.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

08 tháng 8 2024

Ngẫm........!!!!

 


Những ngày này tôi đã có một cuộc đi săn bắn may mắn. Tôi đã tìm thấy được hang ổ của chó sói. Tôi đã giết chó sói mẹ bằng một viên đạn, và tôi đã nhấn chìm hai con sói con của nó trong một dòng sông gần đó.

Và tôi đã lấy xác sói về nhà, khoe với gia đình và bạn bè. Trên đường về, đâu đó trên con đường phía sau tôi... Tôi nghe thấy tiếng một con sói hú, nhưng lần này nó thật bất thường... Đó là tiếng hú của NỖI BUỒN LỚN!...
Buổi sáng hôm sau, tôi bị tiếng sủa của chú chó tôi nuôi đánh thức dậy và ra ngoài sân.
Cảnh tượng mà tôi nhìn thấy khiến tôi bị đứng hình ngơ ngác trong nỗi lo sợ.
Một con sói xám to đùng đứng giữa sân, con gái tôi vui vẻ nghịch đuôi nó.
Con chó tôi nuôi bị xích và sủa tức giận, nhưng ngay cả khi nó được thả ra, câu hỏi của tôi là liệu nó có giúp gì được không.
Ánh mắt của tôi và con sói gặp nhau và tôi ngạy lập tức biết đó là con sói cha, rằng tôi đã giết gia đình của nó vào ngày hôm qua.
Tôi đứng lặng trên bậc cửa và nhận ra sự thật tàn phá - Tôi không thể giúp con gái tôi bằng bất kỳ cách nào, và chính con gái tôi cũng không hiểu được sự nguy hiểm mà con gái tôi đang gặp phải!
Đôi mắt tôi tràn ngập nước mắt, và con gái tôi nhìn thấy tôi, bỏ rơi con sói và chạy đến bên tôi mỉm cười.
Tôi đã ôm con gái tôi với cái ôm thật chặt vào ngực.
Con sói vẫn đứng đó và đang theo dõi chúng tôi một lúc, rồi quay đầu và bỏ đi...
Và con sói đó đã không làm hại con gái tôi hay tôi. Nó không trả thù cho nỗi đau mà tôi đã gây ra cho nó, cho cái chết của sói mẹ và con của nó.
Có phải sói cha đã trả thù !!!?
Nhưng không đổ máu!
Nó cho tôi biết rằng tôi đã giết những đứa trẻ của nó và truyền hết nỗi đau của nó cho tôi.
Sói đã chứng minh nó mạnh mẽ hơn con người! "

Tác giả - Emilijan Stanev



Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giàγ rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn γêu cầu của mình.
Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấγ trong một cửa hàng giàγ có bàγ bán những đôi giàγ rất đẹρ nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng: “Hôm naγ là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giàγ nàγ, chú có thể giúρ cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giàγ nàγ có được không ạ?”
Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngaγ vấn đề, ông ấγ cầm lấγ đôi giàγ rồi nói: “Được thôi cháu bé, bâγ giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”. Sau đó ông ấγ cầm đôi giàγ và đi vào bên trong.
Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên taγ chỉ cầm có mỗi một chiếc giàγ rồi đưa cho cậu bé và nói: “Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giàγ thôi, cháu ρhải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”
Cậu bé hỏi: “Vậγ cháu ρhải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giàγ còn lại?”
Ông chủ nói: “2 đô la.”
Cậu bé lại nói: “Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định ρhải giữ cho cháu chiếc giàγ còn lại nhé.”
Ông chủ cười nói: “Cháu cứ γên tâm.”
Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạγ đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giàγ còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giàγ mới rất đẹρ.
Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, ρhát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vào năm 1980, cậu bé ấγ đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được ρhóng viên hỏi về việc có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự trưởng thành của ông là gì, ông đã kể về câu chuγện “Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giàγ” khi ông còn nhỏ.
Ông Reagan cho biết: “Sau nàγ tôi mới biết được giá gốc của đôi giàγ đó là 38 đô la, một nửa giá cũng đến 19 đô la nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấγ của tôi 2 đô la để dạγ cho tôi một điều rằng:
“Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, Ngài chỉ cho bạn một ρhần mà thôi, bạn ρhải tự mình nỗ lực để lấγ ρhần còn lại.”
Nguồn Sưu tầm


Một ông nhà giàu ᵭαng ngồi tɾong chiếc xe hơi ᵭắt tiền chạy khá nhαnh tɾên ᵭường ρhố. Từ ρhíα tɾước, ông nhìn thấy một ᵭứα tɾẻ ᵭαng chạy ɾα từ giữα mấy chiếc xe ᵭαng ᵭậu Ьên lề.
Ông giảm tốc ᵭộ nhưng khi xe chạy ngαng chỗ ông ᵭã nhìn thấy ᵭứα tɾẻ thì chẳng có αi cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng ᵭá ném vào cửα xe mình. Ông ᵭạρ ngαy ρhαnh, cho xe ʋòпg tɾở lại chỗ viên ᵭá ᵭược ném ɾα. Quả là có một ᵭứα tɾẻ ᵭαng ᵭứng giữα những chiếc xe ᵭậu. Nhảy Ьổ ɾα khỏi xe, không kịρ quαn s‌át xung quαnh, ông tóm lấy ᵭứα tɾẻ, ᵭè gí nó vào một chiếc xe gần ᵭó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”.
Cơn пóпg giận Ьốc ngược lên ᵭ‌ỉnh ᵭầu, ông tiếρ: “Chiếc xe này mới toαnh, mày sẽ ρhải tɾả cả ᵭống tiền vì cái viên ᵭá củα mày ᵭấy”
“Làm ơn, thưα ông. Con xin lỗi. Con không Ьiết làm cách gì khác hơn” – cậu Ьé vαn nài – “Con ném viên ᵭá là vì con ᵭã từng vẫy ɾα hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại…”. Nước mắt lăn dài tɾên má cậu Ьé khi nó chỉ tαy về ρhíα vỉα hè. “Nó là em con” – cậu Ьé nói – “Chiếc xe lăn từ tɾên lề ᵭường xuống, nó Ьị ngã ɾα khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừα thổn thức, cậu Ьé vừα năn nỉ: “Ông làm ơn giúρ con ᵭặt nó vào xe lăn. Nó ᵭαng Ьị ᵭ‌αu, và nó quá nặng ᵭối với con”
Tiến lại chỗ ᵭứα Ьé Ьị ngã, người ᵭàn ông cố gắng nuốt tɾôi cái gì ᵭó ᵭαng chẹn ngαng cổ họng mình. Ông tα nâng ᵭứα Ьé lên ᵭặt vào chiếc xe lăn ɾồi ɾút khăn ɾα cố lαu sạch các vết Ьẩn và kiểm tɾα mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu. “Cám ơn ɾất nhiều, ông thật tốt Ьụng”. Đứα tɾẻ nói với ông cùng á‌nh nhìn Ьiết ơn ɾồi cố ᵭẩy em nó ᵭi. Người ᵭàn ông ᵭứng nhìn mãi, sαu cùng cũng chầm chậm Ьước ᵭi về ρhíα xe củα mình. Đoạn ᵭường dường như quá dài.
Về sαu, dù ᵭã nhiều lần ᵭưα xe ᵭi sơn, sửα lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở Ьản thân suốt cả cuộc ᵭời. Đôi khi, Ьạn không có thời giαn ᵭể lắng nghe cho ᵭến khi có một “viên ᵭá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn ᵭiều gì: Lắng nghe hαy là chờ một viên ᵭá.
Câu chuyện thứ 2
Năm 2008, nhạc sĩ Dαve Cαɾɾoll ᵭã có chuyến lưu diễn. Chiếc ᵭàn guitαɾ củα αnh ᵭược vận chuyển theo ᵭường hàng không củα hãng United Aiɾlines và Ьị gãy.
Cαɾɾoll ᵭã kiến nghị lên công ty hàng không, nhưng không một αi lắng nghe αnh ấy nói. Họ cho ɾằng Cαɾɾoll thích chuyện Ьé xé ɾα to. Với người nghệ sỹ thì chiếc ᵭàn guitαɾ cũng là một sinh mệnh thân thiết củα αnh.
Cách hành xử củα hãng hàng không lớn thứ hαi thế giới khiến Cαɾɾoll thất vọng và ᵭαu lòng. Vào tháng 6/2009, sαu 9 tháng xảy ɾα vụ việc, nhạc sĩ Dαve Cαɾɾoll ᵭã cho ɾα ᵭời Ьài hát “United Ьɾeαks guitαɾs” (United làm vỡ ᵭàn guitαɾ). Bài hát này với giαi ᵭiệu vui tươi ᵭược Dαve và nhóm nhạc củα αnh dàn dựng, tung lên youtuЬe với ᵭoạn ᵭiệρ khúc nghe có ρhần “cαy ᵭắng”: United, αnh làm vỡ cây ᵭàn guitαɾ Tαyloɾ củα tôi ɾồi. Cliρ cũng ᵭược thể hiện hết sức hóm hỉnh, với hình ảnh những nhân viên củα hãng United Aiɾlines ᵭủ mọi sắc thái cảm xúc.
Ai xem cliρ cũng không khỏi mỉm cười thú vị. Bài hát không những vui tươi mà còn dễ Ϯhυốc. Điều Ьất ngờ là chỉ tɾong hαi tuần ngắn ngủi, số lượt tɾuy cậρ Ьài hát này ᵭã lên tới 5 tɾiệu lượt.
Video này sαu ᵭó ᵭã khiến cổ ρhiếu củα United Aiɾlines giảm xuống 10% chỉ vẻn vẹn tɾong 10 ngày. Họ ᵭã ρhải chịu tổn thất vô cùng lớn, tới 180 tɾiệu ᵭô lα Mỹ, ᵭủ ᵭể muα 51.000 chiếc guitαɾ ᵭền cho Cαɾɾoll.
Cαɾɾoll chiα sẻ: “Thực ɾα tôi chỉ cần có một người tɾong United Aiɾlines ᵭứng ɾα lắng nghe sự Ьất mãn củα tôi, thừα nhận họ ᵭã làm sαi và nói với tôi một lời “Xin lỗi”, chỉ cần vậy thôi. Nhưng họ ᵭã không làm như vậy”.
Nguyên nhân mà Cαɾɾoll kiên quyết kiện hãng Hàng không Liên Ьαng Mỹ cho Ьằng ᵭược vì αnh cần ᵭược lắng nghe, ᵭược tôn tɾọng mà thôi.
Biết lắng nghe chính là ᵭiều quαn tɾọng tɾong giαo tiếρ cũng như cuộc sống hằng ngày. Con người tuy thích làm người thông minh nhưng lại không thích làm Ьạn với người thông minh. Họ thích tiếρ cận với những người Ьiết quαn tâm, gần gũi, thân thiết nhưng lại không Ьiết cách tạo ɾα chúng tɾong cuộc sống thường ngày từ việc ᵭơn giản nhất là Ьiết lắng nghe người khác.
Sưu tầm

Nguyễn Viết Thứ – Nhà Khoa Bảng Hai Lần Đỗ Cao Và Chuyện “Ân Nghĩa Người Xưa”

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ vì cứu bạn khỏi tội làm voi bị chết mà được trả ơn bằng ngôi nhà gỗ, hoàn thành chỉ sau một đêm.


Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ từng 2 lần ghi danh bảng vàng.

Hai lần ghi danh bảng vàng

Nguyễn Viết Thứ (1644 – 1692) người làng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng, thi thư. Thân phụ của ông là Tiến sĩ Nguyễn Văn Quảng – Tế tửu Quốc Tử Giám, và từng giữ chức Thừa chính ty Hải Dương.

Sống trong môi trường gia đình khoa danh bảng vàng nên Nguyễn Viết Thứ sớm bộc lộ tài năng hay chữ. Tương truyền, ông học rất giỏi và có tài ứng đối hơn người, lại ham học hỏi. Năm 14 tuổi, Nguyễn Viết Thứ đã dự thi Hương đỗ Sinh đồ, năm 17 tuổi đậu Hương cống và năm 21 tuổi đỗ Đình nguyên Hoàng giáp.

Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Trị (1664) do Hàn lâm viện Hiệu thảo Nguyễn Nham vâng sắc soạn, Tham tụng kiêm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Quý Đức vâng sắc sắc nhuận, có đoạn: “Hội thí các Cử nhân trong nước, đặc sai các viên Đề điệu, Tri Cống cử và Giám thí chia giữ các việc, lấy được hạng trúng cách là bọn Vũ Duy Đoán 13 người.

Đến tháng 6 vào thi Đình làm bài thi văn sách, Hoàng thượng đích thân xem xét, định thứ tự trên dưới, ban cho Nguyễn Viết Thứ đỗ Tiến sĩ xuất thân, bọn Lương Mậu Huân 12 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Nêu tên trên bảng vàng, ban yến Quỳnh Lâm, thứ lớp ban ơn đều theo lệ cũ. Lễ nghi đãi ngộ hết sức long trọng đầy đủ”.

Trên văn bia này, Nguyễn Viết Thứ đứng đầu ở hàng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân. Vì khoa thi này, triều đình không lấy Tam khôi nên Nguyễn Viết Thứ là người đỗ đầu – thủ khoa, nên dân gian gọi ông là Đình nguyên Hoàng giáp. Ngay sau khi đỗ, ông được lĩnh chức Hàn lâm viện hiệu lý, tham gia soạn “Đại Việt sử toàn thư bản kỷ tục biên”.

Cuộc đời cống hiến cho đất nước của ông trải qua nhiều cương vị, từ Nội tán Binh phiên Thủy sư, Hiến sát sứ Thanh Hóa, đến Thiêm đô Ngự sử, Bồi tụng. Một số nguồn tư liệu cũng cho rằng, năm 31 tuổi (1673), Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ đỗ thứ hai trong khoa Đông các – khoa dành cho những người đã đỗ đầu trong các kỳ thi, được thăng chức Đông Các học sĩ.

Sau đó, ông lĩnh chức Đốc đồng Cao Bằng. Năm 1681 ông được phong Hồng Lô tự khanh và làm chánh sứ sang Trung Quốc. Trở về ông được thăng Tả thị lang bộ Công rồi Tả thị lang Hình bộ, tước Mai Sơn nam.

Năm 1685 thăng Tả thị lang bộ Lại, chuyên trách việc soạn thảo, nhuận sắc văn thư ngoại giao với nhà Minh, đồng thời làm phụ tá cho Tấn Quang Vương. Năm 45 tuổi, ông được thăng chức Tham tụng (Tể tướng) Thượng thư bộ Hình. Ông qua đời năm 49 tuổi, được phong tặng Thiếu bảo Mai Quận công, Thượng trụ quốc, thượng trật.

Cứu bạn khỏi tội

Trải qua quyền cao, chức trọng nhưng Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ vẫn giữ mình, không để quyền lực làm cho nhơ nhớp. Bởi vậy, trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú đánh giá ông “cầm quyền chính giữ đúng pháp luật, không có tư vị; lại tiến cử người giỏi, là bậc danh thần lúc bấy giờ”.

Cả đời cống hiến cho đất nước, cho triều đình “trong trắng tựa băng mai, ngọc tảo, tiết tháo trung trinh như kiên bách trường tùng”, không một vết bụi mờ. Đức tính này cũng được Ngô Cao Lãng ghi chép trong “Lịch triều tạp kỷ”. Gia phả họ Nguyễn cũng ghi lại câu chuyện cho thấy sự chính trực của ông.

Có người mang hai dật bạc đến nhờ ông huyện thừa là em vợ của Nguyễn Viết Thứ để xin một chức quan nhỏ. Ông vô tư xem xét bổ nhiệm. Khi được đăng ký vào sổ quan rồi người ấy mới đến tạ ơn và nói: “Hân hạnh được như điều mong muốn, xin đội ơn quan lớn vô cùng”.

Nguyễn Viết Thứ thấy lạ mới tra hỏi kỹ, người kia đành phải nói thật. Ông bèn gọi ông huyện thừa đến trách mắng là kẻ dối trá, khinh nhờn phép nước, bắt phải trả lại số bạc đó và xóa tên kẻ cầu cạnh khỏi sổ quan để làm gương cho những kẻ luồn lọt.

Mặc dù làm quan lớn của triều đình, cha lại đương chức Tế tửu Quốc Tử Giám nhưng ngôi nhà của gia đình ông ở Sơn Đồng vẫn nhà tranh vách đất, rất đơn sơ thanh bạch.

Vì thế, mới có ngôi nhà “nhất dạ tất thành” làm trong một đêm nổi tiếng trong lịch sử và còn cho đến ngày nay. Đây là chuyện có thật, nói về lòng biết ơn, tình nghĩa của những con người thanh liêm dù ở chức cao quyền trọng.

Chuyện được kể thế này: Cụ Nguyễn Viết Thứ người làng Sơn Đồng bấy giờ đang giữ chức Hình bộ thượng thư, Tham tụng, Tể tướng của phủ Chúa (thời Lê – Trịnh) thì có một chuyện xảy ra ở thôn Đông Lao cũng ở huyện Hoài Đức cách Sơn Đồng không xa, có ông Nguyễn Công Triều làm quan Trấn phủ xứ Sơn Tây.

Vì muốn giúp quê xây dựng đền, chùa, nên khi vâng lệnh vua đi đắp đê ở khu vực Sơn Tây, ông Triều có mượn con voi của triều đình, tranh thủ về kéo gỗ, giậm nền nhà. Chẳng may con voi ấy bị chết. Theo luật triều đình bấy giờ, muốn thoát tội thì phải đền, bằng cách làm con voi bằng tre to đúng bằng con voi thật, đổ đầy tiền vàng vào đấy nộp cho triều đình thì thoát tội, bằng không thì bị xử rất nặng.

Thực tế toàn bộ gia sản của ông Nguyễn Công Triều bấy giờ có đổ vào cũng không đủ cho bốn cái chân voi. Bí quá ông Nguyễn Công Triều tìm đến Tể tướng Nguyễn Viết Thứ cầu cứu. Cụ Nguyễn Viết Thứ rất ái ngại, vì nể tình ông Nguyễn Công Triều về tuổi tác, lại là đồng hương nên nhận lời tìm cách giúp đỡ.

Thân làm quan Tham tụng nên rất gần gũi với chúa Trịnh Căn, nhân lúc rảnh rỗi chúa lại mời Nguyễn Viết Thứ đánh cờ. Một lần hai người chơi cờ, quan Tham tụng giả thua liền ba ván. Thấy vậy chúa Trịnh Căn hỏi: “Sao khanh hôm nay lại đánh cờ như vậy?”. Nguyễn Viết Thứ nói: “Thần đang có một việc khó xử”. Chúa hỏi: “Chuyện gì thì cứ nói ra”.

Bấy giờ quan Tam tụng mới nói: “Có anh nông dân đi cày thuê, hôm dắt con trâu của chủ đi cày, không may bị gió, trâu chết, nhà chủ lại bắt đền con trâu, thấy tội quá”. Chúa nghe thì bảo: “Nó nghèo thế thì lấy gì mà đền, thôi cứ giải hòa, không phải đền”.

Lúc đó, Nguyễn Viết Thứ liền quay sang hỏi chúa: “Dạ, thế việc của Nguyễn Công Triều, ý chúa thế nào?”. Chúa Trịnh nghe rồi cười, bảo: “Thôi không bắt đền nữa”. Thế là Nguyễn Công Triều thoát tội.

Theo tư liệu dòng họ Nguyễn Sơn Đồng, hai con hươu là món quà của vua nhà Thanh tặng Thượng thư Nguyễn Viết Thứ trong một lần đi sứ.

Lăng mộ thủy tổ dòng họ Nguyễn đại tôn xã Sơn Đồng.

Ân nghĩa người xưa

Nghe tin nhờ Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ nói đỡ mà mình thoát tội, ông Nguyễn Công Triều mang theo vàng bạc đến xin gặp để trả ơn. Lúc ông Triều đến thì trời vừa chập tối, ông Thứ đón tiếp niềm nở nhưng nhất quyết không nhận những thứ ông Triều mang đến.

Biết không thể lay chuyển được lòng quan Tham tụng, ông Triều nhìn quanh ngôi nhà rồi nói: “Tổ tiên là tổ tiên chung, mà quan lớn ở ngôi nhà xuềnh xoàng thế này, cho tôi làm một cái nhà để thờ tổ tiên”. Ông nghè Thứ không muốn nhận, nên nói thách là nếu làm xong trong một đêm thì nhận, nếu quá một đêm thì xin từ và xin đại nhân không nhắc lại chuyện này nữa. Lúc đó, ông nghĩ từ xưa tới nay không ai có thể làm được ngôi nhà trong một đêm.

Tưởng đó là cách từ chối khéo nhưng Trấn thủ Nguyễn Công Triều quyết làm bằng được. Khi đó ông cũng đang cho thợ làm ngôi nhà gỗ năm gian hai chái ở Đông Lao. Khi hoàn thiện ngôi nhà, ông cho tháo ra chuyển sang Sơn Đồng.

Hôm đó, từ chập tối hàng trăm người tập trung, đèn đuốc sáng trưng trong thửa đất của gia đình quan Tả Thị lang để dựng nhà. Đến sáng, ngôi nhà hoàn thành, mái lợp ngói mũi hài, xung quanh bưng kín bằng vách gỗ.

Quan Trấn thủ cho người ra Thăng Long báo với Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ và thân phụ ông là quan Tế tửu. Vậy là món quà tặng tình nghĩa, xưa gọi là ngôi nhà “nhất dạ tri ân”. Năm sau (1686), Trấn thủ Nguyễn Công Triều dựng ở Đông Lao ngôi nhà mới tương tự ngôi nhà ở Sơn Đồng và hai ngôi nhà đặc biệt song song trường tồn cho đến ngày nay.


Dòng họ Nguyễn Sơn Đồng vẫn duy trì các hoạt động khuyến học để khích lệ tinh thần học tập của con em.

Theo niên biểu cuộc đời Trấn thủ Nguyễn Công Triều, thì sau sự kiện làm chết voi, ông vẫn tiếp tục nghiệp võ quan. Năm 1689, ông tham gia dẹp được loạn Vũ Công Tuấn và đồ đảng. Ông không nghỉ hưu, mà vẫn trực tiếp cầm quân ra trận đến tận năm 76 tuổi.

Đến năm 1690, Nguyễn Công Triều qua đời ở tuổi 77, tên tuổi ông được ghi trong chính sử. Trong “Đại Việt sử ký tục biên” cho biết, ông được tặng Thái bảo và phong làm phúc thần. Làng Đông Lao thờ ông làm thành hoàng, các triều vua sau đó có sắc phong Thái bảo Nguyễn Công Triều lên Đại vương, Thượng đẳng thần.

Theo hậu duệ của dòng họ Nguyễn tại Sơn Đồng, ngôi nhà này tuy được quan Trấn thủ Nguyễn Công Triều xây tặng, nhưng sau này cụ Nguyễn Viết Thứ đã cho một người cháu ở và dựng một ngôi nhà khác làm nơi thờ tự. Ngôi nhà trải qua khá nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ được phần khung chính.

Tương truyền, khi Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ đã làm đến chức Thượng thư, mà nhà vẫn nghèo. Có năm đến 30 Tết, cụ bà Thượng thư vẫn chưa biết lấy gì gói bánh. Sinh thời ông hay giúp người, tình cờ đến đúng buổi chiều, có một người từng được quan Thượng gia ân đội đến một thúng gạo nếp để biếu. Như thế, gia đình mới có bánh chưng đón Tết.

Vì giữ mình nghiêm cẩn, thanh liêm, chính trực nhưng vì nhà đông người nên nhiều khi Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ phải mượn tiền tạm ứng lương bổng từ quốc khố, có khi phải vay tạm người ngoài.

Bởi vậy, sau khi ông qua đời, chúa Trịnh đã ban chỉ dụ miễn hết những khoản vay của ông ở quốc khố. Riêng số tiền nợ bên ngoài, ai có văn tự mang đến trình cửa phủ, có con trai ông xác nhận thì quan công khố chiểu theo văn tự đó trả hết.

Nguyễn Viết Thứ có người con trai tên là Nguyễn Công Phái, tước Toàn Nhuận hầu, Hoài viễn tướng quân, Đô chỉ huy sứ ty; một con trai là Tự thừa Chính Bảo tự; con rể là nhà khoa bảng Phạm Quang Trạch, đỗ Bảng nhãn khoa thi năm Quý Hợi (1683). Ông Trạch từng giữ chức Lễ bộ Hữu thị lang và là tác giả cuốn “Nam chưởng kỷ lục” nói về mối bang giao giữa Đại Việt và Ai Lao.

Hai bên của ngôi nhà hiện nay vẫn lưu giữ đôi câu đối do các học trò trong họ cung tiến: Cựu chỉ vĩnh lưu phương, tố tòng bát đại Thượng thư quan hất kim tương thừa dịch nghiệp/Tiểu tôn hoa kỳ kế, miến tự ngô chi Tú Lâm công nhi hậu biệt thành nhất gia (Nền nếp cũ của tổ tiên mãi lưu tiếng thơm, kể từ cụ Thượng thư Nguyễn Viết Thứ đã tiếp nối được nếp nhà/Chi nhà ta kế tục được truyền thống, từ cụ Tú Lâm công Nguyễn Viết Thứ đến nay thành một dòng khác biệt).

Hiện nay, ngôi nhà cổ này vẫn được bảo quản tương đối nguyên vẹn từ hình dáng đến chất liệu ban đầu, và trở thành một trong những di sản minh chứng cho ân nghĩa người xưa, về đạo lý “thi ân bất cầu báo – làm ơn không mong báo đáp” và “thọ ân mạc khả vong – nhận ơn thì không thể quên”. Ở gian giữa có bức hoành phi nền đen có ba chữ “Đức dã viễn” thếp vàng rất đẹp, lấy từ câu “Minh đức dã viễn” – nghĩa là “đức sáng của tổ tiên có từ xa xưa”.

Trần Siêu (Theo Giáo Dục và Thời Đại)



Đây là bức ảnh cuối cùng chụp Hachikō, một chú chó Akita Nhật Bản được nhớ đến vì lòng trung thành không lay chuyển với chủ của mình.

Hachikō thuộc về Giáo sư Eizaburo Ueno, người sống ở Shibuya và giảng dạy tại Đại học Hoàng gia Tokyo vào đầu những năm 1920.

Hàng ngày, Ueno sẽ đi bộ đến Ga Shibuya cùng Hachikō và đi tàu đến nơi làm việc. Khi đã xong việc trong ngày, chú sẽ đi tàu trở về và quay lại ga vào đúng 3 giờ chiều. Hachikō luôn ở đó kiên nhẫn chờ đợi để đi cùng giáo sư về nhà.

Một ngày nọ, Ueno bị đột quỵ và không bao giờ đến ga. Hachikō đã đến ga mỗi ngày trong 9 năm cho đến khi qua đời vào năm 1935

Một bộ phim về Hachiko đã được thực hiện 2009 gây tiếng vang và niềm xúc động mạnh mẽ!!!
Bài học về lòng trung thành của Hachiko đã dạy chúng ta nhiều điều, những giá trị nhân bản .
From Khoa Duong.







Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.