Du thuyền chở khách ngày càng khổng lồ khiến tàu Titanic như tàu đánh cá
(Dân trí) - Khoảng 20 năm trở lại đây, sự xuất hiện của những du thuyền chở khách được thiết kế kích thước khổng lồ đang nhiều thêm khiến tàu Titanic chỉ như một tàu đánh cá cỡ nhỏ.
Tàu du lịch ngày càng khổng lồ
Chỉ trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, các tàu du lịch đã tăng gấp đôi kích thước so với trước. Các chuyên gia lo ngại, điều này có thể gây ra tiền lệ khiến tàu chở khách càng lớn hơn nữa trong tương lai, gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn.
Một nghiên cứu do nhóm vận động hành lang năng lượng sạch châu Âu T&E thực hiện cho thấy, các tàu chở khách lớn nhất hiện nay đã to gấp đôi so với những năm 2000. Điều này gây ra cảnh báo về tác động môi trường đối với ngành công nghiệp du lịch toàn cầu đang phát triển nhanh chóng.
Các báo cáo chỉ ra rằng, tàu du lịch lớn nhất ra khơi vào năm 2050 có thể to hơn tàu Titanic gấp 8 lần nếu tốc độ vẫn tiếp tục tăng trưởng như hiện tại. Con tàu huyền thoại Titanic ra khơi vào năm 1912 có chiều dài 269m, chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 18m và nặng 46.329 tấn. Vào thời điểm đó, đây là tàu chở khách lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, du thuyền khổng lồ lớn nhất hiện nay là Icons of the Seas thuộc tập đoàn Royal Caribbean. Tàu nặng 248.663 tấn, lớn gấp 5,4 lần so với tàu Titanic. Sức chở khách của tàu này cũng tăng lên gấp 2 đến 3 lần.
Khi ra mắt, du thuyền này đã gây choáng váng bởi kích thước khổng lồ. Tổng chiều dài của nó là 364,7m, dài hơn các tàu du lịch Oasis Class trước đây. Tuy nhiên, con tàu dài nhất từng được chế tạo thuộc về tàu chở dầu Seawise Giant dài khoảng 458m trước khi ngừng hoạt động vào năm 2009.
"Những du thuyền khổng lồ ngày nay đang biến Titanic trông giống như một chiếc tàu đánh cá cỡ nhỏ", ông Inesa Ulichina, giám đốc vận tải bền vững tại T&E, mô tả.
Vậy những "gã khổng lồ" này còn tăng thêm kích thước bao nhiêu nữa trong bối cảnh ngành du lịch đang phát triển và lượng khí thải của ngành này có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát?
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Ước tính khoảng 35 triệu du khách sẽ sử dụng tàu du lịch trong năm 2024, tăng khoảng 6% so với mức trước đại dịch. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu du lịch bằng đường biển vẫn rất phát triển.
Chính vì thế, các chuyên gia tàu biển vẫn đang tìm cách giải quyết vấn đề đáng báo động khi vận hành tàu du lịch. Đó là khống chế lượng khí thải xả ra môi trường thế nào.
Đây vốn là lĩnh vực thải ra lượng CO2 lớn. Ước tính các tàu du lịch đã xả ra lượng carbon dioxide vào môi trường trong năm 2022 nhiều hơn 17% so với năm 2019. Trong cùng khoảng thời gian này, lượng khí thải methane cũng tăng tới 500%.
Trong báo cáo mới nhất của T&E, với tốc độ bùng nổ của ngành du lịch trong những năm gần đây, khí hậu toàn cầu đang phải trả giá.
Báo cáo lưu ý rằng, lượng khí thải CO2 từ các tàu du lịch ở châu Âu cao hơn gần 20% vào năm 2022 so với năm 2019.
Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế, tàu du lịch và các tàu biển khác được cho là cần chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải nhà kính toàn cầu mỗi năm.
Trong khi các tàu du lịch được miễn thuế nhiên liệu cùng với hầu hết các loại thuế doanh nghiệp và thuế tiêu dùng, báo cáo cũng chỉ ra rằng, mức thuế 54USD có thể áp dụng vào vé của du khách, qua đó mang lại 1,75 tỷ USD trên toàn cầu.
Một số điểm đến trên thế giới cũng chứng kiến lượng khách du lịch tới ồ ạt bằng đường thủy nên buộc phải đưa ra phương án hạn chế dòng khách này.
Đơn cử như hòn đảo Santorini ở Hy Lạp đang tìm cách cắt giảm khách du lịch tới bằng tàu du lịch. Giới chức thành phố kênh đào Venice ở Italia cũng cấm tàu du lịch lớn đi vào đầm phá để giảm thiểu những tác động tới nhiều công trình lớn.
Vị vua đánh tan giặc Minh, lập nên triều đại mạnh nhất lịch sử Việt Nam nhưng chỉ trị vì được 5 năm
Tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa.
Rằm tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh (tức thành Thăng Long), đại xá, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh, lấy hiệu là Lê Thái Tổ. Là hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê vua Lê Thái Tổ mở đầu cho triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tồn tại 99 năm (1428 – 1527), triều đại Hậu Lê được chia làm 2 giai đoạn: Lê Sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789. Đây là triều đại phong kiến “từ tay trắng dựng nên nghiệp lớn”, tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Triều đại Hậu Lê có tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng có 16 vua. Đây là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt.
Ảnh minh họa.
Năm 1428, ngay sau khi chuẩn bị lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã bàn luận để đưa ra luật trị nước. Sau đó, ông ban hành 1 số luật lệ mà đến nay vẫn còn được bảo lưu trong Đại Việt sử ký toàn thư như Luật lệnh về kiện tụng (năm 1428); luật lệnh cấm đánh cờ bạc, uống rượu (năm 1428); luật lệnh không được bỏ ruộng đất hoang (năm 1429).
Vua Lê Thái Tổ chủ trương xây dựng xã hội lấy nông nghiệp làm gốc từ đó đưa ra các chính sách để phát triển nông nghiệp như ban cấp ruộng đất và miễn giảm tô thuế. Những chủ trương của vua Lê Thái Tổ trong phát triển nông nghiệp được các vua Lê đời sau tiếp thu và phát triển hơn.
Lăng mộ vua Lê Thái Tổ thuộc quần thể khu di tích Lam Kinh ở Thanh Hóa.
Tuy nhiên, chỉ trị vì đất nước được 5 năm thì ngày 22.8/1433 âm lịch vua Lê Thái Tổ đã qua đời, thọ 49 tuổi. Ông được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn (Thanh Hóa).
Đây là triều đại duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có 1 sự kiện đặc biệt khi 2 anh em cùng chung 1 ngai vàng trị vì đất nước, tuy nhiên chỉ trong vòng 20 năm trị vì, cả 2 lần lượt qua đời.
Theo SHTT
Những người cao nhất trên thế giới được tìm thấy ở châu Phi. Phần lớn bắt nguồn từ bộ tộc Dinka và Nuer của Nam Sudan.
Bộ tộc Dinka và Nuer của Nam Sudan được biết đến là những cộng đồng có chiều cao trung bình cao nhất thế giới. Những bức ảnh dưới đây ghi lại hình ảnh của những người thuộc bộ tộc này, nổi bật với chiều cao ấn tượng, là một minh chứng sống động cho đặc điểm di truyền độc đáo của họ.
Người Dinka và Nuer có chiều cao trung bình nổi bật, với nhiều người trong bộ tộc đạt chiều cao trên 2 mét. Chiều cao này không chỉ là một điểm đặc biệt về mặt di truyền mà còn là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của họ. Các bộ tộc này chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, cung cấp một nguồn dinh dưỡng phong phú từ sữa và thịt.
Bộ tộc Dinka và Nuer sống trong những ngôi nhà tranh truyền thống, được xây dựng từ vật liệu tự nhiên như gỗ và rơm. Họ có một lối sống gắn bó mật thiết với thiên nhiên và động vật, điều này thể hiện rõ qua cách họ xây dựng nhà cửa và tổ chức cuộc sống hàng ngày. Lễ hội và nghi lễ truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của họ, thể hiện sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ.
Bộ tộc Dinka và Nuer của Nam Sudan là một ví dụ nổi bật về sự đa dạng di truyền và văn hóa trên thế giới. Chiều cao ấn tượng của họ không chỉ là một đặc điểm ngoại hình mà còn là một phần quan trọng của bản sắc văn hóa và lối sống.
Những bức ảnh về họ không chỉ mang đến cái nhìn sâu sắc về một cộng đồng độc đáo mà còn là một lời nhắc nhở về sự đa dạng và phong phú của nhân loại.
Nếu có dịp, việc tìm hiểu và khám phá về cuộc sống và văn hóa của các bộ tộc này chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm và kiến thức thú vị.
Nguồn: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét