.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

07 tháng 5 2017

Chuyện tình sau ngôi mộ cổ của con trai người 'giàu nhất trời Nam'

Ngày cưới của Hoàng hậu Nam Phương, ông Lê Phát An gửi mừng cháu gái một triệu đồng bạc Đông Dương. Số tiền này tương đương với 20.000 lượng vàng bấy giờ.
9 giờ sáng, nhà thờ Hạnh Thông Tây trên đường Quang Trung (Phường 11, Gò Vấp ,TP.HCM) vắng vẻ. Bên trong thánh đường, một vài người thợ sửa sang lại những chỗ hư hỏng. Một vị nữ tu quét dọn bụi trên bàn thờ. Lác đác vài tín đồ vào cầu nguyện...
Hai pho tượng, vợ trước mộ chồng và chồng trước mộ vợ
Hai bên hông thánh đường nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi bật lên trước mắt mọi người những pho tượng đầy giá trị nghệ thuật và vô cùng sống động.
Từ ngoài vào, phía bên trái là bức tượng người phụ nữ quỳ trên gối, hai tay cầm 2 bó hoa huệ ôm choàng lấy tấm bia mộ. Đầu bà để trần, tóc búi cao, đầu hơi chếch hướng vào ngôi mộ phía sau.
Chiếc áo dài trên người bà bình dị. Trên cổ bà đeo sợi dây chuyền có mặt ngọc, dưới chân mang dép mũi hài...
Chuyen tinh sau ngoi mo co cua con trai nguoi 'giau nhat troi Nam' - Anh 1
Thì thầm bên vợ.
Tượng trông như người thật khiến tôi ngẩn ngơ. "Anh có biết pho tượng này là ai không?". Tôi quay người nhìn lại, đó là một cụ già.
Cụ cho biết, người phụ nữ ôm tấm bia là bà Trần Thị Thơ. Bà Thơ là vợ ông Lê Phát An - người nằm trong ngôi mộ phía sau. Từ đây nhìn thẳng sang phía đối diện, một người đàn ông đầu đội khăn đóng, mặc áo dài quỳ trên gối.
Trước gối quỳ có đặt bó hoa. Ông có ria mép và đôi mày rậm. Hai bàn tay ông không chấp lại mà lại đan vào nhau. Nét mặt ông thành kính, đôi mắt nhìn vào tấm bia như muốn thì thầm trò chuyện.
Người đàn ông ấy là ông Lê Phát An và người trong nấm mộ chính là vợ ông, bà Trần Thị Thơ. Cả hai pho tượng đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng và mộ bằng đá hoa cương.
Tác giả của 2 ngôi mộ và 2 pho tượng này là hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp là A.Contenay và Paul Ducuing. Hai ông đã thể hiện đầy đủ nét đặc trưng miền Nam qua chân dung của ông bà Lê Phát An.
Chuyen tinh sau ngoi mo co cua con trai nguoi 'giau nhat troi Nam' - Anh 2
Âu yếm bên mộ chồng.
Hai pho tượng, vợ trước mộ chồng và chồng trước mộ vợ đã nói lên tình cảm của 2 người lúc sinh thời. Trước mộ ông Lê Phát An có tượng bà mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông. Bên mộ bà Trần Thị Thơ thì có tượng của ông mặc áo dài quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.
Với nét tạc tượng điêu luyện, hai pho tượng nhìn vào rất sống động và toát lên được những tình cảm mà người thực hiện muốn phục dựng. Qua những dòng chữ khắc trên bia mộ chúng ta có thể nhẩm tính ra ông hơn bà 4 tuổi nhưng lại mất sau bà đến 14 năm.
Gả cháu gái cho vua
Sinh ra trong gia đình giàu có nhất Đông Dương, ông Lê Phát An (1868-1946) là một phú hộ nổi tiếng thập niên 1930-1940 ở miền Nam. Cha ông là Lê Phát Đạt , còn gọi là Huyện Sĩ, là người đứng đầu của 4 người giàu nhất trong câu "Nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Bưởi ".
Ông Huyện Sĩ có cách giáo dục con cái rất nghiêm. Những người con của ông dù trai hay gái đều là những người thông minh, hiểu biết và biết phát huy tiềm lực kinh tế của gia đình.
Chuyen tinh sau ngoi mo co cua con trai nguoi 'giau nhat troi Nam' - Anh 3
Nhà thờ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.
Ông Lê Phát An từng được gia đình cho du học bên Pháp. Sau khi về nước, ông đã cùng vợ chồng người em là Lê Thị Bính lên Đà Lạt mở đồn điền trồng trà và cà phê. Người em này có một cô con gái vừa xinh đẹp vừa giỏi giang.
Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, trong thời gian ở Đà Lạt, ông nhận được giấy mời của Đốc lý thành phố Đà Lạt là ông Darle. Darle mời ông An và cô cháu gái xinh đẹp đến dự dạ tiệc ở khách sạn Palace. Đặc biệt trong buổi dạ tiệc này có vua Bảo Đại tham dự.
Cháu gái ông - Nguyễn Hữu Thị Lan - không muốn dự nhưng được ông thuyết phục cũng đã miễn cưỡng đồng ý đến. Cô trang điểm nhẹ và mặc chiếc áo bình thường bằng lụa đen đến dự tiệc.
Nhờ được học qua các lễ nghi, cô Lan đã đến trước mặt hoàng thượng và hành lễ. Vua chào lại. Cũng vừa lúc ấy điệu nhạc tango vang lên. Vua mời cô cùng nhảy. Mối quan hệ bắt đầu nẩy nở từ đó cho đến năm 1934, Nguyễn Hữu Thị Lan trở thành Hoàng hậu Nam Phương .
Ngày cưới - cậu của hoàng hậu - ông An đã gởi đến cháu món quà mừng một triệu đồng bạc Đông Dương. Số tiền này tương đương với 20.000 lượng vàng.
Sau đó, Vua Bảo Đại đã phong tước An Định Vương, tước hiệu cao quý nhất của triều đình và chỉ phong cho một người duy nhất ở miền Nam thuộc hàng dân dã cho ông Lê Phát An.
Tuy có tước hiệu của triều đình nhưng ông An vẫn là một điền chủ. Ông được cha giao cho cai quản một khu đất rộng lớn ngày nay thuộc quận Gò Vấp, TP.HCM.
Nhờ biết làm ăn, ông đã đưa vùng đất này phát triển đến mức cực thịnh. Những việc làm của ông luôn được người dân đồng tình và ủng hộ. Vì là người có tước hiệu cao nhất trong triều đình, ông gặp nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách đổi mới nhằm đưa mức sống của người dân lên cao.
Năm 1921, ông bỏ tiền ra thuê nhà thầu Baader và nhà thầu Lamorte xây dựng nhà thờ Hạnh Thông Tây trong 3 năm mới hoàn thành. Ngày 18/1/1932 bà Trần Thị Thơ mất. 14 năm sau, ngày 17/9/1946, ông Lê Phát An qua đời.
Để ghi lại công ơn của đôi vợ chồng trong việc xây dựng ngôi nhà thờ, ông bà được an táng ngay bên trong thánh đường với những pho tượng tuyệt đẹp...
Trần Chánh Nghĩa

Tiết lộ 20 bức ảnh thời Thế chiến II hiếm hoi và đầy sức ám ảnh

Những khoảnh khắc lịch sử không thể nào bôi xóa trong mỗi chúng ta.
Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo Chủ nghĩa phát xít. Đây cũng là một trong những cuộc chiến đầu tiên được ghi lại trên các phim ảnh tài liệu một cách chân thực nhất.
Dưới đây là 20 bức ảnh ít được biết đến nhất về Thế chiến II. Nó nhắc cho mọi người thấy chiến tranh không chỉ đáng sợ mà cũng rất kì lạ và ấn tượng. Từ những chiếc mặt nạ kì quái, những người lính mang lưỡi lê đồng loạt vây quanh người chỉ huy cho đến giây phút đùa nghịch vô tư trong giờ nghỉ của những người “nay sống mai chết” không biết trước, những khoảnh khắc bạn sẽ không bao giờ bắt gặp trong sách giáo khoa.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 1
Hai người lính Canada cố gắng gây cười bằng cách mang túi da (một bộ phận của y phục người miền núi Ê-cốt) trước thân dưới dù cho quân đội nước này lúc đó không có đồng phục.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 2
Trung tá hải quân Anthony Joseph Drexel Biddletừng khá bình tĩnh ra lệnh cho đội quân của ông vây quanh bằng lưỡi lê trước khi một tay ông làm nguôi giận từng binh lính mà không sử dụng bất cứ vũ khí nào. Bức ảnh là một minh chứng ghi lại khoảnh khắc ấn tượng năm 1943 ấy.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 3
Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, chính phủ Mỹ đã phát hành những chiếc mặt nạ Mickeyphòng chống việc nhiễm chất hóa học độc hại. Ý tưởng này được biết nhầm làm cho binh lính trông bớt đáng sợ nhưng thật sự nó lại mang đến tác dụng ngược lại hoàn toàn.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 4
Những người lính này trông có vẻ vô cùng mạnh khỏe khi mà họ có thể nhấc bổng được một chiếc xe tăng nhưng lí do thực sự là vì đây chỉ là một chiếc xe tăng bằng bong bóng được thổi căng. Quân Đồng minh đã tạo ra một "quân đội ma" ở phía Bắc Pháp và Đức với những mồi nhử được thổi phồng lên sau D-Day nhằm gây ảo tưởng là lực lượng của họ cũng rất hùng mạnh hơn so với sự thật.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 5
Những người Đức còn có một phiên bản khác của xe tăng mồi nhử được biết đến với cái tênPanzerattrape, mặc dù nó gần như không khiến cho ai tin được.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 6
Phương tiện kì lạ này có tên gọi là Hafner Rotabuggy, một phiên bản lai giữa xe jeep và trực thăng. Được giới thiệu vào năm 1943, nó được kì vọng sẽ được sử dụng trên những con đường gồ ghề khi mà vẫn an toàn sau khi rơi từ một chiếc máy bay với độ cao 8 feet so với mặt đất.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 7
Những chú chó (thường là Becgie Đức) mang trên mình bom nố thường được quân đội Nga dùng để chống lại đội quân Đức cũng như xe tăng kẻ thù. Về cơ bản, đây thực chất là nhiệm vụ cảm tử. Bởi vì những chú chó này thường bị bắn hoặc bị dọa bởi những chiếc xe tăng nên (ơn trời) thì cách này đã không hiệu quả.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 8
Bên cạnh những vấn đề mà quân đội Phát xít phải đối mặt suốt cuộc hành quân Wunderland II với mục đích tiêu diệt hải quânXô Viết và hỗ trợ suốt chuyến trên biển Arctic Kara, họ còn phải chống lại gấu Bắc Cực.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 9
"Jack điên" là nickname của trung tá John Churchill sau khi ông ta bắt giữ được 42 con tin lính Đức chỉ với một thanh kiếm trong trận đột kích ở Thụy Điển đầy người. Ông ấy là người phía bên tay phải bức hình với một thanh kiếm trên tay trong cuộc tập trận giả ở Scotland.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 10
Hình ảnh những người lính Phát xít chụp hình với một con gấu giả vô cùng phổ biến thời đó, mặc dù những con gấu thật lại tước đi sinh mạng của không ít người lính. Đây là linh vật của hãng soda Fanta, một nhãn hiệu nước ngọt còn tồn tại đến tận bây giờ.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 11
Những cô gái trẻ này đều là một phần của nhóm Faith and Beauty Society (một đôi cánh của tổ chức Hitler Youth). Những thiếu nữ Đức này đều trong độ tuổi từ 17 đến 21.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 12
Những người lính Italy được huấn luyện để nhận biết mìn dưới nền tối.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 13
Những người lính hải quân hoàng gia được bù tia tử ngoại thay cho lượng vitamin D bị thiếu khi họ hoạt động trong các tàu hải quân.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 14
Những người lính Anh bị bỏng nặng trong ngày D-Day nhưng dù sao vẫn thưởng thức một điếu thuốc.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 15
Người giao sữa vẫn hăng hái, kiên quyết thực hiện nhiệm vụ của mình sau trận oanh tạc lớn của người Đức để lại một London bị phá hủy đến hoang tàn năm 1940.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 16
Những người phi công cần được cắt tóc giữa nhiệm vụ để tóc không đâm vào mắt. Một phi công lái máy bay tiêm kích đang tận hưởng khoảng thời gian trên đường băng ởFairlop, Essex năm 1942.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 17
Những gã lính phát xít rất yêu thích những chú chó bẹc-giê Đức và thậm chí còn rất thích đối xử với chúng như với những người lính.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 18
Những người lính hải quân ở Corpus Christi, Texas mặc những bộ đồ nhằm bảo vệ họ khỏi tác động của vũ khí hóa học và khí ga.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 19
Mặt nạ oxy, quần áo và kính bảo hộ chuyên dụng trên cao được sử dụng trong các cuộc tấn công của người Đức từ trên trời cao.
Tiet lo 20 buc anh thoi The chien II hiem hoi va day suc am anh - Anh 20
Một người lính Trung Quốc ở Burma (tên gọi cũ của Myanmar) cùng người bạn đặc biệt là một chú khỉ. Ảnh chụp năm 1940.
Chiến tranh thế giới thứ 2 thật sự là một địa ngục nhưng không có nghĩa nó thiếu những khoảnh khắc quyến rũ. Những điều này đủ để chúng ta tự hỏi liệu còn bao nhiêu sự thật còn chưa được phơi bày?
Jane Nguyễn - thethaovanhoa.vn

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.