, mà còn trở nên là vấn đề về tâm lý.
Rất quan trọng để phải nhanh chóng tìm ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này.
Nếu bạn bị giảm thính lực, rất cần để biết rằng bạn không hề đơn độc. Thực tế, bạn nằm trong số khoảng 500 triệu người khiếm thính trên thế giới. Điều này có nghĩa là cứ 6 người sẽ có 1 người bị giảm thính lực. Nhưng có thể yên tâm hơn, khi bạn cũng biết rằng, với trình độ công nghệ tiến tiến ngày nay, đã và đang giúp cải thiện việc giao tiếp ít nhất cho 90% người khiếm thính, thông qua các biện pháp chẩn đoán chính xác:
• Đo thính lực đơn âm
• Đo nhĩ lượng
• Đo âm ốc tai (OAE)
• Đo điện kích gợi thính giác thân não (ABR)
và những giải pháp hữu hiệu:
• Đeo máy trợ thính
• Cấy điện cực đường xương (BAHA)
• Cấy điện cực ốc tai
Nếu bạn bị giảm thính lực, rất cần để biết rằng bạn không hề đơn độc. Thực tế, bạn nằm trong số khoảng 500 triệu người khiếm thính trên thế giới. Điều này có nghĩa là cứ 6 người sẽ có 1 người bị giảm thính lực. Nhưng có thể yên tâm hơn, khi bạn cũng biết rằng, với trình độ công nghệ tiến tiến ngày nay, đã và đang giúp cải thiện việc giao tiếp ít nhất cho 90% người khiếm thính, thông qua các biện pháp chẩn đoán chính xác:
• Đo thính lực đơn âm
• Đo nhĩ lượng
• Đo âm ốc tai (OAE)
• Đo điện kích gợi thính giác thân não (ABR)
và những giải pháp hữu hiệu:
• Đeo máy trợ thính
• Cấy điện cực đường xương (BAHA)
• Cấy điện cực ốc tai
• Hệ
thống hỗ trợ luyện nghe nói (FM)
Nguyên nhân của sự giảm thính lực
Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng nghe và gây ra giảm thính lực, bao gồm:
· Tiếp xúc lâu với tiếng ồn
· Di truyền
· Bệnh
· Tác dụng phụ của thuốc
· Chấn thương
· Ráy tai
· Lão hóa
· Giảm thính lực do tiếng ồn
Thính giác sẽ bắt đầu
bị tổn thương nếu nghe lâu ở cường độ âm thanh từ 85 dB. Ví dụ nếu bạn nghe âm
thanh lớn ở các buổi hòa nhạc, máy MP3, bạn sẽ có cảm giác rằng bạn không còn
nghe được tốt sau đó nữa. Điều này xảy ra bởi vì các tế bào lông của cơ quan
thính giác bị tổn thương tạm thời. Một thời gian yên tĩnh sau đó, chúng được
phục hồi trở lại. Điều này được gọi là suy giảm thính giác tạm thời, TTS
Tuy nhiên, nếu bạn
liên tục chịu đựng như vậy trong thời gian dài sau đó dưới áp lực cực độ của
tiếng ồn, những tế bào lông này sẽ bị tổn thương nặng và không thể tái sinh
được nữa. Điều này gọi là suy giảm thính giác vĩnh viễn, PTS. Nghe nhạc lớn ở
các buổi hòa nhạc, vũ trường hoặc bằng tai nghe có thể gây nguy hiểm nghiêm
trọng. Cường độ âm thanh qua tai nghe, có thể lên đến 110-120 dB. Một tiếng nổ
lớn như pháo hoa cũng có thể gây ra giảm thính lực đột ngột do tiếng ồn.
Những người làm việc
trong môi trường ồn ào có nguy cơ bị suy giảm thính lực nhất. Công nhân xây
dựng, công nhân nhà máy, hay làm ở đường băng sân bay, và các nhạc công nên đeo
thiết bị bảo hộ cho thính giác. Một tác nhân khác của tiếng ồn có thễ là chứng
ù tai. Đây là khi một hoặc cả 2 tai nghe thấy có những âm thanh mà không phải
từ môi trường xung quanh bên ngoài. Nói cách khác, những âm thanh nghe được
thực sự không tồn tại. Nó thường được mô tả như những tiếng chuông trong tai, ở
mức độ và hình thức khác nhau.
Bạn nên làm gì?
Sự lựa chọn hợp lý nhất là phòng ngừa, đeo thiết bị bảo vệ thính giác. Sử dụng các nút tai, mũ len có bịt tai hoặc các phụ kiện cá nhân cho đôi tai với các hệ thống lọc khác nhau.
Sự lựa chọn hợp lý nhất là phòng ngừa, đeo thiết bị bảo vệ thính giác. Sử dụng các nút tai, mũ len có bịt tai hoặc các phụ kiện cá nhân cho đôi tai với các hệ thống lọc khác nhau.
Kiểm tra khả năng nghe
Theo một nghiên cứu,
16% người lớn ở châu Âu – tức hơn 71 triệu người – bị giảm thính lực ở
cường độ hơn 25 dB, 1 mức độ mà tổ chức y tế thế giới xác định là bị khiếm
thính. Bạn có bị như thế?
Trong hầu hết các trường hợp, sự nghe kém phát triễn một cách từ từ, vì vậy những triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Do đó, nên kiểm tra thính lực thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện ở phòng khám tai mũi họng hoặc ở 1 công ty trợ thính. Kết quả sẽ xác định khả năng nghe của bạn.
Có 2 cách đo để xác định khả năng nghe:
Đo thính lực chủ quan, đòi hỏi sự chủ động phối hợp của người được đo trong lúc kiểm tra thính lực.
Trong hầu hết các trường hợp, sự nghe kém phát triễn một cách từ từ, vì vậy những triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Do đó, nên kiểm tra thính lực thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện ở phòng khám tai mũi họng hoặc ở 1 công ty trợ thính. Kết quả sẽ xác định khả năng nghe của bạn.
Có 2 cách đo để xác định khả năng nghe:
Đo thính lực chủ quan, đòi hỏi sự chủ động phối hợp của người được đo trong lúc kiểm tra thính lực.
Đo thính lực khách
quan, được tiến hành mà không yêu cầu người được đo làm gì cả, và do đó
rất phù hợp để đo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dấu hiệu giảm thính lực
Có nhiều loại nghe kém
ở các mức độ khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng về cơ bản, dấu
hiệu của sự nghe kém là giống nhau.
Nếu bạn nói “có” với
bất kì câu hỏi nào sau đây, có thể bạn đang có một số vấn đề liên quan đến nghe
kém. Chúng tôi mong bạn đến kiểm tra thính lực ở tại các trung tâm chăm sóc
thính lực chuyên nghiệp.
Mọi người luôn phàn
nàn rằng bạn mở volume TV hay radio quá lớn?
Bạn bỏ lỡ những cuộc thăm hỏi hay điện thoại từ bạn bè vì bạn không nghe được tiếng chuông cửa hay tiếng điện thoại reo?
Bạn có nhiều khó khăn khi trò chuyện giao tiếp trong môi trường đông đúc và ồn ào?
Bạn cảm giác mọi người nói chuyện rất nhỏ và không rõ ràng?
Người khác nói rằng bạn nói chuyện quá lớn?
Bạn hay yêu cầu người khác lặp lại lời nói?
Bạn bè và gia đình nhận thấy bạn đang có những vấn đề về việc nghe?
Bạn bỏ lỡ những cuộc thăm hỏi hay điện thoại từ bạn bè vì bạn không nghe được tiếng chuông cửa hay tiếng điện thoại reo?
Bạn có nhiều khó khăn khi trò chuyện giao tiếp trong môi trường đông đúc và ồn ào?
Bạn cảm giác mọi người nói chuyện rất nhỏ và không rõ ràng?
Người khác nói rằng bạn nói chuyện quá lớn?
Bạn hay yêu cầu người khác lặp lại lời nói?
Bạn bè và gia đình nhận thấy bạn đang có những vấn đề về việc nghe?
Bạn mất 1 thời gian
rất khó khăn để hiểu được các từ trong 1 bài hát nổi tiếng khi nghe qua radio?
Các loại nghe kém
Nghe kém có thể xảy ra
do 1 trong 2 hay cả 2 nguyên nhân sau đây:
Nghe kém dẫn truyền:
Là loại giảm thính lực do rối loạn hay bệnh làm hạn chế khả năng dẫn truyền của âm thanh qua tai ngoài hay tai giữa. Loại này có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc dược phẩm. Một số trường hợp, máy trợ thính có thể được chỉ định để hỗ trợ cải thiện khả năng nghe.
Nghe kém tiếp nhận:
Là loại giảm thính lực ảnh hưởng đến tai trong hay các dây thần kinh. Trong trường hợp này, âm thanh truyền qua tai ngoài và tai giữa nhưng tai trong truyền âm thanh kém hiệu quả. Loại nghe kém này thường xảy ra do tổn thương của các tế bào lông nằm trong ốc tai. Điều này làm giảm đi khả năng tiếp nhận cường độ và chất lượng âm thanh. Với loại nghe kém này, có thễ sử dụng máy trợ thính, thiết bị này sẽ khuếch đại âm thanh lên để bù cho việc giảm khả năng ở trên.
Nghe kém dẫn truyền:
Là loại giảm thính lực do rối loạn hay bệnh làm hạn chế khả năng dẫn truyền của âm thanh qua tai ngoài hay tai giữa. Loại này có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc dược phẩm. Một số trường hợp, máy trợ thính có thể được chỉ định để hỗ trợ cải thiện khả năng nghe.
Nghe kém tiếp nhận:
Là loại giảm thính lực ảnh hưởng đến tai trong hay các dây thần kinh. Trong trường hợp này, âm thanh truyền qua tai ngoài và tai giữa nhưng tai trong truyền âm thanh kém hiệu quả. Loại nghe kém này thường xảy ra do tổn thương của các tế bào lông nằm trong ốc tai. Điều này làm giảm đi khả năng tiếp nhận cường độ và chất lượng âm thanh. Với loại nghe kém này, có thễ sử dụng máy trợ thính, thiết bị này sẽ khuếch đại âm thanh lên để bù cho việc giảm khả năng ở trên.
DÙNG TAI NGHE ĐÚNG CÁCH ĐỂ BẢO VỆ THÍNH LỰC
Nhu cầu thưởng thức âm
nhạc và phim ảnh công nghệ tăng cao nên dễ dàng bắt gặp cảnh giới trẻ đeo tai
nghe trên đường, trong công viên, quán cà phê, quán Internet…. Họ say mê đến
mức độ ngoại cảnh không mấy tác động. Ngoài ra còn có nhiều đối tượng cần đến
tai nghe như sinh viên, học sinh học ngoại ngữ; thính giả trong những buổi
giảng, ca sĩ luyện âm…
Nhiều nghiên cứu y học
cho thấy nếu trước kia chứng lão thính thường xuất hiện ở những người già trong
độ tuổi trên 60 thì nay bắt đầu xuất hiện nhiều ở tuổi trẻ hơn. Đeo tai nghe
liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc
tai làm việc quá sức, ảnh hưởng không tốt đến tai như giảm thính lực, thậm chí
bị điếc một số tần số hoặc điếc hẳn một tai. Khi tai bị ù hay giảm thính lực
vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân kiểm tra tai
tại bệnh viện.
Những hình thái tổn thương tai khi đeo tai nghe sai lầm:
– Suy nhược tế bào
thần kinh tai trong: Nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều
ngày, tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Ốc tai phải
chịu đựng tiếng ồn lâu, vì vậy khi người khác nói, bệnh nhân lùng bùng tai,
nghe mà không hiểu, khả năng cảm nhận tiếng nói kém đi, mặc dù trên thính lực
đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.
– Ốc tai mỗi người có
nhiều tế bào thính giác, trong đó nhiều tế bào chịu trách nhiệm nghe các tần số
khác nhau. Âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài sẽ gây ra trạng thái kích thích
liên tục, hậu quả là làm mệt thính giác. Nghe nhạc với cường độ lớn, hoặc nghe
trước khi ngủ rồi ngủ quên luôn không những làm tổn thương cơ quan thính giác
mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
– Một số trường hợp có
những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi
toàn thân… Đó là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính.Những biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng
có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh.
– Âm thanh càng lớn
càng tác hại: Âm thanh trên 85db liên tục trên hai giờ một ngày và kéo dài
nhiều tháng sẽ gây giảm thính lực. Hiện nay đa số máy nghe nhạc có tai nghe đều
có công suất cực đại đến 120db đương nhiên sẽ gây tác hại nếu không sử dụng
đúng cách.
– Bệnh nhân có thể sẽ
không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một thời gian sau mới nhận ra.
Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh
thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ
ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.
Những tác hại khác:
– Mất tập trung, lái
xe dễ gây tai nạn, khi đeo tai nghe lâu thì thần kinh mệt mỏi làm cho tai không
thể phân tích nhận biết lời nói và dẫn đến trở nên phản ứng chậm chạp, tiếp thu
kém.
– Đeo tai nghe khi ngủ
sẽ kích thích não bộ làm việc liên tục. Lúc thức dậy sẽ mệt mỏi, uể oải, buồn
ngủ, mất tập trung, làm việc kém chất lượng, dễ gây tai nạn khi làm một nghề
trên cao, điều khiển máy móc hay lái xe…
– Nút tai nghe thường
gây ẩm, dễ sang chấn da cửa tai làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây viêm ống
tai ngoài do vi trùng, chàm ống tai, nhiễm nấm. Nếu đeo tai nghe không vừa vặn
sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau đầu…
Cách hạn chế tác hại khi dùng tai nghe:
– Không nên mở âm lượng
quá to, điều chỉnh sao cho mức âm lượng không quá 60% so với mức cao nhất của
thiết bị. Không đeo tai nghe quá lâu, không nên đeo tai nghe lúc ngủ dễ ngủ
quên.
– Dùng các loại tai
nghe vừa khít với tai để không phải tăng volume do ảnh hưởng của âm thanh bên
ngoài. Nếu không thì phải nhớ rằng: khi volume bật càng to thì thời gian nghe
càng phải được rút ngắn tương ứng.
– Nên dùng các loại
tai nghe chụp cả tai. Loại tai nghe này sẽ ngăn không cho âm thanh bên ngoài
làm ảnh hưởng đến sự “trung thực” của âm thanh nhưng lại rất đắt và cũng khá
“cồng kềnh” nên không được ưu ái nhiều bởi các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây là lựa
chọn tốt nhất để hạn chế tác hại của việc đeo tai nghe.
Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày:
– Nên nghe nhạc, học
tập… bằng loa ngoài, nếu cần dùng tai nghe thì không nên vặn volume quá lớn.
– Không nên nghe trong
môi trường quá ồn ào vì người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn.
– Người có bệnh về tai
ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì làm cho viêm tai dễ tái phát.
– Chỉ nên đeo tai nghe
khoảng dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ.
– Khi thấy có biểu
hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi đến các bệnh viện
lớn có chuyên khoa Tai Mũi Họng với các trang thiết bị đo thính lực để khám và
hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét