Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về,
ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom
hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.
Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Thưa hòa thượng,
cháu và ngài đánh cược một ván được không?”
Hòa thượng hỏi lại: “Cược thế nào?”
“Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết?
Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về
cháu”, – cậu thiếu niên trả lời.
Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm
trong tay cháu chết rồi.” Cậu
thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi.” Nói
đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.
Hòa thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về
cháu.” Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.
Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có
thể vui vẻ đến như vậy nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu
ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh gánh củi về nhà.
Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở
đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe..
Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông nói, giọng
giận dữ: “Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là mình đã thắng sao? Ngay
cả khi con đã thua, con cũng không hề biết mình đã thua đấy.”
Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì.
Người cha liền lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả
cho nhà chùa.
Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng:
“Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ.”
Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.
Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời
gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng.
Người cha thở dài, nói: “Vị hòa thượng đó cố ý đoán con
bướm chết, như thế con mới thả nó ra và thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con
bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng
vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao? Người ta thua một bó củi
nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con
đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết.”
Câu chuyện có thể rất đơn giản nhưng đó là bài học cho chúng ta trong cuộc sống.
Thắng, thua, thành, bại là những chuyện thường xuyên dày
vò cuộc sống của con người. Có những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng
nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hề hay biết.
Nguồn Internet
CHA VÀ CON
GÁI
Sau vụ tai nạn
giao thông, người ta đưa chị vào viện, chị đã đấu tranh giành giật sự sống
trong hai ngày. Anh muốn đưa con gái vào thăm nhưng chị cố cản lại, giọng yếu ớt
:
“Đừng, đừng.
Anh đừng làm con bé sợ”.
Nói rồi nước
mắt chị ứa ra chảy tràn hai bên khóe mắt. Sinh mạng của chị chỉ còn mong manh
như sợi chỉ. Trước khi ra đi, chị luôn miệng gọi tên con gái. Tiếng chị nhỏ dần
nhỏ dần, dường như không phát ra tiếng được nữa, chỉ thấy môi mấp máy nói gì
đó. Anh phủ phục bên cạnh chị, nhắc đi nhắc lại một câu : "Anh biết rồi.
Anh biết rồi”. Anh nắm chặt tay chị, áp mặt vào bàn tay lạnh cóng của chị, mặc
cho bàn tay ấy cứ lạnh dần, lạnh dần…
Đứa bé vừa
tròn một tuổi, sống với bà nội ở quê. Nó đang lắp bắp học nói, hàm răng cũng mới
nhú lên được mấy chiếc nhỏ xíu. Hàng ngày nó vẫn chơi, vẫn cười, vẫn khóc.
Nhưng bất luận là cười hay khóc, nó cũng đều rất vui. Một đứa trẻ mới tròn một
tuổi đã hiểu gì về cái chết, làm sao hiểu nổi chiếc ô tô màu xanh giống chiếc ô
tô trong bức tranh, lại có thể cướp đi sự sống của mẹ nó, khiến nó vĩnh viễn mất
mẹ. Anh về quê đón con. Trên ô tô, anh phải hết sức kìm nén mới không để bật ra
tiếng khóc. Phải nói với con gái thế nào đây ? Nếu được lựa chọn, anh thà để
chiếc xe đó đâm vào mình. Nếu không có con gái, anh đã muốn chết cùng với vợ. Nếu
con gái có thể lượng thứ, anh muốn xin lỗi con một nghìn lần… Nhưng phải nói với
con thế nào đây ?
Anh nói :
"Mẹ đi làm kiếm tiền, còn lâu mới về”.
Con gái chớp
mắt bập bẹ : “Mẹ ! Mẹ ! "
Nhưng mẹ đã
đi kiếm tiền ở một nơi rất xa, xa đến nỗi trên bản đồ cũng không tìm thấy, còn
rất lâu mới có thể
Con
gái lại chớp chớp đôi mắt đen tròn bập bẹ : “Mẹ! Mẹ"! Anh quay mặt đi nhìn
ra ngoài cửa sổ, nuốt những giọt nước mắt vào trong. Những cánh đồng hoa cải trải
vàng trước mắt, làm anh như nhìn thấy chị chạy trên cánh đồng ấy ngày nào. Hình
ảnh chị những giây phút cuối cùng với giọng nói yếu ớt : "Em nhớ con lắm,
nhưng anh đừng đưa con đến, nó nhìn thấy em sẽ sợ…”
Thời gian qua đi, hàng ngày anh thay chị kể chuyện, giặt quần áo, nấu cơm, mua đồ chơi cho con gái. Anh đến nhà trẻ đón con, không quên cắm trên đầu một chiếc ăng ten, đóng giả thành người ngoài hành tinh cho con thích thú. Anh đưa con đến công viên, để nó được chạy tung tăng trên bãi cỏ như ngày xưa ấy. Anh cố gắng để con quên đi người mẹ, cố gắng làm cho tuổi thơ của con tràn đầy ánh nắng.
Nhưng
mọi cố gắng đều vô ích, thỉnh thoảng vào đêm khuya nó lại nhắc : "Bố, mẹ
đâu bố ? Khi nào mẹ về”? Anh quay đi tránh không nhìn vào mắt con gái – đôi mắt
trong veo đầy mong ngóng. Nó mới bốn tuổi đầu, nhưng sao trong mắt nó lại chứa
đựng nỗi buồn sâu thẳm đến thế ?
Cảm thông cảnh ngộ của anh, nhiều người đã giới thiệu vợ mới cho anh. Nể họ anh cũng đi gặp mặt đôi ba lần, nhưng rồi lại bỏ đó không liên hệ tiếp. Gần đây, tối tối anh thường nhớ đến chị, nhớ sự dịu dàng lương thiện của chị, nhớ hình dạng chị chạy trên cánh đồng ngan ngát hương thơm. Anh biết rõ chị đã đi rất xa, không bao giờ trở về. Nhưng anh vẫn nhớ chị đến bạc cả tóc.
Một buổi
sáng soi vào gương, lúc dùng tay vuốt ngược tóc lên, anh bỗng phát hiện thấy những
sợi tóc bạc trắng lẫn trong tóc đen. Anh giật mình, anh chỉ mới 29 tuổi…
Anh biết con
gái nhớ mẹ, anh cũng biết kí ức về mẹ trong nó rất mờ nhạt. Một tuổi thì con có
thể lưu giữ lại được bao nhiêu hình ảnh hoàn chỉnh về mẹ ? Con nhớ mẹ chẳng qua
vì con cũng muốn được có mẹ, như những đứa trẻ khác mà thôi. Vì con biết rằng,
đáng lẽ con cũng phải có một người mẹ chứ.
Anh vẫn thường
nói với con : "Mẹ đã đi đến một nơi rất xa. Trên bản đồ cũng không tìm thấy…
Có lẽ cũng sắp về rồi !”
Bà nội cũng nói thế, hàng xóm cũng nói thế, cả cô giáo ở vườn trẻ cũng nói thế…Mọi người đều nói với nó như thế, nhưng khi nói trong lòng đều cảm thấy xót xa. Thực ra phải che giấu sự thật phũ phàng đó với một đứa trẻ chưa hiểu sự đời, ai cũng cảm thấy khổ tâm.
Một lần, người
chị gái của vợ đến thăm hai bố con. Chị ái ngại nói với anh : - Em lấy vợ đi,
em và con gái không thể sống mãi thế này được.
Anh gạt đi :
- Em chưa quên được cô ấy. - Chị biết em vẫn còn yêu nó, chị cũng thương nó…Nó
là vợ em, cũng là em gái chị. Nhưng em cứ sống thế này thì không phải là cuộc sống.
Hãy tìm một người phụ nữ tốt, cô ấy sẽ cùng em chăm sóc con bé. Vợ em trước lúc
mất cũng muốn như vậy.
Anh không nói gì, cúi đầu, mắt nhòe đi. Đúng vậy, phải chăm sóc con bé cho thật tốt. Đó cũng là chính nguyện vọng của vợ. Hơn nữa, anh cũng không có quyền giấu con bé mãi như vậy. Con bé đáng thương cũng sắp 6 tuổi rồi.
Và rồi anh
cũng gặp được một người phụ nữ tử tế. Cô ấy ít nói, thật thà, lương thiện, cùng
anh đi dạo, cùng anh nói chuyện, giặt quần áo cho anh, cũng đến cổng nhà trẻ
kín đáo quan sát con bé. Anh vẫn chưa muốn để cô tiếp xúc với con bé quá sớm.
Anh sợ một khi lời nói dối bao năm nay của anh bị phát hiện, thì trái tim nhỏ
bé yếu ớt của con bé sẽ bị tổn thương như thế nào. Vậy hãy chờ thêm 2 năm nữa vậy,
chờ con bé lớn thêm một chút, hiểu biết thêm một chút anh sẽ nói thật hết với
con bé.
Hôm đó khi anh dẫn cô vợ mới về, tươi cười nói với con gái :
"Mẹ
con đã về đây này”.
Con bé ngớ ra,
dường như không dám tin lời bố. Bố nó lại nói tiếp : "Nhưng mẹ gầy hơn trước…
Con không nhận ra mẹ sao?”
Con bé
nghiêng nghiêng cái đầu nhỏ bé, suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu.
Anh khẽ
cười, thấy có cái gì đó nhói lên trong tim, cũng thấy hơi vui, dẫu sao nó vẫn
là một đứa trẻ. Cô vợ mới của anh kéo va li hành lí vào trong nhà, dang rộng
hai cánh tay muốn ôm con bé đang chơi dưới sàn nhà.
Con bé
vẫn ngớ ra và đứng nguyên tại chỗ, tỏ ra chút lúng túng.
Bố nó vội nói : "Kìa, con gái, con không nhận ra mẹ à?”
Con bé vẫn đứng
yên, không chịu sà vào lòng mẹ nó.
Bố nó giục :
"Mau chào mẹ đi con”.
Con bé bước
lên mấy bước gọi khẽ : “Mẹ”,
rồi sà vào
lòng cô vợ mới của bố.
Lúc này, anh
nhìn thấy những giọt nước mắt của cô ấy lăn dài trên má.
Ăn cơm trưa
xong, vợ mới của anh theo con bé đi vào phòng.
Cô nói với
nó : "Mẹ đọc truyện cho con nghe nhé !”
Con bé nói :
“Cháu biết cô không phải là mẹ, cô chỉ là bạn của mẹ cháu thôi phải không ạ?”
Vợ mới của
anh sững người.
Con bé
nghiêm túc thì thầm : “Cháu nói với cô một bí mật ! Mẹ cháu đã chết rồi. Cháu
nghe bà nội nói như vậy. Ông bà nội nói chuyện với nhau và cháu đã nghe được.
Chỉ có ông, bà và cháu biết là mẹ cháu đã chết thôi, giờ thì cả cô cũng biết nữa.
Mẹ cháu chết lúc cháu 1 tuổi, mẹ không bao giờ về nữa. Nhưng bố cháu thì vẫn cứ
tưởng mẹ cháu đang đi công tác ở nơi xa…”
Vợ mới của
anh vẫn không thốt ra được lời nào, con bé nói tiếp : "Nếu cô tốt với
cháu, tốt với bố cháu, cháu đồng ý cô làm mẹ của cháu”.
Con bé kéo
tay cô, ngoắc ngón tay bé xíu, nói tiếp : "Đây là bí mật của cô cháu mình
nhé, không bao giờ được để lộ cho bố biết. Nếu bố biết thì bố sẽ rất buồn…”
Anh đứng ở cửa
phòng, cắn chặt môi, lặng yên nghe con nói, bất giác hai mắt anh cay xè, muốn
chạy vào ôm con bé mà khóc...
Từ fb Tuan Mai SG
Vì sao Nhật Bản lại bỏ Tết Âm đón Tết Tây (Dương lịch)?
Lịch sử ngày Tết ở Nhật Bản
Từ năm 1844 cho đến ngày 31/12/1872 (năm Minh Trị thứ V) tết truyền thống của Nhật Bản theo lịch Thiên Bảo (天保暦, Tempo reki), đến năm Minh Trị thứ VI, ngày tết của đất nước Nhật Bản chính thức được chuyển thành ngày 01/01 theo dương lịch.
Nhờ việc thay đổi này mà chính phủ Nhật Bản đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc trả lương tháng 13 cho công chức đồng thời giảm bớt số ngày nghỉ góp phần tăng sản lượng quốc gia.
Thật ra, lý do chính mà người Nhật dùng lịch phương Tây là vì giới lãnh đạo Nhật muốn thoát khỏi cảnh ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Trung Quốc, đồng thời nhận thấy rằng văn minh phương Tây đã phát triển hơn châu Á về nhiều mặt.
Tết ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, người ta còn sử dụng lịch âm lịch hay không?
Trước đây người Nhật sử dụng lịch của người Trung Quốc (Âm Lịch). Từ năm 1873, ngày dương lịch đã du nhập vào đất nước Nhật Bản và hiện nay vẫn được sử dụng rất phổ biến, chẳng hạn trên tất cả các tờ lịch, cuốn lịch đều ghi số năm theo lịch của phương Tây.
Tuy nhiên hiện nay, người Nhật họ vẫn áp dụng cách đếm năm theo cách của họ, đó là hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời, cách đánh số này rất phổ biến trong các form mẫu, giấy tờ ở khắp nơi tại Nhật.
Tết ở Nhật Bản
Người Nhật đón tết dương lịch thế nào?
Mặc dù người dân đón Tết theo lịch của phương Tây, nhưng phong tục đón năm mới của người Nhật vẫn mang đậm nét văn hóa phương Đông.
Vào những ngày cuối giáp Tết, người dân Nhật Bản đi sắm sửa đồ dùng trong dịp Tết. Các cửa hàng và khu mua sắm rất tấp nập. Ngoài ra, vào ngày này để chào đón vị thần Toshigami - sama đến nhà, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ.
Sau đó, người dân Nhật sẽ tiến hành trang hoàng nhà cửa. Họ thường trang hoàng vào ngày 28 hoặc 30, vì ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với "hai lần đau". Mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa vì theo tín ngưỡng cổ truyền thì vị thần Toshigami - sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này. Trên khung cửa của các gia đình Nhật Bản còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng (tượng trưng cho sự trinh bạch không tì vết), quả quýt (tượng trưng cho sự thịnh vượng), thừng bện bằng cỏ (dâng lên thần linh cầu tài lộc), dải giấy trắng (xua đuổi tà ma).
Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết. Bánh Tết Nhật Bản được người dân làm vào ngày 28 hoặc ngày 30 Tết. Bánh Tết cùng với các món như ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh thường được đưa lên cúng thần linh. Cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận giữa mọi thành viên trong gia đình. Khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh đẩy trừ tà khí. Các món ăn làm trong dịp Tết có nguyên liệu như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khoai lang, tảo, hạt dẻ, cá khô. Đây là những món ăn đơn giản, mang ý nghĩa cầu mong mọi sự tốt lành.
Đêm 30 Tết, mọi gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa tất niên. Đến thời khắc giao thừa, các ngôi chùa thiêng sẽ điểm 108 hồi chuông. Người Nhật bản tin rằng những tiếng chuông này sẽ giúp họ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Chủ gia đình sẽ đọc lời chúc mừng năm mới và sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bánh Tết, uống rượu. Người dân Nhật bản tin rằng vị thần Toshigami - sama sẽ truyền sinh lực vào bánh Tết, nên sau khi cúng thần chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi thành viên trong gia đình thưởng thức.
Cũng giống như Việt Nam, ngày 30 tết mọi gia đình Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa tất niên.
Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may. Mỗi năm có một hướng tốt nên người Nhật sẽ đi lễ chùa theo hướng của năm đó. Khi vào chùa mọi người phải rửa tay và súc miệng trước, sau đó mới được hành lễ.
ừ ngày mùng 1 Tết, người Nhật sẽ đi chúc Tết những cấp trên, họ hàng, bạn bè thân thích. Người Nhật gọi ba ngày đầu năm mới là "ba ngày chúc tụng". Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà. Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ con như các nước châu Á khác.
Một nét đặc sắc trong phong tục đón năm mới của người Nhật là tặng thiệp mừng năm mới. Người Nhật rất chịu khó viết thiệp chúc mừng gửi đến bạn bè, họ hàng. Ông Hideo Suzuki, công sứ Nhật ở Việt Nam đã nói rằng ông đã từng viết đến hơn 200 tấm thiệp chúc mừng năm mới. Thường thì ông bắt đầu viết từ giữa tháng 12 và mang đến bưu điện để gửi trước năm mới 3 - 4 ngày. Bưu điện Nhật Bản sẽ giữ những tấm thiệp và chuyển đến người nhận đúng vào ngày mùng 1 Tết.
Tuy nhiên, đối với rất nhiều người trung niên và cao tuổi ở Nhật Bản, dù họ đón Tết Dương nhưng vẫn muốn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của người Nhật. Vì thế, mỗi lần năm mới đến, người già Nhật Bản vẫn thường ngưỡng vọng về những ngày Oshogatsu xa xưa đang dần bị mai một.
Tuấn Aet1527 Phan sưu tầm trên NET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét