.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

01 tháng 12 2015

Thiền định hay một chút thời gian tĩnh lặng có thể làm giảm stress… Nếu bạn có chút thì giờ!


(monkeybusinessimages/iStock)
Rất khó khăn để thoát khỏi áp lực từ gia đình và công việc vì chúng chưa bao giờ dừng lại (monkeybusinessimages/iStock)
Sau một vài tuần vui buồn lẫn lộn tại nơi làm việc, giờ đây khi đang mở hộp chiếc máy rửa bát tôi chợt suy ngẫm về một giai đoạn mới, dễ thở hơn, mà hai vợ chồng tôi chuẩn bị bước sang. Sáu tháng vừa qua, cả hai chúng tôi đã phải gồng mình lo toan giữa gia đình và công việc, giai đoạn đó quả là căng thẳng và không thể chịu đựng nổi.
Năm cũ sắp qua đi, chúng tôi cuối cùng cũng đã có thể có được một giấc ngủ ngon suốt đêm mà không bị đánh thức bởi một (hoặc tất cả) trong ba đứa con của mình. Max – 3 tuổi – đã chuyển chỗ và quen với trường mẫu giáo mới. Susie dường như đã có thể tự làm được tất cả mọi chuyện mà một đứa trẻ lớp 1 nên làm, không những thế còn luôn tay tự tết tóc cho mình.
… và về Joe, Joe đâu rồi? Tôi vừa thấy nó chập chững đi ra khỏi nhà bếp và đi về phía hành lang vài giây trước.
Tiếng cười khúc khích ở đằng xa làm cho tôi có cảm giác rằng nó đang làm điều gì đó không ổn, nhưng tôi vẫn bị sốc hoàn toàn khi mở cửa và thấy đứa con một tuổi của mình đang đứngtrong bồn cầu. Đeo đôi sandal mới được bà cho, Joe bé nhỏ nhìn thấy biểu hiện kinh hoàng của tôi và bắt đầu giậm chân và nghịch nước trong bồn cầu và cười như nắc nẻ. Một ý nghĩ thoáng qua, tôi tự hỏi liệu mình có phải là một bà mẹ tồi hay không nếu để con mình trong bồn cầu mà đi lấy camera. Tôi thấy nếu mình làm thế thì đúng là một bà mẹ không tốt.
Khi tôi ngồi trong vườn tưới nước rửa người cho Joe thì Max và Susie chạy ra ngoài và la hét về thứ gì đó. Tôi không nhớ chúng tranh cãi về điều gì vì điều đó không quan trọng. Điều đó không bao giờ quan trọng. Ngay khi hai đứa thấy tôi với cái vòi nước chúng bắt đầu tranh luận về nó.
Rất nhiều thứ đang chờ đón trong giai đoạn tiếp theo “dễ dàng hơn” trong cuộc sống của tôi!

Stress và một vài giải pháp

Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người sẽ có chung quan điểm với tôi là cuộc sống không phải khi nào cũng dễ dàng như bạn mong muốn (cho dù là có con hay không). Tôi thường không nghĩ rằng bản thân mình chịu áp lực, nhưng nếu phải tự đánh giá mức độ stress của mình thì tôi thấy mình hãy còn cách quá xa cảnh giới an nhiên tự tại.
Trong một bài giảng cuối năm, tôi có nói về tình trạng stress: đây là một phản ứng sinh học được kích hoạt bởi sự nhận thức về các tình huống bị đe dọa hay tiêu cực. Điều thú vị về stress là nó “hoàn toàn là điều có thật”. Tim đập nhanh hơn, đổ mồ hôi nhiều hơn và các phương thức kích hoạt của bộ não thay đổi. Nhưng đồng thời, những phản ứng này được phát sinh do cơ thểnhận thức hay dự kiến được những mối đe dọa. Điều này khá khác biệt với phản ứng chấn thương vật lý thực sự hay cuộc sống gặp bất hạnh (như là đau đớn, chảy máu hoặc đói).
Những cảm giác tồi tệ liên quan đến tình trạng stress là một loại phản ứng cần thiết và phổ biến, được hình thành để giúp chúng ta tránh gặp những tình huống nguy hiểm hay tiêu cực. Cho dù mối đe dọa đó có liên quan đến tổn thương về thể chất, đến sự cô lập với xã hội hay sự khó khăn về tài chính, thì một yếu tố quan trọng của trạng thái stress là sự nhận thức (thực sự hay không) rằng mình đang thiếu kiểm soát với tác nhân gây stress.
Như vậy chỉ có thể làm giảm stress bằng sự thay đổi, hoặc là thay đổi hoàn cảnh, hoặc là thay đổi nhận thức của bạn về tình huống. Trong một vài trường hợp, điều bi kịch là bạn không thể thay đổi được một trong hai điều ấy. Tuy nhiên, đối với hầu hết chúng ta thì đều có những liệu pháp để giảm nhẹ stress.

Nếu không thể kiểm soát được các tình huống khiến chúng ta bị stress, thì ít nhất chúng ta vẫn có thể cố giảm bớt tác động từ những tình huống này tạo ra cho chúng ta.

Chúng ta không thể làm ngơ trước con cái hay một ông chủ đòi hỏi khắt khe. Do vậy nếu chúng ta không thể kiểm soát được các tình huống khiến cho chúng ta bị stress, thì ít nhất chúng ta vẫn có thể cố giảm nhẹ tác động từ những tình huống này tạo ra cho chúng ta.
Một phương thức giảm stress đã được phát triển phổ biến là thiền định, điều này đã được nghiên cứu và cho thấy là có rất nhiều lợi ích về tinh thần cũng như thể chất. Tôi không thường xuyên thiền định tuy nhiên trước đây tôi đã từng nghiên cứu về tác dụng của thiền định lên nhận thức trực quan và tôi vẫn còn tiếp tục quan tâm đến khía cạnh khoa học của thiền định.
Tôi tin là thiền định có thể dẫn đến những thay đổi thú vị và quan trọng cho não bộ nói riêng và cho cả con người nói chung. Do đó, tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng các nghiên cứu nghiêm túc nhất đang cho thấy thiền định có rất ít hoặc không có hiệu quả trong hàng loạt các bối cảnh (dựa trên các chương trình được thiết kế 2-3 tháng).
(Wikimedia/Caleb Roenigk/Flickr, CC BY)
Lợi ích của thiền định vẫn đang được nghiên cứu, tuy nhiên, việc có được những giây phút “giải lao” khỏi những công việc thường nhật có vẻ sẽ mang lại hiệu quả (Wikimedia/Caleb Roenigk/Flickr, CC BY).
Trong khi việc thiếu hiệu quả rõ ràng tích cực nghe có vẻ như là một tin xấu, nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn về các nghiên cứu này thì chúng ta sẽ thấy một số điểm lạc quan. Điều mấu chốt là: lợi ích từ những chương trình thiền định này giảm dần khi các nhà nghiên cứu cố tạo ra nhóm đối chiếu tốt hơn để so sánh với việc ngồi thiền.

Stress có thể được giảm nhẹ bởi một chiến lược làm ngắt quãng hoặc chuyển hướng tập trung tri giác.

Trong các nghiên cứu sơ khai nhất, các nhà nghiên cứu đã không so sánh thiền định với các nhóm đối chiếu. Ở những nghiên cứu hiện tại, thiền định được so sánh với các chương trình khác có cấu trúc tương tự, vốn yêu cầu các cá nhân tích cực và chủ động thoát khỏi những hoạt động của đời sống hằng ngày (công việc, gia đình, truyền hình, email,…) Những buổi học thường liên quan đến các hoạt động êm dịu như nghe nhạc hoặc ngồi thư giãn.
Giả định của tôi (điều này không được kiểm nghiệm chính thức theo những gì tôi biết) là: trải qua sự nghỉ ngơi miễn cưỡng là không đủ, bởi vì không ai có thể cảm thấy khá hơn sau khi bị mắc kẹt tại sân bay sau nhiều giờ. Tuy nhiên, nếu bạn tách ra khỏi cuộc sống bận rộn thường ngày một cách đều đặn và có mục đích, dù cho điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn thì có vẻ như đó là một việc làm hữu ích.
Dưới góc độ sinh học thần kinh, điều này là có lý vì stress được phát sinh chủ yếu từ trạng thái cảm giác bị đe dọa thường trực. Từ đó nếu suy xét một cách logic thì stress có thể được giảm nhẹ bởi một chiến lược nhằm ngắt quãng hoặc chuyển hướng sự tập trung tri giác. Mức độ tác động của chiến lược đó – liệu tâm trí của người tham gia có bị thu hút bởi nhịp thở, bởi âm nhạc tĩnh lặng hay những con sóng cuộn trào ngoài đại dương – vẫn còn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Tất nhiên những phương pháp này nghe có vẻ hợp lý trên lý thuyết, nhưng nói thì dễ hơn làm. Tôi phải tự thú nhận rằng trong khi tôi vững tin rằng tôi được hưởng lợi từ thiền định hay bất kỳ sự chủ tâm nào để thoát khỏi cuộc sống hằng ngày, nhưng tôi vẫn ít khi làm điều đó. Tôi dường như chẳng bao giờ có thời gian.
Thành thật mà nói, tôi tự hỏi, có khi nếu tôi lý trí ưu tiên cho sức khỏe tinh thần và thể chất, và nghiêm túc kiểm soát cuộc sống của mình “để có thời gian”, thì tôi đã thực hiện được một nửa chặng đường đi đến thành công.
Tác giả: Olivia Carter, University of Melbourne | Dịch giả: Hoàng Anh

5 loại gia vị trị bệnh tuyệt vời

various spices on wooden table
(Magone/iStock)
Nhiều người trong chúng ta thường sử dụng các loại gia vị trong nhà mình. Nhưng không phải ai cũng biết rằng chúng rất tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng không kém gì độ ngon miệng, chúng có khả năng chữa bệnh một cách tự nhiên và thậm chí giúp phòng tránh các bệnh mãn tính. Đương nhiên là một chút gừng không thể thay thế cho các tư vấn y tế chuyên nghiệp, nhưng khoa học đang bắt đầu xác nhận những điều mà y học cổ truyền đã biết đến trong nhiều thế kỷ qua: rằng thiên nhiên có tủ thuốc của riêng mình! Hãy gặt hái những lợi ích sức khoẻ bằng cách thêm năm loại gia vị tuyệt vời dưới đây vào tủ gia vị trong nhà bạn.

Quế

Cinnamon. (Fotolia)
Đặc tính chống khuẩn và chống viêm của quế khiến nó trở thành một phương thuốc hữu hiệu. (Fotolia)
Quế thường được sử dụng trong cả món ngọt và món mặn. Mùi thơm và hương vị tuyệt vời của loại gia vị này đã được chứng minh là có thể chữa trị một số căn bệnh thường gặp hàng ngày. Đặc tính chống khuẩn và chống viêm của quế khiến nó trở thành một phương thuốc hữu hiệu cho bệnh viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích với những triệu chứng như đầy hơi, chuột rút, khó chịu; ngoài ra, một lượng lớn chất chống oxy hóa có trong quế bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra. Cinnamaldehyde tạo ra mùi vị đặc trưng cho gia vị này, nó cũng là một hợp chất hữu cơ mang lại những tác động tích cực đối với sức khỏe chúng ta. Quế cũng đã được chứng minh giúp làm hạ lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tim, chống HIV, bảo vệ chống lại ung thư và bệnh Alzheimer. Bạn có thể tìm mua “quế Ceylon” hay còn gọi là “quế thực sự”.

Nghệ tây

Saffron spice (hopsalka/iStock)
Nghệ tây được sử dụng để điều trị chuột rút, khó tiêu, hen suyễn, huyết áp cao, sốt, và nhiều bệnh khác nữa. (hopsalka / iStock)
Nghệ tây là một loại gia vị độc đáo được sử dụng để làm món ăn thêm sống động với hương thơm mạnh mẽ và màu vàng-cam đặc trưng của nó. Nó được kết hợp trong các món ăn Ấn Độ, Hy Lạp và Tây Ban Nha, hoặc được sử dụng như một thành phần để chế biến các món ăn của Anh, Pháp, Mỹ, và một số quốc gia khác. Không chỉ đóng một vai trò tuyệt vời trong ẩm thực, nghệ tây còn mang lại nhiều lợi ích giá trị khác, trong đó có công dụng như một loại thuốc tự nhiên. Loại gia vị này giàu mangan, vitamin C, magiê, sắt, kali, và vitamin B6. Nó được sử dụng để điều trị chuột rút, khó tiêu, hen suyễn, huyết áp cao, sốt, và nhiều bệnh khác nữa. Nó cũng đã chứng minh hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh và điều trị bệnh trầm cảm nhẹ. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy tiềm năng trong điều trị ung thư.

Nghệ

(Oliver Hoffmann/iStock/Thinkstock)
Củ và bột nghệ. (Oliver Hoffmann/iStock/Thinkstock)
Củ nghệ bổ sung thêm màu sắc và hương vị cho bột cà ri, mù tạc, và pho mát. Nó được sử dụng như một loại thuốc nhuộm và đồ gia vị trong hàng ngàn năm nay. Thành phần hoạt chất chính của nghệ là curcumin (đây là chất làm cho nó có màu vàng, vị cay và hương mù tạc). Đây là một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ có khả năng trung hòa các gốc tự do, khiến bột nghệ trở nên vô cùng hữu ích trong y học. Ngoài ra, nghệ còn chứa sắt, vitamin B6, magiê, kali, vitamin C và kẽm, nhờ thế mà nó mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý bao gồm đau đầu, ợ nóng, viêm khớp, đau dạ dày, đầy hơi, sốt, trầm cảm, và nhiễm trùng phổi. Nó cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa (hoặc thậm chí điều trị) bệnh ung thư.

Hạt thì là

(eskaylim/iStock)
Hạt thì là được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, trĩ, và hen suyễn. (eskaylim/iStock)
Hạt thì là là một gia vị chủ yếu trong các món ăn Mỹ Latinh, Bắc Phi, và Trung Đông. Hạt thì là nguyên hạt hoặc đã nghiền nát làm tăng thêm mùi vị ấm, nồng và hương thơm đặc trưng khi dùng trong các món ăn, khiến nó trở thành loại gia vị lý tưởng cho các món súp, món hầm, nước thịt, và nhiều món ăn khác. Hạt thì là cũng phục vụ cho các mục đích y học. Nó chứa một nguồn dồi dào chất sắt, magiê, các vitamin và khoáng chất. Vì thế, nó được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc điều trị bệnh cảm cúm, thiếu máu, và chứng khó tiêu, kích thích sản sinh các enzym thuộc tuyến tụy trong cơ thể. Gia vị này cũng được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, trĩ, và hen suyễn, ngoài ra còn giúp tăng cường thị lực và chức năng tâm thần. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho rằng nó có thể ngăn ngừa ung thư (đặc biệt là ung thư đại tràng) và bệnh tiểu đường.

Ớt

Chilis drying in the sun in Mokpo ( Jarrod Hall/Epoch Times)
Phơi ớt dưới ánh nắng mặt trời ở Mokpo. (Jarrod Hall/Epoch Times)
Ớt được nhiều người ưa thích bởi độ cay nóng thú vị của nó và hiệu ứng phóng thích hoóc-môn endorphin trong não, nhưng gia vị kỳ diệu này còn có nhiều tác dụng hơn nữa chứ không chỉ là cảm giác mạnh trong ẩm thực. Ớt giàu vitamin A, vitamin B6, vitamin C, canxi, magiê và kali, đặc biệt nó còn chứa một hợp chất alkaloid gọi là capsaicin, được biết đến với hiệu quả điều trị đau đầu, viêm xoang, chống viêm nhiễm, làm giảm đau cơ bắp, khớp, và dây thần kinh. Hiện nay, sử dụng capsaicin trên cục bộ được xem là một phương pháp điều trị đã được công nhận cho bệnh đau viêm xương khớp. Các nghiên cứu cũng cho thấy capsaicin làm giảm bớt các triệu chứng đau thần kinh ngoại biên do tiểu đường và bệnh vẩy nến. Những lợi ích khác của ớt bao gồm thúc đẩy tiêu hóa, giảm cân, cải thiện chức năng tim mạch, và phòng chống ung thư (ruột và tuyến tiền liệt).
Tác giả: Josh Brisbane | Dịch giả: Ngọc Yến

Những điều cần biết khi sử dụng tỏi trong gia đình

iStock_000057949170_Medium-676x450
Nếu bạn đặt một lát tỏi lên một cái dằm trên da và băng kín lại, nó sẽ giúp da bạn đẩy cái dằm đó ra. (ipopba/iStock)
Hầu hết mọi người đều biết đến đặc tính kháng khuẩn của tỏi. Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều tỏi tươi là cách bảo vệ tốt nhất chống lại nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nhiễm trùng. Tỏi cũng có thể được sử dụng cục bộ trực tiếp để điều trị viêm nhiễm do nấm âm đạo và nấm da chân.
Binh lính trong thế chiến I đã sử dụng tỏi được nghiền nát để đắp lên các vết thương bị nhiễm trùng mà họ gặp phải trong trận chiến. Hippocrates, “Cha đẻ của nền Y học phương Tây” cũng đã sử dụng tỏi để chữa trị các khối u ung thư. Lịch sử của tỏi cũng giàu có và phong phú như những lợi ích của nó vậy. Tỏi là một loại thảo dược thực sự tuyệt vời mà rất nhiều bác sĩ chăm sóc sức khỏe theo hướng tự nhiên sẽ nói với bạn rằng tỏi là một trong những loại thực vật đáng kinh ngạc nhất của thiên nhiên.
Xin cảnh báo trước, tỏi có thể làm bỏng da. Sử dụng nó không mấy dễ chịu, nhưng kết quả mang lại thì thực sự tuyệt vời. Dưới đây là một câu chuyện cá nhân của tôi trong một lần điều trị vết thương do nhện cắn bằng tỏi:
6019658827_d472385e84_z-580x435
Allicin là thành phần kháng khuẩn mạnh nhất của tỏi. (PRORebecca Siegel/Flickr/CC BY)
Có một con nhện xấu tính trong căn hộ của chúng tôi. Nó đã cắn tôi chín lần trong suốt bốn đêm. Tôi không biết đó là loại nhện gì, nhưng nó thật xấu xa và khó chịu, năm trong số những vết cắn đó đã làm tôi bị nhiễm độc.
Tôi không phải là một người dễ bị nhiễm trùng, nhưng con nhện đã cắn tôi thuộc loại khá độc! Các vết cắn ở trên cánh tay trái của tôi, gần chỗ khuỷu tay. Tôi thậm chí còn không thể cử động khuỷu tay của mình. Một trong những vết cắn tồi tệ đến mức mỗi ngày tôi đều dành ra 5 giờ đồng hồ để nặn ra được gần một phần ba ly chứa toàn mủ đặc quáng màu vàng xanh, ngày hôm sau vết thương lại mưng mủ như cũ. Tôi đã bổ sung vô số các chất bổ dưỡng và ăn uống đầy đủ; tôi đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo không bị nhiễm trùng, nhưng độc tố từ vết nhện cắn này vẫn không thuyên giảm.
Tôi cũng đã sử dụng một số loại thảo dược mạnh nhất mà tôi biết, đặt chúng trực tiếp lên cái lỗ khổng lồ do việc nặn mủ gây ra. Trong lần thứ ba (bảy ngày sau khi bị nhện cắn) lấy mủ đi (Tôi đã cắt rộng vết thương ở cánh tay mình và đào sâu vào chỗ nhiễm trùng để nạo bỏ đi đám mủ dơ dáy khó chịu đó), tôi thấy xuất hiện một vệt sọc. Nhiễm độc máu! Vì vậy, tôi đã quyết định phải có biện pháp quyết liệt hơn. Tôi biết nó sẽ đốt cháy da thịt một cách khủng khiếp, nhưng tôi vẫn lấp đầy lỗ nhiễm trùng này bằng tỏi. Tôi ấn tổng cộng bốn tép tỏi to đã bằm nát vào chỗ nhiễm trùng, điều này đủ để bạn tưởng tượng được kích thước khổng lồ của lỗ nhiễm trùng ở trên cánh tay của tôi. Sau đó, tôi băng bó vết thương lại.
Đêm hôm đó tôi thấy ngứa ngáy kinh khủng, nhưng toàn bộ cánh tay tôi đã bị đau và ngứa rất nhiều rồi nên sự ngứa ngáy do tỏi gây ra cũng chẳng hề hấn gì với tôi. Tôi đã buộc bàn tay của mình lại để các ngón tay không làm tuột miếng băng dán trong lúc tôi ngủ quên mà gãi phải.
Ngày hôm sau tôi thức giấc với một mảng sưng tím rất lớn. Nó có đường kính khoảng 7-8 cm, và trông giống như một thứ gì đó đã ăn mất một mảng lớn trên cánh tay của tôi. Trông nó thật rùng rơn! Nhưng nó đã không bị nhiễm trùng nữa! Tôi không ngứa nữa, và đau rất ít ở chỗ đó, không giống như các vết cắn khác. Những vết cắn còn lại cần được nặn hết mủ ra một vài lần, thậm chí ngay cả khi vết thương đã đóng miệng. Tôi đã không dùng bí quyết tỏi đối với những vết cắn này, vì tôi cho rằng các vết sẹo để lại có thể là vĩnh viễn, thậm chí rất lớn và mất thẩm mỹ. Phải mất một tháng để những vết cắn khác lành lại, và phải mất 6 tuần để vết thương đã được đắp tỏi hoàn toàn khỏi hẳn, và nó thực sự đã để lại một vết sẹo rất lớn.
Nhưng đây mới là điều tôi thấy thú vị nhất. Hôm nay, một năm sau ngày đó, những vết nhện cắn đơn lẻ đều để lại sẹo, trừ vết nhiễm trùng nặng nhất kia. Vết sẹo mà tôi đã đắp tỏi lên rốt cuộc lại mờ nhất so với những vết còn lại. Mặc dù vết nhiễm trùng đó rất lớn và khủng khiếp trong quá trình chữa lành vết thương, nhưng về lâu về lâu dài thì nó lại gây ra ít thiệt hại nhất so với các vết cắn nhỏ hơn khác. 

Hiệu lực của Tỏi – Allicin

Một hợp chất từ lưu huỳnh gọi là Alliin và một loại enzym gọi là Alliinase được tách ra từ cấu trúc tế bào của tỏi khi tỏi ở dạng nguyên chất. Việc cắt thái tỏi làm đứt vỡ các tế bào và phóng thích ra những phần tử này, đồng thời cho phép chúng tiếp xúc với nhau và với khí oxy trong không khí để tạo thành một hợp chất mới mạnh mẽ được gọi là Allicin, nó làm tăng thêm các lợi ích cải thiện sức khỏe của tỏi và cũng là nguyên nhân đằng sau mùi vị hăng nồng của tỏi.
Allicin là thành phần kháng khuẩn mạnh nhất của tỏi. Đây cũng là lý do tại sao các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta cắt nhỏ, xay hoặc ép tỏi trước khi nấu để tăng cường đặc tính cải thiện sức khỏe của tỏi nhờ giải phóng nhiều Allicin hơn. Tránh đun sôi hoặc nấu cả tép tỏi vì điều này làm khử mất hoạt tính của các enzym trong tỏi.
iStock_000033038886_Medium-580x386
Việc ép hoặc xay tỏi thành dạng nhỏ mịn sẽ mang lại hương vị mạnh nhất và cũng giải phóng nhiều Allicin nhất. (sanapadh/iStock)
Bằng cách thái tỏi nhỏ hơn, nhiều Allicin hơn có thể được sản sinh. Ép tỏi hoặc xay thành hỗn hợp nhão mịn sẽ mang lại hương vị mạnh nhất và giải phóng nhiều Allicin nhất. Sau khi xay hoặc ép tỏi xong, hãy đợi trong 5-10 phút rồi mới ăn hoặc nấu nướng. Nếu cần phải chế biến, đừng để tỏi tiếp xúc với nhiệt lâu hơn 5 phút.
Các quy trình chế biến được sử dụng để tạo ra thuốc viên bào chế từ tỏi làm hủy diệt Allicin. Tỏi tươi là tốt nhất, nhưng nếu bạn cần phải dùng nó ở dạng thuốc viên, thì không nên dùng dưới dạng viên nén mà hãy dùng viên nang bột thay thế.

Tỏi và bệnh ung thư

Khi sử dụng tỏi thường xuyên trong chế độ ăn uống, nó đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang, đại tràng, dạ dày và vú.
Một nghiên cứu trên 40.000 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy tỷ lệ mắc ung thư đại tràng giảm 50% nhờ ăn tỏi.

Móng tay và lớp biểu bì

Tỏi làm chắc khỏe móng tay và có thể hàn gắn lớp biểu bì. Người ta thường sử dụng tỏi tại chỗ để thúc đẩy tăng trưởng móng tay và sửa chữa lớp biểu bì.
Bạn cũng có thể dùng tỏi để làm bóng móng tay bằng cách ngâm móng tay vào dầu tỏi, hoặc thường xuyên bôi dầu tỏi lên móng tay.
Đối với lớp biểu bì bị tổn thương mà không muốn để lại vết sẹo sau khi chữa lành, lấy tỏi nghiền nát, phủ lên miếng bông gòn của miếng gạc sơ cứu rồi quấn vào ngón tay có lớp biểu bì hư tổn.

Kiểm soát các loài gây hại với tỏi

Vi trùng, ký sinh trùng, và hầu hết động vật không thích tỏi. Nếu bạn muốn bảo vệ một khu vườn khỏi sâu bệnh hoặc bảo vệ một con vật cưng khỏi rận rệp, bạn có thể thực hiện dễ dàng bằng cách phun trực tiếp dung dịch tỏi lên cây trồng và vật nuôi.
Công thức nước xịt bảo vệ vườn
  • – 1 củ tỏi nguyên chất
  • – 1 củ hành nhỏ
  • – 1 muỗng cà phê bột ớt cay
  • – 1 lít nước
  • – 1 muỗng canh nước rửa bát
Băm nhỏ tất cả nguyên liệu cho mịn (hoặc nghiền nát, hoặc sử dụng một bộ xử lý thực phẩm), và đưa vào máy xay sinh tố cùng với nước. Xay ở tốc độ thấp cho đến khi hỗn hợp trộn đều và nhuyễn. Nếu bạn xay ở tốc độ quá cao, bạn có thể không thu được độ nhuyễn hợp lý, và hỗn hợp có thể là quá đặc đối để làm dung dịch trong bình xịt, nhưng điều đó cũng còn phụ thuộc vào lỗ bình phun xịt. Đổ dung dịch vào bình xịt và thêm nước rửa. Lắc đều. Sử dụng một bình xịt để phun thoải mái lên cây cối, bao gồm cả bên trên và mặt dưới của lá.
Công thức nước xịt diệt rận rệp, bọ chét
  • – 1 củ tỏi nguyên chất
  • – 1 củ hành nhỏ
  • – 1 quả chanh
  • – 1,14 lít nước
  • – 10 giọt tinh dầu bạc hà hoặc dầu đinh hương hoặc bất kỳ loại tinh dầu khác mà rận rệp không thích.
Làm tương tự như đối với dung dịch xịt bảo vệ vườn ở trên. Sau đó phun lên vật nuôi trước khi nó đi ra ngoài, và phun thường xuyên nếu có bọ chét trong nhà. Tránh phun gần mắt của con vật cưng.
iStock_000068281447_Medium-580x384
Tzatziki – nước sốt truyền thống với tỏi. (Lilechka75/iStock)

Những lợi ích sức khỏe khác của Tỏi, một số lời khuyên và mẹo vặt

  • – Tỏi có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc! Massage dầu tỏi vào da đầu.
  • – Tỏi chắc chắn là một loại thực phẩm ít calo, mỗi nhánh tỏi có 4 calo.
  • – Nếu bạn đặt một lát tỏi lên trên một cái dằm và băng kín lại, tỏi sẽ giúp da đẩy nó ra.
  • – Tỏi có ngày được công nhận của riêng nó! 19 tháng 04 là ngày Tỏi quốc tế.
  • – Người ta nói rằng tỏi có thể dùng để tránh muỗi và ma cà rồng nữa.
  • – Tỏi giúp em bé tăng cân trong khi chúng còn đang ở trong bụng mẹ.
  • – Chà tỏi lên chỗ môi rộp để chữa trị chứng khỏi bệnh đó.
  • – Đặt một lát tỏi lên nốt mụn cơm và băng lại bằng một miếng băng sơ cứu cá nhân để làm nó biến mất.
  • – Tỏi là có hàm lượng i-ốt cao, vì vậy nó rất tốt cho tuyến giáp.
  • – Tỏi rất giàu vitamin C.
  • – Tỏi không cần phải ướp lạnh để bảo quản.
  • – Tránh xa TỎI TRUNG QUỐC!
  • – Tỏi giúp điều hòa lượng đường trong máu.
  • – Có 300 giống tỏi khác nhau được trồng trên toàn thế giới.
  • – Tỏi đã được trồng hơn 5000 năm nay.
  • – Để lột vỏ tỏi nhanh chóng, đặt nó trong một cái lọ và lắc cho đến khi các tép rời nhau ra và tuột vỏ đi.
  • – Bạn có thể trồng một cây tỏi mới từ bất kỳ nhánh tỏi nảy mầm nào.
Tỏi là loại thảo dược có tác dụng kỳ diệu đối với nhiều loại bệnh tật, và tôi ăn nó hàng ngày. Tôi cho nó vào trong món salad và những thức ăn hàng ngày khác. Tôi ăn tỏi sống và nấu chín, nhưng ăn sống là nhiều hơn. Tôi sử dụng nó để thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột của mình, để giải độc cơ thể, và làm cho hương vị thức ăn hấp dẫn hơn, nhưng bạn biết đấy, tỏi còn làm được nhiều điều hơn thế nữa.
Tác giả: Michael Edwards, www.organiclifestylemagazine.com

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.