Nhất định phải chia sẻ cho những người bạn bên cạnh cùng biết.
1. Bữa tối và béo phì
90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.
2. Bữa tối với bệnh tiểu đường
Ăn bữa tối quá no suốt một thời gian dài, thường kích thích tiết tố insulin, có thể dễ dàng làm tăng chất tăng trọng insulin, đẩy nhanh quá trình lão hóa,và dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bữa tối ăn quá nhiều, ăn quá bổ, hình thành béo phì mặt khác cũng dẫn đến bệnh tiểu đường.
3. Bữa tối và ung thư ruột kết
Bữa tối, nếu bạn ăn quá đầy đủ, các thực phẩm chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các vi khuẩn bên trong đường ruột sẽ sản sinh ra một số chất độc hại,cộng với việc hoạt động ít khi chìm vào trạng thái ngủ, làm cho nhu động ruột chậm lại, kéo dài thời gian kết tủa của các chất độc hại trong ruột, tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.
4. Bữa tối và sỏi thận
Canxi trong cơ thể người sẽ tăng cao nhất sau bữa ăn 45 giờ,nếu ăn tối quá muộn, khi lượng canxi tăng lên cao điểm, thường là lúc cơ thế đang chìm vào giấc ngủ, đồng thời nước tiểu trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo và đường tiết niệu khác không thể bài tiết, dẫn đến tăng canxi niệu, dễ dàng tạo thành các tinh thể nhỏ,về lâu dài sẽ mở rộng và hình thành sỏi.
5. Bữa tối và mức độ tăng lipid máu
Bữa tối nếu nạp lượng protein, chất béo, calo cao, sẽ kích thích gan sản sinh các lipoprotein ở mật độ cực thấp, triglycerides cũng có xu hướng tăng lên, dẫn đến tăng lipid trong máu.
6. Bữa tối và tăng huyết áp
Nếu thực đơn trong bữa tối là thịt, cá, cộng với tốc độ lưu thông máu chậm lại trong khi ngủ, một lượng lớn các chất béo sẽ tích tụ trong mạch, khiến động mạch co lại hẹp hơn, hỗ trợ tăng trưởng mạch máu ngoại vi, làm cho huyết áp dễ dàng đột ngột tăng cao, hơn nữa còn tăng tốc xơ cứng hệ thống tiểu mạch.
7. Bữa tối với xơ vữa động mạch và bệnh tim
Chế độ dinh dưỡng bữa tối với hàm lượng chất béo quá cao, nhiệt lượng cao có thể sinh ra cholesterol rồi tích tụ trong thành động mạch gây xơ vữa động mạch và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim. Ngoài ra, còn một lý do dẫn đến sự hình thành xơ vữa động mạch là sự lắng đọng canxi trong huyết quản, vì dinh dưỡng quá nhiều vào bữa tối và ăn tối quá muộn là những lý do dẫn đến bệnh tim mạch.
8. Bữa tối và gan nhiễm mỡ
Nếu bạn ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, nồng độ của các axit béo và glucose sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất béo, cộng thêm việc ít hoạt động vào ban đêm, cũng đẩy nhanh việc chuyển hóa chất béo, hính thành gan nhiễm mỡ.
9. Bữa tối và viêm tụy cấp tính
Bữa tối nếu ăn uống quá nhiều, còn xử dụng rượu, dễ dàng gây ra viêm tụy cấp tính, thậm chí khiến bạn sốc trong khi ngủ, đột tử.
10. Bữa tối và thoái hóa não
Nếu duy trì thói quen ăn quá nhiều bữa ăn tối, khi ngủ, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác gần đó vẫn đang hoạt động, khiến cho não bộ không thể nghỉ ngơi, máu lưu thông lên não không đủ, do đó ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của não chuyển hóa, tăng tốc lão hóa não. Những thanh niên thường ăn tối như một ông hoàng sẽ dẫn đến một trong năm nguy cơ chính gây mất trí nhớ lúc về già.
11. Bữa tối và chất lượng giấc ngủ
Dùng bữa tối quá thịnh soạn và ăn quá no, chắc chắn sẽ dẫn đến dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy tiếp tục làm việc trong khi ngủ, thông qua đó gửi thông điệp lên não, não ở trạng thái kích thích, dẫn đến ngủ mơ, mất ngủ, theo thời gian sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh khác.
Sưu Tầm
CẨN THẬN VỚI VIỆC UỐNG NƯỚC CỦA NGƯỜI GIÀ
Mùa đông năm trước, Mẹ tôi bị viêm phổi, phải đi cấp cứu rồi nằm viện 10 ngày.
Bản thân tôi và mọi người xung quanh đều nghĩ rằng Mẹ bị viêm phổi vì trời lạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự lại không phải như vậy.
Hôm nay tôi muốn kể lại để chia sẻ với mọi người một kinh nghiệm mới mà tôi tin rằng CÓ NHIỀU NGƯỜI CHƯA TỪNG NGHE NÓI! Đợt đó, Mẹ tôi bị ho kéo dài, khò khè, và ho có đàm. Sợ Mẹ bị viêm phổi, tôi lấy hẹn đưa Mẹ đi bác sĩ.
Nghe phổi của Mẹ, ông bác sĩ gia đình (bs Việt Nam) khẳng định chỉ là ho bình thường thôi, không phải viêm phổi. Bác sĩ không kê toa mà biểu tôi ra mua thuốc over the counter (là thuốc mua tự do, không cần toa bác sĩ). BS dặn là thuốc này làm loãng đàm, sẽ khiến bệnh nhân ho nhiều, nhưng không có gì đáng lo.
Cả đêm, Mẹ tôi ho suốt. Tới gần sáng thì Mẹ bắt đầu bị đau mạn sườn bên phải. Cơn đau càng lúc càng nhiều, cử động cũng đau, đi hay đứng, hay nằm cũng đau. Tôi gọi xe cứu thương. Họ tới nơi, kiểm tra mọi triệu chứng, nghe tim nghe phổi, rồi đưa Mẹ đi cấp cứu.
Tới bệnh viện, họ lập tức chỉ định thử máu, chụp CT, chụp X quang, đo điện tim vv... Nói chung là mọi loại xét nghiệm cần thiết đều được thực hiện trong vòng một tiếng đồng hồ.
Không bao lâu sau, họ có kết luận ngay là Mẹ tôi bị viêm phổi. Đến chiều, sau khi thực hiện thêm vài bước kiểm tra nữa, họ nói trong phổi có nước (fluid). Tuy nhiên, do lượng fluid không nhiều lắm nên họ không cho rút ra, chỉ điều trị bằng trụ sinh.
Đến ngày thứ ba, họ cho chụp hình lại, và thấy fluid vẫn còn y nguyên. Quyết định đưa đi rút fluid trong phổi ra. Tiếc là, fluid trong phổi Mẹ tôi quá đặc, ông bác sĩ dùng hết sức bình sinh kéo ống xy lanh mà chỉ có thể kéo ra một giọt fluid bé xíu.
Vậy là ông bác sĩ đành chịu thua, chỉ ráng gửi một giọt fluid đó qua lab để họ coi thử coi có kết luận được gì không. Ngay sau đó, họ chuyển Mẹ tôi qua một phòng chụp hình khác. Ở đây, Mẹ được ngồi trước một cái máy chụp quang tuyến có nối thẳng với màn hình.
Thay vì chỉ chụp hình, máy sẽ truyền hình ảnh lên màn hình trước mặt để chính bệnh nhân có thể nhìn thấy cùng với hai vị bác sĩ chuyên môn.
Vì Mẹ không rành tiếng Mỹ, cần có thông dịch, nên tôi cũng được có mặt trong phòng lúc đó. Họ nói họ muốn theo dõi phản xạ nuốt của Mẹ tôi.
Họ cho Mẹ nhai bánh, uống dung dịch đặc, và uống nước lọc. Mỗi khi Mẹ cắn, nhai, và nuốt (hay uống nước, rồi nuốt), màn hình sẽ hiện lên hình ảnh thực quản và khí quản của Mẹ. Bánh hay nước thì được thể hiện bằng màu đỏ. Nhìn lên màn hình, người ta có thể thấy đường đi của bánh hay nước (màu đỏ), đi thẳng vô thực quản hay không.
Lúc Mẹ ăn bánh, và uống dung dịch đặc thì đường màu đỏ đi thẳng vô thực quản. Đến lúc Mẹ tôi uống nước thì có một ít nước bị lọt qua khí quản. Cả 2 vị bác sĩ cùng gật gù, và yêu cầu Mẹ uống lại lần nữa. Lần này, trước khi uống, Mẹ được yêu cầu CÚI ĐẦU XUỐNG để cằm hướng vô cổ. Trong tư thế đó, Mẹ tôi uống nước, và nước chảy trọn vô thực quản, không còn “đi lạc” qua khí quản nữa.
Sau đó, họ giải thích lại cho tôi hiểu, rằng khi chúng ta uống nước, thỉnh thoảng cũng có nước chảy lạc qua khí quản.
Theo phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ SẶC. Nhưng người già có khi mất phản xạ SẶC. Khi đó, những tia nước nhỏ đi lạc vô khí quản sẽ đi thẳng xuống phổi và nằm lại đó. Lâu dần, nó gây ra viêm phổi. Và đặc biệt là nó gây tổn thương cho phổi bên phải. Vì vậy, Mẹ tôi mới bị đau bên mạn sườn bên phải, nơi có vết fluid trong phổi. Như vậy, trận viêm phổi đợt đó của Mẹ tôi không phải là do bị nhiễm lạnh mà ra.
Nguyên nhân thật sự LÀ DO UỐNG NƯỚC VÀ NƯỚC ĐI LẠC VÔ KHÍ QUẢN, mà Mẹ tôi thì MẤT PHẢN XẠ SẶC. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ dặn Mẹ tôi mỗi khi uống nước nhớ cúi đầu xuống. Cách tốt nhất là uống nước bằng ống hút. Vì khi uống bằng ống hút, tự nhiên mình sẽ cúi đầu xuống để ngậm uống hút.
Dĩ nhiên, không phải người già nào viêm phổi cũng vì lý do này. Nhưng đây cũng là một lý do. Đã được nghe các bác sĩ giải thích, được tận mắt chứng kiến quá trình bác sĩ kiểm tra và kết luận, tôi muốn kể lại mọi người cùng biết.
Ví dụ như một lúc nào đó các bạn nhận ra cha mẹ già của mình không còn hay bị sặc nữa, thì có lẽ cũng nên khuyên ông bà uống nước bằng ống hút cho an toàn, nếu không thì cũng chú ý tư thế cúi đầu xuống, hướng cằm vô cổ khi uống nước...
Hay nếu thấy người thân ho mà đau mạn sườn bên phải thì bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ cho làm test kiểm tra theo hướng này. Một chút chia sẻ để bạn bè cùng biết. Mong các vị thân sinh của chúng ta luôn được bình an, mạnh khỏe, vui vầy cùng con cháu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét