Nebuchadnezzar II là một trong những vị vua vĩ đại nhất của đế chế Babylon. Ông hoàng này giúp Babylon hùng mạnh trước Ai Cập và Assyria nhờ xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu và thiện chiến.
Nebuchadnezzar II hay còn gọi Nebuchadrezzar II (sinh năm 630 trước Công nguyên - mất năm 561 trước Công nguyên) là vị vua thứ hai của đế chế Babylon. Ông hoàng này trị vì đất nước từ năm 605 trước Công nguyên cho đến khi qua đời.
Ngay từ khi là một người thừa kế ngai vàng, Nebuchadnezzar II bộc lộ tài năng quân sự. Trong số này có việc vào năm 607 trước Công nguyên - 606 trước Công nguyên, Nebuchadnezzar II chỉ huy một đội quân và cùng chiến đấu với vua cha tại vùng núi phía bắc Assyria.
Sau đó, Nebuchadnezzar II trực tiếp dẫn binh và chỉ huy một số chiến dịch quân sự quan trọng của Babylon.
Kể từ khi lên ngôi vua, Nebuchadnezzar II tiếp tục chứng tỏ khả năng lãnh đạo và tài cầm quân thông qua việc chỉ huy quân đội đánh bại lực lượng Ai Cập tại Carchemish và Hamath.
Theo đó, vương quốc Babylon của Nebuchadnezzar II nắm quyền kiểm soát toàn bộ Syria.
Đội quân hùng mạnh của Nebuchadnezzar II cũng chinh phạt được một số vùng đất khác. Theo đó, Babylon trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh nhất khi ấy.
Không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, vua Nebuchadnezzar II của Babylon còn ghi dấu ấn với những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế. Dưới sự trị vì của ông, kinh tế ở Babylon vô cùng phát triển.
Vua Nebuchadnezzar II có những chính sách phát triển văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc... Trong số này, nhiều công trình kỳ vĩ như đền thờ, cung điện được xây dựng.
Nổi tiếng nhất là Vườn treo Babylon được xây dựng dưới thời vua Nebuchadnezzar II. Đây là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Theo một số tài liệu, Vườn treo Babylon là món quà vua Nebuchadnezzar II dành tặng cho vợ - Hoàng hậu Amytis để bà vơi bớt nỗi nhớ quê hương.
Tâm Anh (theo Ancient-origins)
Choáng váng phát minh 'kỳ quái' của hai nhà khoa học thiên tài
Thomas Edison và Nikola Tesla là hai nhà khoa học thiên tài với nhiều thành tựu trong lĩnh vực sáng chế. Nhưng, họ cũng có những phát minh 'dị' khiến người đời khiếp sợ như điện thoại nói chuyện hồn ma và máy tạo động đất.
Nhà khoa học thiên tài Thomas Edison nổi tiếng với nhiều sáng chế vĩ đại. Ông có hơn 1.000 bằng sáng chế. Trong số này nổi tiếng nhất là bóng đèn. Sáng chế này của Edison được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh những phát minh có tính ứng dụng cao, nhà khoa học Edison có một số sáng chế kỳ quặc. Đáng chú ý là việc ông sáng chế điện thoại trò chuyện với hồn ma
Edison đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của thế giới linh hồn. Vào cuối những năm 1920, ông cùng một số nhà khoa học có mặt tại một phòng thí nghiệm bí mật. Họ cùng nhau ghi lại giọng nói và sự hiện diện của linh hồn thông qua loa, máy phát và một số dụng cụ thí nghiệm khác.
Theo một số tài liệu, cỗ máy dùng để trò chuyện với linh hồn do Edison sáng chế có chùm sáng nhỏ phát ra từ một ngọn đèn mạnh. Nó có thể dò được những hạt vật chất nhỏ nhất. Các hạt này sẽ chứng minh cho sự tồn tại của phần vật chất trong linh hồn của con người lưu lại sau khi qua đời.
Dù thực hiện nghiên cứu trên trong nhiều giờ đồng hồ nhưng nhóm của ông Edison không phát hiện được bất cứ hồn ma nào. Sau khi Edison qua đời, không ít người tìm kiếm bản thiết kế điện thoại trò chuyện với hồn ma để cải tiến, thử nghiệm nhưng không thể. Nguyên do là bởi người ta không tìm thấy nguyên mẫu nào cũng như bản vẽ chính thức của sáng chế "dị" đó.
Tương tự như Thomas Edison, Nikola Tesla cũng là nhà khoa học thiên tài với nhiều sáng chế được đánh giá cao như điện không dây, robot... Tuy nhiên, nhà khoa học Tesla khiến dư luận xôn xao khi có một sáng chế kỳ quái mà không mấy người mong muốn nó hoạt động là máy tạo ra động đất.
Theo các ghi chép, vào năm 1893, ông Tesla xin cấp bằng sáng chế cho bộ dao động cơ học chạy bằng hơi nước mà ông thiết kế để rung lên xuống tốc độ rất cao nhằm tạo ra điện.
Đến năm 1898, nhà phát minh Tesla tuyên bố với báo giới rằng cỗ máy dao động khiến mặt đất rung chuyển trong khi ông đang điều chỉnh nó tại phòng thí nghiệm ở New York.
Điều này khiến người dân sống trong tòa nhà đó sợ hãi và vội vã bỏ chạy do sợ công trình này đổ sập vì động đất. Trước tình hình nguy cấp đó, Tesla phá hủy thiết bị tạo ra động đất mà ông đang thử nghiệm để kết thúc sự việc.
Về sau, Tesla thừa nhận rằng cỗ máy tạo động đất của ông có thể đánh đổ tòa nhà Empire State. May mắn là sau đó nhà khoa học Tesla từ bỏ sáng chế trên để tránh xảy ra những thảm họa tồi tệ cho người dân.
Tâm Anh (theo LS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét