Trong cùng một sự
việc, một tình huống, người thông minh thường có cách nhìn thoáng đãng, biến
khó khăn thành đơn giản, biến nguy nan thành hài hước. Hãy cùng đọc những câu
chuyện thú vị dưới đây.
1. Câu nói dí dỏm của
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan
Một lần, trong buổi
độc tấu dương cầm ở Nhà Trắng, khi cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan lên phát
biểu, phu nhân Nancy đã bất cẩn vấp ngã trên thảm. Mặc dù cú ngã ấy không gây
ra thương tích gì nghiêm trọng, nhưng cũng đủ khiến bà bối rối trong giây lát.
Ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan đã nhanh trí pha trò: “Em à, anh đã nói
rồi, chỉ khi nào anh không được mọi người vỗ tay cổ vũ thì em mới cần phải biểu
diễn như vậy mà”. Dưới khán đài tức khắc vang lên màn vỗ tay cổ vũ
nhiệt tình.
Lẽ ra sự việc ấy có
thể sẽ làm người khác phải lúng túng xấu hổ, nhưng chính sự dí dỏm linh hoạt
của Tổng thống Reagan đã khiến tình thế đảo ngược, không chỉ giúp người trong
cuộc thoát khỏi nỗi ngượng ngùng, mà ngược lại còn nhận được sự vỗ tay nồng
nhiệt của cả hội trường. Vào giây phút then chốt ấy, sự hài hước của Tổng thống
Reagan đã biến nguy thành an, giúp ông trở nên gần gũi thân thiện hơn với quần
chúng nhân dân.
2. Tổng thống Mỹ
Abraham Lincoln đáp trả khi bị nói là “kẻ hai mặt”
Những ai mới lần đầu
gặp Tổng thống Abraham Lincoln thường cho rằng dung mạo bề ngoài của ông
không đủ ưa nhìn. Đây có thể là trở ngại tâm lý đối với nhiều người, nhưng với
Lincoln thì ngược lại, ông đã biến nó thành ưu điểm và thu hẹp khoảng cách giữa
ông với mọi người.
Có lần, đối thủ chính
trị của Lincoln nói ông là kẻ hai mặt. Khi biết điều này ông đã đáp lại với
thái độ hòa nhã: “Vậy các thính giả tự đánh giá xem, nếu như tôi quả
thật có khuôn mặt khác, thì tôi có còn cần mang bộ mặt xấu xí như thế này
không?”
Sự linh hoạt mà nhanh
nhẹn của ông khi chỉ ra khuyết điểm của bản thân cho thấy thái độ lạc quan bình
thản của Lincoln. Hành động đó tuy nhỏ nhưng đã thể hiện được sự chân thành của
ông, nhận được niềm tin và thiện cảm từ mọi người và giúp ông vượt trên các đối
thủ cạnh tranh chính trị khác.
Khi bạn cần khắc phục
những khó khăn trở ngại, và khi bạn muốn nhận được sự yêu mến của những người
xung quanh, khi ấy hãy tận dụng sức mạnh thần kỳ của sự hài hước.
Tổng thống Lincoln có
dung mạo được coi là không mấy ưa nhìn, nhưng sự hài hước thông minh đã giúp
ông vượt trên các đối thủ cạnh tranh chính trị khác . (Ảnh qua Twitter)
3. Cú ngã của của
vị Thủ tướng Anh
Một ngày, cựu thủ
tướng Anh Winston Churchill đi thị sát một đơn vị quân đội. Khi đó trời mưa đã
tạnh, cựu thủ tướng cũng vừa mới hoàn thành bài diễn thuyết của mình. Nhưng khi
bước xuống ông bất ngờ ngã nhào trên nền đất trơn trượt. Các binh sĩ đều cười
ầm lên, còn những viên sĩ quan đi cùng thủ tướng thì dở khóc dở cười nhìn nhau
bối rối không biết phải làm gì.
Churchill vẫn bình
tĩnh nhìn mọi người và nói: “Chắc hẳn việc vừa rồi còn cổ vũ tinh thần
mọi người tốt hơn cả bài diễn thuyết ban nãy phải không?”
Hài hước quả thật có
thể làm giảm bớt sự căng thẳng, tạo ra bầu không khí vui vẻ thoải mái. Không
những vậy, những câu đùa dí dỏm còn có thể hóa giải những mâu thuẫn, giảm nhẹ
mọi khó khăn, giải đáp được nhiều câu hỏi hóc búa, hơn nữa còn giữ gìn
được danh dự và sự tôn nghiêm của bản thân.
4. Chuyện một nữ sinh
người Việt
Một nữ sinh viên người
Việt vừa tốt nghiệp đại học ứng tuyển vào một công ty nước ngoài. Công ty này
nổi tiếng khắt khe và hay soi xét nhân viên. Một lần nọ, cô vô ý đánh đổ cốc
coca trên tấm thảm văn phòng, vị giám đốc người ngoại quốc tỏ vẻ không hài lòng
và nói: “Một lát nữa đại quân kiến vàng sẽ tấn công văn phòng của tôi
trên diện rộng cho mà xem”.
Cô nữ sinh nghĩ một
lát, rồi mỉm cười đáp lại: “Tuyệt đối không thể có chuyện đó đâu ạ, bởi
vì kiến vàng của Việt Nam chỉ thích các món ăn Việt Nam thôi”. Vị giám
đốc bật cười sảng khoái. Những ngày sau đó, cô được vị giám đốc kia coi trọng
và công việc ngày một thuận lợi hơn.
Hài hước là nghệ
thuật, là “liều thuốc” không thể thiếu trong cuộc sống. (Ảnh qua vladtime)
Nhà tâm lý học
Catherine từng nói: “Nếu bạn có thể khiến cho ai đó ấn tượng tốt về
mình, thì bạn cũng có thể làm cho mỗi người xung quanh, thậm chí là tất cả mọi
người trên thế giới đều có ấn tượng tốt về bạn. Bạn không cần phải đi khắp nơi
bắt tay với người khác, mà chỉ bằng sự thân thiện, linh hoạt, hóm hỉnh của mình
để truyền đi những thông điệp của bản thân, như vậy thì khoảng cách giữa bạn và
người khác cũng dần biến mất”.
Hài hước là nghệ
thuật, là yếu tố vui vẻ không thể thiếu trong cuộc sống. Vì sự tồn tại của nó
mà thế giới này mới có thể tràn đầy niềm vui. Hài hước là một loại tài hoa, một
loại sức mạnh, hoặc có thể coi là một loại văn minh được sáng tạo ra trong cảnh
giới sinh hoạt khó khăn của nhân loại.
Hài hước không phải là
cách ăn nói đưa đẩy nịnh nọt, cũng không phải là để chế giễu hay châm chọc ai
đó. Giống như một danh nhân từng nói:
Bốc đồng khó có thể
hài hước, cố làm ra cũng vẻ khó có thể hài hước, để tâm vào chuyện vụn vặt khó
có thể hài hước, giật gấu vá vai khó có thể hài hước, mà chậm chạp vụng về cũng
khó có thể hài hước. Chỉ có sự ung dung, thản đãng, siêu thoát khỏi tự nhiên,
và một trí tuệ thông minh thấu đáo mới có thể hài hước.
Hài hước là biểu hiện
của trí tuệ, nó cần được xây dựng trên cơ sở nền tảng kiến thức phong phú. Một
người có khả năng phán đoán nhận biết thời thế và có kiến thức uyên bác rộng
rãi mới có chủ đề bàn luận chia sẻ phong phú, mới có thể sử dụng ngôn ngữ so
sánh một cách linh hoạt. Hài hước giống như nốt nhạc hoàn mỹ nhất có thể cứu
vớt những khuyết thiếu.
TỀ XUÂN
Câu trả lời nằm ở sức căng bề mặt của nước bên trong hòn đá thông qua cơ chế bẫy không khí. Cụ thể, do chịu sức căng bề mặt của nước, nên lượng không khí bị “giam lỏng” bên trong các lỗ nhỏ của hòn đá bọt và không thể thoát ra. Ở kích thước càng nhỏ, hiệu ứng căng bề mặt càng rõ rệt, tương tự như cách nhện nước di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm hay cách những giọt nước mưa không thể chảy qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù.
Bí ẩn những hòn đá kỳ lạ nổi trên nước không chìm
Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân đá bọt có thể nổi được trong nhiều năm, cũng như khả năng chìm xuống rồi lại nổi trở lại.
Mọi người đều biết đá thả xuống nước sẽ bị chìm, nhưng kì lạ thay một số đá lại có thể nổi trên mặt nước trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Hiện các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho hiện tượng này.
Dải đá bọt trên mặt biển. (Ảnh: Internet)
Đá bọt. (Ảnh: Internet)
Video:
Đá bọt được tạo thành từ mắc-ma phun trào từ núi lửa. Nó có rất nhiều lỗ nhỏ li ti chứa đầy không khí.
Cận cảnh đá bọt, loại đá có thể nổi trên mặt biển trong nhiều năm, và các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra lời giải. (Ảnh: Flickr)
Những lỗ nhỏ trong đá bọt khá lớn và liên kết với nhau. Điều này dường như khiến đá bọt dễ chìm, bởi nếu nước chảy vào một trong những lỗ ở mặt ngoài, thì không gì có thể ngăn nước tràn vào những lỗ khác và khiến hòn đá chìm xuống. Tuy nhiên, trên thực tế có một số hòn đá bọt bị ngập nước và chìm, nhưng sau một khoảng thời gian có thể nổi lên trở lại.
Để tìm hiểu cơ chế đằng sau hiện tượng này, các nhà khoa học đã phủ một lớp sáp bên ngoài hòn đá sau khi nhúng chúng qua nước. Sau đó họ chụp X-quang hòn đá để xem sự phân bổ lượng nước và không khí chứa bên trong các lỗ nhỏ.
Câu trả lời nằm ở sức căng bề mặt của nước bên trong hòn đá thông qua cơ chế bẫy không khí. Cụ thể, do chịu sức căng bề mặt của nước, nên lượng không khí bị “giam lỏng” bên trong các lỗ nhỏ của hòn đá bọt và không thể thoát ra. Ở kích thước càng nhỏ, hiệu ứng căng bề mặt càng rõ rệt, tương tự như cách nhện nước di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm hay cách những giọt nước mưa không thể chảy qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù.
Muỗi là loài động vật ứng dụng sức căng bề mặt để di chuyển trên mặt nước. (Ảnh: Internet)
Tác giả nghiên cứu, Kristen Fauria từ Đại học California-Berkeley (Mỹ) cho biết:
“Quá trình kiểm soát trạng thái nổi này diễn ra ở quy mô của sợi tóc người. Rất nhiều những lỗ trong đá bọt thực sự rất nhỏ, như những sợi rơm mỏng quấn lại với nhau. Vì vậy sức căng bề mặt có tác dụng rất lớn”.
Sau một thời gian lâu, không khí trong các lỗ nhỏ dần dần khuếch tán ra bên ngoài, nước tràn vào trong khiến hòn đá chìm xuống. Nhưng khi nhiệt độ gia tăng, không khí còn lại bên trong giãn nở đẩy nước ra ngoài, và chúng lại nổi lên.
Hiểu được cơ chế nổi của đá bọt là một bước tiến để hiểu được đá bọt được phân chia thành các thành phần nổi và thành phần chìm như thế nào. Đồng thời nó cung cấp một con số ước tính cho “tuổi đời” của các dải đá bọt trên biển.
Những phát hiện này được kỳ vọng giải thích cơ chế các khối đá bọt khổng lồ được hình thành. Một số được tạo ra trong các vụ phun trào núi lửa dưới nước có chiều ngang lên đến 1 mét, trong khi hầu hết các hòn đá khác có kích cỡ ngang bằng quả táo.
Ảnh minh họa một tảng đá bọt khổng lồ. (Ảnh: Internet)
Ngự Yên
Krishna Butter Ball là một tảng đá khổng lồ tọa lạc ở Mahabalipuram, một thị trấn tại quận Kancheepuram thuộc bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ.
Tảng đá này có khối lượng ước tính lên đến hơn 250 tấn, với chiều cao khoảng 6 m và chiều ngang khoảng 5 m. Điều kỳ lạ là, nó nằm trên một con dốc nghiêng 45 độ.
Là một địa điểm thu hút khách du lịch, tảng đá khổng lồ này có thể giữ thăng bằng trên một diện tích bề mặt khá nhỏ trên sườn dốc của một ngọn đồi. Nó không hề lăn xuống sườn đồi, hay bị xê dịch khi các nỗ lực di chuyển nó được thực hiện.
Các nỗ lực dịch chuyển bất thành
Một trong những nỗ lực dịch chuyển tảng đá sớm nhất được biết đến là vào giai đoạn trị vì của vua Narasimhavarman, một vị vua của nhà Pallava vào thế kỷ 7 TCN.
Câu chuyện kể rằng, nhà vua muốn dịch chuyển tảng đá thiêng nhằm tránh để nó lọt vào tay những người thợ điêu khắc. Bất chấp ý tốt của ông, hòn đá vẫn không hề nhúc nhích, nên nhà vua đành phải từ bỏ kế hoạch của mình.
Một nỗ lực khác được biết đến nhằm dịch chuyển tảng đá này đã được thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Năm 1908, thị trưởng thành phố Madras (hiện là thành phố Chennai), Arthur Lawley, đã có ý định dịch chuyển tảng đá ra khỏi ngọn đồi. Đó là bởi vì ông sợ rằng nó có thể lăn xuống bất cứ lúc nào, phá hủy thị trấn nằm dưới chân đồi.
Bảy con voi đã được sử dụng trong quá trình này, nhưng tảng đá vẫn không xê dịch dù chỉ một chút.
Người ta nói rằng bảy con voi đã được sử dụng trong quá trình này, nhưng tảng đá vẫn không xê dịch dù chỉ một chút. Sự lo lắng của vị thị trưởng đã được chứng minh là không có cơ sở, vì tảng đá Krishna’s Butter Ball không hề nhúc nhích, nói chi đến việc lăn xuống dưới chân đồi. Thị trấn đã được an toàn.
Lịch sử hòn đá Butter Ball
Lúc ban đầu, Krishna’s Butter Ball được người dân địa phương gọi là Vaan Irai Kal. Dịch từ tiếng Tamil sang tiếng Anh, nó có nghĩa là “Hòn đá của vị Thần Trời”. Người ta cho rằng chính các vị Thần đã đặt tảng đá này ở thị trấn Mahabalipuram.
Lúc ban đầu, Krishna’s Butter Ball được người dân địa phương gọi là Vaan Irai Kal, “Hòn đá của vị Thần Trời”.
Mục đích là cho những người dân trong thị trấn thấy được năng lực của các vị Thần.
Theo một số nguồn tư liệu, “Hòn đá của vị Thần Trời” sau này được gọi là “Krishna’s Butter Ball” (bóng bơ của Krishna) do hành động “đổi tên thương hiệu” hòn đá của một hướng dẫn viên địa phương. Theo truyền thuyết Hindu, thần Krishna, dưới dạng một đứa trẻ, rất thích ăn bơ, và thường sẽ ăn trộm cả nắm bơ từ hũ đựng bơ của mẹ mình.
Vì tảng đá khổng lồ tại Mahabalipuram trông giống với một khúc bơ bị thần thả xuống, nên nó đã được đặt tên là Krishna’s Butter Ball. Cái tên này đã gắn liền với tảng đá kể từ đó.
Vua Rajaraja Chola, trị vì trong khoảng từ cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 11 SCN, đã được tảng đá truyền cảm hứng để sáng tạo ra Tanjavur Bommai, một loại đồ chơi lật đật truyền thống làm từ đất nung của Ấn Độ. Những món đồ chơi này vẫn khá phổ biến ngày nay, giống với tảng đá Krishna’s Butter Ball, vốn vẫn tiếp tục thu hút thêm nhiều khách du lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét