.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

01 tháng 12 2015

Hai câu chuyện thâm sâu.


Ảnh: Theo Ntdtv
Ảnh: Theo Ntdtv
Câu chuyện thứ nhất:
Có một khoảng thời gian người đệ tử cảm thấy cuộc sống sao mà thống khổ, thậm chí phiền não. Vị thiền sư dẫn người đệ tử đến một mảnh đất rộng mênh mông bốn bề không gian khoáng đãng, rồi hỏi: “Con hãy ngước nhìn lên phía trên đầu con, con nhìn thấy gì nào?”. “Thiên không (Bầu trời)” Đệ tử đáp.
Vị thiền sư lại nói: “Bầu trời rất rộng lớn phải không? Nhưng ta lại có thể dùng một bàn tay che khuất được cả bầu trời đấy!”
Người đệ tử không nghĩ ra cách nào tin nổi. Chỉ nhìn theo vị thiền sư dùng một bàn tay và che kín lên hai mắt của đệ tử, rồi hỏi: “Con bây giờ có còn trông thấy bầu trời nữa không?”
Tiếp theo vị thiền sư hướng vào trọng điểm câu chuyện nói tiếp: “Trong cuộc sống, một chút thống khổ, một chút phiền não, một chút trở ngại cũng giống như bàn tay này, nhìn bàn tay thì thấy quả nhiên nó rất nhỏ, nhưng nếu không bỏ nó xuống, luôn cứ kéo nó lại gần mà nhìn, cứ mang nó đặt ở trước mắt mình, gác nó ở trong đầu và trong tâm tưởng, chính là sẽ giống như cái bàn tay này vậy, che khuất hết cả bầu trời thanh trong và quang đãng của chúng ta. Thế là, chúng ta sẽ bỏ lỡ mất ánh thái dương của cuộc đời, bỏ lỡ mất bầu trời màu xanh trong, lỡ nhịp những áng mây ngũ sắc cùng ráng mầu rực rỡ mỹ lệ.”
Người đệ tử cuối cùng đã hiểu rõ căn nguyên gốc rễ nỗi thống khổ của mình.
Cảm ngộ: Đau khổ hay vui vẻ đều là do tự mình lựa chọn.
Ảnh: Theo Ntdtv
Ảnh: Theo Ntdtv
Câu chuyện thứ hai:
Người đệ tử vì không câu nệ, không chú ý đối với các tình tiết và các chi tiết nhỏ trong đối nhân xử thế, tự nhận thấy rằng những tình tiết nhỏ ấy không quan trọng, không liên can và đáng kể gì.
Một ngày, vị thiền sư hỏi đệ tử của mình: “Con có biết mưa rào và mưa bụi, loại mưa nào sẽ dễ dàng làm ướt quần áo của chúng ta không?”
“Đương nhiên là mưa rào rồi ạ!” Người đệ tử nhanh nhảu đáp.
“Nhưng mà trong cuộc sống, dễ dàng làm ướt quần áo người ta lại là mưa bụi chứ lại không phải mưa rào đâu.” Vị thiền sư nói.
“Mưa rào hạt mưa nặng hạt, còn mưa bụi phất phất nhẹ bay, sao có thể dễ dàng làm ướt quần áo được ạ?” Người đệ tỏ vẻ khó hiểu.
“Bởi vì một khi nếu trời đổ mưa to, mọi người sẽ nhanh chóng cảnh giác hơn, người mang theo dù sẽ liền mở dù lên che mưa, người không mang theo dù sẽ liền trú mưa dưới những mái hiên. Nhưng nếu chỉ là mưa bụi, mọi người sẽ khó có cảm giác thấy ướt ngay, hoặc là có cảm thấy thì cũng không can chi, cho rằng chỉ lất phất vài hạt mưa nhỏ không đủ làm ướt quần áo, thế là họ cứ tự để mình đi trong mưa như thế, bất tri bất giác – như thể không hề hay biết, không hề cảm nhận thấy kẽ hở, cứ để hạt mưa lâm li thấm ướt hết cả quần áo.”
Người đệ tử im lặng, đăm chiêu.
Vị thiền sư giảng: “Trong đối nhân xử thế, lời nói và cử chỉ của chúng ta ví như một cử chỉ của tay, một cái nhấc chân, một hành động biểu đạt tình cảm hay một câu nói…những điều này đều giống như hạt mưa bụi nhỏ bé kia, nhìn thì rất nhỏ, nhưng nếu không để tâm chú ý, không thận trọng cảnh giác sẽ trở thành sơ hở vô ý hay cố ý mà làm ướt ‘quần áo’ của người khác”, tổn thương và phương hại người khác, đồng thời cũng là nguyên do ‘ướt’ sang cuộc đời của chính mình, khiến cuộc đời của mình phải chịu tối mờ, nan khó và tổn thất.”
Người đệ tử cuối cùng đã thấu hiểu vì sao mưa bụi lại dễ dàng làm ướt được quần áo của mọi người, là bởi vì người ta đã buông lỏng cảnh giác đối với mưa bụi.
Cảm ngộ: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi” –  Nghĩa là “Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà phạm. “Vô lậu phương vi nhân sinh chi viên mãn” – đời người mà thực hiện tới được các phương đều vô lậu không rò rỉ, không kẽ hở ấy chính là đi đến cảnh giới của viên mãn.
Ảnh: Theo Ntdtv
Ảnh: Theo Ntdtv

Tác giả: Theo Ntdtv | Dịch giả: Tâm Nguyễn

Làm sao để tránh phải nói “Tiếc quá, tôi lại mắc sai lầm này lần nữa rồi”

(Zurijeta/iStock)
(Zurijeta/iStock)
Các nghiên cứu về tự kiểm soát cho rằng, việc nhận ra các sai lầm trong quá khứ là một phương cách tốt để tránh lặp lại những sai lầm đó. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có thể còn có nhiều thứ liên quan đến vấn đề này.
Để tìm ra đáp án, họ đã quyết định kiểm tra các mức độ hồi tưởng – và đã phát hiện ra rằng tập trung vào các hành vi trong quá khứ không phải lúc nào cũng là ý tưởng đúng đắn.
Phó giáo sư marketing thuộc Đại học Vanderbilt Kelly Haws chia sẻ “Hết sức cẩn thận khi bạn yêu cầu bất cứ ai đào sâu vào những kinh nghiệm quá khứ, vì đó có thể là một cách rất không hiệu quả để thay đổi hành vi trong tương lai cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Ở thí nghiệm đầu tiên trong một loạt các thí nghiệm đã được xuất bản trong Journal of Consumer Psychology (Tạp chí Tâm lý Người Tiêu dùng), các nhà nghiên cứu đã chia các đối tượng ra làm 2 nhóm. Họ yêu cầu một nhóm nhớ lại những lần tự kiểm soát “thành công”, chẳng hạn như mua giầy giảm giá thay vì bỏ tiền để mua những đôi Jimmy Choos mới. Nhóm còn lại đã được yêu cầu nhớ về các lựa chọn yếu kém hoặc “thất bại”
Hướng về tương lai. Đừng nhìn lại quá khứ.

— Kelly HawsPhó giáo sư Marketing Đại học Vanderbilt

Sau đó họ đã tạo thêm một sự thay đổi, vì họ muốn biết xem sự thoải mái khi hồi tưởng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc tự kiểm soát. Để làm điều này, họ đã sử dụng một phương pháp nổi tiếng trong môn tâm lý học nhận thức – họ đã yêu cầu một số đối tượng nhớ nhiều ví dụ hơn những đối tượng khác.
Phương pháp này là hợp lý vì nhìn chung việc gợi lại 2 ví dụ trong quá khứ thì thoải mái hơn là 10 ví dụ. Vì vậy, những người được yêu cầu nhớ lại hai ví dụ về việc chi tiêu thông minh có thể nghĩ họ đã đưa ra những lựa chọn tuyệt vời, vì sự hồi tưởng này khá dễ dàng. Mặt khác, những người được yêu cầu nhớ 10 ví dụ về các quyết định tài chính đúng đắn có thể nghi ngờ đến sự tự kiểm soát của họ. Haws nói “Bạn bắt đầu lấy sự khó khăn mà bạn đang có để chứng tỏ bạn là ai và bạn giống cái gì”.
Cuối cùng, Haws đã đưa ra cho những người tham gia một ngân sách, sau đó hỏi họ, họ sẽ chi tiêu bao nhiêu cho một mặt hàng mà họ không có đủ khả năng mua – một đôi giày, một cái túi hay một trò chơi video.
Trên tổng thể, những người được yêu cầu nhớ chỉ một vài ví dụ thành công đã chi tiêu trong phạm vi cho phép của bản thân. Nhưng những người được yêu cầu nhớ thêm nhiều ví dụ tốt lại thể hiện sự tự kiểm soát kém hơn – họ đã có xu hướng tiêu xài vào các mặt hàng mà họ không đủ khả năng mua.
Các kết quả này nhấn mạnh một số yếu tố thú vị về mối quan hệ giữa việc hồi tưởng và sự tự kiểm soát. Có lẽ điều ngạc nhiên nhất là đào sâu vào quá khứ có thể tác động tiêu cực đến hành vi, phụ thuộc vào sự thoải mái của việc hồi tưởng, kể cả khi các ví dụ trong quá khứ là tích cực.
Chúng ta không ngừng viết lại những câu chuyện chúng ta tự kể về bản thân chúng ta – đó là điều làm cho việc hồi tưởng trở thành một phương tiện không đáng tin cậy cho sự tiến bộ, Haws nói. Thay vì đắm chìm trong quá khứ, một chiến lược tốt hơn, khiến hành vi thay đổi một cách tích cực, có thể là đặt ra những mục tiêu cho tương lai: Đừng mua đôi bốt 700 đô chỉ vì bạn muốn đi nó trong chuyến đi đến Châu Âu, hay học tập thay vì tiệc tùng để đạt điểm cao cho bài kiểm tra ngày mai.
Tóm lại, nếu chúng ta muốn có sự tự kiểm soát tốt hơn, Haws nói “Hãy hướng về tương lai. Đừng nhìn lại quá khứ”.
Tác giả: Brett Israel, Vanderbilt University | Dịch giả: Thanh Huy

Những câu nói giúp bạn tỉnh ngộ…!

2222eeee
Ảnh: Theo Letu.life
Một người có sinh ắt sẽ có tử nhưng chỉ cần là còn sống thì chúng ta đều cần phải sống theo cách cho tốt nhất. Khi mất đi những thứ chúng ta đang có, mới nhận ra rằng mình đã từng có nó. Dưới đây là những câu nói đã giúp cho rất nhiều người tỉnh ngộ…!
  1. Sở dĩ người đau khổ chính vì người đang truy cầu thứ gì đó sai lầm.
  1. Nếu bạn không tự mình rước phiền não, thì người khác cũng không thể nào gây phiền não cho bạn. Bởi vì chính bạn làm chủ tâm của bạn, bạn có thể buông có thể bỏ xuống.
  1. Bạn nhất định phải bao dung độ lượng với người khác và cả bản thân mình vô điều kiện. Cho dù người khác có xấu thế nào hay đã từng làm tổn thương bạn, bạn nhất định phải buông bỏ thì mới có được niềm vui chân chính. Không khoan dung và lượng thứ cho người, là bạn chỉ tự làm khổ chính bạn mà thôi.
  1. Bạn phải dùng tâm thái bình thản mà đối đãi với cuộc đời, đừng cố cưỡng cầu điều gì. Bởi vì nếu đã không phải là của bạn, thì sẽ không là của bạn, cưỡng cầu cũng không đạt được. Phải biết đủ mới an lạc giữa vô thường!
  1. Thế giới này vốn dĩ chứa đựng rất nhiều nỗi khổ, mỗi người đều cần phải đối mặt và đi qua nó, không có ai là ngoại lệ.
  1. Nên ghi nhớ, chỉ có thể cứu giúp người cầu tiến, còn cứu giúp người mặc cảm tự ti là một việc thực sự khó khăn.
p7116523a693512083
Ảnh: Theo NTDTV
  1. Để hủy hoại một người đôi lúc chỉ cần một câu nói, nhưng để vun trồng một người thì cần ngàn âm vạn ngữ, cho nên xin bạn chỉ nói những lời lưu đọng tình người.
  1. Bạn vốn dĩ không nhất thiết phải quay đầu lại xem người đã nguyền rủa lăng mạ bạn là ai. Nếu có một con chó điên cắn bạn một cắn, lẽ nào bạn cũng cần phải hạ mình cúi thấp sát đất chỉ để cắn trả lại nó một miếng?
  1. Đừng bao giờ lãng phí từng phút giây của bạn để nghĩ đến người nào hay sự vật sự tình nào đó mà bạn không thích, hãy nhớ rằng thời gian đối với bạn là rất trân quý.
  1. Chỉ có người sáng tạo ra cơ hội mới là người dũng cảm, người chờ đợi cơ hội là người ngốc nghếch, cho nên bạn đừng “ôm cây đợi thỏ”.
  1. Nghịch cảnh là quá trình trưởng thành tất yếu phải đi qua, người có thể dũng cảm tiếp nhận nghịch cảnh thì cuộc đời sẽ mới từng ngày, vươn lên mạnh mẽ.
  1. Bạn phải cảm ơn người nói cho bạn biết khuyết điểm của bạn, chỉ có người nói cho bạn khuyết điểm của bạn mới là người tốt đối với bạn nhất.
  1. Đừng bao giờ nói dối, nói một câu dối gian lại phải bịa đặt ra 10 câu gian dối khác để bù đắp. Bạn cần gì phải khổ như vậy?
  1. Trả thù không thể hóa giải thù hận, chỉ có khoan dung mới có thể hóa giải thù hận, đây là chân lý vĩnh hằng.
  1. Đừng luôn nghĩ mình là người bất hạnh bởi vì thực sự trên thế giới này vẫn còn rất nhiều người bất hạnh và thống khổ hơn bạn nhiều.
Cảm ngộ: Cánh cửa khó mở nhất là cánh cửa tâm hồn. Đường khó đi nhất là con đường tâm – tâm người. Cây cầu khó qua nhất là cây cầu nối từ trái tim tới trái tim. Thứ khó điều chỉnh nhất là tâm thái, thái độ của người. Công trình khó khăn nhất trên thế giới này là công trình cải tạo thế giới nội tâm của con người …!
Tác giả: Theo Letu.life

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.