Một nghiên cứu của Đại học St. Paul (University of St. Paul) ở Brazil cho thấy rằng uống bốnounce (tương đương với 113 gam) cà phê sau bữa trưa mỗi ngày giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tương ứng.
Nhà nghiên cứu Daniela Sartorelli đã theo dõi 70.000 người, từ 41 tới 72 tuổi kể từ năm 1990, và bà đã so sánh tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tương ứng với lượng cà phê mà họ uống.
Bà nói rằng có những nghiên cứu khác cũng cho thấy cà phê hiệu nghiệm trong việc phòng chống bệnh tiểu đường loại 2, nhưng sự khác biệt là ở thời gian, tức là uống cà phê vào lúc nào trong ngày.
Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 giảm 34% đối với những phụ nữ uống cà phê sau bữa trưa. Ngược lại, phụ nữ uống cà phê vào những lúc khác trong ngày không có cùng kết quả như vậy.
Trong thời kỳ thu thập dữ liệu, có 1.425 người có biểu hiện bệnh tiểu đường loại 2, và 1.051 người trong số đó không uống đủ 4 ounce cà phê hoặc không uống chút nào sau bữa trưa; 374 người còn lại uống ít nhất 4 ounce cà phê sau bữa trưa.
Dữ liệu cũng biểu thị rằng liệu cà phê có chứa chất caffeine hay đường có ảnh hưởng đến kết quả hay không.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù các đối tượng (nghiên cứu) là phụ nữ, kết quả cũng sẽ giống như với nam giới, vì các nghiên cứu tương tự khác đã bao gồm cả nam giới và phụ nữ.
Bà Sartorelli tin rằng lý do mà cà phê có thể phòng bệnh tiểu đường loại 2 là vì cà phê có thể làm chậm sự hấp thụ sắt của cơ thể, một quá trình có thể đưa đến căn bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu khác về việc phòng bệnh đái tháo đường bằng cà phê cũng đã chỉ ra rằng các sản phẩm cà phê không chỉ giúp cải thiện sự nhạy cảm insulin và hấp thụ glucose của cơ thể, mà còn ngăn quá trình ô-xy hóa insulin bằng cách chặn đứng việc tiết ra các tế bào bê-ta tuyến tụy.
Tác giả: Tang Yaling, Epoch Times | Dịch giả: ĐKN
Tại sao bánh mì có hại cho sức khỏe của bạn? Sự thật gây sốc
“Ăn bánh mì càng trắng thì bạn càng dễ chết sớm”
Từ lâu người ta đã biết rằng bánh mì trắng và các loại ngũ cốc tinh chế nói chung không đặc biệt bổ dưỡng.
Các nhà dinh dưỡng học và các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới đã khuyến khích chúng ta nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay thế.
Nhưng các loại ngũ cốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, đang được xem xét kỹ lưỡng trong những năm gần đây.
Giờ đây nhiều chuyên gia y tế uy tín khẳng định bánh mì và các sản phẩm khác từ ngũ cốc chứa gluten là không quá cần thiết mà còn có khả năng gây hại.
Bánh mì có hàm lượng Carbohydrate cao và có thể làm tăng mức độ đường trong máu
Ngay cả bánh mì ngũ cốc nguyên hạt cũng luôn không được làm ra từ ngũ cốc “nguyên hạt” thực sự.
Chúng là ngũ cốc đã được nghiền thành bột rất mịn. Mặc dù quá trình này bảo quản chất dinh dưỡng, nhưng nó khiến cho các sản phẩm này được tiêu hóa quá nhanh.
Tinh bột trong bánh mì nhanh chóng bị biến đổi trong đường tiêu hóa và chuyển thành glucose đi vào máu. Điều này làm lượng đường và insulin trong máu nhanh chóng tăng đột biến.
Ngay cả bánh mì làm từ bột mì nguyên cám cũng làm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn nhiều so với kẹo.
Khi lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng, nó có xu hướng đi xuống một cách nhanh chóng. Khi lượng đường huyết hạ, chúng ta trở nên đói.
Đây là tình trạng liên quan đến đường huyết quen thuộc với những người có chế độ ăn chứa hàm lượng Carbohydrate (Carbs) cao. Chẳng bao lâu sau khi ăn, họ nhanh chóng bị đói, và phải cần một bữa ăn nhẹ khác có hàm lượng carb cao.
Đường huyết tăng cũng có thể gây ra hiện tượng glycation ở cấp độ tế bào khi đường máu phản ứng với protein trong cơ thể (glycation là một tiến trình khi mức đường huyết cao kết hợp với các protein, tạo thành các protein không mong muốn). Đây là một trong các nhân tố gây ra quá trình lão hóa.
Các nghiên cứu về chế độ ăn hạn chế Carb (loại bỏ/ giảm tinh bột và đường) khuyến cáo rằng những người bị bệnh tiểu đường hoặc cần phải giảm cân nên tránh tất cả ngũ cốc.
Điểm mấu chốt: Hầu hết bánh mì được chế biến từ lúa mì nghiền hành bột. Chúng dễ dàng được tiêu hóa và nhanh chóng làm tăng lượng đường và insulin trong máu, có thể dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu vượt mức và kích thích ăn quá nhiều.
Bánh mì chứa nhiều Gluten
Lúa mì có chứa một lượng lớn protein gọi là gluten.
Protein này có các đặc tính giống như keo (do đó có tên gọi gluten) đảm bảo tính mềm dẻo, đàn hồi của chất bột.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy rằng : một tỷ lệ đáng kể dân số nhạy cảm với gluten.
Khi chúng ta ăn bánh mì có chứa gluten (lúa mì, lúa mì spenta, lúa mạch đen và lúa mạch), hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hóa của chúng ta “tấn công” các protein gluten.
Các thử nghiệm kiểm soát trên cơ thể người không có bệnh celiac (là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten) cho thấy rằng gluten làm hư lại bức tường của hệ tiêu hóa, gây đau, chướng bụng, đi ngoài không ổn định và mệt mỏi.
Nhạy cảm với gluten cũng liên quan đến một số trường hợp bệnh tâm thần phân liệt và thất điều tiểu não – hai tình trạng rối loạn nghiêm trọng của não bộ.
Có lẽ Gluten gây hại cho hầu hết mọi người, chứ không chỉ những người được chẩn đoán mắc bệnh celiac hay nhạy cảm với gluten.
Cách duy nhất để thực sự biết bạn có nhạy cảm với gluten hay không là bạn loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống của bạn trong vòng 30 ngày và sau đó quay lại với nó và xem bạn có bị ảnh hưởng gì không.
Điểm mấu chốt: Hầu hết bánh mì được chế biến từ các loại ngũ cốc chứa gluten. Gluten gây ra một phản ứng miễn dịch ở đường tiêu hóa của những người nhạy cảm. Điều đó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, đau, đầy hơi, mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Bánh mì chứa nhiều chất có hại khác
Hầu hết các loại bánh mì thương mại có chứa đường hoặc siro ngô có lượng fructose cao, giống như các loại thực phẩm chế biến khác.
Đường gây nhiều tác dụng phụ và ăn thực phẩm chế biến có chứa đường có thể tác động xấu đến sức khỏe.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa axit phytic “ngăn ngừa dinh dưỡng”.
Axit phytic là một phân tử liên kết mạnh mẽ với khoáng chất cần thiết như canxi, sắt và kẽm, khiến chúng không được hấp thụ.
Ngâm ngũ cốc trước khi chế biến có thể làm suy giảm axit phytic, và nâng cao hàm lượng các khoáng chất có sẵn.
Điểm mấu chốt: Hầu hết các loại bánh mì đều có chứa đường, thứ cực kỳ có hại cho bạn. Chúng cũng chứa chất “ngăn ngừa dinh dưỡng” cản trở hấp thụ các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu rất ít trong bánh mì
Không có chất dinh dưỡng nào trong bánh mì mà bạn không thể lấy được từ các loại thực phẩm khác, thậm chí với hàm lượng lớn hơn.
Ngay cả bánh chế biến từ lúa mì nguyên cám cũng không bổ dưỡng như bạn nghĩ.
Không chỉ hàm lượng chất dinh dưỡng thấp so với các loại thực phẩm tươi, nó còn làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác.
- Calo cho calo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có chứa một lượng thấp chất dinh dưỡng so với các loại thực phẩm tươi như rau quả.
- Các axit phytic cản trở sự hấp thụ các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi.
- Bằng cách gây tổn hại niêm mạc ruột, gluten làm giảm hấp thụ của tất cả các chất dinh dưỡng.
- Ngũ cốc không chứa tất cả các axit amin thiết yếu, do đó nó rất nghèo protein cần thiết cho con người.
- Sợi mì có thể làm cơ thể bạn đốt nguồn dự trữ Vitamin D nhanh hơn nhiều và góp phần vào sự thiếu hụt vitamin D, tình trạng đó liên quan tới các bệnh ung thư, tiểu đường và cả tử vong.
Điểm mấu chốt: Hầu hết các loại bánh mì không phải là chất bổ dưỡng và protein trong bánh mì không được sử dụng nhiều. Niêm mạc ruột bị tổn hại cùng với axit phytic làm giảm hàm lượng của các chất dinh dưỡng. Lúa mì cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vitamin D.
Lúa mì nguyên cám làm tăng Cholesterol có hại
Trong một nghiên cứu, 36 người được chọn ngẫu nhiên phân thành hai nhóm.
Họ được hướng dẫn để ăn hoặc ngũ cốc yến mạch hoặc ngũ cốc lúa mì nguyên hạt.
Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu đo nồng độ lipid trong máu của cả hai nhóm.
Các ngũ cốc yến mạch làm giảm cholesterol LDL và LDL nhỏ, dày đặc. Về cơ bản, yến mạch nguyên hạt cải thiện đáng kể tình trạng mỡ máu.
Tuy nhiên, các ngũ cốc lúa mỳ làm tăng tổng cholesterol LDL lên 8% và LDL nhỏ, dày đặc lên một con số khổng lồ 60%.
LDL nhỏ, dày đặc là loại cholesterol có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim.
Điều này có nghĩa là lúa mì nguyên cám gây hại đáng kể đến mỡ máu và có thể làm tăng mạnh nguy cơ mắc bệnh tim.
Đúng vậy, lát bánh mì nguyên hạt “trái tim khỏe mạnh” đó có thể giết chết bạn.
Điểm mấu chốt: Ăn bánh mì “trái tim khỏe mạnh” có thể tăng cholesterol LDL nhỏ, dày đặc lên một con số khổng lồ 60%. Đây là loại cholesterol có liên quan chặt chẽ tới bệnh tim.
Thông điệp cần nhớ
Bất cứ ai cần giảm cân, có vấn đề về tiêu hóa hoặc bằng cách nào đó bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống phương Tây thì nên loại bỏ bánh mì và các nguồn thực phẩm khác từ ngũ cốc chứa gluten.
Nếu thành ruột bị hư hại, lượng đường trong máu tăng nhanh, đầy bụng, mệt mỏi và LDL nhỏ, dày đặc tăng 60%, vẫn không phải là một lý do chính đáng để ngừng ăn bánh mì, thì có lẽ không còn gì hợp lý hơn nữa.
Bài báo được đăng lần đầu tại www.authoritynutrition.com
Gen ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của chúng ta như thế nào?
Bạn ghét mùi vị của những cây cải Bruxen ư? Bạn thấy kinh tởm mùi rau ngò hay nhận thấy mật ong là quá ngọt phải không? Gen của bạn có thể là nguyên nhân.
Mọi người có những sở thích khác nhau với thực phẩm và điều đó được định hình bởi sự kết hợp độc đáo giữa ba yếu tố tương tác: môi trường (sức khỏe, chế độ ăn uống và ảnh hưởng văn hóa); kinh nghiệm trước đó; và các gen, là yếu tố gây ra sự khác biệt thuộc về tri giác của bạn đối với thực phẩm.
Thực phẩm mà chúng ta ăn vào được cảm nhận bởi các cơ quan thụ cảm ở trong lưỡi và mũi. Các cơ quan thụ cảm làm việc giống như một cái ổ khóa và hết sức chuyên biệt đối với các chất dinh dưỡng hoặc hương liệu (có thể ví như những chìa khóa) mà chúng nhận ra. Ví dụ, cơ quan thụ cảm vị ngọt chỉ phát hiện ra các phân tử ngọt và sẽ không phát hiện ra vị đắng.
Hiểu được ảnh hưởng của gen đối với vị giác sẽ là một gợi ý cho những sản phẩm được thiết kế riêng cho các nhu cầu của bạn
Khi bạn ăn, não của bạn kết hợp các tín hiệu từ các cơ quan thụ cảm chuyên dụng về vị (trong miệng) và khứu (mùi thơm trong mũi) để hình thành một hương vị. Hương vị còn bị ảnh hưởng bởi những đặc tính khác về tri giác, chẳng hạn như vị cay nóng của ớt, vị mát lạnh của bạc hà, hoặc độ đặc sánh của sữa chua.
Những thế giới cảm thụ độc đáo của chúng ta
Con người có khoảng 35 cơ quan thụ cảm chuyên dụng để phát hiện thấy các vị ngọt, mặn, đắng, chua, vị umami (như ở bột ngọt) và vị béo. Và khoảng 400 cơ quan thụ cảm để phát hiện mùi thơm. Các protein thụ cảm được sản sinh ra từ những chỉ dẫn được mã hóa trong DNA của chúng ta, và mã DNA của các cá nhân khác nhau thì có sự khác biệt rất lớn.
Năm 2004, các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định được rằng bộ phận thụ cảm thuộc khứu giác nằm ở các điểm dễ xảy ra đột biến. Những vùng này có sự dao động trong bộ gen cao hơn bình thường. Bất kỳ biến thể nào về mặt di truyền cũng có thể làm thay đổi hình dạng của bộ phận thụ cảm (ổ khóa trong ví dụ ở trên) và dẫn đến sự khác biệt trong cảm nhận về mùi vị giữa mọi người.
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng hai cá nhân bất kỳ sẽ có những sự khác biệt về di truyền, được thể hiện thành sự khác biệt trong khoảng 30% đến 40% các bộ phận thụ cảm về mùi của họ. Điều này nói lên rằng tất cả chúng ta đều khác nhau trong sự cảm nhận hương vị thực phẩm, và rằng tất cả chúng ta sống trong thế giới cảm thụ độc đáo của chính mình.
Bạn thêm bao nhiêu đường vào tách trà của mình?
Khả năng nhận biết của chúng ta đối với độ ngọt thì khác nhau rất nhiều và một phần được kiểm soát do gen của chúng ta. Một nghiên cứu gần đây được đăng trên chuyên đề về các trường hợp sinh đôi cho thấy, di truyền học là nguyên nhân gây ra một phần ba sự biến thiên trong cảm nhận về vị ngọt của đường và chất tạo ngọt calo thấp. Các nhà nghiên cứu đã xác định được các biến thể gen đặc trưng trong các bộ phận thụ cảm phát hiện vị ngọt: TAS1R2 và TAS1R3.
Cũng có sự biến thiên lớn trong việc phát hiện vị đắng. Tuy nhiên, vấn đề này phức tạp hơn so với vị ngọt, vì chúng ta chỉ có 25 cơ quan thụ cảm phát hiện các phân tử vị đắng khác nhau. Bộ phận thụ cảm vị đắng ngăn không cho chúng ta ăn phải các chất độc hại, đó là lý do tại sao vị đắng lại không được nhiều người thích.
Một trong những bộ phận thụ cảm vị đắng (TAS2R38) kiểm soát khả năng phát hiện ra một hợp chất đắng gọi là PROP (propylthiouracil). Căn cứ vào khả năng phát hiện PROP thì con người có thể được chia thành hai nhóm: “nhóm những chuyên gia nếm” hoặc “nhóm những người không nếm”. Những chuyên gia nếm thường không thích rau xanh có vị đắng, chẳng hạn như bông cải xanh và cải bruxen.
Tình trạng PROP cũng được sử dụng như một dấu hiệu về sở thích thực phẩm, nó cho thấy những người không nếm thích ăn nhiều chất béo hơn và chịu đựng độ cay của ớt tốt hơn.
Di truyền học cũng đã được liên hệ đến các loại thực phẩm nguyên chất, chẳng hạn như sở thích rau mùi, thích cà phê và nhiều thứ khác. Nhưng gen chỉ có ảnh hưởng chút ít đến sở thích đối với những loại thực phẩm này do sự phức tạp của cảm giác và sở thích chủ yếu là do tác động từ môi trường và những kinh nghiệm trước kia.
Hướng tới sự cá nhân hóa
Hiểu được ảnh hưởng của gen đối với vị giác sẽ là một gợi ý cho những sản phẩm được thiết kế riêng cho các nhu cầu của bạn. Chẳng hạn như thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp với cấu trúc di truyền của một người nào đó để giúp họ giảm cân. Thật vậy, các công ty kiểm nghiệm di truyền hiện nay đã có thể đưa ra lời khuyên dinh dưỡng dựa trên bộ gen của bạn.
Những sản phẩm thực phẩm được cá nhân hoá cho phù hợp với sở thích ăn uống theo gen của riêng bạn là một ví dụ khác. Các loại thực phẩm dựa trên sở thích cá nhân giờ đây đã có mặt trong các siêu thị. Có thể mua nước xốt cay Salsa (được chế biến từ cà chua, hành, ớt) ở mức độ êm dịu, trung bình và cay nồng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể mua được các loại thực phẩm được đặc chế, dựa theo những sở thích được quyết định bởi gen của riêng bạn?
Cá nhân hóa cũng có thể áp dụng ở mức độ quần thể. Các nhà sản xuất thực phẩm có thể thiết kế các sản phẩm thực phẩm của họ phù hợp với những quần thể khác nhau, dựa trên sự hiểu biết về mức độ phổ biến của một loại biến thể di truyền trong mỗi quần thể dân cư.
Cá nhân hóa cũng có thể áp dụng ở mức độ quần thể. Các nhà sản xuất thực phẩm có thể thiết kế các sản phẩm thực phẩm của họ phù hợp với những quần thể khác nhau, dựa trên sự hiểu biết về mức độ phổ biến của một loại biến thể di truyền trong mỗi quần thể dân cư.
Chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được các gen làm thay đổi khả năng thưởng thức hương vị như thế nào, và điều đó có thể có ảnh hưởng đến sở thích ăn uống ra sao. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để hiểu được sự kết hợp giữa nhiều gen có thể tác động như thế nào đến tri giác và chế độ ăn uống. Không dễ mà làm được điều này, vì nó sẽ đòi hỏi những nghiên cứu với số lượng người cực lớn.
Một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng khác là phải tìm hiểu liệu các gen về vị giác của chúng ta có thể được biến tính hay không. Hãy tưởng tượng, liệu bạn có thể làm thay đổi sở thích đồ ăn của mình và tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh hơn hay không?
Nicholas Archer là nhà khoa học thuộc tổ chức CSIRO của Australia. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét