Nắng vàng tươi trên các lối, tôi và Duyên len trong đám đông
đi về phía hội trường. Mới hơn tám giờ sáng sao mà người đông quá sức phải chen
mà đi. Tâm Bi được mẹ bồng đưa cánh tay mũm mĩm, chỉ chỏ hết chỗ nầy đến chỗ
kia, miệng bi bô coi điệu mừng rỡ. Thằng nhỏ ngày nào cũng được mấy chú, mấy cô
bồng bế đi chơi nên khoái lắm. Sáng nay Bi cũng được đi chơi, lại được bận đồ đẹp
đẽ hơn ngày thường nghĩa là có bận đủ quần và áo. Mọi khi Bi chỉ có quần mà
không có áo hoặc ngược lại, có áo mà không có quần. Quần cứ bị uớt hoài, giặt
phơi không kịp khô! Bộ đồ sọc xanh có quai tréo được Duyên lấy trong xách tay
ra, còn nguyên nếp xếp hăng hăng mùi vải mới, bận vô coi Bi đẹp trai hơn ngày
thường. Duyên cũng mặc một cái áo mới màu trắng đơn giản. Tôi đi trước dẫn đường,
mồ hôi rịn ra trên lưng. Cả tuần rồi ở trần trùi trụi nên quen da, bữa nay mặc
lại áo tuy chọn cái ngắn tay, vẫn cảm thấy vướng víu nực nội.
Từng cơn gió ngoài khơi thổi đong đưa các tàu dừa xanh mướt
loang loáng nắng vàng nhưng không đủ mát cho người ngoài đường. Những mái lều
xanh màu ngọc thạch, căng lưng hứng hết hơi nóng nhiệt đới từ trên cao đổ ập xuống.
Trên các đường nhỏ ngột ngạt, hàng ngàn người di chuyển tới lui rộn ràng như
đàn kiến kéo nhau đi tìm mồi. Một đám kiến đông nghẹt đang đứng sắp hàng trước
hội trường, tất cả tôi đều quen biết, đàn kiến của ghe BL 1648 hôm nay tụ tập lại
đây để lập hồ sơ ghi danh chánh thức là dân tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Anh Tư mặc
áo trắng bong tay dài, có gài nút vàng hực hỡ, giày da đen đánh bóng soi gương
được. Chị Tư và Mỹ Thanh vòng vàng, hột xoàn lấp lánh.. như đi dạ tiệc. Tôi
chào từng người và hỏi:
-Anh Tư tới lâu chưa, sao chưa thấy anh chị Thuần với vợ chồng Quách Linh Hoạt?
Anh Tư Trần Hưng Đạo nhờ ăn mặc kỹ lưỡng nên coi trẻ hơn lúc trước, nói cười tươi rói:
-Mấy ông bà đó mua nhà tuốt trên khu E, từ trên sườn núi mà đi tới đây chắc cũng phải cả giờ…
-Anh Tư tới lâu chưa, sao chưa thấy anh chị Thuần với vợ chồng Quách Linh Hoạt?
Anh Tư Trần Hưng Đạo nhờ ăn mặc kỹ lưỡng nên coi trẻ hơn lúc trước, nói cười tươi rói:
-Mấy ông bà đó mua nhà tuốt trên khu E, từ trên sườn núi mà đi tới đây chắc cũng phải cả giờ…
Tôi thoáng thấy cái mề đay vàng đeo lủng lẳng bên trong áo.
Ông bà nầy hay thiệt, hồi ở đảo Dừa, tụi Mã Lai xét rất kỹ đồ đạc, hành lý, vậy
mà vẫn còn dấu được y nguyên, không mất mát món nào. Dân buôn bán thường thì
khá giả hơn giới công chức quân nhơn. Anh Thuần và Quách Linh Hoạt ít tiền hơn,
đành phải leo tuốt lên núi che lều. Muốn đi tới khu E phải từ hội trường nầy,
vượt qua không biết bao nhiêu lều trại, đồi dốc dựng ngược mới tới được. Mỗi lần
lên trên đó thăm bạn là tay chưn tôi rã rời, thở hết muốn nổi. Miệt đó khoảng
lưng chừng núi, phía sau là rừng cây, bất tiện đủ mọi điều, duy có việc kiếm củi
là tiện nhứt, không phải đi xa.
Chị Tư đứng kế bên phân trần:
-Hai vợ chồng tôi con cái đông quá, đứa nào đứa nấy còn nhỏ xíu thành ra phải rán sức mua cái lều ở khu A nầy, chớ thiệt ra cũng không dư dả gì nhiều…
Anh Tư chen vô:
-Phải chi hồi bữa mới tới, ghe mình được mở hồ sơ Cao Ủy ngay, thì có thể vô gặp phái đoàn Canada tới kỳ rồi Thiệt xui hết sức, nó nhận trên năm trăm người mà không cần điều kiện gì hết…
Tôi góp chuyện:
-Ừ, ừ, ở đây ai cũng muốn đi Mỹ, chớ không thèm Canada, một phần Canada yếu quá, hai là lạnh quá. Người ta chê… thì mình xin chắc được!
Tiến và Chiêu sau một hồi đi vòng vo trở về. Tiến hỏi:
-Bữa nay mình khai lý lịch cho Cao Ủy Tỵ Nạn mà trong tay không có một giấy tờ nào lận lưng, rồi làm sao chứng minh, ai tin?
Anh Tư khoát tay:
-Đừng lo, bồ ơi, chuyện gì tôi không biết, chớ chuyện đó thì rành sáu câu. Nhà tôi ở sát vách hội trường, nghe thiên hạ kể lại đầy lỗ tai. Ai muốn khai gì cứ khai, tha hồ. Trung sĩ lên thành Trung úy, y tá lên bác sĩ, thợ máy khai kỹ sư, học lớp mười khai tốt nghiệp Đại học, có vợ năm con cứ khai còn độc thân… rồi nhiều khi đổi luôn cả tên tuổi! Cứ nói giấy tờ rớt hết xuống biển là xong, dễ ợt! Tụi phái đoàn phỏng vấn cũng không thèm kiểm chứng, chỉ trừ có Mỹ là hơi rắc rối với cựu quân nhân, công chức vì hồ sơ lý lịch còn lưu trữ đầy đủ, còn các nước khác thì đâu cần biết tới làm chi cho mất công.
Tiến suy nghĩ một hồi rồi lẩm bẩm:
-Đâu có được, nếu mà khai bậy bạ lung tung như vậy thì giấy tờ bằng cấp kể như bỏ hết!
Anh Tư cười ha hả:
-Tại bồ có bằng cấp cao thì sợ là phải, nếu khai trật là kể như phải học lại từ đầu, còn như tụi tôi trụi lũi, dầu có khai gì đi nữa thì cũng đâu có làm gì được…
Chiêu nãy giờ đứng im nghe đối đáp, bây giờ mới thủng thẳng nói:
-Cũng được chớ anh Tư, trường hợp của anh thì không cần khai học tới kỹ sư, bác sĩ gì, chỉ cần bớt chút đỉnh…
Anh Tư nôn nóng:
-Bớt cái gì chút đỉnh?
Chiêu ngó chị Tư rồi cười:
-Thì anh bớt lại chừng mười tuổi, còn tình trạng gia đình thì đề là độc thân…
Chị Tư Trần Hưng Đạo háy chồng một cái dài hàng cây số :
-Xí, chú Chiêu tưởng anh Tư ngon lắm hả. Phải chi có cô nào chịu, rước phức ổng đi cho tui nhờ, già cúp bình thiếc rồi, dầu có khai thấp khai cao gì, cũng đâu có gạt ai được…
Tôi muốn chọc chị Tư cho vui, bèn nói:
-Cũng chưa biết đâu à nghen, cái gì cũng phải làm thử mới biết thiệt hư. Tôi nhớ hồi còn ở đảo Dừa có cô gì đẹp đẹp đó, cứ theo nói chuyện với anh Tư hoài…, làm tôi ghen hết sức!
Chị Tư nắm lấy tay Duyên:
-Nè, cô Duyên, nghe mấy ổng nói chuyện đã thèm chưa. Ông nào cũng như ông nấy, quá trời!
Duyên cười:
-Hơi đâu mà chị nghe, người nào mà ưa nói được người nầy yêu, được người kia thương, là người đó không có ai yêu thương hết. Họ phải nói như vậy để che dấu khuyết điểm… Còn ông nào lầm lầm, lỳ lỳ, không nói gì hết thì mình phải sợ, phải đề phòng…
Chị Tư đứng kế bên phân trần:
-Hai vợ chồng tôi con cái đông quá, đứa nào đứa nấy còn nhỏ xíu thành ra phải rán sức mua cái lều ở khu A nầy, chớ thiệt ra cũng không dư dả gì nhiều…
Anh Tư chen vô:
-Phải chi hồi bữa mới tới, ghe mình được mở hồ sơ Cao Ủy ngay, thì có thể vô gặp phái đoàn Canada tới kỳ rồi Thiệt xui hết sức, nó nhận trên năm trăm người mà không cần điều kiện gì hết…
Tôi góp chuyện:
-Ừ, ừ, ở đây ai cũng muốn đi Mỹ, chớ không thèm Canada, một phần Canada yếu quá, hai là lạnh quá. Người ta chê… thì mình xin chắc được!
Tiến và Chiêu sau một hồi đi vòng vo trở về. Tiến hỏi:
-Bữa nay mình khai lý lịch cho Cao Ủy Tỵ Nạn mà trong tay không có một giấy tờ nào lận lưng, rồi làm sao chứng minh, ai tin?
Anh Tư khoát tay:
-Đừng lo, bồ ơi, chuyện gì tôi không biết, chớ chuyện đó thì rành sáu câu. Nhà tôi ở sát vách hội trường, nghe thiên hạ kể lại đầy lỗ tai. Ai muốn khai gì cứ khai, tha hồ. Trung sĩ lên thành Trung úy, y tá lên bác sĩ, thợ máy khai kỹ sư, học lớp mười khai tốt nghiệp Đại học, có vợ năm con cứ khai còn độc thân… rồi nhiều khi đổi luôn cả tên tuổi! Cứ nói giấy tờ rớt hết xuống biển là xong, dễ ợt! Tụi phái đoàn phỏng vấn cũng không thèm kiểm chứng, chỉ trừ có Mỹ là hơi rắc rối với cựu quân nhân, công chức vì hồ sơ lý lịch còn lưu trữ đầy đủ, còn các nước khác thì đâu cần biết tới làm chi cho mất công.
Tiến suy nghĩ một hồi rồi lẩm bẩm:
-Đâu có được, nếu mà khai bậy bạ lung tung như vậy thì giấy tờ bằng cấp kể như bỏ hết!
Anh Tư cười ha hả:
-Tại bồ có bằng cấp cao thì sợ là phải, nếu khai trật là kể như phải học lại từ đầu, còn như tụi tôi trụi lũi, dầu có khai gì đi nữa thì cũng đâu có làm gì được…
Chiêu nãy giờ đứng im nghe đối đáp, bây giờ mới thủng thẳng nói:
-Cũng được chớ anh Tư, trường hợp của anh thì không cần khai học tới kỹ sư, bác sĩ gì, chỉ cần bớt chút đỉnh…
Anh Tư nôn nóng:
-Bớt cái gì chút đỉnh?
Chiêu ngó chị Tư rồi cười:
-Thì anh bớt lại chừng mười tuổi, còn tình trạng gia đình thì đề là độc thân…
Chị Tư Trần Hưng Đạo háy chồng một cái dài hàng cây số :
-Xí, chú Chiêu tưởng anh Tư ngon lắm hả. Phải chi có cô nào chịu, rước phức ổng đi cho tui nhờ, già cúp bình thiếc rồi, dầu có khai thấp khai cao gì, cũng đâu có gạt ai được…
Tôi muốn chọc chị Tư cho vui, bèn nói:
-Cũng chưa biết đâu à nghen, cái gì cũng phải làm thử mới biết thiệt hư. Tôi nhớ hồi còn ở đảo Dừa có cô gì đẹp đẹp đó, cứ theo nói chuyện với anh Tư hoài…, làm tôi ghen hết sức!
Chị Tư nắm lấy tay Duyên:
-Nè, cô Duyên, nghe mấy ổng nói chuyện đã thèm chưa. Ông nào cũng như ông nấy, quá trời!
Duyên cười:
-Hơi đâu mà chị nghe, người nào mà ưa nói được người nầy yêu, được người kia thương, là người đó không có ai yêu thương hết. Họ phải nói như vậy để che dấu khuyết điểm… Còn ông nào lầm lầm, lỳ lỳ, không nói gì hết thì mình phải sợ, phải đề phòng…
Hàng người di chuyển dần dần tới trước, nhờ nói chuyện tầm
phào mà tôi tiến sát tới nơi khai báo hồi nào không hay. Đó là ba cái bàn bằng
gỗ tạp được kê sát vô vách trái của phòng hội. Trên bàn có để các mẫu giấy để
người tỵ nạn tự ý điền vào. Tôi đến trước thuận tay lấy hai tấm, một cho tôi và
một cho Duyên, xong rồi cả hai ngồi xuống điền các chi tiết được hỏi. Tôi liếc
nhanh qua những hàng chữ và ngạc nhiên nói với vợ:
-Em coi nè, tờ khai lý lịch của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc sao mà đơn giản quá vậy?.
Duyên cũng đã đọc qua nói:
-Ờ, ít quá, chỉ có hỏi tên tuổi, ngày và nơi sanh, nghề nghiệp, ngày đến đảo… Rồi kêu chọn theo thứ tự ba nước muốn đi định cư…
-Em coi nè, tờ khai lý lịch của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc sao mà đơn giản quá vậy?.
Duyên cũng đã đọc qua nói:
-Ờ, ít quá, chỉ có hỏi tên tuổi, ngày và nơi sanh, nghề nghiệp, ngày đến đảo… Rồi kêu chọn theo thứ tự ba nước muốn đi định cư…
Nghe nàng nói tôi nhớ lại những ngày đầu tháng 5 năm 1975
tôi và Duyên phải đến trình diện ở Tòa Án Bình Dương để làm tờ khai lý lịch với
Ủy Ban Quân Quản của Tỉnh. Ở đó tôi gặp lại hầu hết các giáo sư bạn bè, những
công chức của các ty sở. Người nào người nấy câm nín, lặng thinh, ngồi đứng rón
rén sợ sệt, đầy vẻ nhẫn nhục, chịu đựng của người bại trận. Tôi ngồi trên cái
băng cây, cầm xấp giấy được phát, vừa đọc vừa rùng mình. Dễ sợ thiệt. Những câu
hỏi dầy đặc bao quanh cuộc đời từ ông cố, ông nội, đời cha rồi tới đời con, đời
cháu. Bên nội, bên ngoại,.. hàng xóm, gần xa.. Rồi tới chuyện tốt chuyện xấu,
thương ai ghét ai, có cần tố cáo gì với nhân dân, đảng và nhà nước sẵn sàng lắng
nghe và giúp đỡ. Mẫu khai lý lịch đơn giản đó, sơ sơ gần mười trang, tuy là những
tờ giấy mỏng tanh nhưng nó có sức nặng như đá tảng. Tôi đã viết miên man như
người lên đồng, đầu óc nóng bừng bừng. Cũng may tôi chỉ là một thầy giáo ở tỉnh
lẻ tầm thường… Tôi không thể tưởng tượng một vị chính khách, một bộ trưởng hay
một tướng lãnh mà cuộc đời các vị đó là một chuỗi dài biến cố thì bảng lý lịch
phải tới bao nhiêu trang? Một trăm, hai trăm, một ngàn, hai ngàn... hay nhiều
hơn nữa? Nghe bao nhiêu lời truyền tụng,
đọc bao nhiêu sách vở, cũng không bằng thực sự sống trong lòng chế độ một ngày.
Chỉ một ngày thôi cũng đủ biết đá biết vàng, nói chi đến năm mười năm hay dài
lâu hơn nữa…
Duyên day qua hỏi tôi:
-Mình chọn Canada ưu tiên một, Úc ưu tiên hai phải không anh?
-Em suy nghĩ kỹ lại coi, nếu muốn chọn Hoa Kỳ, vợ chồng mình cũng có đủ điều kiện .. nhưng phải chờ lâu lắm đó. Có người chờ năm, bảy tháng, một năm mà cũng chưa nhúc nhích! Úc thì cũng đi lẹ nhưng gần khu vực Đông Nam Á quá, biết đâu một ngày nào đó tụi nó len lỏi tới, mình phải chèo ghe đi trốn một lần nữa… Theo anh nên chọn Canada cho gọn, dễ đi, chớ tình trạng ở đảo như vầy, kéo dài tháng nầy qua tháng kia, rủi ro bịnh họan thì làm sao!
Út Trung xách tờ khai lại gần tôi nói:
-Em chọn Huê Kỳ ưu tiên một, Canada kế. Bên Huê Kỳ, khoa học kỹ thuật cao, mình có thể theo học được, nó lại giàu mạnh nhứt thế giới. Anh chị đổi lại đi, qua Mỹ với em cho vui.
Sơn chọn Mỹ và Tây Đức. Còn Dân gì đó thì cầm giấy, đứng ngó hết người nầy tới người kia, cuối cùng nó chạy lại tôi, miệng nói tía lia:
-Anh chị tính lựa đi định cư xứ nào? Sao người ta tốt quá, cho mình đi mấy xứ văn minh như bên Tây bên Mỹ gi đó, em thấy chỗ nào cũng được hết. Để em hỏi thử coi, em chọn ba nước mà nuớc nào cũng ưu tiên một hết, có được gì đó không?
Tôi trả lời dùm cho nó:
-Đâu có được Dân, nếu em chọn ba nước cùng ưu tiên một, làm sao người ta cứu xét. Thôi, hay là em chọn Canada để đi với anh chị đi.
Thằng nhỏ không đắn đo gì hết, chìa tờ giấy ra, miệng cười cười:
-Thôi, sẵn viết gì đó, nhờ anh ghi vô dùm. Anh muốn ghi gì đó thì cứ ghi, em đâu có biết nước nào ở đâu, miễn làm sao đi cho lẹ lẹ gì đó là được.
Tôi vừa ghi cho nó, vừa nói:
-Canada thì lạnh lắm đó nghen, chỗ nào cũng đóng nước đá hết. Mai mốt bị lạnh teo ruột teo gan thì đừng có bắt đền nghe không!
Dân gì đó cười hì hì:
-Anh nói vậy chớ, đâu có chỗ nào lạnh dữ quá gì đó. Chắc bên đó cũng y như trên Đà Lạt, anh chị chịu được thì em cũng chịu được gì đó, em hổng lo…
-Mình chọn Canada ưu tiên một, Úc ưu tiên hai phải không anh?
-Em suy nghĩ kỹ lại coi, nếu muốn chọn Hoa Kỳ, vợ chồng mình cũng có đủ điều kiện .. nhưng phải chờ lâu lắm đó. Có người chờ năm, bảy tháng, một năm mà cũng chưa nhúc nhích! Úc thì cũng đi lẹ nhưng gần khu vực Đông Nam Á quá, biết đâu một ngày nào đó tụi nó len lỏi tới, mình phải chèo ghe đi trốn một lần nữa… Theo anh nên chọn Canada cho gọn, dễ đi, chớ tình trạng ở đảo như vầy, kéo dài tháng nầy qua tháng kia, rủi ro bịnh họan thì làm sao!
Út Trung xách tờ khai lại gần tôi nói:
-Em chọn Huê Kỳ ưu tiên một, Canada kế. Bên Huê Kỳ, khoa học kỹ thuật cao, mình có thể theo học được, nó lại giàu mạnh nhứt thế giới. Anh chị đổi lại đi, qua Mỹ với em cho vui.
Sơn chọn Mỹ và Tây Đức. Còn Dân gì đó thì cầm giấy, đứng ngó hết người nầy tới người kia, cuối cùng nó chạy lại tôi, miệng nói tía lia:
-Anh chị tính lựa đi định cư xứ nào? Sao người ta tốt quá, cho mình đi mấy xứ văn minh như bên Tây bên Mỹ gi đó, em thấy chỗ nào cũng được hết. Để em hỏi thử coi, em chọn ba nước mà nuớc nào cũng ưu tiên một hết, có được gì đó không?
Tôi trả lời dùm cho nó:
-Đâu có được Dân, nếu em chọn ba nước cùng ưu tiên một, làm sao người ta cứu xét. Thôi, hay là em chọn Canada để đi với anh chị đi.
Thằng nhỏ không đắn đo gì hết, chìa tờ giấy ra, miệng cười cười:
-Thôi, sẵn viết gì đó, nhờ anh ghi vô dùm. Anh muốn ghi gì đó thì cứ ghi, em đâu có biết nước nào ở đâu, miễn làm sao đi cho lẹ lẹ gì đó là được.
Tôi vừa ghi cho nó, vừa nói:
-Canada thì lạnh lắm đó nghen, chỗ nào cũng đóng nước đá hết. Mai mốt bị lạnh teo ruột teo gan thì đừng có bắt đền nghe không!
Dân gì đó cười hì hì:
-Anh nói vậy chớ, đâu có chỗ nào lạnh dữ quá gì đó. Chắc bên đó cũng y như trên Đà Lạt, anh chị chịu được thì em cũng chịu được gì đó, em hổng lo…
Tôi cầm tờ giấy đã khai đến nộp cho một nhân viên ngối sau
bàn giấy. Anh kiểm sóat lại coi có điền đầy đủ các chi tiết và chữ ký đúng thủ
tục hay không. Công việc giải quyết nhanh chóng. Chỉ trong vòng hai tiếng đồng
hồ, gần trên năm trăm người của đảo Kapas đưa qua, đã làm thủ tục ghi tên tỵ nạn
với Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở đảo Bidong một cách thật gọn gàng. Quang cảnh đã
thưa bớt. Khai xong mọi người tản mát ra về.
Tư Trần Hưng Đạo rủ tôi ghé nhà anh chơi. Thuận đường về tôi
rủ Duyên ghé vào cho biết thế nào là một căn lều sang trọng ở khu A. Căn lều
khá lớn, y như một cái nhà tranh nhỏ ở thôn quê, nhìn qua bên kia đường là
phòng thông tin của đảo. Bước vào trong, không khí mát hẳn, chắc là nhờ trần
cao và rộng, bên trên lại có những tàn dừa che rợp, ngăn bớt được sức nóng mặt
trời. Tôi vọt miệng khen:
-Trời, biệt thự của hai ông bà sang quá. Ở đây mà làm sao có được bộ ván phẳng phiu như vậy... rồi phía trước còn rộng rinh, phía sau làm bếp. Đã thiệt!
Anh Tư đã cởi áo ngoài, chỉ cho tôi cái giếng nước được đào sát bên vách:
-Bồ coi nè, có cái giếng trong nhà, cũng tiện lắm. Khỏi phải đi xa, giành giựt chờ đợi.
-Trời, biệt thự của hai ông bà sang quá. Ở đây mà làm sao có được bộ ván phẳng phiu như vậy... rồi phía trước còn rộng rinh, phía sau làm bếp. Đã thiệt!
Anh Tư đã cởi áo ngoài, chỉ cho tôi cái giếng nước được đào sát bên vách:
-Bồ coi nè, có cái giếng trong nhà, cũng tiện lắm. Khỏi phải đi xa, giành giựt chờ đợi.
Tôi thấy một cái giếng hình vuông vức chừng một thước, nước
đen tối hù bên dưới không biết sạch hay dơ. Những nhà rộng, người ta thường đào
giếng ngay bên trong để có nước mà dùng. Đằng nhà anh Liêu Thạnh cũng có, khi
nào giếng của đảo cạn nước, tôi thường xách thùng lại ảnh mà xin. Cả đảo chừng
cũng có trên vài trăm cái, kiểu nầy. Mùa khô cạn nước, người ta đào xới tứ
tung. Chị Tư vừa rót nước mời khách, vừa nói:
-Nhà rộng vậy chớ phải chia ba đó. Phần của tụi tôi chỉ có bộ ván nầy. Phía trước và phía sau của chủ khác. Vậy mà phải mua tới năm trăm đồng.
Lều ở Bidong lúc đó có giá lắm. Người đông, đảo lại hẹp nên giá cả tăng vọt. Trung bình một căn nhà nhỏ ngang ba thước, dài bốn thước, bán độ ba trăm đồng Mã Lai. Vàng một chỉ giá sáu mươi đồng. Như vậy tương đương với năm chỉ vàng. Anh Tư nói:
-Thấy thì rộng vậy, chớ đám hát của tụi tôi đông quá, có lẽ phải kiếm mua thêm một cái nữa để chia bớt ra, đêm nào ngủ cũng có đứa bị đạp lọt xuống đất. Ở đây được cái tiện là ở sát hội trường, trung tâm của đảo. Tin tức định cư gì tôi cũng biết hết. Suốt ngày nghe tin phái đoàn đến, tin phái đoàn đi, tin ghe vượt biên, tin các người thân thuộc đến đảo, tin hầm bà lằng… hai ông bà cần biết chuyện gì cứ hỏi, tôi nói cho nghe.
-Nhà rộng vậy chớ phải chia ba đó. Phần của tụi tôi chỉ có bộ ván nầy. Phía trước và phía sau của chủ khác. Vậy mà phải mua tới năm trăm đồng.
Lều ở Bidong lúc đó có giá lắm. Người đông, đảo lại hẹp nên giá cả tăng vọt. Trung bình một căn nhà nhỏ ngang ba thước, dài bốn thước, bán độ ba trăm đồng Mã Lai. Vàng một chỉ giá sáu mươi đồng. Như vậy tương đương với năm chỉ vàng. Anh Tư nói:
-Thấy thì rộng vậy, chớ đám hát của tụi tôi đông quá, có lẽ phải kiếm mua thêm một cái nữa để chia bớt ra, đêm nào ngủ cũng có đứa bị đạp lọt xuống đất. Ở đây được cái tiện là ở sát hội trường, trung tâm của đảo. Tin tức định cư gì tôi cũng biết hết. Suốt ngày nghe tin phái đoàn đến, tin phái đoàn đi, tin ghe vượt biên, tin các người thân thuộc đến đảo, tin hầm bà lằng… hai ông bà cần biết chuyện gì cứ hỏi, tôi nói cho nghe.
Rồi anh tiếp:
-Ngon lành nhứt ghe mình là Hủ Tiếu. Thằng chả đem được vàng nhiều quá, của tụi mình đóng chớ của ai, mua cái nhà lớn mấy ngàn đồng, bên kia đường đối diện với trạm Cảnh Sát. Nhà chia làm nhiều phòng, nhiều giuờng vì bộ hạ của chả khá đông. Gia đình Hủ Tiếu đi tòan bộ từ bà mẹ già tới mấy đứa cháu nội, cháu ngoại còn ẳm trên tay. Người Tàu họ làm ăn giàu hơn người mình. Vừa tới được một hai ngày gì đó, mua nhà xong bèn lên đồi trực thăng ở khu F móc đất sét đắp thành lò bánh mì. Bột mì ở đây rẻ và bột nổi rất tốt. Ông ta bán một đồng bốn ổ bánh nhỏ. Bánh nóng xốp, thơm ngon và rất dòn. Cây củi thì chặt ở trên núi, thiếu gì…
Tôi cười và nói:
-Vậy Hủ Tiếu lúc nào cũng là người cung cấp dịch vụ, còn tụi mình là người tiêu thụ… Nói rõ hơn theo nghĩa đen, Hủ Tiếu lúc nào cũng có tiền, còn tụi mình lúc nào cũng hết tiền.
Duyên níu lấy tay tôi:
-Thôi, thôi, ông ơi, trưa nóng quá rồi, mình về để anh chị Tư còn lo cơm nước, chuyện Hủ Tíu để thủng thẳng nói tiếp, mình còn ở Bidong nầy lâu lắm mà…
-Ừa, về thì về nhưng để rủ anh Tư chiều nay đi tắm cho vui…
Anh Tư vừa uống nước vừa nói:
-Khi nào bồ đi ngang hú tôi một tiếng là xong ngay, rủ thêm ‘già’ Sơn với Dân ‘gi đó’ cho đủ bộ..
-Ngon lành nhứt ghe mình là Hủ Tiếu. Thằng chả đem được vàng nhiều quá, của tụi mình đóng chớ của ai, mua cái nhà lớn mấy ngàn đồng, bên kia đường đối diện với trạm Cảnh Sát. Nhà chia làm nhiều phòng, nhiều giuờng vì bộ hạ của chả khá đông. Gia đình Hủ Tiếu đi tòan bộ từ bà mẹ già tới mấy đứa cháu nội, cháu ngoại còn ẳm trên tay. Người Tàu họ làm ăn giàu hơn người mình. Vừa tới được một hai ngày gì đó, mua nhà xong bèn lên đồi trực thăng ở khu F móc đất sét đắp thành lò bánh mì. Bột mì ở đây rẻ và bột nổi rất tốt. Ông ta bán một đồng bốn ổ bánh nhỏ. Bánh nóng xốp, thơm ngon và rất dòn. Cây củi thì chặt ở trên núi, thiếu gì…
Tôi cười và nói:
-Vậy Hủ Tiếu lúc nào cũng là người cung cấp dịch vụ, còn tụi mình là người tiêu thụ… Nói rõ hơn theo nghĩa đen, Hủ Tiếu lúc nào cũng có tiền, còn tụi mình lúc nào cũng hết tiền.
Duyên níu lấy tay tôi:
-Thôi, thôi, ông ơi, trưa nóng quá rồi, mình về để anh chị Tư còn lo cơm nước, chuyện Hủ Tíu để thủng thẳng nói tiếp, mình còn ở Bidong nầy lâu lắm mà…
-Ừa, về thì về nhưng để rủ anh Tư chiều nay đi tắm cho vui…
Anh Tư vừa uống nước vừa nói:
-Khi nào bồ đi ngang hú tôi một tiếng là xong ngay, rủ thêm ‘già’ Sơn với Dân ‘gi đó’ cho đủ bộ..
Giờ nầy cả đảo như bị nung chín, vừa bước ra khỏi cửa hẹp
hơi nóng hâm hấp táp vào mặt, tôi vội mở vài nút áo cho thoáng. Con đường về
nhà sao mà quá dài, đi hoài cũng chưa tới, chiếc dép lại sứt quai, khiến bước
chưn khập khiểng. Những chiếc lều nép sát vào nhau núp nắng, đưa cái nóc xanh
ra hứng hết cơn nóng buổi trưa. Mồ hôi đã tươm ra đầy mặt đầy lưng, tôi cởi luôn
cái áo vắt vai, mong chờ một cơn gió mát từ khơi xa xăm thổi tới…
Bidong sao mà nóng bức quá, những đọt dừa vàng ẻo, những da
người đen thui.
VÕ KỲ ĐIỀN. Pulau Bidong Miền Đất Lạ, chương 25
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét