Cách đây khoảng nhiều chục năm, trên con sông nhỏ, gần khúc sông NHÀ
BÈ,( gần sông Sài
Gòn, miền Nam Việt Nam ) một chàng trai đang chèo xuồng thơi thả theo sông
nưóc đầy vơi, bên cạnh chỉ cách năm bảy thước là xuồng cô nàng ở xóm gần bên. Nhà hai cô cậu không ”chung vách”, nhưng chung xóm và chàng Lưọm (tên chàng trai) đã phải lòng cô Lài (tên cô gái) từ lâu rồi. Phải lòng lắm lắm, chẳng biết đã hẹn hò nhau dưới ”rặng trâm bầu” hay dưói bụi chuối lần nào chưa, nhưng cứ nhìn cặp mắt Lượm thì phải biết.Nhìn gì mà mê mệt, như muốn thôi miên.nguòi ta. Mà không mê mệt sao đuọc, Lưọm là chàng trai mới lớn, tuổi vửa 18, con Lài thì ôi thôi, nét đẹp tròn căng của cô thôn nữ 17 thật không bút nào tả hết. Nàng đẹp và hấp dẩn vô cùng tận, mỗi lần đôi tay nàng đun đâỷ theo mái chèo, đôi chân ngà hơi nhún nhẩy, thấp thoáng lồ lộ theo từng cơn gió nhẹ. Hôm nay
thì cả hai đưọc ba má biểu ra chợ mua mấy món về chuẩn bị tết... Hồi thời nầy, các cô cậu không phải như bây giờ, gặp và hẹn nhau xong là... “chat” và “
đớp chát”liền, mà phải tử từ vờn mồi nhau như... mèo vờn chuột (chắc tại vậy nên ông bà mình dùng thành ngữ ”chuyên mèo chuột’ để chỉ chuyện yêu đưong nam nữ...) Hôm nay, cũng như mọi khi, cô cậu vờn nhau bằng đôi câu hò... khởi đầu chàng Lượm ta lấy hơi cất giọng:
Hò. . ơ. .
Nhà Bè nước chảy chia đôi
Ai dià Gia Định cùng... tui
thì dià...
Lài cười chọc quê :
” Ớ nầy anh kia đó ơi... Anh hò trật bét rồi. Câu hò của ngưòi ta như vầy nè:
Hò ơi...
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai dià Gia Định, Đống Nai thì dìa...”
Lưọm gải đầu:
-“Thì ngưòi ta thưong nên sửa lại cho dần (vần), chớ câu hò nầy ai mà hổng biết, cũng như biết cái con sông Nhà Bè nầy quen thuộc từ khi hai đứa mới . . . “
- “Thiệt hôn, anh nói biết phải hôn, vậy chớ tui hỏi anh:... ”Lài nhanh nhẩu:
. . Hò ... ơ...
Nhà Bè là cái
nhà chi
Ai mà đáp đặng, đây thì. . theo
luôn
Lưọm vừa nghe, giựt cả mình... Hồi nào tới giờ, nghe tía má, ông bà kêu “Nhà Bè” thì cứ thế mà kêu, thắc mắc mần chi, nhưng rồi Lưọm cũng khá nhanh trí, đáp lại ngon ơ
-“ Hò. .ơ. . .
Câu hỏi chẳng khó chi đâu
Lo cheò đi chớ, cho mau... còn dìa...
(hình môt khúc sông Nhà Bè)
Thiệt tình thì Lượm bí lù, tìm cách hoãn binh, trong
lòng cũng thấy tức. Riêng Lài cũng ”tội nghiệp” nên đánh trống lãng, kể sang chuyện khác... Dìa tới nhà, Lượm tức lắm và lòng buồn vô hạn., bèn lén rót ly rưọu đế, thứ rưọu thiệt ngon mua tận miệt Gò Đen (Long An) nốc cạn một hơi... Nghe nói thứ rượu nầy cũng hơn 40 chữ (độ), và lại nấu bằng nếp nữa, nên phải nhâm nhi từng chung nhỏ, và sau mỗi hớp phải “khà” một hơi mới thấy đả. Vừa nốc cạn ly, sau vài phút rượu “chạy” khắp châu thân, khiến Lưọm ngất ngây trong cơn say bí tuý, sau đó Lưọm lăn ra ngủ khì và giấc mơ đến thật nhanh... Trong giấc mơ, chàng ta thấy mình bưóc nhẹ nhàng trên cánh đồng hoang vắng đầy hoa thơm, cỏ lạ. Thiệt y chang như cảnh bồng lai, chàng ta
vừa lưót nhẹ bỗng thấy trưóc là một cô gái, trong
xiêm y rực rỡ và mong manh, mong manh đến lồ lộ thân hình với đôi chân thon dài.
Lưọm không còn gì
nghi ngờ, chắc đây phải là một nàng tiên, như bao lần nghe bà nội kể từ lúc Lượm mới trên dưới mươi tuổi. Chàng ta liền nhanh chân, như vừa chạy vừa bay theo, mong nắm bắt cho bằng đuọc, nhưng không thể vì vừa suýt nắm đưọc, nàng tiên lại bay nhanh hơn... Càc cô nàng nào cũng vậy, tiên nữ hay “ngưòi phàm” đều y chang, đều biết dùng thủ thuật ”nhữ mồi”, là cứ chạy vừa đủ chậm và đủ nhanh, nhanh để chàng trai ruợt không kịp, và chậm chậm để chàng trai không
nản lòng, hứng thú phải đuổi theo... Đến một lúc nào, độ chừng chàng trai mệt đủ, thì nàng mới”làm bộ” té ngả xuống để chàng trai vấp phải và dĩ nhiên “nằm chồng” lên mình (có lẽ vì vậy, ông bà mình gọi con trai nằm chồng lên con gái là... “chồng”). Thì đây cũng vậy, cuối cùng thì nàng tiên nầy cũng té ngửa như... diều đứt dây, và Lưọm té nằm chồng lên. Lượm bỗng “hết hồn”, vô cùng ngạc nhiên khi nhìn mặt nàng tiên, không ai khác hơn là cái bản mặt “thấy ghét” là Lài.
Chàng ta muốn chớp thời cơ, “hun” một cái, nhưng liền bị xô ra... Hai ngưòi lại nhìn nhau và... cưòi trừ. Lại cũng cái tật cố hữu, ngưòi miền Nam gặp nhau là hò “vờn mồi”. Lài lại bắt đầu :
_Hò. . o. .
Ai tìm đưọc lá diêu bông
Thì mới xứng đáng làm chồng của em”
Lượm vừa nghe câu hò,
phát run vì cái tên ”lá diêu bông” nghe sao lạ, mà biết tìm nơi nào., nhưng cũng nhanh trí, Lưọm ứng khẩu đáp lại
Hò ơ o...
Tưỏng gì , chớ lá diêu bồng
Cây nầy, nó mọc đầy đồng, thiếu chi”
Hò xong, Lượm mới thấy “gan cùng mình”, từ nào tới giờ chỉ biết nào là bưỏi, xoài, me, mít,
bàng và nhứt là lá cây bần mọc theo ven sông... Xin mở ngoặc nói riêng về cây bần chút xíu... Trên đưòng chạy trốn quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy lung tung khắp chốn, đã từng chạy ra Phú Quốc, lộn về tận miền Tây Nam Kỳ Lục Tỉnh, và đã từng đói meo, phải... ăn bần trừ cơm. Nghe người xưa kể lại, có những lần chúa nầy rất thích món mắm sống ăn cặp cùng trái bần, nhìn thấy lá bần thon dài như lá liễu nên “phong tặng” cho thứ lá nầy là thủy liễu... Trở lại chàng Lưọm, sau vài câu đối đáp, bèn tìm cách
bay về tìm ông nội nhờ giải cứu. Nội Lưọm, cũng là dân “có chữ nghiã”, nhưng khi nghe nói đến “lá diêu bông” cũng bù trất, bèn ỡm ờ:
-“Cháu ơi, trong LÀNG
mình, nào lá MÔN, lá ĐA , lá nào ông cũng biết, chớ là diêu bông, nghe nói ở ngoài Bắc, mới có. Vậy là chắc chết rôì, cháu phải ra miền Bắc mới có”
Vì nhứt quyết phải nằm chống (ý, quên, làm chồng) Lài, Lượm bèn từ giả nội, đằng vân ra ngay miền Bắc, đáp xuống nơi cao nhứt, miền tây bắc Viêt Nam, nơi có ngọn núi cao nhứt là Hoàng Liên Sơn (3124 mét). Nơi đây là vùng cao, đôi núi chập chùng, phong cảnh hữu tình, đầy những kỳ hoa dị thảo, và nhứt là, thời tiết mát lạnh... Vì vậy, đây là nơi mà khách miền xuôi hay lên hóng mát(mà thời nay gọi là đi du lịch). Cũng nơi đây, có điạ danh là SaPa, Lượm càng bí lù phải hỏi dân điạ phưong, đưọc giải nghiã: ”Sa là cát, Pa là miếng đất trrống”, lâu lắm rồi, các dân điạ phưong như Nùng, Hơ Mông. Mèo. Thái... cùng họp trên miếng đất để trao đổi, buôn bán các nông sản, gia súc... Thời gian lâu dài, miếng đất trống thành chợ và nhiều nhà cửa mọc lên, biến nơi đây thành một thi trấn khá sung túc”. Lượm nghe cũng lạ, nhưng chỉ chú tâm hỏi “lá diêu bông”, với hy vọng nôi nầy nhiều hoa thơm cỏ lạ, chắc phải có loại lá đang tìm, nhưng than ôi, ai cũng trà lời với cái lắc đầu. Thế là chàng ta phi thân, phút chốc đáp xuống tận chốn đồng bằng, bình nguyên, nơi có con sông màu nưóc đỏ. Thế là lại tìm vị bô lão, hỏi thăm. Một vị bô lão, tóc bạc phơ nhìn Lượm ngạc nhiên vì giọng nói và cách ăn mặc, ra vẻ chơn chất như ngưòi miền trong, liền nhanh miệng (như truyền thống nhanh nhẩu, thích nói cố hữu của dân miền Bắc), thao thao bất tuyệt:
-“Đây là vùng đất thuộc đồng bằng sông Hồng Hà, trung tâm
có thủ đô Thăng Long xưa của tổ tiên ta. Nơi nầy có cái tên Hà Nội, tức bên trong (nội) con sông Hồng Hà. Các vùng xung quanh, tứ phía đều mang các địa danh có”chất tố” Hà, như: Hà Đông, Hà Tây, Hà Bắc, Hà Nam...
Than ôi (lại than ôi), Lưọm đâu màng chi đến chuyện văn chưong lẩm cà lẩm cảm của cái nơi nghe đâu từng đưọc gọi là ”ngàn năm văn vật”; tuy vậy chàng trai trẻ cũng lịch sự lắng nghe một hồi, với cái lỗ tai đầy ắp bao nhiêu chuyện... Cuối cùng thì Lưọm đành lễ phép ngắt ngang, hỏi liền:
-“Thưa cụ, chuyện cụ kể vô cùng hấp dẩn, nhưng “nhà cháu” muốn tìm lá diêu bông cơ”. Thiệt không ngờ, qua vài câu chuyện, chàng Lưọm cũng bắt chưóc xổ ra một câu văn vẻ như vậy. Và ông cụ khẻ lắc đầu, Lưọm liền đáp nhanh như sợ ông cụ “mở máy” nói tiếp:
-“Dạ, nhà cháu xin cảm ơn, cháu phải đi đây”.
-“Ớ nầy, ơ nầy... “Vừa nói, cụ ta với tay định kéo Lươm ngồi xuống, nhưng không kịp nữa rồi. Phần Lưọm nhanh chân đi về hưóng Nam cho chắc ăn, đi với tâm trạng man mác buồn như ”ôi, ta buồn ta đi lang thang cũng vì... Lài đó, nàng có biết không?”. Phút chốc, chàng ta đến một thảo nguyên
mênh mông, rồi đến một vùng rộng khoản 10 mẫu đất, khung cảnh vắng vẻ lạ thưòng, cây rừng và cả cây lớn nhỏ tranh nhau mọc... Thiệt đúng là chốn thâm sơn cùng cốc, xa sâu vô nữa là cả một khu nhà ngói trông đồ sộ vô cùng và Lưọm lại mừng thầm vì hy vọng sẽ có loại cây diêu
bông... Giữa khung cảnh hoang vắng, bất giác chàng ta cảm thấy ớn lạnh, bèn cất tiếng hỏi to:
-“Có ai
không, cho xin hỏi...”
-“Mô Phật, có... tôi đây”
Sau tiếng trả lời, là một chàng trai trẻ đầu trọc lốc, mang y phục màu dà(tím nâu), loại máu áo của các nhà tu. đúng lên:
-“Mô Phật, thí chủ có cần chi... “
Lưọm lính quýnh, không ngờ gặp phải nhà sư, dù là nhà sư trẻ, tuổi củng xấp xỉ mình,
chàng ta không biết xưng hô sao cho phải lẻ, nhưng cũng tập tành:
-“Mô... mô
Phật... Phật..., tui xin hỏi đây là đâu?”
-“Mô Phật, đây là thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, thuộc tỉnh Hà Nam. xung quanh đây là khu vực ''Chùa Bà Đanh”; rồi như không đợi Lưọm hỏi han chi, vị tiểu tăng nhanh miệng:
... Dạ, dưòng như thí chủ từ xa đến... hèn chi
không hiểu.. nơi nầy ... Nay thí chủ đến, xin mời vào viếng cảnh chùa và dùng bữa cơm chay... Thí chủ đợi chút, để... để bần tăng gom mớ cây thuốc, sẽ hưóng dẩn thí chủ vào trong gặp sư phụ. .”
Thiệt tình, nên thông cảm, vị tiểu tăng còn quá trẻ, chắc cũng... ham vui, thích bạn bè mà lâu quá chưa ai đến nên gặp đuọc ngưòi đời quá vui, suýt
chút không còn giử ý tứ. Cũng chẳng đợi trả lời, tiểu tăng nắm tay Lưọm bưóc nhanh May Lưọm là con trai, nếu không đã phạm giới rồi. Qua khu cỏ hoang khoản vài trăm thước, đến một khu cây cối khá to và rậm, bao quanh một cụm nhà khá rộng, gồm nhiều gian bề ngang dài cả hơn trăm mét. Bưóc đến gần, Lưọm vừa ngac nhiên và choáng ngộp trưóc ngôi chùa quá đồ sộ. Chàng ta lại cảm giác ớn lạnh, vì xung quanh vắng lặng, hơi lạnh như bao trùm cả khu vực. Chưa kịp nghĩ ngợi gì, thì từ bên trong một vị sư, đầu không sợi tóc, nhưng râu dài tới ngực, màu bạc phơ, bước ra, kịp lúc chú tiểu chấp tay:
-” Mô Phật, bạch thầy, có thí chủ từ phưong xa muốn viếng cảnh chùa”
-“Mô Phật... con hãy mời thí chủ vào hậu liêu dùng chút cơm chay, rồi sau sẽ vào chùa lạy Phật cũng không muộn”
Lượm vô cùng cảm kích, thầm khen vị sư quálịch sự và ”hiểu chuyện đời”, vì rỏ ràng Lưọm, qua mấy chặng đưòng, đang đói meo, cái bao tử sôi vì chẳng còn hột cơm nào.Tức thì, vị tiểu tăng nhanh nhẩu... nắm tay Lượm kéo ra sau hậu liêu, để lại vị sư trụ trì khẻ mỉm cưòi thông cảm vĩ sữ thất thố của tiểu tăng. Dù là cùng phái, nhưng đường đạo đời hai nẽo. Có lẽ vì lâu quá, ít khách thập phưong... Nghĩ đến đây, vị sư thoáng buồn, chùa vắng vẻ đến nổi nguòi đời đã ví von “văng như chùa bà Đanh”. Phần vị tiểu tăng, vừa khi cùng Lượm vào tới hậu liêu, nhanh nhẹn bày ra máy món tương chao thuộc loại ngon nhứt, hai diã rau
lang luộc cùng nải chuối thơm lừng, lại còn diã sôi đậu khá to cùng tô
chè thơm phúc. Lượm thoáng nhìn, chưa chi đã nuốt nước bọt, vi tiểu tăng cũng tế nhị nhanh miệng mời khách. và tự nhiên nhanh miệng mở máy:
-“Mô.. mô Phật, để tui kể sơ về ngôi chùa nầy cho nghe nhe. Hồi xưa, lâu lắm rồi cách đây trên 300 năm, có một bà tên Đanh đã bỏ ra hơn một ngàn lượng vàng xây ngôi chùa nầy. Chùa có tất cả 40 gian nhà rộng, bên trong
hàng mấy trăm tưọng Phật lớn nhỏ, có tượng Quan Công, Thái Thượng Lão Quân nữa.., nhiều thứ quí giá mua từ bên Tàu... Đặc biệt có bức tượng, hình dàn bà với gưong mặt khá xinh. Nghe đâu, đây là bà Đanh, ngưòi đã bỏ tiền xây ngôi chùa.. Khi đó, xung quanh dân
cư đông vô số, mỗi ngày khách thập phương, nhứt là dịp rầm, mồng một, đến cà ngàn. Nơi đây linh lắm, cầu gì đưọc nấy, nhiều cặp nam nữ đến thề nguyện đều như ý... cũng nghe nói có nhiều chàng trai thề ”yêu em trọn đời, ai mà phản bội lời thề sẽ bị bẻ cổ chết. Sau đó, xung quanh vùng nầy có hàng trăm thanh niên “chơi rồi chạy ” bị bẻ cổ thiệt, hậu quả là ít ai dám đến thề thốt. Rồi thì vì ít khách thập phương đến, nên cỏ hoang và cây dại mọc quá nhiều, thú hoang lại về “định cư” và sinh sôi nẩy nở hàng đàn.,. nào khỉ, chó sói và cọp nữa. Chúng đói mồi nên khách phương xa đến lẻ tẻ bị cọp vồ xé xác... hậu quả cuối cùng là chẳng mấy khi có khách đến. Những ngưòi nghe tiếng đồn chùa to, đẹp và linh thiêng muốn đến phải đi một nhóm đông, dùng thùng
thiếc đập to tiếng đuổi cọp... “Vị tiểu tăng kể cũng vừa xong, là lúc Lưọm “quất” một bụng no cành hông, trong đời có lẽ đây là lần đầu “thọ trai” một bữa qúa ngon. Chàng ta nhìn vị tiểu tăng:
-“ Cảm ơn... anh sư!, cơm ngon quá... À, mà sư đi hái thuốc hàng ngày, chắc biết loại lá diêu bông?”
-“À, cái lá nầy... diêu bông gì
đó hình dáng ra sao. Xung quanh chùa, nhiều cây lá lắm, nào lá cây sao, cây dầu và lá cây đa, lá cây bồ đề, các cây cỏ dại nào: bồ công anh, ngải cứu, xuyên tâm liên, loại cây trị bá bệnh... Cái tên diêu bông nghe lạ quá, chắc là... hỏng có rồi”
Nghe tơí đây, Lưọm thất vọng, tìm lời cáo biệt. Vĩ sư trẻ lưu luyến tiễn khách, an ủi:
_ À, thí anh Lưọm đi bình an, Yên
tâm, nơi nầy vắng vẻ nhưng nay chẳng còn con thú dữ nào.Chúng đói quá, chẳng có ai đến để chúng... ăn thịt, nên bò đi xú khác, hoặc chết vì đói cả rồi. Thôi. . . anh Lưọm chờ chút, tui tiển anh đoạn đưòng”. Vừa nói, vị tiểu tăng lấy lá chuối gói một cục xôi khá to, cùng nải chuối xiêm vàng
nghính trao cho “ngưòi bạn mới quen”...
Lượm cũng thân tình chúc
lại vị tiểu tăng, và không đợi vị tiểu tăng đưa tiển, ,nhún chân một cái phi thân về phía Nam, đến một nơi có tên là Thanh
Hoa, vì đây là tỉnh ranh giới giữa Bắc-Trung. Như thưòng lệ, Lưọm tìm một vị lớn tuổi hỏi thăm:
-“Thưa ông cụ, đây có phải là tỉnh Thanh Hoa?”
Sau một vài giây ngớ ra, cụ già cưòi ngất và với giọng nói khá khó nghe (đối với Lưọm) trọ trẹ trả lời:
-“À, lão nhớ rồi. Đúng rồi, đây là tỉnh Thanh Hoa ,nhưng từ lâu lắm, đã phải đổi thành Thanh Hoá. Cái nầy ngưòi ta gọi là”kỵ huý”, vì Hoa là tên của một bà thứ phi của nhà vua... “Sau đó, vị bô lão còn kể thêm nhiều điều về cái vùng thưòng ghép chung
thành”Thanh Nghệ Tĩnh” là nơi cũng vào hàng “non
nước hữu tình”, dồi dào những kỳ hoa dị thảo, và đặc biệt là nơi sản sinh ra những nhân tài về thơ văn như Bà Huyện Thanh Quan.., cũng như những nhân tài tiếu lâm và bốc phét(mà tiềng miền nam gọi là nói dóc).Lại lần nữa, chàng trai quê
mùa miền Nam, đâu hiểu chi chuyện thơ văn, vì vậy cố lễ phép hỏi sang chuyện “lá diêu bông:
-“Thưa, cháu nghe nói vùng Thanh Nghệ Tĩnh lắm kỳ hoa dị thảo, chắc hy vọng có loại lá mà cháu rất muốn tìm, đó là lá diêu bông”
-“Lá diêu bông”, cụ già vừa nghe lộ ngay nét ưu tư, ra chìu tội nghiệp. Cụ bỗng cưòi thật to, đưa cánh tay gầy đặt lên vai Lượm, thân tình nói tiếp:
-.” . Cháu ơi, thật tiếc quá.Từ miền Nam xa xôi ngàn dậm, ra tận ngoài Bắc, trở vào tới đây, chỉ để tìm một loại lá hoàn toàn không có thật trên cỏi đời nầy. Tội nghiệp cháu, đã bị lừa gạt, lại thêm một nạn nhân nữa đây”
Vị lão niên ân cần nắm tay Lưọm kéo về ngổi dưới tàng cây thật to, mỉm cưòi, một nụ cưòi thông cảm chia xẻ:
-“ Chắc là có cô nàng nào ra điều kiện phải tìm đuọc lá diêu bông, mới cho làm chồng chớ gì.?”
Lượm không trả lời mà chỉ khẻ gật đầu:
-“Thưa cụ, thiệt đúng như vậy, và con đã ...
-“Thôi, không phải nhắc lại nữa. “Lá diêu bông” chỉ là một sản phẩm tưởng tưọng của một tên văn nhạc sĩ chết bầm nào đó, ông nhớ không lầm là Hoàng.C. Mà không lầm sao đươc, cái tên là”diêu bông” nghe đẹp quá. Nhưng cũng không nên
trách tên ca nhạc sĩ nẩy làm chi... Đáng tội là thủ phạm chính... Nghe đồn khi xưa, xưa lắm, vùng nầy xuất hiện một ma nữ đa tình, đa dâm và đa dối ... con yêu tinh nầy đã dùng nhan sắc lừa dối bao chàng trai
mê tình, sau khi thoã thú mây mưa, con yêu tinh
xé thịt các chàng trai ấy, ăn ngấu nghiến... Rồi có một lần , con yêu tinh gặp phải một cao thủ giỏi bùa phép, đập chết và biến nó thành một cô gái thật đẹp, và rao truyền bắt nó suốt đời phải đi khắp chốn xuí những chàng trai tìm lá diêu
bông ... Cái tên thi nhạc sĩ chết bầm nghe chuyện xưa, rồi vẻ vời, khiến bao thế hệ , với biết bao chàng trai nhẹ dạ bị bị phỉnh lừa... “. Nghe đến đây, Lượm cảm thấy tức tối vô cùng, Lài là một cô gái quê mùa miền Nam, mắc mớ chi nghe ai mà đặt chuyện lá diêu bông, khiến mình phải lặn lội xa ngàn dậm. Trời ơi, đàn bà con gái thiệt dễ yêu mà cũng dễ ghét, “nàng” đã từng cùng mình “trốn dướí rặng trâm bầu”, chui vào đóng rơm... vậy mà nỡ lòng nào. Trong cơn bực tức, lần đầu tiên Lưọm nổi quạu, đưa tay thoi vào ngực Lài và la to... Lưọm mở choàng mắt, xoa xoa bàn
tay đau điếng vì đã thoi mạnh vào thanh chiếc chỏng tre (loại giưòng ngủ bằng tre). À, thì Lưọm vừa trải qua cơn mê, vừa lúc đó nội đi ngang:
-”Bữa nay, chèo xuồng mệt hay sao mà ngủ như chết vào giờ nầy’
-“Dạ, không có ,tại con. ... “ Vưà trả lời ngắn gọn, Lưọm quay mặt cưòi thầm, và để khoả lấp chuyện nằm mơ, chàng ta liền đứng lên, lo pha trà, mời ông nội uống, và hỏi liền:
-“Nội ơi nội... tại sao khúc sông chỗ mình ở gọi là “Nhà Bè”, mà hổng là nhà. . nhà. . , còn ông bà ngoại con thì ở bên ...
Thủ Thiêm. Những tên nầy ở đâu mà có.Sao kỳ quá, mà cũng ngộ quá... Nội cắt nghiã dùm con đi.?”
Vừa hớp mấy ngụm trà, nhìn thằng cháu thấy mà thưong, nội Lưọm cưói:
-“Cha, bữa nay cũng ngộ... Hồi nào tới giờ, nội chỉ thấy con để tâm đến mấy cái lờ, cái lọp... nhưng mà thôi, để nội kể lai lịch mấy cái tên nầy con nghe... Hồi xưa, lâu lắm rồi, vào đầu thế kỷ 18, tổ tiên mình tìm “Về đất phương Nam”..., dân chúng cũng như gia đình quân lính
quan lại chuá Nguyễn theo về vùng đất mới lập nghiệp. Lúc nầy vùng đất Thủy Chân Lạp còn hoang vu,
tiếng là đất của ngưòi Khơ Me, nhưng chẳng có dân cư mà họ cũng không có tổ chức cơ quan chánh quyền cai trị. Bởi vì, dân số thời nầy của họ quá ít, chỉ lác đác một vài nơi như vùng Sóc Trăng, Trà Vinh hay Châu Đốc... Sau đó, một số viên quan Nhà Minh bất phục Nhà Thanh, chạy sang xin chúa Nguyễn khai khẩn vùng đất Cù Lao Phố, Lôi Lạp, Hà Tiên và vòng xuống qua Mỹ Tho, về tận vùng Hậu Giang. Chuyện dài dòng lắm con ơi, đại để là khi khai phá, lưu dân Việt từ miền Trung(xứ Quảng) theo vào, một số ngưòi Hoa sang lập xóm làng, thì ngưòi bản xứ(Khơ Me) cùng theo về lập nghiệp
Nội của Lưọm ngưng câu chuyện, với tay lấy cái bánh bông
lan, hớp ngụm trà, lại thắc mắc:
-. . Mà nè, mắc mớ gì bửa nay thằng Lượm mầy lại thắc mắc chuyện “quốc gia đại sự” vậy... Thôi để sẵn đây ông nói cho mà nghe. . Có chuyện nầy, ngưòi ta nói “ngưòi Việt cưóp đất ngưòi Miên”, thiệt tình thì vào mấy trăm năm trưóc, dâu có luật lệ gì, đất hoang vu như”chim trời cá nưóc, ai bắt đưọc nấy ăn” mà... Ngưòi Miên họ ở vùng Lục Chân Lạp (Cam Bốt và một phần Hạ Lào) còn không hết. À, mà có cái nầy... con cũng lớn xộn rồi, ông nói chuyện nầy con nghe, có dịp kể cho mấy đứa bạn , nó lát mắt phục con sát đất. Đó là, ngưòi Miên họ thích trồng cây thốt nốt lắm, và về tín ngưõng, nơi nào có họ sinh sống đều lập chùa, xung quanh trồng cây sao hay cây dầu... Mà muốn cất chùa, phải đào đất đấp nền, cũng luôn có cái ao chứa nưóc mưa uống.(cụ thể nhơ Ao Bà Om ở Trà Vinh). Vậy cứ xét xem nơi nào có trồng cây thốt nốt, đích thị là đất có ngưòi Miên sinh sống.’.
Nội của Lượm, trưóc đây cũng có thời “làm làng”,
trong ban Hội tề... Lâu lâu, có dịp kể chuyện “văn chưong” nên thích lắm. Riêng Lượm thì cũng có phần mê câu chuyện, nhưng sao dài dòng quá.; tuy vậy cũng ráng ngồi nghe, ra điều thích thú. .Đưọc mợi nội Lượm lại chuyển đề tài:
_. ... mà con biết không, xung
quanh vùng đất Saì Gòn nầy, ngoài mấy cái tên như”Thủ Thiêm, Nhà Bè, Soai Rạp, xa hơn chút còn có”Giồng Ông Tố”, “Đồng Ông Cộ”. mấy cái địa danh nầy ngộ lắm, có lai lịch rõ ràng, có dịp ông sẽ kể con nghe...
Tới đây
thì má Lượm và đứa em gái khoản 15 tuổi chạy rưọt con
gà... Lượm muốn nhơn cơ hội chạy thoát nạn, nhưng vì chưa đưọc giải nghiã chữ ”Nhà
Bè”, nên đành ngồi chịu trận. Phần nội câu ta,
chắc cũng hơi sót ruột vì đã nhâm nhi
hết hai bình trà,
nên. vô đề chánh, ngầm ý để Lưọm còn quỡn tiếp lo bữa cơmvà món nhậu.Ông làm sao
quên đưọc mấy con lươn vàng nghín, mà đêm rồi Lưọm đặt trúm, và cô con
dâu trưỏng hẹn nấu món canh chua... Ôi, món canh chua lưon nấu với bắp chuối thì “bá cháy”. Thôi đành chờ lát nữa, giờ thì ông kể tiếp:
-“Chuyện còn dài, để ông kể cho nghe... Hồi đó, khi làng xã lập nên, miền Nam mình tuy tiếng là thuộc địa của Tây, nhưng hệ thống cấp dưói vẫn do quan lại ngưòi Việt trực tiếp cai quản. Mỗi làng có ban hội tề”, gồm 13 vị, đứng đầu là Hưong Cả, Hưong Chủ, Hưọng sư, Hưong giáo... lo mọi chuyện... Mỗi làng còn có viên quan coi về trật tự an ninh gọi là”quan Thủ”, bởi vậy con thấy có “Thủ Thừa, Thủ Đức, Thủ Thiêm”..., đó là tên mấy ông coi về an ninh tên Thừa, Thiêm... Tưong truyên, vùng mình xưa kia có quan Thủ tên Hưồng (Huờn). Ông nầy rõ đúng là một quan tham, một tay cưòng hào ác bá. Thời nầy đất thuộc canh tác đưọc cũng còn khá hiếm, vây mà trong tay ông ta có
cả trăm mẫu.ruộng. Dân tình có mùa bị thất, vì đất còn phèn mặn, cấp trên có cấp lúa gạo “cứu đói”, tên quan nầy đã lợi dụng chức vụ chiếm giữ, ăn chặn khá nhiều... Vùng Nhà Bè là nơi nưóc lợ, cá tôm nhiều vô số, các xuồng ghe chài lưói phải nộp thuế thưòng xuyên, nếu không tay Hưòn dẩn lính lệ xét hoài, thiệt khó làm ăn... Tóm lại là Thủ Hưòn “ăn từ trên xuống dưói”,không chừa thứ chi. Các quan tiên chĩ trong làng cũng khá tốt, nhưng vì tay nầy trực tiếp chỉ huy đám lính lệ gian ác, nên cũng ngại không dám mạnh tay ngăn chặn. Mà ngặt nữa, hắn ta là cháu ruột của tên tham quan, giữ chức cai tổng, nắm quyền trực tiếp sanh sát các tiên chỉ trong làng... (tổng là đơn vị hành chánh, nhiều làng hợp lại) Hắn ta còn tàn nhẫn ,tác tê là... cưóp công của lương dân. Nơi đây, đất còn hoang vu nhiều lắm, chưa thành hình
thành khoảnh, cư dân đến khai phá, cả gia đình bỏ biết bao công sức, nhiều năm đổ mồ hôi để có đưọc miếng đất thuộc (canh tác đưọc)làm kế sinh nhai. Khi thấy hộ gia đình nào khai phá miếng đất ngon
lành thì hắn ta tìm cách chiếm đọat, mà cách “độc địa “nhứt là vu cho hộ đó là thành phần chống lại triều đình, tham gia
phong trào “cần vưong”, theo các nhóm kháng chiến như ”Trưong Công Định, Thủ Khoa Huân,Nguyễn Duy Dưong... chống lại nhà nưóc Đại Pháp.Thiệt có oan ức không, Nguyễn Duy Dưong có chiến khu ở tận Đồng Tháp Mưòi, Trưong Công Định Thủ Khoa Huân mãi tận miền Tây, Rạch Giá.... .làm
thế nào ngưòi ở Nhà Bè lại về miền Tây hoạt động. Độc kế khác của tên nầy là vì nhu cầu an ninh, phải “mở đuòng, lập khu dân cư, cắt ngay miếng đất của dân mới khai phá... Dân
chúng quá oan ức, nhưng không phải ai cũng can đảm và chịu khó đi bộ cà gần ngàn cây số tận triều đình Huế kêu oan như ông già Ba Tri( Bến Tre.). . . Về đạo đức thôi khỏi nói, hắn ỷ quyền ỷ thế, tìền bạc dư thừa nên cưói cả thảy 3 bà vợ, không kể những bà trung niên chịu làm “bồ già”. . . Chẳng biết tay nầy tuổi con gì, mà về cái “khoản đó” hắn ta mạnh như. . ngựa. . . Kể tới đây thì thằng Lưọm sáng mắt ra, chăm chú ngồi nghe, thiếu điều muốn chảy nưóc miếng. Cậu ta cũng thầm bái phục sao nội mình kể chuyện hay quá, hấp dẩn quá. Lại nữa, sao nội mình biết nhiều chiện (chuyện)mà hồi nào tới giờ mình hỏng biết. Nhưng mà Lưọm cũng hơi nản chút xíu, nội kể dài dòng sao chưa có “ăn nhằm’ gì cái tên “Nhà
Bè”...
Trời đứng bóng, cơm nưóc sắp xong... nhìn thấy hai ông cháu có vẽ tâm đắc, má Lưọm không nở làm gián đọan, nên đã tế nhị mang ra một dĩa khô cá lóc cùng
chén mắm me, tức thì Lưọm hiểu ý chạy lấy chai rưọu đế.Thế là nội Lưọm bất đầu nhâm nhi,
riêng Lưọm chỉ phá mồi, không dám uống rưọu, vì cơn say ban nảy vẫn còn dư chấn. Cũng may là không
ai khám phá Lưọm đã uống rưọu. Phần nội Lượm, có chút hơi men, càng say sưa, say theo câu chiện (chuyện) chứ mấy ly đế chẳng “áp phê” gì,dễ gì khiến phải say... Thế là ông hăng say tiếp:
-. . . Tay thủ Hưòn nầy chẳng những gian ác, mà còn dâm ác nữa, hắn không bỏ lỡ cơ hội nào để”ép liễu vùi hoa”các cô gái hay các... má
của các cô gái.., tức nói theo ông bà mình là”già không
bỏ, nhỏ không tha”... Nhà nào có con
gái đẹp là hắn tìm dịp lợi dụng công việc để đến thăm, trổ mòi dê... Không ít các con gái nhà
nghèo đã bị hắn ta cưỏng chiếm, nhưng vì sợ tai tiếng và uy quyền bạo lực của hắn, các nguòi bị hại phải nhẫn nhục, chịu đựng.Hồi nầy, phưong tiện đi lại khan hiếm, khó khăn, muốn lên quan thưa kiện cũng là cả vấn đề... Phần tên Hưòn, ngoài công việc, hắn chỉ còn biết dành thì giờ ăn nhậu, tiệc tùng và ghé vô nhà bất cứ bà vợ hay bồ nhí lẩn bồ gìa để thõa mãn thú đam mê. Rồi có một hôm, sau khi “no cơm ấm cật”, hắn lăn ra ngủ say như chết, trong cơn ngủ mê hắn bỗng thấy lạc vào một nơi kỳ lạ. Lúc đầu cứ như mơ, vì trưóc mặt hắn là cung điện cũng khá nguy nga,
trên ngai là một vị áo mão chỉnh tề, giống như vị vua. Hắn ta như hoa cả mắt, vì đối với triều đình, hăn chỉ là viên quan nhỏ địa phưong, không lý do vì đưọc vào bệ kiến long nhan. Quá choáng ngộp trưóc cảnh trí lạ thưòng ngoài sức tưỏng tưọng, hắn chưa kịp nhận định rõ, thì bỗng nhìn lại đôi tay đang bị còng chặt, nhìn xuồng đôi chân bị xiềng bằng chiếc lòi tói(dây xích) to nặng nề... Rồi nhìn kỹ lên ngôi cao, mà hắn nghĩ là ngai vàng. Rõ
ràng ngai vàng thật, nhưng hai ngưòi đứng hầu lại có “đầu trâu mặt ngựa”.chẳng ra vẻ quan quyền. Với một chút trí khôn
còn sót lại,hắn biết rõ đây là địa phủ, nguòi ngồi trên ngai không ai khác là diêm vưong, tên Huờn bỗng lạnh toát mồ hôi, đưa tay định rờ rẩm xem thực hư thế nào, thì gỗng nghe tiếng một viên “đầu trâu’quát to:
- “Nguyễn văn Huờn, quì xuống ... xuống...”
Sau tiếng hô to, tên Huờn lẹ làng quì mọp. Và giọng to vang củaDiêm Vưong như muốn làm rung rinh địa phủ:
-“ Nầy tên Thủ Huờn, mi đã biết tội chưa. Trên trần gian, mi là tên
tham quan. Là một “phụ mẫu chi dân, một đầy tớ của dân chúng, mi đã không phục vụ dân, chỉ chuyên hút máu,
áp bức dân lành. . . “
-”Dạ, dạ. . . con . . đâu có làm gì nên tội... “ Vừa lập cập trả lời chống chế, tên Hưòn sợ đến són cả nưóc tiểu ra quần ...
Tức thì Diêm vưong. (Đúng rồi, ông ngồi trên ngôi cao chính là vua, vua dưói địa phủ là Diêm vưong)hét to:
-“Câm mồm , đã phạm muôn ngàn tội lỗi, lại còn già mồm, khéo vận dụng miệng lưõi chối tội, làm mất thì giờ. Hằng ngày, ta phải xử biết bao tên tham quan, cưòng hào ác bá như mi. Ngoài tội trạng đã phạm, nay còn phạm thêm tội. làm mất thì giờ của ta... Nay ta ra lệnh, tôi mi tham
nhũng, ăn nhiều quá nên bị cắt lưõi, và mỗi ngày phải ăn một chục ký lúa nguyên hột chưa xay. Mi sẽ không nhai đưọc vì chẳng còn lưõi lừa. Ta biết trên trần gian mi ăn giỏi lắm, mi bốc lủm liền ,không cần lột kia mà. Ăn món chính xong, ta
sẽ cho ăn “lai xét” với đất, vì trên dưong trần mi “ăn” đất của dân quá nhiều, ăn bằng cách
ngang nhiên qui hoạch ngay trên thửa đất của dân.đang sinh sống. Dân chúng khiếu nại, mi chẳng bồi thưòng, chỉ biết dẩn đám thuộc hạ đến đàn áp, đánh đập một cách tàn nhẫn. Vì vậy,mỗi ngày, mi sẽ bị đánh 100 roi bằng gậy sắt quấn kẻm gai, vì mi đã đánh đập tra khảo lưong dân hằng bửa...”Diêm vưong tức giận vô cùng, nuốt ực nưóc bọt, quay sang nhìn “đâu trâu mặt ngựa”, chỉ tay:
“. . . Đầu trâu mặt ngựa, y án thi hành”
Sau án lệnh ban ra, tức thì hai cai ngục bưóc lại xốc nách tên Huờn. .Nhưng bỗng Diêm vưong khoát tay:
-” khoan đã.. .,
Tên Hưòn như chợt tỉnh, hay là Diêm vưong muốn tạo cơ hội cho mình chạy án.Vừa nghĩ vậy, hắn la to:
-Dạ, xin diêm vưong tha tội,.. con sẽ . . . xin gặp riêng “
Hắn định gặp riêng sẽ dùng tiền bạc vòng vàng để... chạy án, nhưng chưa nói hết câu , Diêm vưong ra lệnh tiếp:
-“Còn nữa, tên Hưòn nầy trên trần thế chuyên ham hố chuyện xác thịt. Mi đã dụ dỗ ức hiếp cả vợ ngưòi ta, còn cưỏng hiếp nhiều cô gái quê mùa.
Ta ra lệnh phải “cắt bỏ”. . . Bỗng tên Huờn bật dây, hai tay bụm dưói hạ bộ, nắn nót thì rõ ràng còn đủ. À thì ra hắn vừa nằm mơ. Hắn toát cả mồ hôi, ngơ ngác nhìn xung quanh,cuối gầm mặt nhìn xuống... Từ từ đứng dậy, tên Huờn cũng không còn quát
tháo hai tên lính hầu đang nửa tỉnh nửa mơ say khưót sau chầu nhậu đả đời. Tay nầy cũng khôn lắm , hắn ăn uống no say, cũng không quên cho
đám lính lệ đàn em no
say. Hắn đã biết dùng miếng mồi để mua lòng trung
thành của thủ hạ., Hắn đã bao lần quắt mắt và nhỏ nhẹ nhác kheó, nhắc khèo mà như hâm doạ:” Tụi mầy phải trung thành với tao, còn tao thì còn tuị mầy, còn có tiền bạc, vòng vàng, có rưọu thịt, có gái ... đả đời ”.Bởi vậy, nay nhìn đám thuộc hạ ngủ khò, chẳng gì ngạc nhiên... Hắn bưóc ra, dùng tay lay nhẹ thuộc hạ với vẻ hiền từ,không còn hò hét, ra oai khiến hai tên lính hầu ngơ ngác...
Rồi cả cái vùng nơi hắn coi sóc về an ninh cũng quá ngạc nhiên, vì từ hôm đó hắn như trở nên một ngưòi hoàn toàn khác hẳn, trưóc hung tợn bao nhiêu, thì nay hiền từ bấy nhiêu.. Đối với cô bác trong làng, lớn nhỏ gì hắn cũng lịch sự, vui vẻ.Cả một đám dân hành nghề đánh bắt cá càng ngạc nhiên, vì quan Thủ Hưòn không còn bắt nạt, nạp tiền, ngay cả những con cà ngon cũng không phải mang biếu nữa. Rồi một hôm, quan Thủ Huờn vào trình bày ý kiếnvới Ông Hương Cả và ban Hội tề như sau:
-“Thưa các ngài chức sắc, khúc sông nầy là nơi giáp nưóc, xuồng ghe cô bác ngưọc xuôi dập dìu; đôi khi không thuận con nưóc, lại gặp lúc mưa gió . . . Huờn xin đề nghị làng mình nên làm một cái BÈ bằng tre kết lại, có mái che, trên bè có bếp và củi.cùng các món cần thiết để nấu nướng. Cô bác nào lỡ đưòng, tấp vô, sẵn củi bếp nấu cơm, trú mừa, đợi xuôi con nưóc sẽ sơm về tới nơi ,lại đỡ tốn công sức.. “
Dĩ nhiên ý kiến đưọc hầu hết ban Hội tề đồng ý và điều đáng nói là Ban Hội tề vô cùng kinh ngạc, vì thù Huờn ăn nói thật lịch sự lễ phép... Thế là từ sau ngày hôm đó, đám lính lệ thay vi theo hầu tên Hườn làm chuyện ức hiếp luơng dân, nay hăng hái lo tìm
trong xóm, mua và đốn tre mang về. Mua, có trà bằng tiền đúng giá, chớ không phải bồi thưòng cho có lệ. Dân chúng trong làng mừng rỡ, tiếng đồn ra xa, nhiều ngưòi chẳng những không lấy tiên bán tre, mà còn tự động đốn chở đến tận nơi.Thế là một cái BÈ to thiệt to thành hình, trên có mái che...
Xa xa nhìn chẳng khác chi ngôi NHÀ lớn. Dân chúng ngưọc xuôi trên khúc sông nầy vui mừng không tả, nếu lỡ đưòng thì cứ tấp vô NHÀ BÈ nấu cơm, nghĩ mệt. . .
Nội thằng Lượm kể vừa xong, cơm cũng vừa dọn ra, hai ông cháu cùng bưóc vô không đơị ai mời. Riêng Lưọm mừng ra mặt, nay mai gặp Lài, sẽ vênh mặt kể lý lich vì sao có cái tên NHÀ BÈ...
Chuyện ngày xưa, nhưng hoàn toàn có thiệt, xin không thêm bớt, nếu có chăng chỉ ”thêm mắm dậm muối” mà thôi. Cụm từ nầy các nhà nhà văn gọi là ”hư cấu” đó mà. Nhà Bè là tên con sông, cũng là tên của một địa phưong, khoảng vùng sông Soai Rạp, trên đưòng biển huyết mạch từ Biển Đông vào Sài gòn, tiếp giáp với Rừng Sát... Không kể thời gian xa xôi, từ thời Việt Nam Cộng Hoà, NHÀ BÈ là
1 quận của tỉnh Gia Định.Sau 1975, có đôi phần thay đổi về ranh giới, nhưng cái tên NHÀ BÈ vẫn còn. Ngày nay ,huyện nầy nằm về phiá đông nam của Sài gòn, bắc giáp quận 7, nam giáp Cần Giuộc (Long An), đông giáp sông Nhà Bè, tây giáp huyện Bình Chánh. Hiện dân số huyện Nhà Bè là 103.793 ngưòi. Nhân nói đến BÈ, ngưòi ta đưọc biết trên hai con sông Tiền và Hậu Giang, hiện có khoản 3.500 BÈ CÁ. Bè ngày nay không phải bằng tre mà là loại ván tốt, kê trên mớ thùng phuy kết chặc, dưói là cả một cái lồng to bằng lưói kim loại, dùng nuôi các
lọai cá như: cá vồ, bông lau, bóng tưọng, bóng mú, cá hưòn... Tiếc thay, ngưòi ta chưa tìm thấy một NHÀ BÈ nào như vừa kể trên cả...
(đây là chuyện về các điạ danh, căn bản dựa vào sự tích có thật.Với mục đích góp vui, viết ra thành câu chuyện vui. Vì nhân vật chánh, đưọc hu cấu là một thanh niên miền quê, lời lẻ và chữ dùng đôi khi sai chánh
tả (cố ý), mong quý đọc giả thông cảm).
Hoài Việt
Tài liệu tham khảo:
-“Sài gòn Năm Xưa”, cuả Vưong Hồng Sển, nhà x.b Xuân Thu, phát
hành tại Saì gòn-VN(in lại tại hải ngoại-không đề ngày).
-“Những Nẻo Đưòng Việt Nam”, của Hoài Việt, phát hành 2006 tại Nam Cali-Hoa Kỳ.
- www.wikipedia.org.chuabadanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét