.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

22 tháng 6 2019

8 loại quả mùa hè có khả năng ngăn chặn tăng huyết áp và đột quỵ


Tăng huyết áp và đột quỵ luôn là mối lo tiềm ẩn cho con người. Những ngày hè nắng nóng cũng gia tăng thêm yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh bệnh. Nhưng nếu bạn kiểm soát được chế độ sinh hoạt, ăn uống của mình thì có thể giảm bớt nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Tất cả chúng ta đều biết rằng tập thể dục không thường xuyên, hút thuốc lá, uống nhiều rượu; không ăn đủ hoa quả và rau xanh đều không tốt cho bạn. Điều này cũng góp phần đáng kể và khả năng bạn sẽ bị tăng huyết áp và đột quỵ.
Tuy nhiên, có những bước đơn giản và hiệu quả bạn có thể thực hiện để tránh rủi ro đó cho bản thân. Dưới đây là 8 loại quả bạn nên ăn để ngăn ngừa tăng huyết áp và đột quỵ.
1. Chuối
Loại quả này được các bác sĩ khuyên dùng để hạ huyết áp. Điều này là do hàm lượng kali phong phú của quả chuối. Kali được cho là tăng cường sự co bóp của tim. Bằng cách dùng kali có trong chuối, huyết áp cao sẽ giảm nhanh hơn. Bnaj có thể ăn chuối như bữa ăn nhẹ, hoặc trộn với sữa chua hoặc bột yến mạch.
2. Kiwi
Ảnh: Pixabay
Quả kiwi có thịt quả màu xanh mát lành có chưa hợp chất có trong cà chua và chuối, đó chính là kali. Nó cũng chứa vitamin C hoạt động như một ‘người nhặt rác tự do’. Chỉ với 1 quả kiwi sẽ cung cấp cho bạn 9% kali, 7% magie và 2% calci cho nhu cầu hàng ngày của bạn.
3. Cam
Một người ăn 2 quả cam mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp. Hiệu quả hạ huyết áp có thể được thấy rõ khi bạn dùng liên tục từ 2 – 4 tuần.
4. Lựu
Lựu là một loại quả siêu tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thưởng thức dược dạng trực tiếp hoặc nước ép. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng, uống một ly nước ép trái lựu một lần mỗi tuần, trong 4 tuần, có thể giúp làm giảm huyết áp.
Nước ép lựu rất tốt cho một bữa sáng lành mạnh. Nếu mua nước trái cây ở cửa hàng, bạn hãy chắc chắn rằng đã kiểm tra hàm lượng đường cho thêm vào. Bởi vì những loại đường cho thêm vào này có thể phủ nhận lợi ích sức khỏe của nước ép lựu.
5. Đu đủ
Loại trái cây nhiệt đối này là quả được yêu thích nhất giúp giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Ngoài việc có chứa chất kali, đu đủ còn chứa hợp chất đã được chứng minh là làm giảm huyết áp là flavonoids, ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp.
6. Đào và xuân đào
Quả xuân đào. (Ảnh: dbfruits.vn)
Một quả đào hoặc quả xuân đào sẽ cung cấp cho 8% kali, 3% magie, 1% calci cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Những lát đào không đường đông lạnh là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những quả đào hoặc quả xuân đào tươi (nếu bạn không có cơ hội ăn trực tiếp) trong chế độ ăn cho người cao huyết áp. Bạn có thể rã đông trước khi sử dụng, hoặc nếu muốn là sinh tố thì đơn giản là cho vào máy xay.
7. Cà chua
Một nghiên cứu của Phần Lan đã báo cáo rằng hàm lượng lycopen cao (một loại carotenoid) được tìm thấy trong cà chua có thể liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ đột quỵ. Những phân tích được công bố trên Thần kinh học cho biết, đã theo dõi 1.013 người đàn ông Phần Lan ở độ tuổi từ 46 – 55. Những người mà có lượng lycopen cao nhất thì khả năng bị đột quỵ thấp hơn 55%.
8. Dưa hấu
Dưa hấu chưa rất nhiều nước, tác dụng lợi tiểu tốt cho người bệnh tăng huyết áp, hay người huyết áp cao. Thêm vào đó, dưa hấu có chứa L-citrulline có thể giúp điều chỉnh và làm giảm huyết áp. Loại quả này có chứa các amino acid có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết áp cao. Do đó, người bình thường ăn cũng mang lại lợi ích đáng kể.
Lan Lan
Theo 1mhealthtips.com

Bạn đã biết những gì về lợi ích sức khỏe của nấm kim châm?


Nếu bạn là người hâm mộ ẩm thực Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc, có lẽ bạn đã bắt gặp nấm kim châm hay còn gọi là nấm enoki. Ở Việt Nam, loại nấm này cũng được dùng phổ biến trong những năm gần đây cho các bữa lẩu hoặc chế biến những món khác. Vậy bạn đã biết bao nhiêu lợi ích sức khỏe của nấm kim châm?
Những cây nấm này thân dài mọc thành cụm và hương vị khá ngon. Ngày nay, mọi người đang sử dụng loại nấm này thay cho mì thông thường vì chúng có hàm lượng carb thấp.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những nấm này xuất hiện ngày càng phổ biến. Bạn có thể sử dụng những loại nấm này trong súp, lẩu, ăn sống hoặc trong các món ăn khác. Chúng đáng để thử nghiệm, đặc biệt là khi bạn đang theo chế độ ăn kiêng Keto.
Dưới đây là một vài lợi ích được biết liên quan đến nấm kim châm.
1. Bảo vệ cơ thể, chống ung thư
Ảnh: Photo-ac
Nấm kim châm có proflamin đã được tìm thấy là một chất chống khối u mạnh. Ăn loại nấm này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn thế nữa, những loại nấm này có chất chống oxy hóa làm giảm căng thẳng oxy hóa cũng như chống lại bất kỳ chứng viêm nào có trong cơ thể, có thể giúp bảo vệ bạn chống lại ung thư.
2. Nhiều chất xơ
Một lợi ích khác mà bạn có thể gặt hái được từ việc ăn nấm kim châm là chúng cung cấp nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống. Chất xơ rất tốt cho tiêu hóa của bạn vì nó có thể giữ cho bạn vẫn no trong nhiều giờ. Hơn nữa, nó giúp cho ruột của bạn hoạt động trơn tru, vì vậy sẽ không có bất kỳ vấn đề đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác.
3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ảnh: Photo-ac
Những gì khác cơ thể bạn được cải thiện từ việc ăn những nấm này? Có vẻ như những cây nấm này thực sự hữu ích khi tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này là do nấm kim châm có đặc tính chống vi-rút, chống tiểu đường, chống viêm và chống vi khuẩn có thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh khác nhau. Bạn sẽ thấy rằng bạn không bị bệnh dễ dàng như vậy sau khi thêm nấm kim châm vào chế độ ăn uống của bạn.
4. Giảm mỡ ruột
Axit linoleic liên hợp có trong những loại nấm này thực sự có thể giúp chống lại chất béo hình thành trong ruột của chúng ta. Hàm lượng chất xơ cao của loại nấm này rất hữu ích trong việc giảm lượng calo của bạn xuống một mức hợp lý để bạn không bị tích tụ chất béo ở tất cả các vị trí sai của cơ thể. Đây là một thành phần hữu ích cho những người muốn giảm cân vì nó làm đầy bụng nhanh hơn cộng với nó giúp hệ tiêu hóa của họ hoạt động hiệu quả.
5. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Có những nghiên cứu cho thấy rằng ăn loại nấm này có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL, điều đó có nghĩa là bạn được bảo vệ chống lại sự xơ cứng động mạch. Điều này làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch trong thời gian dài.
An Chi
Theo healthybuilderz.com

Truyền thuyết về nguồn gốc và tác dụng của nấm linh chi


Nấm linh chi là một cây thuốc quý, có nhiều hình dạng khác biệt, có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thứ giống như trái thận, có thứ lại hình giống như sừng hươu.
Theo Thần Nông Bản Thảo kinh, có 6 loại Linh Chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt. Linh chi đỏ, Linh chi xanh, Linh chi vàng, Linh chi trắng, Linh chi đen, Linh chi tím. Trong 6 loại kể trên thì nấm linh chi đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Linh chi đỏ được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Linh chi đỏ được gọi là linh chi chuẩn để phân biệt nấm linh chi với những loài khác.

Nguồn gốc của nấm linh chi

Từ thời cổ đại, nó được gọi là “Dao thảo”. Trong Thần nông bản thảo kinh nó được gọi là “Thần chi”. Thần nông bản thảo kinh chia các vị thuốc ra làm ba loại – thượng, trung và hạ phẩm. Linh chi là dược liệu đứng đầu của thượng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dược thảo kỳ diệu, có rất nhiều hiệu năng, dùng lâu không hại, có thể giúp người ta diên niên trường thọ.
Nấm linh chi mang nhiều huyền thoại còn lạ lùng hơn cả nhân sâm. Người ta bảo rằng, dược thảo chỉ mọc tại những khu rừng hoang vu, vào thời điểm nhất định, mà không phải là người có duyên phận lớn thì không gặp được.
Có câu chuyện rất thú vị liên quan tới nấm linh chi. Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thủa xưa khi Hậu Nghệ bắn rụng chín mặt trời và lấy được một gói thuốc bất tử từ tay Vương mẫu nương nương, có giao cho vợ là Hằng Nga và dặn: Hãy bảo quản cho kỹ, bởi uống thuốc này có thể bay lên trời. Khi bọn cướp tới ăn trộm thuốc, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã bỏ vào miệng mình và bay lên không trung. Tương truyền, bao thuốc đó chính là nấm linh chi. 
Theo truyền thuyết nấm linh chi chính là gói thuốc giúp Hằng Nga có thể bay lên trời. (Ảnh: blog.sina.com.cn)
Linh chi đã được biết đến từ nhiều ngàn năm trước. Tần Thủy Hoàng muốn kiếm những cây nấm này nên sai đạo sĩ Từ Phúc đem 1.500 đồng nam, 1.500 đồng nữ dong thuyền ra Ðông Hải tìm thuốc trường sinh. Vào thời Tần Thủy Hoàng, nó được gọi là Hoàn dương thảo, Trương Hoành thời Đông Hán gọi là Linh thảo. Về tên gọi Linh Chi, trong Thần nông bản thảo kinh có thuyết: “Ngũ nhạc sinh ngũ chi: Thanh chi (nấm linh chi xanh) sinh ở Thái Sơn, Xích chi (linh chi đỏ) sinh ở Hoắc Sơn, Hoàng chi (linh chi vàng) sinh ở Tung Sơn, Bạch chi (linh chi trắng) sinh ở Hoa Sơn, Hắc chi (linh chi đen) sinh ở Thường Sơn.
Thời xưa chỉ có thể tìm thấy nấm trong rừng, trên những núi cao chứ không cách gì gây giống được. Có sách nói là linh chi chỉ tìm thấy ở phía tây núi Thái Hàng. Chính vì thế mà cây nấm này càng mang nhiều truyện thần kỳ. Trong truyện Bạch Xà truyền có ghi chép, Linh chi sinh ra từ núi Côn Lôn, đây là nơi thiên đế hạ đô, là nơi ở của thần tiên, là đường thông lên trời. Bởi vậy dược thảo sinh ra từ nơi đây tương truyền có tác dụng cải tử hoàn sinh, làm người chết có thể sống lại.

Phân loại theo màu sắc

Nấm linh chi đỏ có tác dụng ích tâm khí, thông trí huệ. (Ảnh: blog.sina.com)
Nấm linh chi xanh: (Thanh chi) vị toan bình, tác dụng giúp cho sáng mắt, giúp an thần, bổ can khí, khi dùng lâu dài sẽ thấy thân thể trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Nấm linh chi đỏ: (Xích chi) lại có vị đắng, ích tâm khí, chủ Vị, giúp tăng trí tuệ.
Nấm linh chi đen: (Hắc chi) tác dụng ích thận khí, khiến cho đầu óc sảng khoái và tinh tường.
Nấm linh chi trắng: (Bạch chi) tác dụng ích phế khí, làm trí nhớ dai.
Nấm linh chi vàng: (Hoàng chi) công hiệu ích tỳ khí, trung hòa, an thần.
Nấm linh chi tím đỏ: (Tử chi) có chức năng bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, làm cho làn da tươi đẹp.

Công dụng của nấm linh chi

Theo Đông Y, nấm linh chi vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Phế, Can, Thận. Có công dụng tư bổ cường tráng, bổ can khí, tác dụng an thần, giúp người dùng tăng trí nhớ…
Bản thảo cương mục có ghi, Linh chi được coi là loại thuốc quý, có công dụng bảo Can (bảo vệ gan), giúp cơ thể giải độc, cường Tâm, giúp kiện não, tiêu đờm, lợi niệu và ích Vị (bổ dạ dày); gần đây những nhà khoa học tại Trung Quốc và Nhật còn phát hiện nấm linh chi còn có công dụng phòng và chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, và làm tăng tuổi thọ.
Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định công dụng dược lý của nấm linh chi như sau: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, cùng adenosin, beta-D-glucan. Đặc biệt ở trong nấm Linh chi, có hàm lượng chất germanium cao hơn trong nhân sâm từ 5 – 8 lần. Ngoài ra, nó còn chứa đến 21 nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự vận hành và sự chuyển hóa của cơ thể bao gồm: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium và calcium.

Tác dụng cơ bản của nấm linh chi

  • Nấm linh chi hỗ trợ ổn định huyết áp.
  • Tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol xấu trong các thành mạch, lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh.
  • Chống đau đầu và tứ chi.
  • Điều hòa kinh nguyệt.
  • Làm da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.
  • Chất germanium trong nấm có thể hỗ trợ loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Hàm lượng các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần thiết cho cơ thể.
  • Linh chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hóa, nên chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều loại bệnh. (Ảnh: kknews.cc)
  • Chống bệnh béo phì.
  • Nấm linh chi tác dụng thúc đẩy quá trình tiết insulin
  • Nấm linh chi tác dụng ngăn chặn quá trình làm lão hoá, làm cơ thể tráng kiện
  • Làm chậm quá trình oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.
  • Nhóm steroids giải độc gan, bảo vệ gan, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Kiên Định
Nguồn tham khảo: zhengjian, thaythuoccuaban

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.