.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

25 tháng 7 2020

CHỮ QUỐC NGỮ- GIA TÔ GIÁO- SỰ KHAI HÓA



Có thể nhiều người nghĩ rằng chữ quốc ngữ ra đời vì nhu cầu truyền đạo của gia tô giáo. Tôi nghĩ cơ bản không phải như vậy.
Thế kỷ 13-14 các nước Tây Âu có nhu cầu giao dịch với các nước mới tiếp cận, như Ấn Độ Trung Quốc v.v.. trong đó có Việt Nam, với mục đích BUÔN BÁN là trước tiên. Nếu các nước đó yếu và lạc hậu thì họ xâm chiếm hẳn, hoặc chiếm làm thuộc địa để khai thác bóc lột, khai hóa và truyền đạo. Nước mạnh đi xâm chiếm các nước yếu hơn, nhất là trước đây, là lẽ đương nhiên trên khắp thế giới. Nước ta bị xâm chiếm nhiều lần và cũng đi xâm chiếm nhiều lần.
Muốn buôn bán tốt các nhà buôn phải lập được bản đồ có tên các cảng và thành phố, phải biết tên các loại hàng có thể trao đổi, biết ngôn ngữ địa phương để trao đổi và đàm phán. Khi họ tới Việt Nam thì nơi đây chỉ có bản đồ sơ đẳng, và có chữ viết Hán và Nôm. Chữ viết này là chữ tượng hình, rất khó học đối với họ, người dân chủ yếu là mù chữ; do vậy nếu dựa vào đó, họ không thể lập bản đồ và tìm hiểu trao đổi một cách hiệu quả. Vì vậy, về phía họ (khi đó là người Bồ Đào Nha), họ có nhu cầu phải thiết lập ra chữ viết Việt Nam để họ học (chứ chưa phải để dân ta học) thì họ mới thực hiện được tốt các nhiệm vụ buôn bán nói ở đầu đoạn văn này. Chính vì họ phải học nên mới có sự ra đời của 2 cuốn từ điển đầu tiên Bồ-Việt và Việt-Bồ của 2 linh mục, không rõ vào năm nào, để rồi linh mục Alexandre De Rhodes (Pháp) hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ vào năm 1651 (Từ điển Việt-Bồ-La Tinh) cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam. Kết quả này hóa ra lại là cái phúc rất to lớn cho Việt Nam.
Các linh mục nói trên, và nhiều người khác nữa, đi tới Việt Nam xa xôi để nghiên cứu lâu công, làm ra chữ quốc ngữ, là nhân danh khoa học là chính, không phải nhân danh tôn giáo. Ở các nước Châu Âu, các linh mục đều là các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực: âm nhạc, ngôn ngữ, thiên văn, toán học, hóa học v.v.. Đi theo các tàu buôn và tàu thám hiểm thường có các nhà khoa học (thí dụ Darwin) và các linh mục. Tôi không nghĩ rằng giáo sĩ Gregor Mendel (Đức) tìm ra được nguyên lý của sự di truyền (nay là gien) là nhằm phục vụ tôn giáo. Cũng vậy, việc làm ra chữ quốc ngữ không phải để truyền đạo là chính mà để phục vụ lợi ích quốc gia họ. Sự truyền đạo Gia Tô thực ra cũng là với mục đích tốt thôi, các nước Tây Âu nghĩ rằng đạo của họ là tiến bộ hơn (thí dụ chế độ một vợ một chồng, không phải có quyền đa thê như một số đạo khác) chứ không phải nhằm mục đích bóc lột được nhiều hơn.
Ngày 1/1/1882 thực dân Pháp đã bắt buộc người Việt ở miền Nam phải dùng chữ quốc ngữ. Từ khi có chữ quốc ngữ (với nguyên tắc tượng thanh), lịch sử văn hoá Việt Nam đã đi tắt được 3 thế kỷ. Kể từ đó, việc học chữ của trẻ em Việt trở nên dễ dàng hơn vô vàn lần so với trẻ em các nước mà chữ viết là tượng hình như Trung Quốc và Nhật Bản. Người trí thức Trung Quốc không thể đọc được những từ lạ mới gặp, hoặc có thể không biết viết một từ nào đó. Chữ VN không bị như vậy. Tháng 12/2018 quan chức cấp caoTrung Quốc còn đọc sai vài chữ trong lễ kỷ niệm 40 năm “Mở Cửa Và Cải Cách của Trung Quốc” vì người soạn bài diễn văn đã viết một số từ văn hoa quá. Ngoài ra, tiếng Trung Quốc có rất nhiều bất lợi: như không viết tắt được (như ta viết chữ KHKT cho ‘khoa học kỹ thuật’), không viết chữ hoa được (như ta viết chữ Hội hoặc HỘI), không viết được một âm thanh bất kỳ (thí dụ khẹc khẹc, tí te v.v..), trong câu văn không có đủ hệ thống ngữ dấu (như . ,” : ? ! ( ) - v.v..). Trang mạng bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng VN lúc này có 1,25 triệu bài viết, trong khi của Trung Quốc chỉ có 1,13 triệu bài viết. Nói vậy ta mới thấy hết ưu điểm của chữ VN. Cho đến nay, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn không chuyển đổi được chữ viết sang kiểu tượng thanh. Như vậy việc sáng tạo ra chữ VN của những linh mục cách đây hơn 400 năm không phải là dễ. Tôi nghĩ, trừ những người liên quan đến khảo cổ, ta có thể bỏ qua chữ Nôm. Nó phức tạp và không chính xác đến mức cho đến nay nhiều chữ vẫn còn tranh luận: Ngô Thời Nhiệm hay Ngô Thì Nhậm, Phan Châu Trinh hay Phan Chu Trinh , v.v..
Không phải nước xâm lược là nước khai hóa. Napoléon và Alexandre Đại Đế xâm lược để mở rộng quyền lực, không mang tính khai hóa, chỉ là phá hoại giết chóc rồi đâu lại hoàn đấy. Thế chiến 1 và 2 cũng tương tự. Nhưng tệ hại nhất và đẩy lùi lịch sử loài người nhiều nhất thế giới là sự xâm lược của Thánh Cát Tư Hãn. Chỉ là giết chóc cướp bóc đốt phá. Thí dụ: giết 1/3 dân số Iran, đốt và giết hết dân nhiều thành phố, đôt hết các thư viện khoa học với tất cả tài liệu quý báu ở vùng Trung Đông, v.v.. Chúng ta bị Pháp xâm lược, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động. Nhưng may sao, họ đã khai hóa, sự khai hóa (ngoài chữ viết) là rõ ràng nên ở đây không cần nói gì nhiều nữa. Xem tiểu sử của Toàn Quyền Paul Doumer và bác sỹ Alexandre Yersin tôi không thể tưởng tượng được tại sao trong một thời gian ngắn như thế, trong bối cảnh thời đó còn lạc hậu, mà họ có thể làm được nhiều việc đến thế cho Việt Nam. Không chỉ có thế, Yersin, trước khi chết, đề nghị khi chôn thì đặt ông nằm sấp để ông có thể mãi mãi ôm mảnh đất Nha Trang thân yêu. Không biết đã có người nào khác nữa thích được chôn sấp chưa nhỉ?

Bài viết: Nguyễn Đình Đống

BỨC THƯ TÌNH CỦA CỤ GIÀ 90 TUỔI GỬI CHO NGƯỜI YÊU THUỞ NÀO!

Em yêu quý,
Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời.
Hình như mưa... Mắt anh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống.
Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt.
Nó nói thật em nhỉ? nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một sao?
Anh vẫn khoẻ !
Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ.
Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc ...
Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới... bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước !!! Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!
Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông.
Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè! đến ... đúng mùa đông thì xong !(mỗi ngày anh viết quần quật được ... hai dòng ). Ngày nào viết đến ba dòng thì anh phải truyền một lọ sérum.
Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển Nha Trang ...
Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ ! Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển Nha Trang mà nhớ mãi ...
Giờ vẫn nhớ đấy ! em có tin anh ?
Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Định nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói: thích quá cơ! nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì ... gió biển thổi !!!
Nay anh nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa ... năm thìa cháo bột mà anh mừng quá ! Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ! Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn ... bốn thìa thôi là thấy no căng.
Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái!
Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài.
Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ! Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh... bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt.
Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80.
Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng: Em đấy hả ?
Khi nghe tiếng thùm thùm tức là: Anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ.
Đến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là: anh đang hôn em.
Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội.
Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi ...
Em ngủ ngon không?
Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm.
Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá! Anh bảo: thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì ?
Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên Blog hồi ấy,. thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà Blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa.
Lũ cháu hỏi, ông ơi: Blog là gì ?
Thời buổi tân tiến mà! Chúng nó bây giờ chẳng có Blog.
Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật!
Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì.
Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả robôt.
Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt.
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbôt làm hộ.
Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả.
Ai đời anh viết: Em ơi, anh nhớ em lắm! Nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm!
Thế mới bực !!!
Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào ...
Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi.
Anh đợi thư em.
Mà nếu không gửi được thư thì bảo Rôbôt nó mang thư đến cho anh em nhé.
Anh dừng bút.
Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.
Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió nghe em !
Anh

Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.