.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

22 tháng 6 2019

Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi

Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi

Việc mất đi người thân và họ hàng là nỗi đau không chỉ của riêng ai, nhưng đã bao giờ bạn thử nghĩ về việc, liệu họ có thật sự chết đi hay không?
Một nhà khoa học nổi tiếng đã chỉ ra rằng, cái chết về thể xác của con người chưa hẳn đã là kết thúc cuộc đời của họ, đồng thời, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng cũng đã khẳng định rằng “có tồn tại sự sống sau khi chết “, thông qua ghi nhận sự tồn tại của các trải nghiệm cận tử.
Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi
Một bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng tuyên bố rằng sự sống vẫn tiếp diễn sau khi chết. (Ảnh: Shutterstock)
Người phương Đông tin rằng, chết không phải là hết. Người ta còn có kiếp sau. Và kể từ thời cổ đại, người ta đã có được rất nhiều kiếp sống rồi. Quan điểm này đã bắt đầu lan truyền rộng rãi trong cộng đồng khoa học. Liệu có khả năng cái chết thực sự chỉ là một ảo giác?
Tiến sĩ Robert Lanza đã được tạp chí Time (TIME) bình chọn là một trong “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới”. Ông tin rằng cái chết chỉ là ảo giác chứ không phải là thực tại. Lanza là người đứng đầu công ty Astellas Global Regenerative Medicine, chuyên phát triển các liệu pháp tế bào gốc, đồng thời là Giám đốc Khoa học của Viện Y học tái sinh Astellas. Ông cũng là Giáo sư của Trường Y Đại học Wake Forest.
Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi
(Ảnh: Shutterstock)
Ông nói rằng ngay cả khi thân xác chết đi, chúng ta vẫn tồn tại dưới dạng thức “một nguồn năng lượng có cường độ 20 watt”.
“Mặc dù thân xác chắc chắn sẽ bị phân huỷ, nhưng người đã chết đó vẫn có cảm giác về sự sống – thông qua cái tư tưởng rằng ‘Tôi là ai?’. Dạng năng lượng này có cường độ 20 watt. Đó là một dạng thức nguồn năng lượng vẫn hoạt động trong bộ não của họ”.
Một số người cho rằng nguồn năng lượng này sẽ biến mất ngay sau khi chúng ta chết. Nhưng Lanza nhấn mạnh rằng trong vũ trụ có một quy luật gọi là “bảo tồn năng lượng”.
“Năng lượng này không biến mất sau khi con người chết đi. Một trong những tiên đề chắc chắn nhất của khoa học là năng lượng không bao giờ mất đi, không thể chết được, [mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác]. Vậy liệu năng lượng này có thể chuyển dịch từ thế giới này sang thế giới khác được hay không?”
Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi
Tiến sĩ Robert Lanza vào năm 2006. (Ảnh Alex Wong/Getty)
Lanza đã viết hơn 30 cuốn sách và xuất bản hàng trăm bài báo khoa học. Ông đề xuất một lý thuyết khoa học mới có tên là “ Vũ trụ sinh tâm (Biocentrism) ”, có liên hệ với thuyết “Đa vũ trụ” và “Đa thế giới”, hay thuyết “Vũ trụ song song”, rằng có rất nhiều vũ trụ đồng thời tồn tại.
“Có vô số vũ trụ, và bất cứ cái gì cũng đều có thể xảy ra trong một vũ trụ bất kỳ. Trong những vũ trụ này, cái chết không thực sự tồn tại”, ông viết.
Vì vậy, phải chăng điều này có nghĩa là những trải nghiệm cận tử mà nhiều người đã trải qua có thể là thật? Một ví dụ điển hình phải kể đến của trải nghiệm cận tử là của một bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng dưới đây.
“Chuyến du lịch thiên đường” của một nhà thần kinh học
Tiến sĩ Eben Alexander là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng tại Trường Y Harvard (Mỹ). Ông đã giảng dạy ngành khoa học thần kinh tại các trường đại học nổi tiếng như Đại học Duke, Đại học Harvard, Đại học Massachusetts và Đại học Y Virginia. Vào một buổi sáng năm 2008, ông tỉnh dậy trong những cơn đau đầu như búa bổ rồi quỵ ngã, ngất lịm. Trong vài giờ sau, ông đã ở trên bờ vực cái chết.
Khi gia đình đưa ông đến bệnh viện, ông đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Theo kết quả chẩn đoán, hôn mê là do viêm màng não cấp tính. Chứng bệnh này đã thâm nhập và ăn mòn toàn bộ bộ não của ông. Các bác sĩ đã nói với vợ ông rằng các thiết bị y tế không để bắt được dấu hiệu hoạt động não bộ của ông, và cơ hội sống sót của ông chỉ là 2%. Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của mọi người, Alexander đã bất ngờ tỉnh dậy sau một tuần hôn mê liên tục.
Là một nhà khoa học, ông chưa bao giờ nghĩ rằng có một “thế giới khác” tồn tại ngoài thế giới hiện hữu trước mắt chúng ta. Nhưng trong trạng thái hôn mê sâu ông đã tỉnh táo bước vào một “thế giới khác”, và ông đã tự mình trải nghiệm cái mà trước đây ông từng gọi là “ảo giác” hoặc “ảo ảnh”.
Alexander kể lại rằng ông đã đi qua một nơi tối tăm vô hình. Sau đó, “Rồi một xoáy ánh sáng trắng tiến gần đến chỗ tôi, cứu tôi ra khỏi đó. Nó tiến lại gần, mở rộng rồi bao trùm lấy tôi”.
Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi
“Vòng xoáy ánh sáng đã bao bọc và cứu tôi ra khỏi khoảng trống tối tăm vô định hình. (Ảnh: Anton Watman/Shutterstock)
Ý thức của ông kết nối với đôi cánh của một con bướm khổng lồ. Lúc này, một cô gái tuyệt đẹp với đôi mắt xanh thẳm cùng nụ cười rạng rỡ xuất hiện trước mắt ông, bay cùng ông, và dẫn ông vào một “thế giới mới tràn đầy sinh lực”.
“Đó là một thung lũng tràn đầy cây xanh, một thác nước chảy xuống một cái ao trong vắt, và bầu trời xanh thẫm với các đám mây giống hình các cái kẹo bông trắng”, ông nói. “Có cây cối, nước chảy, cánh đồng, động vật và con người”. Và cả mưa. Sương mù giăng toả từ trên bề mặt của những vũng nước, bên dưới có những con cá đang bơi liệng. “Ông cũng được gặp một vị thần khổng lồ, toàn bộ không gian sẽ rung động khi Vị Thần này cất tiếng …
Cô gái với đôi mắt xanh không nói chuyện với ông, nhưng dường như khi ông nhìn vào cô ấy, ông đều có thể hiểu được tư tưởng của cô. Cô như thể đang nói, “Chúa rất trân quý anh. Anh chưa làm gì sai cả”.
Vị bác sĩ nhớ lại cô ấy đã nói với ông rằng:
“Chúng tôi sẽ cho ông xem rất nhiều thứ tại nơi này, nhưng ông phải quay trở về sau đó”.
Alexander nhớ lại rằng trước khi quay trở lại cơ thể mình, cô ấy đã bảo ông rằng:
“Mọi thứ sẽ ổn thôi, đừng lo lắng gì cả”.
Rồi ông quay trở lại. Trước khi ông tỉnh dậy, bác sĩ đã nói với gia đình ông rằng ông đã ổn và có thể xuất viện được rồi. Khi đứa con trai 10 tuổi của ông nghe thấy, cậu bé đã chạy đến giường bố, khẽ mở mí mắt của ông ra và nói rằng:
“Bố ơi, bố sẽ ổn thôi”.
Alexander hồi tưởng lại:
“Tôi đã đặt chân vào thiên đàng và tôi cảm nhận rõ ràng sự tồn tại của mình ở nơi đó … Rồi tôi bắt đầu tỉnh dậy”.
Sau vài tuần, Alexander đã hoàn toàn bình phục. Đối với những người đã chết (lâm sàng) trong khoảng một tuần, đây có thể được coi là một phép màu.
Khi đến đánh thức Alexander, đứa con trai cả của ông cũng đã kể lại ấn tượng khi đó về cha mình, rằng “tâm trí cha rõ ràng và tập trung hơn, tập trung hơn bao giờ hết. Cơ thể ông dường như tỏa ra ánh sáng”.
Bác sĩ Alexander tham dự Hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe ở New York năm 2018. (Ảnh: Bryan Bedder / Getty Images for Goop)
Khôi phục niềm tin vào Chúa
Alexander đã được nhận nuôi từ nhỏ. Cha nuôi của ông là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng. Vài tháng sau khi tỉnh dậy từ cơn hôn mê, ông đã nhận được một email từ người chị gái của mình, Kathy, với một bức ảnh chụp người họ hàng quá cố của ông là Betsy. Nhìn thấy bức ảnh Betsy, ông giật mình nhận ra đó chính là cô gái mắt xanh ông đã gặp ở “thế giới khác”.
“Điều này quá sốc”, ông nói. “Tôi không thể diễn tả nổi trải nghiệm này như thế nào. Và đó không phải là một nhầm lẫm. Đó chính là cô ấy”. Ông cũng được biết rằng Betsy thường nhận nuôi những chú chó mèo đi lạc trước khi chết. Cô ấy rất tốt bụng.
Alexander chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi người cha nuôi nên đã theo đạo Tin lành. Nhưng vào năm 2000, cha mẹ ruột của ông đã từ chối gặp ông vì họ vừa mất đi đứa con gái. Lúc đó, trong trạng thái chán nản thất vọng, ông bắt đầu từ bỏ đức tin vào Chúa của ông và thay thế nó bằng “khoa học”, mãi cho đến tận 8 năm về sau, khi ông đột ngột bừng tỉnh với “một trải nghiệm sâu sắc và sống động trong chuyến hành trình lên thiên đàng”.
Alexander đã dành sáu tuần để hoàn thiện lại chuyến hành trình kỳ diệu của mình, rồi sau này đưa nó vào một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên danh sách của New York Times vào năm 2012, là Proof of Heaven (Chứng cứ về thiên đường) .
Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi
Trong một cuộc phỏng vấn trên show truyền hình Oprah, ông chia sẻ: “Chắc chắn có Chúa trên thế giới này. Sâu sắc hơn nhiều so với suy nghĩ của tôi trước đó. Tôi sẽ không bao giờ nghi ngờ điều đó nữa”.
Cái chết chỉ là một ảo giác? Các nhà khoa học nổi tiếng cho rằng chúng ta không thực sự chết đi
Bác sĩ Alexander trên show truyền hình Oprah. (Ảnh: Vimeo)
“Bên ngoài khoa học”
Một số chuyên gia y tế đặt câu hỏi về tính xác thực những trải nghiệm của Alexander. Họ tin rằng việc mọi người gặp phải ảo giác trong trạng thái hôn mê và sốc thuốc là điều “bình thường”, nhưng Alexander, vốn là một chuyên gia về não bộ, bác sĩ phẫu thuật thần kinh, đã nhấn mạnh rằng, chứng viêm màng não do vi khuẩn của ông đã ăn mòn toàn bộ phần vỏ não của ông khi đó. Mà phần vỏ não vốn là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các chức năng thị giác, suy nghĩ, tưởng tượng và mơ mộng.
Ông cũng đã đưa ra 9 giả thuyết y khoa về trải nghiệm của mình và thảo luận nó với các đồng nghiệp. “Và rồi tôi bắt đầu nhận ra rằng không thể giải thích được các hoạt động của não bộ. Tại sao trải nghiệm này lại chân thực đến vậy? Đó là bởi vì nó là sự thật”. Nói cách khác, những trải nghiệm thần kỳ này không chỉ đơn thuần là hoạt động sinh lý trong bộ não, theo quan điểm phổ biến hiện nay.
Bằng cách này, trước thế giới “bên ngoài khoa học”, bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã đặt “tư duy khoa học” của mình sang một bên.
Alexander nói: “Tôi cảm thấy rằng giờ đây tôi là một nhà trị liệu tốt hơn khá nhiều. Tôi thực sự có thể giúp mọi người đối mặt với những căn bệnh khó khăn nhất cũng như với chặng đường cuối cùng trong cuộc đời, bởi vì tôi nhìn thấy một bức tranh rộng mở hơn về sự sống và xem cách thức người ta đặt chân lên nó. Một sự tiếp diễn hành trình sinh mệnh”.
Trải nghiệm của Alexander chỉ là một trong vô số rất nhiều các ví dụ về trải nghiệm cận tử. Đối với trải nghiệm cận tử, một số người tin rằng đó là sự thật nhưng một số người không tin vào điều đó. Trong bất kể trường hợp nào, có một điều chúng ta có thể chắc chắn là: có rất nhiều điều trên thế giới vượt xa phạm vi của khoa học hiện nay, và hy vọng rằng trong tương lai không xa, một bí ẩn như vậy sẽ không còn là một bí ẩn đối với nhân loại nữa.
Theo bạn, trải nghiệm cận tử của Alexander là thật hay giả?
Theo DajiyuanThủy Chi biên dịch

Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư

Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tâm trí con người có thể cải biến DNA và tác động đáng kể đến tình trạng bệnh ung thư theo chiều hướng tích cực.
Có lẽ mọi người đều biết rằng thái độ lạc quan sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, còn thái độ bi quan thì gây hại cho sức khỏe. Y học hiện đại cũng đã công nhận “hiệu ứng giả dược (placebo effect) [1] “. Dù vậy, có thể bạn chưa biết rằng, tư tưởng, cảm xúc và niềm tin không chỉ có thể cải biến cơ thể vật lý của con người, mà thậm chí có thể đẩy lùi bệnh ung thư.
Dưới đây là một vài ca ung thư trên thực tế.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
Thuốc giả (placebo), hiệu quả thật. (Ảnh: Vox)
Thứ nhất, vì hiểu lầm, ung thư giai đoạn cuối của bệnh nhân đã nhanh chóng biến mất
Nhà tâm lý học nổi tiếng Bruno Klopfer đã ghi chép lại một hồ sơ bệnh án kỳ lạ, khó hiểu trong bài báo tiêu đề Psychological Variables in Human Cancer (tạm dịch: Các biến số Tâm lý trong Bệnh ung thư ở Người) trên tạp chí Journal of Projective Techniques năm 1957 ( link ) như sau:
Ông Wright là một bệnh nhân mắc ung thư hạch giai đoạn cuối. Các khối u như quả cam nằm rải rác khắp cổ, ngực, nách, bụng và háng. Lá lách và gan của ông bị sưng phù, cộng với tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Bác sĩ của ông là Philip West cho rằng ông sắp qua đời, nên không tiến hành điều trị gì cho ông nữa. Tuy vậy, Wright vẫn muốn tiếp tục sống. Trong thời gian nằm viện, ông được biết bệnh viện đang thử nghiệm một loại thuốc chống ung thư mới có tên là Krebiozen. Tin tức này đã mang lại hy vọng cho ông.
Thế là Wright khẩn cầu bác sĩ West tiêm cho ông loại thuốc mới này. Mặc dù West đã cố từ chối với lý do thuốc Krebiozen không phù hợp với Wright đồng thời việc này vi phạm các quy tắc hành nghề, ông vẫn tiếp tục nài nỉ. West cuối cùng đành phải đồng ý để bệnh nhân thử. Ba ngày sau khi tiêm loại thuốc mới, và hôm đó là vào ngày thứ Hai, bác sĩ West quay trở lại bệnh viện để gặp Wright, và ông đã bị sốc. Một bệnh nhân từng đeo mặt nạ dưỡng khí, nằm liệt giường và đang chết dần chết mòn, nay lại có thể đi lại trong phòng bệnh. Ông ấy còn cười nói được với y tá!
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
(Ảnh: Allied Medical Training)
Tuy nhiên, những bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng thử nghiệm thuốc Krebiozen thì không cải thiện, một số thậm chí còn tồi tệ hơn. Bác sĩ đã kiểm tra thương tổn của Wright và thấy rằng khối u của ông đã giảm đi một nửa chỉ sau vài ngày! Bác sĩ West mô tả rằng “khối u được làm mềm đi như quả bóng tuyết đặt trên chảo lửa”. Mọi người trong bệnh viện không tin, nhưng họ không thể phủ nhận sự thật họ nhìn thấy. Trong tuần đó, bác sĩ West đã hoàn thành hai mũi tiêm bổ sung cho Wright trong liệu trình điều trị bằng Krebiozen.
Sau 10 ngày, tất cả các triệu chứng bệnh của Wright đều biến mất và ông được xuất viện về nhà. Vài tuần sau đó, ông vẫn rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, khoảng hai tháng sau, Wright bất ngờ thấy báo chí bắt đầu đưa tin rằng, Krebiozen không có tác dụng chống ung thư sau khi thử nghiệm. Khối u của ông nhanh chóng tái phát và trở lại trạng thái nghiêm trọng như trước đây. Ông rất buồn rầu và nhập viện trở lại.
Bác sĩ West biết được sức mạnh của bản tính lạc quan của Wright, và biết được rằng dù sao thì cũng không có cách nào khác để giúp ông nữa. Vậy hãy để ông ấy sử dụng sức mạnh của sự lạc quan đó trong một thí nghiệm vô hại tiếp theo. Do đó, West đã thực hiện một nỗ lực táo bạo mà các bác sĩ hiện đại có lẽ không bao giờ dám. Ông đã nói với Wright: Đừng tin những gì báo chí nói. Trên thực tế, Krebiozen là loại thuốc chống ung thư hứa hẹn nhất hiện nay.
“Vậy tại sao tôi lại tái phát bệnh?”, Wright hỏi.
“Bởi vì sau một khoảng thời gian, hiệu quả đã giảm xuống”, Bác sĩ West trả lời. Rồi ông nói tiếp:
“Hiện nay có một lô thuốc này (phiên bản siêu sửa đổi), có hiệu quả gấp đôi so với dạng ban đầu, và bệnh viện sẽ nhận được lô thuốc này vào ngày mai”.
Nghe vậy, Wright tỏ ra vô cùng mừng rỡ và tỏ ý muốn dùng thử loại thuốc này.
Bác sĩ West cố tình yêu cầu ông chờ đợi một vài ngày để tăng cường kỳ vọng của ông. Vài ngày sau, West giả vờ cho Wright loại thuốc có “hiệu lực gấp đôi” như ông nói (thực ra là một chất lỏng giả dược không có bất kỳ hiệu lực gì). Kết quả của “lần điều trị” này thậm chí còn ấn tượng hơn lần đầu tiên rất nhiều, khi khối u của Wright đã lại biến mất! Triệu chứng tràn dịch màng phổi cũng biến mất. Ông được xuất viện lần nữa và sống rất khỏe mạnh trong hai tháng tiếp theo.
Một ngày nọ, Wright thấy một tin tức khác trên báo đài: Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) chính thức tuyên bố Krebiozen được xác định là không có tác dụng chống ung thư sau một số lượng lớn các thử nghiệm lâm sàng. Sau khi xem báo cáo này, khối u của Wright đã tái phát và ông đã phải nhập viện vài ngày sau đó. Chưa đầy hai ngày sau, ông qua đời.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
(Ảnh: Magical Mind Academy)
Thứ hai, niềm tin cho phép người phụ nữ sống qua “kỳ hạn hai tuần”
Rose bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, và một số bác sĩ đã nói với cô rằng có lẽ cô không thể sống quá hai tuần. Ngay sau đó cô được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt và bắt đầu tiến hành hóa trị. Rose kể rằng, khi bác sĩ báo cho cô biết về kỳ hạn hai tuần, cô đã nhìn thấy một luồng ánh sáng vàng kim trong phòng bệnh. Khi đó cô biết rằng mình sẽ không chết.
Trong quá trình điều trị, Rose đã viết dòng chữ “pure love” (nghĩa là: tình yêu thương thuần tịnh) trên nhãn của mỗi chai thuốc tiêm (bao gồm cả chai thuốc hóa trị). Sau đó, tình trạng của cô dần dần cải thiện, cùng lúc không hề ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào của liệu pháp hóa trị. Rose đã sống sót sau đó.
Trường hợp này được công bố trong cuốn sách “Hands of Light – A Guide to Healing Through the Human Energy Field”(Bàn tay ánh sáng: Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng con người) của tác giả Barbara Brennan, nhà trị liệu bằng năng lượng người Mỹ.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
Bìa sách “Bàn tay ánh sáng”. (Ảnh: Wattpad)
Thứ ba, bệnh nhân ung thư phổi bi quan
Deepak Chopra, bác sĩ người Mỹ chuyên nghiên cứu mối liên hệ giữa thân thể và tâm trí, đã kể lại hai trường hợp đáng tiếc trong các sách “Peace Is the Way (tạm dịch: Hòa bình là phương cách)” và “Creating Health: How to Wake Up the Body’s Intelligence (tạm dịch: Kiến tạo Sức khỏe: Làm thế nào để đánh thức trí thông minh cơ thể)”. Cả hai đều là bệnh nhân của ông.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
Bác sĩ Deepak Chopra. (Ảnh: Wikipedia)
◎ Một phụ nữ trẻ được chụp X-quang lồng ngực và phát hiện thấy một cái bóng, dường như là ung thư phổi, tuy nhiên cô chưa được chẩn đoán để xác nhận việc này. Dù vậy, sự việc này đã khiến cô rất buồn bã. Sức khỏe cô nhanh chóng suy giảm và cô đã qua đời vì bệnh ung thư phổi vài tháng sau đó. Sau này, khi Chopra xem lại các hồ sơ bệnh án của cô, ông tìm thấy một phim X-quang chụp từ hơn 5 năm trước, và trên đó cũng có một cái bóng gần y hệt như cái trên phim chụp hiện tại của bệnh nhân này! Chỉ nhỏ hơn một chút xíu. Chopra đoán rằng vào thời điểm đó, có thể vị bác sĩ khám cho cô đã không nói cho cô biết điều này, hoặc bảo cô rằng đây không phải là vấn đề gì đáng lưu tâm, nên cô vẫn sống bình thường qua giai đoạn 5 năm đó với cái bóng trên người mà không hề gì.
◎ Một người hút thuốc 64 tuổi đến gặp Chopra để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vì ông có sức khỏe tốt và không có triệu chứng của bệnh, Chopra chỉ thực hiện chụp X-quang phần ngực cho ông. Kết quả phát hiện thùy dưới bên trái của ông có một tổn thương lớn. Rồi ông được tiến hành kiểm tra thêm và được xác nhận đó là ung thư phổi. Sau khi người bệnh này hay tin về kết quả chẩn đoán, cơ thể ông đột nhiên trở nên xấu đi nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy ba ngày, ông bắt đầu ho ra máu, rồi trở nên khó thở một lúc và vẫn liên tục ho trong ba tuần. Một tháng sau, người này chết vì ung thư phổi.
Chopra chỉ ra rằng những trường hợp như vậy cho thấy ung thư chỉ nhanh chóng mở rộng và gây tử vong sau khi bệnh nhân bị sốc. Bệnh nhân chỉ đơn giản là chết vì chẩn đoán, chứ không phải vì bệnh.
“Đây là một dạng kiểu hiệu ứng chống giả dược . Có thể nói rằng vấn đề nằm ở lối suy nghĩ của người bệnh, rằng: ‘Tôi bị ung thư rồi, tôi sẽ chết thôi’. Cơ chế kết nối tâm sinh lý ở bệnh nhân sẽ biến suy nghĩ đó thành một loạt các triệu chứng bệnh lý, do đó, căn bệnh của người đó sẽ bắt đầu xấu đi rất nhanh”, Chopra giải thích.
Ý nghĩ có thể tác động đến DNA
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
Ý nghĩ liệu có thể tác động đến DNA? (Ảnh: Futurism)
Tại sao ý nghĩ của con người lạị có ảnh hưởng rất nhanh và mạnh mẽ đến cơ thể vật lý? Trên thực tế, các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra rằng suy nghĩ của con người không chỉ được phản ánh trên hệ thống sinh hóa lớn, mà còn phản ánh trực tiếp trên DNA siêu nhỏ, và mối liên hệ này hoàn toàn độc lập với thời gian và không gian.
Hai thí nghiệm sau đây có thể cung cấp cho chúng ta một số ý tưởng.
1. Những thay đổi về cảm xúc sẽ ngay lập tức được phản ánh trên DNA
Gregg Braden là một kỹ sư và tác giả có các đầu sách nằm trong danh mục những cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Là một người có khả năng dung hòa và kết hợp 2 yếu tố tâm linh và khoa học, ông đã nhắc đến một thí nghiệm khoa học được thực hiện tại Mỹ trong cuốn sách của ông, với tựa đề “The Divine Matrix” (tạm dịch: Ma trận Thần thánh).Người thiết kế thí nghiệm này là một chuyên gia sử dụng máy phát hiện nói dối, Cleve Backster, và nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Advances xuất bản năm 1993.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
(Ảnh: Gregg Braden)
Các nhà nghiên cứu đã thu thập mô sống từ một số đối tượng, và sau đó đặt mẫu DNA của mô này vào buồng thí nghiệm được thiết kế để đo lường sự thay đổi điện tích của DNA. Cùng lúc, các đối tượng đang ở trong một căn phòng khác ở cùng tòa nhà để xem một loạt phim “kích thích cảm xúc”.
Các nhà nghiên cứu cũng theo dõi phản ứng cảm xúc của đối tượng và những thay đổi điện tích tương ứng trên DNA của họ. Kết quả cho thấy, khi tâm trạng của đối tượng xuất hiện hai trạng thái đối nghịch là “vô cùng cao hứng” và “tụt dốc bi thương”, thì DNA của anh ta cũng ngay lập tức xuất hiện phản ứng điện tích kịch liệt.
Các nhà nghiên cứu muốn biết liệu mối liên hệ này giữa đối tượng và DNA của họ có bị ảnh hưởng bởi khoảng cách hay không. Do đó, họ đã phân cách đối tượng ra xa khỏi mẫu DNA của họ khoảng 560 km và lặp lại thí nghiệm nói trên. Kết quả là, dù có xa cách về địa lý nhưng những thay đổi điện tích tại mẫu mô DNA và đối tượng được lấy mẫu vẫn xảy ra đồng thời!
Rõ ràng là DNA đã được tách khỏi cơ thể đối tượng tham gia và không có mối liên hệ phân tử rõ ràng nào với cơ thể của họ. Vậy làm thế nào mẫu DNA đó có thể biết được những thay đổi cảm xúc của đối tượng này ở khoảng cách xa?
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
Tại sao cảm xúc của một người lại có thể tác động đến mẫu mô chứa DNA của anh ta cách xa đó hàng trăm dặm? (Ảnh: Danielle Lin)
Brendan tin rằng các tế bào sống giao tiếp với nhau thông qua một dạng năng lượng không xác định vốn không chịu ảnh hưởng của thời gian và khoảng cách. Nó không phải là một loại năng lượng cục bộ, mà hiện hữu khắp nơi và tồn tại mọi lúc. Một cách giải thích khác là ý thức của con người tồn tại trong mọi tế bào của cơ thể con người. Nói cách khác, ý thức và cơ thể là hai mặt của cùng một thứ mà thôi, tuy hai mà là một.
Thí nghiệm này chứng minh rằng những thay đổi cảm xúc của con người sẽ được phản ánh tức thì trên DNA của chính họ; và các thí nghiệm tiếp dưới đây cho thấy tâm trí của một người cũng có thể tác động đến DNA của người khác.
2. Ý nghĩ có khả năng cải biến hình dạng của DNA
Thí nghiệm hấp dẫn này được Viện HeartMath tại California, Mỹ công bố vào năm 2003. Các thí nghiệm cho thấy người ta có thể sử dụng ý nghĩ để thay đổi hình dạng phân tử DNA của người khác, thắt chặt hoặc nới lỏng các chuỗi dài phân tử của chúng.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Tim mạch đã phát triển một “Kỹ năng Quản trị Tâm trí” (bao gồm việc bình tâm, di chuyển ý thức đến khu vực trái tim, và tập trung vào những cảm xúc tích cực), vận dụng kỹ thuật này để cải thiện “sự gắn kết tâm trí” (heart coherence) và giúp chức năng sinh lý của cơ thể đạt được trạng thái hài hòa có trật tự cao (trạng thái khỏe mạnh).
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
(Ảnh: pensopositivo.com.br)
Nhóm nghiên cứu đã đặt DNA của nhau thai người trong các ống nghiệm kín, đặt ống nghiệm vào cốc thủy tinh, sau đó phân phát 28 cốc cho 28 đối tượng. Trong số đó, có 10 người đã được đào tạo trước về Kỹ năng quản trị tâm trí còn 18 người khác là những người bình thường chưa qua đào tạo.
Trong quá trình thí nghiệm, đối tượng cầm cốc thủy tinh (không tiếp xúc với ống nghiệm chứa DNA), tập trung ý thức vào vị trí trái tim và phát ra các cảm xúc về tình yêu và lòng biết ơn, sau đó hướng suy nghĩ đến DNA theo hướng dẫn, để khiến chuỗi DNA được “nới lỏng” hoặc “thắt chặt”. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đo đạc sự thay đổi hình dạng của DNA bằng máy quang phổ hấp thụ tử ngoại và quan sát trạng thái cảm xúc và sinh lý của đối tượng bằng điện tâm đồ.
Kết quả thí nghiệm
◎ Những người có “Kỹ năng Quản trị Tâm trí” đã tăng cường “sự gắn kết tâm trí” của họ, khiến cho DNA thay đổi hình dạng cấu trúc từ 10% đến 25%. Hơn nữa, “sự gắn kết tâm trí” càng cao, thì sự biến đổi cấu trúc của DNA càng lớn. Nhưng nếu không dùng đến “Kỹ năng Quản trị Tâm trí”, hoặc nếu không có ý muốn cải biến hình dạng DNA, thì DNA sẽ không phát sinh sự biến đổi hình dạng.
◎ Một đối tượng tham gia thí nghiệm khác, mà chưa qua đào tạo “Kỹ năng Quản trị Tâm trí”, lúc đó đang ở trong trạng thái buồn bã và chán nản cùng cực khi bước vào phòng thí nghiệm. Nhịp tim của ông vô cùng hỗn loạn, và trong trạng thái cảm xúc tiêu cực, ông không thể tập trung xuất ra những cảm xúc tích cực được. Tuy nhiên, ông vẫn đồng ý làm thí nghiệm. Kết quả rất kỳ lạ. Mặc dù rất khó để tập trung ý nghĩ, DNA vẫn bị biến dạng và đường cong quang phổ được bù đắp một cách bất thường. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là một hiệu ứng rất hiếm gặp, và cấu trúc vật lý và hóa học cơ bản bên trong phân tử DNA có thể đã thay đổi.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
So sánh các kết quả thí nghiệm DNA khác nhau của “Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Tim mạch”. (Ảnh: Dajiyuan)
Kết luận
Vậy trong thí nghiệm này, rốt cục các chuỗi DNA dài đã ‘thắt chặt’ hay ‘nới lỏng’? Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một quá trình liên quan đến chức năng của các sinh vật sống, bao gồm các chức năng quan trọng của tế bào như sao chép DNA, sửa chữa và phiên mã.
Do đó, thí nghiệm này chỉ ra rằng khi một người tập trung cao độ vào việc duy trì một trạng thái cảm xúc tích cực, tâm trí của anh ta có thể tác động đến hoạt động của cơ thể tại cấp độ tế bào thông qua các “tương tác năng lượng” bí ẩn, chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “sự gắn kết giữa tâm trí và thân thể” dường như là điều kiện cần thiết để “trường năng lượng cao” này hoạt động. Nó có thể là chìa khóa để hiểu được cơ chế đằng sau hiệu ứng giả dược, sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh ung thư, tác dụng chữa bệnh của niềm tin hoặc việc cầu nguyện, … cũng như rất nhiều liệu pháp chữa bệnh bằng tinh thần khác.
Tự chữa bệnh
Khoa học hiện đại đã dần dần hiểu được sức mạnh (năng lượng) của cấp độ tâm linh của con người. Nếu tâm trí của con người có liên hệ rất trọng yếu với cơ thể, thì làm thế nào chúng ta có thể điều chỉnh thế giới nội tâm của mình để giúp bản thân vượt qua những khó khăn khi mắc phải những chứng bệnh nặng như ung thư?
Bernie Siegel, một bác sĩ và tác giả người Mỹ, chuyên gia trong việc sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị ung thư mãn tính và các bệnh mãn tính khác, cho biết:
“Hệ thống miễn dịch của cơ thể người là đủ mạnh để kháng lại bệnh ung thư mà không bị xáo trộn. Chỉ cần cải thiện tư tưởng trong hành động là có thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch”.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
Bác sĩ Bernie Siegel. (Ảnh: youtube.com)
Bác sĩ Siegel chỉ ra rằng những người được chữa khỏi bệnh của họ một cách kỳ diệu không chỉ giữ vững một suy nghĩ là “tôi không muốn chết”, mà họ còn có quyết tâm “làm điều gì đó để cải thiện tình hình”. Họ quyết định tự động viên bản thân mình sống một cách xứng đáng, hoặc chí ít tìm hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống của họ trước khi qua đời. Khi họ bắt đầu hành động để tiếp cận mục tiêu này, những điều tốt đẹp đã xảy ra.
Chú thích:
[1] Hiệu ứng giả dược là một hiện tượng khi một số người trải nghiệm một điều tích cực hay có được một lợi ích nào đó sau khi được cho sử dụng một loại chất/thuốc không có tác dụng hoặc một hình thức điều trị giả nào đó.
Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư
(Ảnh: vox.com)
Giả dược là một loại chất nào đó không có tác dụng y khoa, như nước lọc, dung dịch nước muối hòa tan, hoặc viên đường. Giả dược là một dạng thức điều trị giả nhưng trong một số trường hợp lại tạo ra một phản ứng rất thực. Sự mong đợi của bệnh nhân đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hiện tượng này; một người càng mong chờ vào hiệu quả điều trị thì họ càng có phản ứng chân thật trước giả dược.
Theo Dajiyuan 
Ngự Yên biên dịch

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.