Chắc chắn mọi người trong gia đình bạn sẽ thích mê món bánh bông lan thiên thần (angel food cake) thơm ngon được tạo hình như một vòng nguyệt quế xinh xắn đấy. Cách làm cũng không hề khó đâu, với clip hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ làm được "ngon lành".
Nguyên liệu:
Phần cốt bánh:
+ 5 lòng trắng trứng gà
+ 66g bột mì
+ 150g đường xay
+ ½ thìa cà phê nước cam vắt
+ ½ thìa cà phê cream of tartar
+ ¼ thìa cà phê muối
+ 1 quả cam vàng
Phần kem trang trí bánh:
+ 200ml kem tươi
+ 25g các loại berries và hạt khô
+ Vài quả dâu tươi
+ 3-4 thìa canh mứt mâm xôi
Cách làm:
Phần cốt bánh:
- Cho 63g bột mì và 50g đường xay vào âu, trộn đều, để riêng.
- Dùng máy đánh trứng đánh phần lòng trắng trứng trong khoảng 1 phút đến khi nổi bọt.
- Cho vỏ cam bào nhỏ vào âu trứng.
- Cho thêm ½ thìa cà phê nước cam vắt, ½ thìa cà phê cream of tartar,¼ thìa cà phê muối.
- Tiếp tục đánh khoảng 3 phút đến khi hỗn hợp lòng trắng trứng có chóp mềm.
- Cho thêm 100g đường xay. Đánh ở tốc độ cao đến khi lòng trắng bông cứng
- Rắc 1/3 hỗn hợp bột và đường ban đầu vào, trộn đều bằng cách hất ngược từ dưới lên. Lặp lại với 2/3 còn lại.
- Đổ hỗn hợp đã trộn vào đến 2/3 khuôn.
- Nướng ở 170 độ C trong 40 phút. Lưu ý: bật lò trước khoảng 10 - 15 phút cho đạt nhiệt độ mong muốn.
Phần kem trang trí bánh:
- 200ml kem tươi đánh bông cứng.
- Sau đó chà láng kem quanh thành bánh. Cho thêm các loại berries, hạt khô, dâu tươi và mứt mâm xôi.
Thực hiện: Nhà Có Hai Người
Những điều quan trọng ai cũng cần biết khi ăn ngao
Ngao là thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn nhiều loại hải sản này, đặc biệt là vào mùa đông.
Giá trị dinh dưỡng của ngao
Ngao là một trong những loại thực phẩm biển rất được khuyến khích sử dụng. Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Cùng với cua, tôm, cá thì ngao là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa – một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.
Ngao rất nhiều giá trị nhưng một số người không nên ăn (ảnh minh họa)
Lợi ích sức khỏe của ngao
Tốt cho phụ nữ mang thai
Ngao là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe . Trong thịt ngao có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipid, nhiều vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn là thực phẩm vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai
Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai. Ngoài ra, phôtpho cũng cần thiết cho cơ thể mẹ sử dụng hiệu quả các nguồn vitamin.
Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo.
Da đẹp, giữ dáng và giảm stress
Theo các nghiên cứu, ăn ngao mỗi tuần 2 lần sẽ giúp kiểm soát cân nặng. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin A lớn chứa trong ngao giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh.
Phát triển chiều cao ở trẻ
Ngao còn giúp cho những vấn đề về tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Dinh dưỡng trong ngao còn tham gia vào nhiều quá trình phản ứng chuyển hóa của cơ thể. Đó cũng là một yếu tố giúp phát triển chiều cao tốt ở trẻ.
Tốt cho người mới ốm dậy
Ngao chứa thành phần đạm tương đối cao nên cũng rất bổ dưỡng đối những người cần ăn lượng đạm cao để hồi phục cơ thể sau ốm, tăng cường miễn dịch.
Những lưu ý khi ăn ngao đối với người có bệnh
Không tốt với người bị bệnh gout
Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, do đó ngao cũng là loại có thành phần purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.
Bệnh đau dạ dày
Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.
Người dễ bị cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh, đặc biệt trong thời tiết mùa đông.
Người mắc bệnh thận
Ngao có tính lạnh và vị mặn ở biển nên những người mắc bệnh thận, ăn kém, chậm tiêu không nên ăn ngao.
Mùa đông trẻ nhỏ không nên ăn
Ngao rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao có tính hàn, chỉ sử dụng tốt nhất vào mùa hè, không phù hợp với mùa đông. Nếu trong thời tiết giá lạnh, dùng thực phẩm này chế biến các món ăn cho bé thì có thể dẫn đến lạnh từ bên trong nên sẽ gây ra bệnh tiêu chảy .
Những người bị bệnh dị ứng
Bởi ngao là một loài nhuyễn thể, hàm lượng dinh dưỡng rất cao tương đương như lươn, thịt gà. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.
Lưu ý để ăn ngao đúng cách
Các món ăn chế biến từ ngao phải nấu kỹ vì trong ngao có thể ẩn chứa ký sinh trùng. Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Ngao chế chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên cho trẻ ăn con ngao dưới 1 tuổi, bởi giai đoạn này khả năng nhai của bé rất kém vì vậy chúng ta không nên cho trẻ ăn
Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra việc làm này, còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C, việc kết hợp này dễ gây ngộ độc .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét