Sự trùng hợp về ngày sinh và ngày mất, cũng như sự nghiệp tầm vóc của 3 nhà khoa học lớn của nhân loại, làm dấy lên nghi vấn về việc tồn tại mối liên hệ bí ẩn giữa 3 nhân vật này.
Bởi vì mọi thứ trong vũ trụ đều có mối liên hệ với nhau…
Stephen Hawking được sinh ra vào chính dịp kỷ niệm 300 năm ngày mất của Galileo Galilei. Stephen Hawking và Einstein đều mất ở tuổi 76, và Stephen Hawking mất vào đúng ngày sinh của Einstein; hay ngày 14/3. 14/3 cũng vừa khéo là ngày Pi (Pi Day, hay ngày 𝛑).
Đối với nhiều người, đây quả là một sự trùng hợp thú vị mang tầm vóc vũ trụ giữa 3 thiên tài khoa học.
Vào ngày 14/3/2018, Stephen Hawking từ trần, bắt đầu “chuyến du ngoạn giữa các vì sao”.
Stephen Hawking là “người đã mang khoa học đến với công chúng”. Là tác giả của cuốn sách bán chạy trên thế giới mang tên “A Brief History of Time (Sơ lược về lịch sử của thời gian)”, cuốn sách của ông đã xuất hiện trong danh sách các cuốn sách bán chạy nhất trên tờ British Sunday Times, cán mốc kỷ lục 237 tuần liên tiếp.
Sinh ngày 8/1/1942, Hawking đã đề xuất cái sau này được biết đến là định luật thứ hai của cơ học hố đen. Ông là người đã mở rộng các khái niệm liên quan đến định lý điểm kỳ dị, được khám phá lần đầu tiên trong luận án tiến sĩ của mình. Không chỉ vậy, giáo sư Hawking đã công bố bằng chứng rằng vũ trụ tuân theo thuyết tương đối tổng quát và phù hợp với tất cả các mô hình vũ trụ vật lý do Alexander Friedmann phát triển.
Tuy nhiên, Giáo sư Hawking có lẽ khá nổi tiếng với những công trình sau:
- Bức xạ Hawking
- Định lý kỳ dị Penrose-Hawking
- Công thức Bekenstein–Hawking
- Năng lượng Hawking
- Gibbons, Hawking ansatz
- Hiệu ứng Gibbons–Hawking
- Không gian Gibbons–Hawking
- Thuật ngữ ranh giới Gibbons–Hawking
- Đặt cược giữa Thorne–Hawking–Preskill
Không lâu trước đó, nhà khoa học người Anh từng nói rằng con người sẽ còn khoảng 100 năm sinh sống còn lại trên Trái đất, và ông cũng dự đoán rằng Trái đất sẽ trở thành một “quả cầu lửa” trong vòng khoảng 600 năm tới. Giáo sư Hawking cũng tuyên bố rằng nếu chúng ta từng tìm thấy bằng chứng của sự sống ngoài hành tinh, chúng ta nên ‘thận trọng lắng nghe’, vì người ngoài hành tinh có thể sẽ không hiền hòa như chúng ta tưởng.
Liệu đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tồn tại một mối liên hệ bí ẩn giữa Einstein, Galileo và Hawking
Người ta thường nói rằng trong cuộc sống không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào, tất cả mọi thứ đều có mối quan hệ nhân – quả.
Có thể nói vậy, nhưng có rất nhiều điều thú vị trong cuộc đời của Stephen Hawking mà chúng ta không thể bỏ qua.
Nhà khoa học người Anh sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942 tại Oxford, đúng vào dịp kỷ niệm 300 năm ngày mất của nhà toán học và vật lý học người Ý Galileo Galilei, người đặt nền móng cho cuộc cách mạng khoa học và được coi là cha đẻ của ngành vật lý và thiên văn học hiện đại.
Trong số những công trình của mình, Hawking đã kết hợp thuyết tương đối của Einstein với lý thuyết lượng tử để đề xuất rằng không gian và thời gian đã khai sinh với Vụ nổ lớn và sẽ kết thúc trong các lỗ đen.
Tuy nhiên việc theo đuổi ngành vật lý và công trình cụ thể đó không chỉ là sự trùng hợp duy nhất giữa hai người.
Albert Einstein và Stephen Hawking đều mất ở cái tuổi 76.
Và thật trùng hợp, ngày mất của nhà khoa học người Anh trùng với ngày sinh của Einstein; Ngày 14 tháng 3.
Ngày 14 tháng 3 cũng vừa hay là ngày Pi. Ngày Pi là một lễ kỷ niệm hàng năm của hằng số toán học π. Ngày Pi được ấn định vào ngày 14 tháng 3 bởi 3, 1 và 4 là ba chữ số đầu tiên của số pi.
Tất cả những điều này dường như đã cho chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu khoa học không chỉ là mối liên hệ duy nhất trong cuộc đời của 3 nhà khoa học cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại này.
Tác giả: Ivan, Ancient Code
Biên dịch: Ngọc Ni
Biên dịch: Ngọc Ni
4 trải nghiệm tâm linh ly kỳ của nhà tâm lý học hàng đầu thế giới
Carl Jung (1875-1961) là một bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ, người sáng lập trường phái “Tâm lý học Phân tích”. Ông đã tỏ ra rất hứng thú với các hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải liên quan đến sức mạnh của tâm trí và thời gian. Jung cũng rất thích thú với chủ đề ‘sự sống sau khi chết’.
Tuy ông vẫn cho rằng sự bất tử của linh hồn là một điều không thể thực chứng, nhưng ông lại tin vào khả năng thần giao cách cảm với người chết. Theo quan điểm của Jung, thần giao cách cảm có thể là công cụ liên lạc với thế giới khác.
Jung cũng nghiên cứu các trường hợp dường như được liên kết bởi thời gian và ý nghĩa, thay vì nguyên nhân và kết quả.
Ông đã sử dụng thuật ngữ ‘đồng phương tương tính’ (hiểu nôm na là hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên) để miêu tả những trường hợp như vậy.
Rất nhiều những trường hợp này có liên quan đến giấc mơ hay linh cảm chẳng lành, và ông đã dành phần lớn thời gian trong đời đi tìm câu trả lời cho những trải nghiệm này.
Jung không háo hức chia sẻ các trải nghiệm dị thường của bản thân ông. Ông không muốn làm giới khoa học thất vọng. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện của mình, Jung đã tiết lộ vài trải nghiệm kinh ngạc của bản thân. Ông tin rằng chúng ta có thể liên lạc với người chết chính nhờ những trải nghiệm này
Một đêm nọ, khi đang nằm trên giường hồi tưởng lại đám tang một người bạn vào ngày hôm trước, ông đột nhiên nhìn thấy một cảnh tượng. Ông nhìn thấy người bạn quá cố đứng bên giường và quan sát ông.
Sau đó, người bạn đi đến cửa và vẫy tay bảo ông đi theo. Trong tâm trí, Jung đi theo người bạn xuống phố đến nhà ông ta.
Sau đó, Jung được dẫn vào thư viện trong nhà. Người bạn trèo lên ghế đẩu, chỉ tay vào cuốn sách thứ hai trong một bộ gồm 5 tập. Jung nhận thấy cuốn sách được bọc da đỏ và nằm trên giá sách thứ hai. Sau đó, cảnh mộng kết thúc, người bạn quá cố biến mất.
Sáng hôm sau, ông không thể ngừng nghĩ về cảnh tượng nhìn thấy trong tâm trí. Quá tò mò, ông quyết định ghé thăm nhà người bạn. Khi đến nhà, ông yêu cầu vợ người bạn quá cố cho phép đi tham quan thư viện của gia đình.
Trước sự kinh ngạc của ông, toàn bộ khung cảnh thư viện trông giống hệt cảnh tượng vào đêm hôm trước. Ông nhìn các quyển sách và thấy cuốn thứ hai trong một bộ gồm 5 tập, đặt trên giá thứ hai và được bọc da đỏ. Tất cả mọi thứ đều giống với điều ông đã nhìn thấy!
Đây là một trải nghiệm phi thường kỳ lạ, đặc biệt vì Jung chưa từng đi vào thư viện của người bạn trước đây!
Một dịp khác, khi Jung đang trên chuyến tàu trở về nhà, cảnh tượng ai đó bị đuối nước đột ngột hiện lên trong tâm trí ông. Hồi tưởng lại trải nghiệm trước, ông lo lắng đến độ không thể tập trung làm việc gì, kể cả đọc hay viết.
Tất cả những gì ông có thể nghĩ là ai đó đang gặp nạn. Khi về nhà, một đứa cháu bảo ông rằng đứa cháu út của ông đã bị ngã xuống hồ và suýt chết đuối. May mắn thay, đứa trẻ này đã được người anh tới cứu kịp.
Điểm đáng kinh ngạc của trường hợp này là tai nạn xảy ra đúng lúc Jung nhìn thấy cảnh tượng ai đó đang đuối nước.
Trong cuốn tự truyện, Jung cũng kể về một trường hợp thú vị xảy ra đêm hôm nọ khi ông ngủ một mình trong phòng trọ sau buổi lên lớp. Đột nhiên, ông tỉnh giấc với một cảm giác rất kỳ lạ, rằng dường như ai đó đang ở trong phòng. Ông tin rằng ai đó đã mở cửa tiến vào phòng.
Ông bật đèn để kiểm tra xem ai đang ở đó, nhưng chẳng có ai … Không có ai ở trong phòng trừ mình ông. Ông tập trung hồi tưởng lại điều đã xảy ra. Ông nhớ rằng mình đã bị đánh thức bởi một cảm giác đau âm ỉ, như thể có thứ gì đó đánh vào trán và phần sau hộp sọ.
Ngày hôm sau, Jung nhận được một bức điện tín. Bức điện cho biết một bệnh nhân cũ của ông đã tự sát bằng súng. Viên đạn hiện nằm ở phần sau hộp sọ nạn nhân. Dường như ông đã phần nào cảm nhận được nỗi đau của bệnh nhân này vào lúc đó.
Các trường hợp đồng phương tương tính này vẫn thường xảy ra với Jung và bệnh nhân của ông.
Xem thêm:
Trong cuốn The Structure and Dynamics of the Psyche (tạm dịch: Cấu trúc và Động lực học Tinh thần), Jung viết: “Một phụ nữ trẻ được tôi điều trị có một giấc mơ vào đúng thời điểm then chốt. Trong mơ, cô được tặng một con bọ hung bằng vàng. Khi nghe kể giấc mơ này, tôi đang ngồi hướng lưng về phía cửa sổ đóng kín. Đột nhiên, tôi nghe thấy một âm thanh đằng sau, một tiếng gõ nhè nhẹ. Tôi quay lại và nhìn thấy một con côn trùng bay va vào ô kính cửa sổ từ bên ngoài.
Tôi mở cửa sổ và dùng tay bắt con côn trùng khi nó định bay vào bên trong. Đây là loài bọ hung cánh cứng Cetonia aurata, rất giống với con bọ hung bằng vàng trong lời kể của người phụ nữ. Điểm kỳ dị là, con bọ hung này định bay vào một căn phòng tối, vốn hoàn toàn trái ngược với tập quán thông thường của loài này. Tôi phải thừa nhận rằng tôi chưa từng gặp phải điều gì tương tự trước đây và kể từ đó cho đến giờ, và giấc mơ của người phụ nữ nọ vẫn rất đặc thù trong trải nghiệm [điều trị] của tôi”.
Xem thêm:
Theo thời gian, Jung cảm thấy rằng các sự kiện trùng hợp có một ý nghĩa sâu sắc và nên được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ông hy vọng rằng một ngày, vật lý và tâm lý học cuối cùng sẽ tìm ra một lý thuyết chung đóng vai trò cầu nối cho tất cả các lực lượng vận hành trong thế giới vật lý và tâm lý (hay vật chất, thực tại và tâm linh, tinh thần).
Quý Khải (theo Message to Eagle)
Quý Khải (theo Message to Eagle)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét