Liệu pháp gene điều trị chứng teo cơ cột sống của Novartis có giá hơn 2 triệu USD một liệu trình.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tuần trước phê duyệt liệu pháp gene điều trị chứng teo cơ cột sống của tập đoàn Novartis (Thụy Sĩ). Liệu pháp gene sử dụng thuốc Zolgensma, chỉ cần tiêm một lần duy nhất với giá 2,125 triệu USD. Đây là giá cao "chưa từng thấy" với một loại thuốc.
Năm 2018, giá ban đầu của Zolgensma do Novartis đưa ra lên tới 5 triệu USD mỗi liệu trình. Viện Đánh giá Kinh tế và Lâm sàng (ICER), một tổ chức độc lập ở Mỹ, cho rằng giá này quá cao. Ngày 24/5, dựa trên các dữ liệu lâm sàng bổ sung từ Novartis cũng như thông tin và mức giá được FDA công bố, ICER cho rằng giá của Zolgensma phù hợp với hiệu quả nó đem lại.
Trước những phàn nàn, lãnh đạo Novartis vẫn bảo vệ giá thuốc Zolgensma, lập luận nó tiết kiệm hơn hẳn những liệu trình kéo dài khiến người bệnh tốn kém vài trăm nghìn USD mỗi năm. Tập đoàn này cũng đang làm việc với các công ty bảo hiểm nhằm giảm gánh nặng cho người mua.
Thuốc Zolgensma là loại thuốc đắt nhất thế giới. (Ảnh: WINK News).
Chứng teo cơ cột sống (spinal muscular atrophy - SMA) là bệnh di truyền nguy hiểm với tỷ lệ một trên 10.000 ca sinh nở. Trẻ bị SMA thường bị tê liệt, khó thở, thậm chí tử vong trong vài tháng nếu mắc SMA type I - dạng nghiêm trọng nhất của bệnh. Ước tính 50-70% trường hợp bị SMA là type I.
Zolgensma sử dụng một virus để tạo ra bản sao bình thường của gene SMN1, loại gene bị khiếm khuyết ở bệnh nhi SMA. Thuốc được tiêm vào cơ thể trẻ một lần duy nhất.
FDA phê duyệt Zolgensma dựa trên các thử nghiệm lâm sàng trên 36 bệnh nhi từ hai tuần tuổi đến tám tháng tuổi. Cơ quan này cho biết trẻ điều trị với Zolgensma cải thiện đáng kể về phát triển vận động bao gồm khả năng kiểm soát đầu và ngồi dậy. Theo lãnh đạo Novartis, đến nay, Zolgensma đã điều trị cho 150 bệnh nhi. Các thử nghiệm khác vẫn đang được tiến hành.
Tác dụng phụ của Zolgensma là men gan cao và nôn mửa. FDA hiện yêu cầu nhà sản xuất bổ sung vào nhãn thuốc cảnh báo tổn thương gan nghiêm trọng.
Thuốc Zolgensma được cho là giúp khoảng 80 trẻ sơ sinh tại Anh thoát khỏi tình trạng nguy kịch mỗi năm. Với một liều duy nhất, Zolgensma sẽ thay thế chức năng của gene bị lỗi trong cơ thể các bệnh nhi. Thành phần hoạt chất của Zolgensma có onasemnogene abeparvovec, giúp phục hồi gene và sản xuất protein cần thiết cho chuyển động cơ, chức năng thần kinh.
Thực tế, Zolgensma không chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó giúp ngăn chặn tình trạng bệnh diễn biến nặng. Với một liều duy nhất, trẻ có thể tự thở mà không cần dùng máy hỗ trợ. Các em cũng tự ngồi dậy, bò, thậm chí đi bộ.
Ông Vas Narasimhan, Giám đốc điều hành Novartis nhận xét Zolgensma gần như chữa khỏi SMA nếu trẻ được tiêm ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, các dữ liệu chỉ ra tác dụng thuốc kéo dài khoảng 5 năm.
Trên thế giới, mỗi năm, hơn 60.000 trẻ em được chẩn đoán mắc chứng teo cơ tủy sống bẩm sinh. Zolgensma đã được phê duyệt ở hơn 38 quốc gia và khoảng 1.000 trẻ em sử dụng thuốc này.
Đồ uống có đường tác động đến hormone, là
nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân
Dùng nhiều đồ
uống và thực phẩm có đường có thể gây ra tăng cân và béo phì không còn là thông
tin xa lạ với nhiều người. Theo các nhà khoa học, đồ uống có đường là nguồn
cung cấp calo lớn nhất từ đường bổ sung và cản trở các hormone ngăn chặn cơn
đói và điều chỉnh sự thèm ăn.
Đồ uống có đường đang dần trở thành thức
uống rất được yêu thích của giới trẻ, và là nguồn cung cấp calo bổ sung lớn nhất
từ đường đối với người trưởng thành.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát
hiện ra, đồ uống có đường cản trở các hormon điều chỉnh cơn đói và sự thèm ăn của
con người. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Chuyển hóa & Nội
tiết Lâm sàng.
Tiến sĩ Kathleen Page, người đứng đầu
viện nghiên cứu bệnh tiểu đường và béo phì tại Trường Y khoa Keck của Đại học
Nam California (Mỹ) và là tác giả nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của
chúng tôi phát hiện ra rằng những người trẻ uống đồ uống có chứa sucrose, thường
sản xuất mức hormone điều chỉnh sự thèm ăn thấp hơn so với khi họ uống đồ uống
có chứa glucose - loại đường chính lưu thông trong máu.”
Nghiên cứu này bao gồm 69 người tham
gia, có độ tuổi từ 18 đến 35, những người này uống đồ uống chứa sucrose hoặc
glucose trong hai nhóm riêng biệt. Sucrose là một loại đường đa kết hợp của
glucose và fructose làm từ đường mía hay củ cải đường. Còn Glucose là loại đường
đơn có nhiều trong mật ong, nho, sung và mận.
Các mẫu máu được lấy từ các người tham
gia nghiên cứu lúc 10, 20, 35 phút sau khi họ uống đồ uống chứa sucrose hoặc
glucose. Kết quả cho thấy, khi họ uống đồ uống chứa đường sucrose, lượng
hormones sản xuất ra ngăn chặn cơn đói thấp hơn so với khi uống đồ uống có chứa
lượng đường glucose tương đương.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng
phát hiện ra rằng các yếu tố như trọng lượng cơ thể và giới tính ảnh hưởng đến
cách các loại đường khác nhau ảnh hưởng đến các hormone đó. Ví dụ, những người
béo phì và những người có độ nhạy insulin thấp hơn có sự gia tăng hormone ức chế
cơn đói ít hơn sau khi họ uống đồ uống có đường sucrose so với khi họ uống nước
uống có chứa glucose.
Theo tiến sĩ Page, phát hiện này không
có nghĩa là bạn nên chuyển từ đồ uống có đường loại này sang loại khác, mà bạn
nên cố gắng giảm uống bất kỳ loại đồ uống có đường nào. Điều đáng lo ngại, Tiến
sĩ Page cho biết thêm, “Phần lớn lượng đường sucrose đến từ chế độ ăn uống
và thực phẩm có đường thường ngày của mọi người, trong khi glucose lại được tìm
thấy tự nhiên trong hầu hết thực phẩm chứa carbohydrate, bao gồm trái cây và
bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt”.
“Tôi
khuyên bạn giảm tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường. Thay vào đó, hãy cố gắng
ăn nhiều hơn thực phẩm tự nhiên, như trái cây”, bà Page chia sẻ thêm.
Hà Thành
Rèn luyện xương khớp và ngăn ngừa
loãng xương: Đứng 2 phút hiệu quả tương đương với
việc bạn thể dục đi bộ 1 giờ
Bác sĩ chăm lo sức khỏe cho cựu thủ
tướng Nhật Bản đã chia sẻ một phương pháp luyện tập độc đáo, có tác dụng rèn
luyện xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Đó là liệu pháp đứng bằng một chân
hay còn gọi là liệu pháp hồng hạc động. Liệu pháp “hồng hạc động” Theo ông Ishihara Kushiro - bác sĩ sức
khỏe của cựu Thủ tướng Nhật Bản, đứng bằng một chân hay còn gọi là “liệu pháp
hồng hạc động - dynamic flamingo” là một môn thể dục có tác dụng rèn luyện
xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Liệu pháp này không chỉ giúp tăng cường
cơ bắp mà còn giúp xương cứng chắc hơn. Ông Ishihara cho rằng, đứng bằng một
chân trong 2 phút tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Người ta đã xác nhận
rằng những người có thể đứng bằng một chân trong thời gian dài sẽ ít bị ngã
hoặc gãy xương hơn. Ngoài ra, đứng bằng một chân không cần chỗ rộng rãi để thực
hành mà vẫn có thể thúc đẩy quá trình hình thành xương trong thời gian rất ngắn,
khá hiệu quả trong việc tập luyện. Ngoài bác sĩ Ishihara, giáo sư Keizo
Sakamoto của Khoa Chỉnh hình tại Đại học Showa cũng đã hướng dẫn bệnh nhân của
mình thực hiện bài tập này trong nhiều năm. Giáo sư Sakamoto tin rằng "chỉ
cần chân trái và chân phải đứng trên một chân trong 1 phút, gánh nặng cho
xương chân cũng tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Đây là bài tập rất
thích hợp để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương do ngã." Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy, chỉ cần đứng bằng một
chân trong 1 phút, 3 lần/ngày thì chỉ sau 3 tháng, hơn 60% người đã tăng mật
độ xương ở cổ xương đùi.
Đứng như vậy trong 2 phút tương
đương với đi bộ trong 1 giờ. Ngoài ra, 100 tình nguyện viên thuộc
phái nữ, trong độ tuổi từ 40 đến 80, được chia thành hai nhóm A và B.
Nhóm A tập đứng trên một chân 3 lần mỗi ngày ở mỗi bên chân trái và phải
trong 1 phút, còn nhóm B không làm gì. 6 tháng sau, người ta thấy có sự khác
biệt rõ ràng ở hai nhóm như sau:
Dành cho những người không có thời
gian: Chỉ cần 2 phút tập luyện Phương pháp tập luyện này dành cho
những người không có thời gian và không gian, môn thể dục này giúp tăng cường
sức mạnh giống như chim hồng hạc, sử dụng một chân trong 1 phút và hai chân
trong 2 phút để đạt được tải trọng tương tự như đi bộ trong 53 phút.
Nâng cao chân và tập cơ đùi để có kết
quả tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, để giữ thăng bằng không phải
là việc dễ dàng. Do đó, người cao tuổi có thể nhấc chân lên cách mặt đất khoảng
5cm là được. Khi đứng bằng một chân, hãy cẩn thận
để không bị ngã. Nếu sàn trơn trượt, bạn có thể có thể bắt đầu vịn một tay
vào tường hoặc ghế. Theo kế hoạch dài hạn "Health
Japan 21" của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, những người trên
75 tuổi có thể đứng bằng một chân trong hơn 20 giây hiện chỉ chiếm 38,9% nam
giới và 21,2% nữ giới. Để ngăn chặn sự gia tăng số người cao tuổi nằm liệt
giường, mục tiêu đến năm 2010 của kế hoạch này là tăng tỷ lệ người tập luyện
liệu pháp này lên 60% đối với nam và 50% đối với nữ. Theo Epoch Times |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét