Từ khu dựng lều của người Việt nhìn về cuối đảo là một vách đá
xám đen sừng sững chắn bít chơn trời, nhô hẳn ra biển xanh. Những khối đá đồ sộ
to cao hàng mười, mười lăm thước nằm ngang nằm dọc gồng mình ra đón những đợt
sóng hung bạo từ ngoài khơi xa xăm đập thẳng vào nghe ầm ầm, ầm ầm suốt ngày
đêm. Những con hàu già cỗi rong rêu xanh xám bám dầy dưới chưn đá từng lớp lớp.
Đá xanh đen thi gan cùng biển cả nằm lỳ ra đó cả triệu triệu năm. Bên kia vách
đá là làng đánh cá của ngư phủ Mã Lai. Mỗi sáng từng đoàn ghe thức dậy một lượt
với mặt trời, nổ máy dòn dã xình xịch ra khơi.
Ghe đánh cá Mã tương đối nhỏ nhưng hai bên hông to bè ra, khác
với ghe Việt thon mà dài. Mới ngó là phân biệt được liền. Ghe mình giống một cô
gái ốm cao và chưa chồng. Ghe Mã là một bà bầu lùn thấp được trang điểm sặc sỡ
từ đầu đến chưn. Chiếc nào cũng còn mới được sơn phết đủ thứ màu, hầu như không
thấy dấu vết đen đúa cũ kỹ hư mục. Những tảng màu xanh đỏ vàng trắng được sơn
xen kẽ nhau lằn nhỏ lằn to vòng quanh thân ghe, tạo được cái vẻ xinh tươi đẹp
đẽ. Những ngư dân đánh cá ở mặt trước đảo, họ dùng lưới nhỏ và ít người bạn phụ
việc vì có lẽ nơi đây còn quá gần bờ. Những ghe lớn có dàn lưới to hơn chắc ở
tận ngoài khơi. Ngoài mấy ghe đánh cá còn có những chiếc chuyên chở hàng hóa, những
loại trái cây thổ sản giống y bên mình. Những ghe chở dừa, chuối, thơm, mía...
được chất khẩm đầy khoang, ghe lướt êm đè sóng mà đi từng đoàn bốn năm chiếc.
Buổi chiều mặt trời mỏi mệt vừa nghiêng xuống gần mặt nước thì
những đoàn ghe đánh cá xình xịch trở về đi ngủ. Trên ghe thấp thoáng người dân
Mã quấn khăn trên đầu mặc xà rông thong dong ngắm trời mây. Đời sống họ trông
có vẻ an nhàn sung túc. Nhìn vẻ thoải mái của họ mà tôi sướng lây. Cả ngày
không việc gì làm tôi bồng con nhỏ sáng sáng chiều chiều đón ghe đánh cá đi, về
để cho qua thì giờ khắc khoải chờ đợi. Mãi cho đến một buổi chiều khoảng bốn,
năm giờ, ánh nắng còn chói gay gắt trên mặt biển, từ thiệt xa có một chiếc
thuyền Mã chạy thẳng ngay vô đảo. Tôi mắt kém nên không để ý làm chi. Mỗi ngày có
hàng hai ba chục chiếc đi ngang qua đảo là thường. Ngoài ra có chiếc của tụi
lính liên lạc với đất liền hàng ngày, đó là không kể những chiếc tàu sắt đồ sộ
thường ghé đậu cặp cầu tàu. Chiếc thuyền nhỏ như cái tô lần lần lớn như con bò
mộng... rồi bằng cái xe hơi. Tôi cũng thấy gì khác hết. Anh Tư Trần Hưng Đạo
nhìn thấy là lạ rồi đi sấn ra bờ cát. Bỗng dưng anh la lớn:
-- Thuyền tiếp tế, bà con ơi!
Tiếng la chói lói, tôi giựt mình rán nhìn kỹ thấy ghe sơn trắng
toàn thân, có cắm cờ lưỡi liềm đỏ. Tôi không biết cây cờ nầy có ý nghĩa gì. Tại
sao lại hình trăng lưỡi liềm đỏ? Trong bụng phân vân, hồi hộp. Lạy trời cho
đúng là thuyền tiếp tế đến từ đất liền như Tư Máy Cày hy vọng. Thực phẩm đổi
được ăn tới chiều nay là vừa hết. Nếu không được tiếp tế thì làm sao bây giờ.
Vàng hết rồi, đồng hồ cũng hết rồi, đô la thì không có... Cờ hình trăng lưỡi
liềm màu đỏ? Trăng lưỡi liềm là biểu hiệu của Hồi giáo, vậy ghe nầy chắc của
các hội từ thiện Hồi giáo Mã Lai. Thôi kệ cũng có chút hy vọng, miễn là được
tiếp tế chút ít cầm hơi... Sơn đứng kế bên đập mạnh vào vai tôi kêu to:
-- Trên thuyền có anh Chiêu...
Tôi rán hết sức nhìn thấy có hai ba người đứng trên khoang chỉ chỏ.
Sơn tiếp tục nói lớn:
-- Kìa kìa anh Chiêu đứng kế bên thằng Hiếu. Có thằng cha Mã Lai mập đứng kế bên.
Tôi mừng quá, nước mắt ứa ra, miệng hỏi lia lịa:
-- Coi cho kỹ phải thằng Chiêu thiệt không, coi chừng lầm với ai...
Chiếc ghe tiến lại gần, gần hơn nữa, lá cờ phần phật. Trong khoang chun ra thêm một người mặc áo trắng.
-- Anh Chiêu rõ ràng, phải rồi anh Chiêu với thằng Hiếu...
-- Trên thuyền có anh Chiêu...
Tôi rán hết sức nhìn thấy có hai ba người đứng trên khoang chỉ chỏ.
Sơn tiếp tục nói lớn:
-- Kìa kìa anh Chiêu đứng kế bên thằng Hiếu. Có thằng cha Mã Lai mập đứng kế bên.
Tôi mừng quá, nước mắt ứa ra, miệng hỏi lia lịa:
-- Coi cho kỹ phải thằng Chiêu thiệt không, coi chừng lầm với ai...
Chiếc ghe tiến lại gần, gần hơn nữa, lá cờ phần phật. Trong khoang chun ra thêm một người mặc áo trắng.
-- Anh Chiêu rõ ràng, phải rồi anh Chiêu với thằng Hiếu...
Lúc đó cả trại túa ra đen nghẹt trên bờ cát. Người người nôn nao
hồi hộp. Tôi mừng muốn ngộp thở. Chiêu đã được bình yên trở về. Trời ơi, còn
nỗi sung sướng nào hơn nữa. Từ đây lòng tôi không còn dằn vặt áy náy. Lúc đi có
anh em đầy đủ, nào ngờ giữa đường gặp phải cảnh bất trắc phải bỏ lại Chiêu trên
bờ đất lạ bơ vơ. Bên tai tôi người ta bàn tán xôn xao ầm ỹ. Bọn lính trong đồn
đã ra tới. Thuyền ghé sát vào bờ. Bây giờ tôi mới thấy rõ Chiêu mặc áo ngắn
quần cụt đứng với vài người Mã dân sự. Hiếu ngồi một bên. Thuyền chở thực phẩm
tiếp tế chất khẩm cả khoang. Nước lắp xắp ngang be. Thuyền rấn lên bờ cát ngừng
hẳn. Chiêu nhảy tòm xuống nước bước bì bõm đi lên. Xám Mã Chải nghe tin em về,
mừng quá nhờ người cõng ra gặp Hiếu. Hiếu vì bị đánh ở chưn còn đau nên không
đi bình thường được. Hai anh em ôm nhau, đứng một chưn, một chưn cò cò, mừng
mừng tủi tủi. Cái số gì mà kỳ cục, hai anh em vượt biên đều bị cà nhắc. Chiêu
vừa tới bờ thì anh em chúng tôi vây quanh nó tíu tít. Mừng quá Chiêu nói muốn
hụt hơi. Tôi nhìn thấy mắt nó hấp háy mới nhớ ra Chiêu bị cận thị nặng, quay
qua kêu mấy đứa em:
-- Đứa nào chạy về lều lấy cho nó cặp kiếng.
Vừa dứt lời thì Tiến, vì đã đem theo sẵn, tròng cặp kiếng vào mắt Chiêu. Được đeo kiếng cặp mắt nó sáng hẳn ra.
-- Chiêu nè, cái ghe nầy của hội nào vậy? Tại sao treo cờ lưỡi liềm đỏ?
-- Hồng Thập Tự Mã Lai đó. Nó tiếp tế cho mình. Ở bên Marang người ta biết bên nầy bị đói thành ra chở ra đây nhiều lắm. Có sáu bao gạo một trăm kí, hai bao đường, mấy chục thùng sữa, cá hộp, trà, muối...
Tôi nắm lấy tay nó:
-- Em bị đánh có sao không?
Nó rờ lên đầu, gãi gãi tóc:
-- Em bị nhẹ, tụi nó đánh ở đầu với ở lưng em chạy tuốt ra biển. Còn thằng Hiếu bị nặng hơn, nó bị rách da đầu và gãy ngón chưn út, phải vô nhà thương để vá lại. Bây giờ nó đi cũng chưa được. Ở Marang em được đưa vào trại tỵ nạn gặp anh Phùng Quang Tuấn làm trưởng trại. Ảnh có hỏi thăm anh. Em gặp vợ chồng anh Khải, ảnh có viết thơ cho anh...
Vừa dứt lời thì Tiến, vì đã đem theo sẵn, tròng cặp kiếng vào mắt Chiêu. Được đeo kiếng cặp mắt nó sáng hẳn ra.
-- Chiêu nè, cái ghe nầy của hội nào vậy? Tại sao treo cờ lưỡi liềm đỏ?
-- Hồng Thập Tự Mã Lai đó. Nó tiếp tế cho mình. Ở bên Marang người ta biết bên nầy bị đói thành ra chở ra đây nhiều lắm. Có sáu bao gạo một trăm kí, hai bao đường, mấy chục thùng sữa, cá hộp, trà, muối...
Tôi nắm lấy tay nó:
-- Em bị đánh có sao không?
Nó rờ lên đầu, gãi gãi tóc:
-- Em bị nhẹ, tụi nó đánh ở đầu với ở lưng em chạy tuốt ra biển. Còn thằng Hiếu bị nặng hơn, nó bị rách da đầu và gãy ngón chưn út, phải vô nhà thương để vá lại. Bây giờ nó đi cũng chưa được. Ở Marang em được đưa vào trại tỵ nạn gặp anh Phùng Quang Tuấn làm trưởng trại. Ảnh có hỏi thăm anh. Em gặp vợ chồng anh Khải, ảnh có viết thơ cho anh...
Từng câu nói của Chiêu làm cho tôi sung sướng bồng bột. Tuấn dạy
chung với tôi ở Trịnh Hoài Đức, Khải-Hoàng thì cùng quê. Trước ngày vượt biên
Khải bị xe bộ đội đụng gãy chưn phải bó bột, tôi chở Khải bằng Honda để xuống
Chợ Lớn đăng ký lên ghe. Tất cả được bình yên hết. Cũng nhờ trời thương. Nơi
đất lạ mà gặp lại nhau thì mừng biết bao nhiêu. Nhưng mừng nhứt là gặp lại
Chiêu với Hiếu còn lành lặn. Chiêu trở về đảo với một thùng hành lý xin được ở
Marang. Nó lục trong thùng đầy quần áo xin được, trong đó có mấy gói tép phơi
khô, đưa cho tôi một gói:
-- Hồi ở bển, em rảnh đi xúc tép ngoài bờ biển, tép con nhiều lắm, phơi khô để dành. Em biết bên đảo không có gì ăn hết. Tụi lính Mã nó bỏ đói mình để mình phải lòi vàng ra cho nó, khi mình hết trơn rồi nó mới tiếp tế cho ăn...
Nghe Chiêu nói, tôi mới sáng mắt ra. Thiệt ngu quá, có như vậy mà cũng không biết cứ nghĩ tụi lính tử tế chịu cực chịu khổ đi về đất liền mua thực phẩm cho mình.
-- Anh biết không trại Marang là trại của những người đã được tuyển lựa để đi đệ tam quốc gia nên được nuôi tử tế. Mỗi bữa được phát cơm trắng với hột gà, canh cải luộc, gan ướp càry... Mà tụi Mã Lai nấu ăn bằng dầu dừa hôi hôi, ăn ngán lắm nên người ta đổ bỏ đầy ắp thùng rác...
-- Trời, hột gà luộc với gan càry mà chê hả? Bên nầy tụi anh không có cơm trắng mà ăn! Chỉ cách nhau có một khoảng biển mà bên no bên đói. Để khi nào anh được qua đó, anh ăn hột gà với gan càry cho em coi. Nghe nói không cũng thấy ngon rồi!
-- Hồi ở bển, em rảnh đi xúc tép ngoài bờ biển, tép con nhiều lắm, phơi khô để dành. Em biết bên đảo không có gì ăn hết. Tụi lính Mã nó bỏ đói mình để mình phải lòi vàng ra cho nó, khi mình hết trơn rồi nó mới tiếp tế cho ăn...
Nghe Chiêu nói, tôi mới sáng mắt ra. Thiệt ngu quá, có như vậy mà cũng không biết cứ nghĩ tụi lính tử tế chịu cực chịu khổ đi về đất liền mua thực phẩm cho mình.
-- Anh biết không trại Marang là trại của những người đã được tuyển lựa để đi đệ tam quốc gia nên được nuôi tử tế. Mỗi bữa được phát cơm trắng với hột gà, canh cải luộc, gan ướp càry... Mà tụi Mã Lai nấu ăn bằng dầu dừa hôi hôi, ăn ngán lắm nên người ta đổ bỏ đầy ắp thùng rác...
-- Trời, hột gà luộc với gan càry mà chê hả? Bên nầy tụi anh không có cơm trắng mà ăn! Chỉ cách nhau có một khoảng biển mà bên no bên đói. Để khi nào anh được qua đó, anh ăn hột gà với gan càry cho em coi. Nghe nói không cũng thấy ngon rồi!
Hai anh cùng cười. Nỗi vui mừng khiến tôi no ứ. Bây giờ ở bờ cát
người ta bu quanh chiếc ghe như ngày hội lớn. Mấy người Mã Lai dân sự làm thủ
tục bàn giao thực phẩm với Tăn Ku. Tụi lính chọn người khỏe mạnh xuống thuyền
chuyển đồ tiếp tế lên đồn. Ai cũng háo hức nhìn đống thực phẩm đầy nhóc trên
ghe tuy trong bụng đói meo. Cả đảo đã nhịn đói cả tuần, bữa có bữa không. Sáu
thanh niên trai tráng chia nhau khiêng một bao gạo một trăm kí. Người nào người
nấy đi xững vững, bao gạo tuột lên tuột xuống coi bộ không kham. Chiêu vì lúc
trước nhà có bán gạo nên biết cách khiêng. Nó giành khiêng một mình một bao.
Bao gạo đè nặng lên vai coi bộ nó cũng đuối sức. Phì Lũ thấy vậy bước tới giành
lấy bao nghiêng vai đỡ lấy rồi đi thẳng về đồn. Anh bước đi chắc chắn vững
vàng. Một trăm kí lô trên vai mà đi như không, mạnh thiệt tình.
Phì Lũ người Tàu độ chừng ba mươi bảy, ba mươi tám. Lúc còn ở
Bạc Liêu thấy anh đi chiếc Toyota Corolla có tài xế bộ đội lái, người bệ vệ to
lớn, đẹp trai, mới nhìn qua cứ tưởng ông lớn nào. Nào ngờ trời xui đất khiến
lúc đi khiêng gạo lại gặp nhau. Căn lều của anh cất y như villa nghỉ mát ở Vũng
Tàu, sàn lót bằng ván, vách dừng bốn phía, cũng có hành lang thụt ra thụt vô,
cổng chánh cổng phụ, trang trí đẹp lắm. Nếu đem đấu xảo thì lều Phì Lũ được
chấm hạng nhứt khu tỵ nạn đảo Dừa liền tức thì. Suốt ngày anh ta cặm cụi cưa
cắt đục đẽo, tánh tình hiền lành vui vẻ dễ thương. Tụi thằng Cương với thằng
Dân thủy thủ xì xầm rằng vàng với đô la của Phì Lũ cả bó. Điều đó không biết có
đúng không?
Sau đợt khiêng gạo, mọi người chia nhau khiêng cá hộp, sữa hộp,
đường trà... Ai nấy đều vui mừng hiện lên nét mặt. Như vậy là không sợ bị đói
nữa rồi, người ở đất liền đã biết tới đám người tỵ nạn ở đảo. Có cảnh sát biết,
có Hồng Thập Tự biết. Buổi tối đó cả trại vui như Tết. Chiêu trở về ở chung với
mấy đứa em tôi. Tôi qua lều tụi nó, dưới ánh đèn tù mù, nói chuyện tới khuya.
Nhờ anh em đông nên lều được cất khá lớn và rộng rãi. Câu chuyện nổ dòn như bắp
rang. Bây giờ Chiêu như một cái gạch nối, liên lạc tin tức giữa đảo với đất
liền. Trên nửa tháng trời trên đất Mã Lai mà chúng tôi có biết gì đâu ngoài
chuyện Tăn Ku với bà Chiều Tím, chuyện mấy thằng khỉ đột Zăm Bri, thằng võ sĩ
rụng răng Johny, thằng già dê "ti đu," thằng già Adidas... rồi hết.
Nếu có ai hỏi tôi rằng Mã Lai cảnh vật ra sao, tôi không ngần ngại mà nói rằng
ở đó dừa nhiều lắm, chỗ nào cũng có dừa mọc. Đất nước Mã Lai trong tôi lúc bấy
giờ là đảo Dừa! Tôi biết chỉ có bao nhiêu đó mà thôi. Theo Chiêu thì ngoài trại
Marang để dành riêng cho những người đi định cư còn có trại Bidong, Kota Bharu,
Kuantan, Mersing, Pésa, Mérang, Kuching... trại nào cũng chứa người tỵ nạn đông
lắm. Lần lượt nó nói tới các thủ tục để đi định cư ở đệ tam quốc gia... Tôi
ngồi nghe mê mẩn trong đầu tưởng tượng ra đủ thứ chuyện kỳ thú, chuyện nào cũng
hấp dẫn say mê. Trong lều cây đèn dầu cặn làm bằng hộp lon lượm được, tỏa ánh
sáng tù mù, mùi khói hôi rình. Mặt mày đứa nào đứa nấy nhá nhem không rõ. Nhưng
tôi thấy hết được niềm vui của tụi nó trong câu nói, trong tiếng cười, trong
hơi thở. Tôi biết rất rõ vì tình cảm của tôi đối với Chiêu ra sao thì các em
tôi cũng y như vậy. Chiêu dễ thương quá, nó tốt đối với mọi người.
Trong khi anh em tôi hàn huyên tâm sự thì văng vẳng từ xa vang
tiếng chửi lộn ồn ào. Tôi rán lắng nghe. Ban đêm gió lồng lộng, tiếng chửi chợt
thoắt chợt hiện. Lần nầy rõ ràng tiếng người Tàu chửi nhau bằng tiếng Việt.
Giọng nói líu do. Tôi bước ra khỏi lều thấy một đám người lố nhố ngoài bãi cát.
Chiêu bước ra theo tôi:
-- Chắc là vụ thằng Hiếu với Hủ Tiếu rồi. Hồi còn ở Marang nó có nói với em khi về thế nào nó cũng kiếm Hủ Tiếu để thanh toán.
Tôi chợt nghĩ ra:
-- Ừ ừ đúng rồi hôm trước thằng Xám Mã Chải cũng có chửi Hủ Tiếu một lần về vụ bỏ thằng Hiếu với em ở lại Marang...
Trên bãi cát một bóng người cao lêu khêu đi hướng về lều anh em tôi đang đứng, chừng lại gần mới biết là Dân "gì đó." Nó ôm lấy Chiêu mừng rỡ:
-- Hồi chiều gặp anh mà chưa nói chuyện nhiều gì đó. Tính lại chơi hồi nãy mà bị cái vụ gây lộn của Xám Mã Chải với Hủ Tiếu phải ở lại coi gì đó.
Tôi xen vô:
-- Sao Dân thấy cái gì vậy nói cho tụi anh nghe coi...
Nó quơ tay cười hở miệng thấy cái răng vàng sáng lên trong bóng đêm:
-- Anh em thằng Xám Mã Chải nhảy cò cò đòi đánh Hủ Tiếu. Đám Hủ Tiếu đông quá có A Son, A Tài, Nhựt Bổn dàn ra nên tụi nó không làm gì đó được. Cuối cùng rồi hai thằng phải vịn vô nhau đứng bên ngoài lều chửi vọng vô gì đó cho vợ con Hủ Tiếu nghe. Nó chửi đủ thứ chuyện... Nhưng bây giờ thì hết chửi rồi.
-- Bộ Hủ Tiếu xin lỗi nó hả?
-- Đâu có Hủ Tiếu cũng chưởi lại chớ đâu có xin lỗi gì đó.
-- Nhưng tại sao lại không chửi nữa?
Nó lại cười nhăn chiếc răng vàng:
-- Chửi làm sao được nữa gì đó. Thằng "ti đu" xách đèn pin đi xuống kêu "ti đu, ti đu" gì đó um sùm. Ai nấy riu ríu đi vô lều ngủ hết gì đó. Thằng Hiếu với thằng Xám Mã Chải cũng nhắc cò cò gì đó đi về. Có muốn chửi nữa cũng không được!
Nói xong nó nắm tay Chiêu hỏi:
-- Anh Chiêu cũng bị bỏ trên bờ y như Hiếu gì đó nhưng anh có ghét Hủ Tiếu không?
Chiêu suy nghĩ một hồi khá lâu, trả lời:
-- Không. Theo anh thì không buồn gì Hủ Tiếu hết. Ở địa vị của ông ta thì phải làm sao bây giờ. Đổ bộ xuống thì không được, ghe đông người quá mà tụi Mã Lai làm dữ không cho, ở lại hoài thì neo đã đứt sóng đánh hoài tàu lắc lư chịu làm sao nổi, chỉ có cách là bỏ ra đảo như vầy rồi thủng thẳng tính... Trước sau gì mình cũng gặp nhau mà.
-- Ừ em cũng nghĩ như vậy. Không phải em binh Hủ Tiếu gì đó, nhưng em thấy anh em Xám Mã Chải nóng quá... À à hồi nãy khi tụi nó chửi lộn gì đó em thấy có một chuyện gì đó ngộ hết sức...
Nói xong nó đứng nhăn hàm răng cười. Cái thằng thiệt tình, khi nào có chuyện gì éo le, ly kỳ thì nó tỉnh rụi.
Tôi nghe nó nói xong, chờ hoài sốt ruột hối:
-- Mầy thấy chuyện gì mà ngộ hết sức. Nói đại cho rồi chuyên môn cù cưa cù nhằn. Ba cái vụ gây lộn thì loay hoay cũng có bao nhiêu, chớ có cái gì mà ngộ?
Nó bỗng ngưng cười, hỏi tôi:
-- Anh biết cô em vợ Quách Linh Hoạt không?
Tôi ngạc nhiên:
-- Cái thằng nầy, đương nói chuyện gây lộn tự nhiên xen vô hỏi chuyện đàn bà con gái. Bộ Dân muốn anh làm mai cho cô đó hả. Ừa con nhỏ đó coi được lắm à nghen. Hồi còn ở Bạc Liêu anh thường lại chơi với Quách Linh Hoạt, con đó đẹp mà cũng dễ thương lắm.
Dân "gì đó" lại cười đập vào tay tôi:
-- Đâu phải em muốn gì đó. Tầm bậy nè. Hồi nãy khi anh em Xám Mã Chải chửi Hủ Tiếu thì cô đó đứng cạnh bên anh Hiếu. Anh Hiếu đứng có một chưn có lần muốn ngã, ảnh vịn vô vai cổ... mà cổ đứng im ru!
Rồi nó kết luận ngon lành:
-- Chắc hai người quen nhau gì đó lâu rồi...
Tôi cười ha hả: -- Cái thằng nầy nghi bậy nghi bạ. Hổng cho Hiếu vịn vai, xô nó ra nó té làm sao. Cái gì mà thắc mắc lạ lùng. Thằng Hiếu còn trẻ đẹp trai, con nhỏ đó đẹp gái, hai đứa có đá lông nheo thì cũng hợp lý hợp tình. Thôi thằng Hiếu được trở về đảo cũng mừng cho tụi nó... Mà em để ý mấy cái đó làm chi?
Tôi thấy thằng Dân "gì đó" có vẻ lựng khựng, bèn hỏi:
-- Mà anh hỏi thiệt nè, nếu quả thiệt con nhỏ đó thương thằng Hiếu, em có buồn gì đó không?
Nó trả lời xuội lơ:
-- Thiệt mà, em đâu có thương ai. Thôi em về, mai em qua chơi gì đó với anh Chiêu... Cũng khuya lắm rồi... cả trại đã ngủ hết gì đó!
-- Chắc là vụ thằng Hiếu với Hủ Tiếu rồi. Hồi còn ở Marang nó có nói với em khi về thế nào nó cũng kiếm Hủ Tiếu để thanh toán.
Tôi chợt nghĩ ra:
-- Ừ ừ đúng rồi hôm trước thằng Xám Mã Chải cũng có chửi Hủ Tiếu một lần về vụ bỏ thằng Hiếu với em ở lại Marang...
Trên bãi cát một bóng người cao lêu khêu đi hướng về lều anh em tôi đang đứng, chừng lại gần mới biết là Dân "gì đó." Nó ôm lấy Chiêu mừng rỡ:
-- Hồi chiều gặp anh mà chưa nói chuyện nhiều gì đó. Tính lại chơi hồi nãy mà bị cái vụ gây lộn của Xám Mã Chải với Hủ Tiếu phải ở lại coi gì đó.
Tôi xen vô:
-- Sao Dân thấy cái gì vậy nói cho tụi anh nghe coi...
Nó quơ tay cười hở miệng thấy cái răng vàng sáng lên trong bóng đêm:
-- Anh em thằng Xám Mã Chải nhảy cò cò đòi đánh Hủ Tiếu. Đám Hủ Tiếu đông quá có A Son, A Tài, Nhựt Bổn dàn ra nên tụi nó không làm gì đó được. Cuối cùng rồi hai thằng phải vịn vô nhau đứng bên ngoài lều chửi vọng vô gì đó cho vợ con Hủ Tiếu nghe. Nó chửi đủ thứ chuyện... Nhưng bây giờ thì hết chửi rồi.
-- Bộ Hủ Tiếu xin lỗi nó hả?
-- Đâu có Hủ Tiếu cũng chưởi lại chớ đâu có xin lỗi gì đó.
-- Nhưng tại sao lại không chửi nữa?
Nó lại cười nhăn chiếc răng vàng:
-- Chửi làm sao được nữa gì đó. Thằng "ti đu" xách đèn pin đi xuống kêu "ti đu, ti đu" gì đó um sùm. Ai nấy riu ríu đi vô lều ngủ hết gì đó. Thằng Hiếu với thằng Xám Mã Chải cũng nhắc cò cò gì đó đi về. Có muốn chửi nữa cũng không được!
Nói xong nó nắm tay Chiêu hỏi:
-- Anh Chiêu cũng bị bỏ trên bờ y như Hiếu gì đó nhưng anh có ghét Hủ Tiếu không?
Chiêu suy nghĩ một hồi khá lâu, trả lời:
-- Không. Theo anh thì không buồn gì Hủ Tiếu hết. Ở địa vị của ông ta thì phải làm sao bây giờ. Đổ bộ xuống thì không được, ghe đông người quá mà tụi Mã Lai làm dữ không cho, ở lại hoài thì neo đã đứt sóng đánh hoài tàu lắc lư chịu làm sao nổi, chỉ có cách là bỏ ra đảo như vầy rồi thủng thẳng tính... Trước sau gì mình cũng gặp nhau mà.
-- Ừ em cũng nghĩ như vậy. Không phải em binh Hủ Tiếu gì đó, nhưng em thấy anh em Xám Mã Chải nóng quá... À à hồi nãy khi tụi nó chửi lộn gì đó em thấy có một chuyện gì đó ngộ hết sức...
Nói xong nó đứng nhăn hàm răng cười. Cái thằng thiệt tình, khi nào có chuyện gì éo le, ly kỳ thì nó tỉnh rụi.
Tôi nghe nó nói xong, chờ hoài sốt ruột hối:
-- Mầy thấy chuyện gì mà ngộ hết sức. Nói đại cho rồi chuyên môn cù cưa cù nhằn. Ba cái vụ gây lộn thì loay hoay cũng có bao nhiêu, chớ có cái gì mà ngộ?
Nó bỗng ngưng cười, hỏi tôi:
-- Anh biết cô em vợ Quách Linh Hoạt không?
Tôi ngạc nhiên:
-- Cái thằng nầy, đương nói chuyện gây lộn tự nhiên xen vô hỏi chuyện đàn bà con gái. Bộ Dân muốn anh làm mai cho cô đó hả. Ừa con nhỏ đó coi được lắm à nghen. Hồi còn ở Bạc Liêu anh thường lại chơi với Quách Linh Hoạt, con đó đẹp mà cũng dễ thương lắm.
Dân "gì đó" lại cười đập vào tay tôi:
-- Đâu phải em muốn gì đó. Tầm bậy nè. Hồi nãy khi anh em Xám Mã Chải chửi Hủ Tiếu thì cô đó đứng cạnh bên anh Hiếu. Anh Hiếu đứng có một chưn có lần muốn ngã, ảnh vịn vô vai cổ... mà cổ đứng im ru!
Rồi nó kết luận ngon lành:
-- Chắc hai người quen nhau gì đó lâu rồi...
Tôi cười ha hả: -- Cái thằng nầy nghi bậy nghi bạ. Hổng cho Hiếu vịn vai, xô nó ra nó té làm sao. Cái gì mà thắc mắc lạ lùng. Thằng Hiếu còn trẻ đẹp trai, con nhỏ đó đẹp gái, hai đứa có đá lông nheo thì cũng hợp lý hợp tình. Thôi thằng Hiếu được trở về đảo cũng mừng cho tụi nó... Mà em để ý mấy cái đó làm chi?
Tôi thấy thằng Dân "gì đó" có vẻ lựng khựng, bèn hỏi:
-- Mà anh hỏi thiệt nè, nếu quả thiệt con nhỏ đó thương thằng Hiếu, em có buồn gì đó không?
Nó trả lời xuội lơ:
-- Thiệt mà, em đâu có thương ai. Thôi em về, mai em qua chơi gì đó với anh Chiêu... Cũng khuya lắm rồi... cả trại đã ngủ hết gì đó!
Nó về rồi tôi mới thấy mình lãng nhách. Chọc làm gì để nó nói
chuyện nghe cho vui. Tối nay rằm hay mười sáu, trăng lên co tròn như cái nia
tỏa ánh sáng vàng nhàn nhạt. Trăng lốm đốm hình thằng Cuội già ngồi dựa gốc cây
đa sù sì, trong bụng ôm một giấc mơ. Cuội mơ tìm người yêu đã bao năm qua? Chắc
Cuội không đẹp trai hay Cuội vì nhút nhát quá không dám nói, cứ ngồi ôm gốc cây
hoài?
Nó quay về bước chầm chậm tránh gay góc hầm hố, dáng lêu khêu lỏng khỏng. Bãi cát loang loáng ánh trăng. Gió thổi mạnh từng cơn, lá dừa xào xạc trên đầu. Tôi phân vân trong bụng câu chuyện vừa rồi, không biết là Dân "gì đó" kể lại vụ Hiếu vịn vai em vợ Quách Linh Hoạt là do tình cờ chứng kiến nhắc lại cho vui hay là anh ta ghen tức?
-- Chiêu nè, em đoán coi Dân "gì đó" có gì đó với em vợ Quách Linh Hoạt không?
Chiều cười trả lời:
-- Làm sao biết được chuyện trong bụng nó, cũng dám có lắm à nghen!
Nó quay về bước chầm chậm tránh gay góc hầm hố, dáng lêu khêu lỏng khỏng. Bãi cát loang loáng ánh trăng. Gió thổi mạnh từng cơn, lá dừa xào xạc trên đầu. Tôi phân vân trong bụng câu chuyện vừa rồi, không biết là Dân "gì đó" kể lại vụ Hiếu vịn vai em vợ Quách Linh Hoạt là do tình cờ chứng kiến nhắc lại cho vui hay là anh ta ghen tức?
-- Chiêu nè, em đoán coi Dân "gì đó" có gì đó với em vợ Quách Linh Hoạt không?
Chiều cười trả lời:
-- Làm sao biết được chuyện trong bụng nó, cũng dám có lắm à nghen!
Rồi hai đứa xúm nhau cười ngất, chia tay nhau về ngủ trong niềm
vui sướng đầy tràn. Cuộc đời tự nó vốn đẹp và dễ yêu hết sức, nếu mình biết
cách lựa lọc những chi tiết ngộ nghĩnh chung quanh với một cõi lòng khoan dung
vui vẻ và nhân ái. Cũng như biển cả bao la thu nhận tất cả nước đục và trong
của muôn ngàn sông suối đổ về. Nước đục cùng rác rưởi cặn cáu lắng dần xuống
tận đáy đại dương sâu thẳm rồi mất hút, còn lại là khối nước trong xanh muôn
đời reo vui.
Võ Kỳ Điền
Pulau Bidong Miền Đất Lạ - Chương 19
Pulau Bidong Miền Đất Lạ - Chương 19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét