Năm 1926, trên các con phố của Berlin xuất hiện một cảnh tượng đáng kinh ngạc—người dân lên xuống những chiếc xe buýt ba tầng, một chương ngắn nhưng thú vị trong lịch sử giao thông của thành phố. Những chiếc xe đồ sộ này, biểu tượng của tinh thần sáng tạo trong thời kỳ Cộng hòa Weimar, được giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về phương tiện giao thông công cộng trong một đô thị đang phát triển nhanh chóng.
Xe buýt ba tầng là một kỳ quan về kỹ thuật, được thiết kế để đáp ứng số lượng hành khách ngày càng tăng khi dân số Berlin bùng nổ. Với ba tầng chở khách, những chiếc xe này có thể chở một số lượng lớn người đi lại so với các xe buýt hai tầng. Tầng dưới dành cho những người muốn xuống xe nhanh chóng, trong khi tầng giữa và tầng trên mang đến tầm nhìn toàn cảnh về thành phố nhộn nhịp bên dưới.
Tuy nhiên, mặc dù có khả năng chở khách ấn tượng, những chiếc xe buýt này lại gặp phải một số thách thức thực tế. Việc điều khiển những chiếc xe lớn như vậy trên các con phố hẹp và dưới các cây cầu thấp của Berlin gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, việc lên xuống từ tầng trên cùng yêu cầu sự khéo léo nhất định, không phải lúc nào cũng phù hợp với người đi lại thông thường. Do đó, xe buýt ba tầng dần bị loại bỏ sau một thời gian hoạt động tương đối ngắn.
Mặc dù thời gian tồn tại trên các con phố Berlin không lâu, những chiếc xe buýt ba tầng này vẫn là một dấu ấn thú vị trong lịch sử phong phú của thành phố, phản ánh một thời kỳ thử nghiệm táo bạo trong giao thông đô thị. Ngày nay, chúng được nhớ đến như một biểu tượng của quá khứ sôi động và sáng tạo của Berlin, khi thành phố không ngại vươn lên những tầm cao mới—theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng—trong hành trình đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nhà xưa ngày ấy - bây giờ: Nhà cổ đẹp nhất 'xứ Tiên'
Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi được một gia đình ở tỉnh Quảng Nam gìn giữ như báu vật. Điều đáng nói, ngôi nhà này được ông Ngô Đình Diệm hỏi mua tới 3 lần nhưng gia chủ đều từ chối.
Nằm cách TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên ở xã Tiên Cảnh (H.Tiên Phước) nổi tiếng với những ngôi nhà cổ đẹp hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, nói đến nhà cổ đẹp nhất và nguyên vẹn nhất, người địa phương sẽ không ngần ngại chỉ ngay đến ngôi nhà của ông Nguyễn Đình Hoan (64 tuổi). Ông Hoan là chủ nhân đời thứ tư của ngôi nhà rộng hơn 100 m², làm bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng.
Theo ông Hoan, ngày còn sống, cha ông là cụ Nguyễn Huỳnh Anh kể rằng ngôi nhà được xây năm 1850, từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng - từng là cửu phẩm bá hộ thời đó. Nhà do nhóm thợ nức tiếng làng mộc Văn Hà, nay là xã Tam Thành (H.Phú Ninh, Quảng Nam) xây dựng trong suốt 3 năm. Ngôi nhà có kiến trúc nhà rường Quảng Nam với 3 gian 2 chái, 8 cây cột nhất gỗ mít ròng, 16 cây cột nhì, 12 cây cột chái và vì kèo, xuyên, trính, đầu hồi... chạm trổ công phu, được dựng trên khu đất có thế đắc địa về phong thủy. Trước cửa là dãy núi Hòn Ngang làm bình phong che chắn, sau lưng tựa vào núi Gò Tròn làm điểm tựa.
Điểm nhấn của ngôi nhà tập trung ở phần trên các thanh trính (thanh gỗ nối hai cột chiều dọc ngôi nhà) với lối kèo thượng giao nguyên, dưới kèo có "trỏng quả" và tấm "gia thu thủ quyển". Nếu nhìn về hai phía đầu hồi sẽ thấy bộ "gia thu thủ quyển" mềm mại bởi nét chạm hoa lá nhẹ nhàng cùng hình cuốn thư. Nếu đưa mắt về gian thờ tự của ngôi nhà ngay chính giữa, người xem lại bắt gặp bộ "trỏng quả" với chân đế, quả bí và bộ lá (gọi là ấp quả) được điêu khắc tỉ mỉ tựa hình con dơi đang bay.
Không chỉ vậy, sự độc đáo của ngôi nhà cổ này còn ở những chiếc trính được đục đẽo cong ở hai đầu rất kỳ công. Trong nhà có 36 cây cột chính đều được đặt trên đá tảng, trong đó có 16 cột trụ lớn được làm từ nguyên cây mít. Quan sát kỹ các thanh kèo gối lên nhau, người xem sẽ liên tưởng đến những con rồng như đang nối đuôi nhau "sà" từ nóc xuống đến tận hiên nhờ những nét chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Ngoài ra, để ý kỹ các kèo, người chiêm ngưỡng sẽ rất thích thú khi bắt gặp hình ảnh con dơi, chim, hoa mai, hoa lan, hình cuốn thư…
BA LẦN TỪ CHỐI BÁN CHO ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Sự nổi tiếng của ngôi nhà còn gắn với những câu chuyện về sự "cứng đầu" của chủ nhà khi 3 lần thẳng thừng từ chối lời hỏi mua của ông Ngô Đình Diệm, theo lời kể của chủ nhân ngôi nhà và những vị cao niên làng Lộc Yên.
Chuyện kể rằng, vào năm 1939, lúc đó ông Ngô Đình Diệm là thượng thư, vào thăm anh trai Ngô Đình Khôi đang làm Tổng đốc Nam Ngãi (nay là 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi), nghe tiếng ngôi nhà này đẹp đã tìm đến xem và hỏi mua. Ông Nguyễn Huỳnh Anh dứt khoát từ chối rồi chỉ lên câu đối treo trên cột nhà đọc to, đại ý rằng căn nhà do ông cố để lại, được dựng lên từ phước đức ông bà, không thể bán được. Sau một buổi thuyết phục không được, trưa hôm đó ông Ngô Đình Diệm nghỉ ngay trên bộ phản trong nhà, đem thức ăn mang theo ra ăn rồi về.
Đến năm 1960, khi đã làm tổng thống chính quyền Việt Nam cộng hòa, ông Ngô Đình Diệm lại nhờ người đến mua nhưng cũng bị ông Huỳnh Anh từ chối. Đến năm 1962, ông Diệm nhờ người thương lượng một lần nữa. Ông Diệm hứa sẽ xây nhà cho ông Anh ở bất cứ nơi đâu, nhà to cỡ nào tùy thích và được bù thêm một khoản tiền lớn. Thế nhưng ông Anh vẫn cương quyết chối từ. "Chính quyền địa phương gọi cha tui lên o ép nhưng ông nói "thà chết còn hơn bán hương hỏa ông bà". Chính nhờ sự kiên quyết của bố tôi ngày đó mà giờ đây Lộc Yên còn lưu giữ được ngôi nhà cổ có giá trị cao và kiến trúc độc đáo này", ông Hoan nói.
Trải qua nhiều thế hệ, nhiều đại gia đến gạ mua, trong đó có người trả giá cả triệu USD, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của gia chủ. "Ngôi nhà là tài sản vô giá, vừa là báu vật của cha ông để lại nên sau này tôi qua đời thì con cháu sẽ tiếp tục gìn giữ nó", ông Hoan quả quyết.
Vì giá trị tạo hình hết sức độc đáo nên ngôi nhà này đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Năm 2014, ngôi nhà được tỉnh Quảng Nam đầu tư trùng tu, thay thế một số thanh gỗ bị mối mục nhưng những giá trị kiến trúc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Một lãnh đạo H.Tiên Phước cho hay trong số gần 10 ngôi nhà cổ được bảo tồn tại làng Lộc Yên, nhà của gia đình Nguyễn Đình Hoan là đẹp nhất về nhiều phương diện nên cần được bảo tồn chặt chẽ. Vị này cho biết thêm: "Chuyện ông Ngô Đình Diệm nhiều lần tìm cách mua nhưng chủ nhân không bán là có thật chứ không chỉ là giai thoại. Trong hồ sơ để công nhận di tích đối với ngôi nhà cũng có đề cập chuyện này".
Nhà cổ của dòng họ nữ tướng Bùi Thị Xuân
Sống trong căn nhà cổ được tổ tiên truyền lại, gia đình ông Bùi Đắc Khả (73 tuổi, ở khối phố Phú Xuân, TT.Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) luôn tự hào và động viên nhau giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia tộc.
Nhà cổ đẹp nhất huyện
Đôi bờ sông Kôn đoạn qua TT.Phú Phong có nhiều nhà cổ hàng trăm tuổi, nhưng nhà ông Bùi Đắc Khả được xem là căn nhà đẹp nhất H.Tây Sơn. Ngôi nhà này cách đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân chừng 500 m. Cổng ngõ, hàng rào và lối dẫn vào nhà bằng chè tàu, hàng cau quanh vườn cùng khoảng sân có nhiều chậu cảnh, ngôi nhà cổ… được bài trí hài hòa như bức tranh mộc mạc, yên bình của làng quê xưa.
Theo ông Khả, ngôi nhà cổ của gia đình xây dựng khi cụ tổ Bùi Đắc Dư (1869 - 1895) vừa tròn 20 tuổi. Ngôi nhà cất theo hình chữ "đinh" (Hán tự), kiểu nhà lá mái ở Bình Định ngày xưa, trong khuôn viên rộng 4.400 m2. Công năng sử dụng khoảng 700 m2, gồm: nhà chính (hướng nam) là nơi thờ cúng và nghỉ ngơi của đàn ông, nhà cầu là nhà nối với nhà chính cũng là nơi nghỉ ngơi của phụ nữ, nhà lẫm là kho chứa lúa và nhà bếp (bao gồm sân phơi bên trong) là nơi nấu nướng, chế biến nông sản.
"Khi xây dựng nhà, tổ tiên kêu 2 nhóm thợ, gồm một nhóm dựng nhà và một nhóm chạm trổ từ An Nhơn (TX.An Nhơn, Bình Định - PV) lên thực hiện suốt mấy năm mới xong. Trần nhà, cột kèo, xiên trính, trang, tẩm thờ… đều bằng gỗ tốt và được chạm trổ tinh xảo, ánh nước gỗ đen bóng loáng", ông Khả nói đầy vẻ tự hào.
Hiện có 3 thế hệ, gồm 9 người gia đình ông Khả sinh sống trong ngôi nhà cổ. "Đến tôi là đời thứ 4 ở trong ngôi nhà cổ do cụ tổ Bùi Đắc Dư để lại. Gia đình chúng tôi vẫn giữ nguyên kiến trúc tổng thể, kết cấu ngôi nhà của tổ tiên ngày xưa. Cách đây 15 năm, nền gạch Bát Tràng bị mục, không giữ lại được nên gia đình phải thay bằng gạch men. Di sản ông bà để lại nên chúng tôi luôn trân trọng, giữ gìn và cảm thấy tự hào khi được sống trong căn nhà cổ này", ông Khả nói.
Theo ông Khả, cụ tổ Bùi Đắc Dư có 3 người anh trai, đều xây nhà theo kiểu lá mái rất khang trang.Đến nay, 1 nhà đã bị sập, 3 nhà còn lại vẫn được con cháu sử dụng.
Giai thoại Bùi gia trang
Ông Bùi Đắc Khả cho biết bản gia phả đầu tiên của họ Bùi viết bằng chữ Hán, ghi chép đến đời thứ 5 thì dừng lại vì nhà Tây Sơn thất bại. Gia phả chỉ ghi vài dòng về năm sinh, năm mất, chức nghiệp, bản tính, mộ phần, vợ (hoặc chồng), con cái của các vị tổ họ Bùi nhưng có vài sự khác biệt so với sử sách.
Theo gia phả, tam cao tổ họ Bùi là ông Bùi Văn Kim (1692 - 1763) có công khai khẩn ruộng vườn, quy dân lập ấp ở làng Bả Canh (nay thuộc P.Đập Đá, TX.An Nhơn). Ông Kim có 11 người con, trong đó con thứ 2 là ông Bùi Đắc Chí, thứ 3 Bùi Thị Nhạn, thứ 5 Bùi Đắc Tuyên, thứ 11 Bùi Văn Thọ… "Các vị tổ đời thứ 4 khai phá đất đai làng Xuân Hòa, H.Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là khối Phú Xuân, TT.Phú Phong), lập nên Bùi gia trang gồm 4 gia đình, sở hữu nhiều ruộng đất trù phú. Khi 3 anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người ở Bùi gia trang tham gia", ông Khả kể.
Ông Bùi Đắc Chí sinh 3 người con là Bùi Đắc Văn, Bùi Thị Xuân, Bùi Đắc Nhất. Trong một lần đi công việc, ông Chí gặp lão hành khất và 2 đứa nhỏ bên vệ đường. Lão hành khất cầu xin ông Chí cứu lấy đứa nhỏ đang bị sốt. Nghĩ cho tiền mua thuốc chỉ cứu được đứa nhỏ nhất thời chứ không phải là cách lâu dài, ông Chí đưa 3 ông cháu về Bùi gia trang ở tạm, lo thuốc thang...
Một đêm, Bùi gia trang bị cướp bao vây. Khi cướp tràn vào, bất ngờ trong nhà họ Bùi có ông lão xông ra đánh tan. Ông Chí biết người ra tay nghĩa hiệp là ông lão được mình dẫn về nên hỏi thân thế. Biết không giấu được, ông lão nói mình là Ngô Mãnh, từng giữ chức đô thống của chúa Nguyễn. Do bị quyền thần Trương Phúc Loan vu tội thông đồng với chúa Trịnh nên ông Mãnh phải dẫn cháu nội Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân (cháu của một người bạn) chạy vào nam lánh nạn. Sợ ảnh hưởng đến Bùi gia trang, ông Mãnh xin dẫn 2 cháu đi nhưng ông Chí giữ lại, bảo đảm sẽ giấu kín thân phận và mời ông Mãnh dạy cho người con gái đam mê võ nghệ của mình là Bùi Thị Xuân.
Gia phả chép, bà Bùi Thị Xuân (1748 - 1802) và chồng là Trần Quang Diệu hạ sinh một người con gái là Trần Thị Cúc. Hai vợ chồng đều là những danh tướng của nhà Tây Sơn. Theo ông Khả, em trai bà Bùi Thị Xuân là ông Bùi Đắc Nhất (1751 - ?) cũng giữ chức quan to của triều Tây Sơn. Khi triều Nguyễn lên thay, ông Nhất trốn về làng Cù Lâm (xã Nhơn Lộc, TX.An Nhơn) giấu tên, ở ẩn. Ngày nay, con cháu trực hệ của ông Nhất vẫn sinh sống ở làng này.
Bà Bùi Thị Nhạn (? - 1803) là hoàng hậu của hoàng đế Quang Trung, sinh được 3 người con: Nguyễn Quang Toản (vua Cảnh Thịnh), Nguyễn Quang Thiệu, Nguyễn Quang Khanh. Em trai bà Nhạn là Thái sư Bùi Đắc Tuyên của triều vua Cảnh Thịnh. Ông Bùi Đắc Tuyên có con trai là Bùi Đắc Trụ và con gái là Bùi Xuân Hoa, gả cho tướng quân Ngô Văn Sở.
Theo ông Khả, ông Bùi Văn Thọ không làm việc cho nhà Tây Sơn mà hành nghề đông y ở quê nhà. Triều Nguyễn lên thay nhà Tây Sơn, đất phong của bà Bùi Thị Xuân ở làng Xuân Hòa có trường võ, bãi tập vua, vườn dinh (nhà của người giàu có, quyền lực)… cùng nhiều gia sản của họ Bùi bị tịch thu, sung công. Năm đó (1802 - PV), con trai ông Thọ là ông Bùi Đắc Việt (1789 - 1832) mới 13 tuổi nên không bị xử tội. Ông Việt sau sinh ông Bùi Đắc Khoa, ông Khoa sinh ông Bùi Đắc Dư…(còn tiếp)
*Dưới đây là thông tin chi tiết về Chuông Tsar Kolokol, còn được gọi là "Tsar of the Bells":
- Trọng lượng: Chuông nặng khoảng 201,924 kg (445,166 lb), biến nó trở thành chiếc chuông lớn nhất thế giới.
- Nó có kích thước cao 6,14 mét (20,1 feet) và đường kính 6,6 mét (22 feet).
- Được làm bằng đồng, với độ dày lên đến 61cm (24 inch).
Chuông được đặt bởi Hoàng hậu Anna Ivanovna, cháu gái của Peter Vĩ đại, vào năm 1733.
- Nó được làm bởi bậc thầy thợ Ivan Motorin và con trai Mikhail vào năm 1735.
-Vào tháng 5 năm 1737, một đám cháy khiến chuông rơi xuống hố bồn rửa chén, khiến một vụ nổ 11,5 tấn nứt vỡ và tách ra.
Chuông được trang trí với những cứu trợ mô tả các thiên thần baroque, cây cối, huy chương bầu dục với các vị thánh, và những hình ảnh gần như kích thước cuộc sống của Hoàng hậu Anna và Tsar Alexis.
Chuông chưa bao giờ trong tình trạng hoạt động, bị treo, hoặc kêu.
- Thuật ngữ "Tsar" trong tên của nó phản ánh một truyền thống của Nga về việc đặt tên cho những thành tựu quy mô lớn, chẳng hạn như Tsar Bomba (bom hydro mạnh nhất) và Tsar Pouchka (biểu tượng lớn nhất từng được xây dựng).
Chuông được trưng bày tại Moscow Kremlin, giữa Tháp Ivan Vĩ đại và Bức tường Kremlin.
- Nó được khai quật vào năm 1836 bởi kiến trúc sư Auguste Ricard de Montferrand và đặt tại vị trí hiện nay .
Phân tích hợp kim tiết lộ các thành phần sau: đồng 84,51%, thiếc 13,21%, lưu huỳnh 1,25%, các loại (kẽm, arsenic... )1.03%.
Một chiếc chuông đầu tiên, tan chảy vào đầu thế kỷ 17, nặng khoảng 130 tấn và đã bị phá hủy vào năm 1701.
- Chuông thứ hai, tan chảy vào năm 1654, cũng bị lửa phá hủy.
- Cang Huỳnh lược dịch từ Le Saviez-Vous.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét