Bài này có lẽ nhiều người đã đọc qua, nhưng có thể không nhớ
dùng tới. Vậy nếu ai có xữ dụng điện thoại di động xin đọc và nhớ biết đâu sẽ
có lúc cần thiết!!
Có thể bạn chưa biết hết về chiếc điện thoại di động của mình.
Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày nay đã trở thành một điều cần thiết cho mỗi
người chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày.
Thế nhưng, khi có một chiếc ĐTDĐ người ta chỉ biết 2 công dụng chính là nhận cuộc
gọi hoặc gọi đi, cùng lắm là “lướt” Web, chơi game, chat với bạn bè mà thôi …
Theo ước tính, toàn thế giới hiện có đến khoảng 4,5 tỷ người dùng ĐTDĐ, nhưng số
người hiểu cho hết những công dụng của chiếc điện thoại có lẽ chỉ khoảng 10% số
người sử dụng!
Một số xử dụng đó sẽ giúp chúng ta “thoát hiểm” một cách ngoạn mục, nếu ta biết
được những “tuyệt chiêu” của chiếc điện thoại di động.
Trường hợp phổ biến nhất là lúc cần gọi, hay đang gọi điện thoại di động lại
báo… hết pin! Đừng hốt hoảng khi bạn gặp trường hợp này ở những nơi không thể sạc
pin.
ĐTDĐ nào cũng được thiết kế với lượng pin dự trữ, tương đương với 50% dung lượng
pin khi được sạc đầy. Vấn đề là biết được cách nào để khởi động nguồn pin dự
phòng đó.
Đơn giản thôi, chỉ cần bấm: *3370# thì bạn sẽ thấy pin của bạn lại đầy
50% lằn vạch báo dung lượng…
Lúc đó, bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa!
Xin nhắc lại, chỉ cần 6 động tác trên bàn phím, khởi đầu là dấu hoa thị (*), tiếp
đến là 4 chữ số (3370) và kết thúc với dấu thăng (#): điện thoại của bạn sẽ báo
đang có 50% dung lượng!
50% là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi là “Third Hidden Battery
Power” để điều hành bộ phận báo hết pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày
giờ, danh sách phone book…
Khi bạn sạc lại pin, lượng pin dự trữ sẽ đầy lại trước khi lượng pin của máy được
sạc đầy.
Ở Mỹ số Điện Thoại cấp cứu là 911 nhưng bạn hãy nhớ – số điện thoại cấp cứu
trên toàn thế giới là 112, số này được tất cả các ĐTDĐ công nhận.
Nếu chẳng may bạn đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết, bị lạnh cóng ở Bắc
Cực, hay bất cứ một nơi nào đó, nếu không có ai cứu thì bạn sẽ chết.
Hãy bình tĩnh bấm số 112 trên điện thoại di động của bạn.
Khi bạn bấm số 112, ĐTDĐ của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc
những số cấp cứu nào gần nhất, rồi tự động nối mạng cho bạn với đường dây
đó.
Điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang
bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra.
Bạn cứ thử đi, nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi, kẻo lực lượng cấp
cứu sẽ tìm đến bạn đấy!
Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử (tức là loại chìa khóa bấm để mở
cửa hay khóa cửa xe) mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe, rồi xe tự động
khóa cửa lại, hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.
Nếu bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn nên dùng điện thoại
di động của bạn gọi về nhà cho thân nhân của bạn, để nhờ người nhà giúp bạn mở
cửa xe theo các bước như sau:
– Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.
– Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại
di động của họ, và bấm nút mở xe.
– Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe, thì xe của bạn dù đang ở một thành
phố nào đi nữa, sẽ được mở cửa.
Nếu chìa khóa xe bạn để quên trong xe thì bạn tiếp tục lái bình thường. Nhưng
trong trường hợp bạn đã bị mất chìa khóa, thì sau khi mở được cửa xe theo cách
trên, bạn có thể rút dây điện nối ở phần start cho nổ máy xe, và chạy tạm đến
chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!
Mỗi điện thoại di động đều có “số căn cước” (serial number) hay còn gọi là ID của
máy.
Bạn cần làm ngay sau khi đọc bài này. Hãy bấm các phím *#06# (xin nhắc lại:
hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập
tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau.
Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ, hay một miếng
giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.
Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch
vụ nối mạng.
Ở Việt Nam có các công ty như Mobifone, Vinaphone, Viettel, FPT… Thông báo cho
họ biết số căn cước của máy. Công ty sẽ khóa ngay điện thoại của bạn, và kẻ nào
lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được.
Nếu khi bạn tìm lại được điện thoại thì nhớ gọi cho công ty cung cấp dịch vụ để
mở khóa, và bạn tiếp tục sử dụng.
Nếu bạn bị mất điện thoại di động, và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn
chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát.
Ở Việt Nam thì không biết như thế nào, nhưng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác
thì cảnh sát và ngành An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial
Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào, và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản
tịch thu máy, và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để lấy
lời khai, và đưa ra tòa xét xử.
Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã
phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại.
Nếu bạn đi ra Chợ Trời (Flea Market) để mua lại ĐTDĐ đã sử dụng qua, hãy nhớ bấm
phím *#06# để lấy ra hàng 15 con số. Yêu cầu người bán ký nhận có bán cho bạn
cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không phải
là người ăn cắp! ***
Làm thế nào để biết nguồn gốc nơi sản xuất điện thoại di động của bạn?
- Hãy đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number.
- Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc
máy điện thoại của bạn đang sử dụng:
– Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất
tại Trung Cộng, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá tệ, không bảo đảm!
– Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức
(Germany) nên phẩm chất bảo đảm rất tốt.
– Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần
Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.
– Nếu hai số kia là số 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy của bạn được sản xuất tại
Azerbaijan với phẩm chất rất tệ! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số
13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của TC nên khi sử dụng đã bị nổ, cháy khi sạc
pin.
Để tránh những trường hợp này, nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ
sản xuất trước khi mua!
– Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn
máy điện thoại di động của bạn được sản xuất ngay chính quốc gia phát minh ra
nó. Ví dụ: iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số
00 là do chính hãng Samsung của Nam Hàn sản xuất.
Trên đây là những lượm lặt nho nhỏ, mà nhiều người sử dụng ĐTDĐ hầu như không
bao giờ để ý đến. Bây giờ biết rồi nên cũng chưa muộn phải không bạn!!!
Thùy Dương
Nhớ lại những nhân vật lừng lẫy một thời – 80 năm
trước, 1940, họ đang làm gì?
– Đức quốc xã tràn vào Paris.
– Phát-xít Nhật tiến vào Đông Dương.
– Phan Bội Châu đang ốm nặng và chuẩn bị mất ở
Huế.
– Nguyễn Văn Vĩnh vừa qua đời được bốn năm, để
lại sự nghiệp trước tác đồ sộ bậc nhất.
– Phan Thanh và Tản Đà sắp qua “giỗ đầu”.
– Vũ Trọng Phụng sắp qua đợt cúng “trăm ngày”.
– Bùi Quang Chiêu 67 tuổi, vừa rời chức Viện
trưởng Hội đồng quản hạt Nam Kỳ tại Sài Gòn, đồng thời vẫn là đại biểu Nam Kỳ tại
Thượng Hội đồng Pháp quốc hải ngoại.
– Huỳnh Thúc Kháng 64 tuổi, đang điều hành tờ
báo “Tiếng Dân” mà ông thành lập tại Huế từ năm 1927.
– Ưng Bình Thúc Giạ Thị [Nguyễn Phúc Ưng Bình –
cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh] 63 tuổi, đang làm Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc
ngữ Trung Kỳ, vừa được bầu làm Viện trưởng Viện dân biểu Trung kỳ.
– Đạm Phương nữ sử (cháu nội vua Minh Mạng) 59
tuổi, đang lãnh đạo Hội nữ công ở Huế.
– Kỳ Ngoại hầu Cường Để 58 tuổi, vừa thôi giữ Hội
chủ Việt Nam Quang Phục Hội để nhường cho “thế hệ thứ hai” của Hội này như cựu
Thượng thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bác sĩ Lê Toàn, Vũ
Đình Di, kỹ sư Vũ Văn An…
– Hồ Học Lãm 56 tuổi, đang ốm nặng và nằm viện
tại Quế Lâm (Trung Quốc).
– Trần Trọng Kim 53 tuổi, đang tích cực tham
gia các hoạt động xã hội của Hội Khai trí Tiến Đức, Hội Bắc kỳ Phật giáo…
– Phan Khôi 53 tuổi, vừa vào Sài Gòn dạy học chữ
Nho và viết tiểu thuyết sau khi đóng cửa tờ “Sông Hương” tại Huế một năm trước
đó.
– Bùi Kỷ 52 tuổi, đang dạy học tại Trường tư thục
Thăng Long do một số trí thức có xu hướng thân cộng sản như Phan Thanh, Hoàng
Minh Giám, Đặng Thái Mai, Võ Nguyên Giáp… thành lập.
– Nguyễn Văn Thinh 52 tuổi, đang điều hành Hội
Truyền bá quốc ngữ tại Nam Kỳ trước khi đứng ra huy động nhân sĩ lập Hội đồng
tư vấn Nam Kỳ để thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị.
– Bùi Bằng Đoàn 51 tuổi, đang giữ chức Thượng
thư Bộ Hình dưới triều vua Bảo Đại, trông nom việc xử kiện tại tất cả các tỉnh
Trung Kỳ, chỉ đạo việc soạn thảo các luật cho Trung Kỳ.
– Phạm Quỳnh 48 tuổi, đang giữ ghế “Thượng thư
Bộ học” dưới triều Bảo Đại ở Huế.
– Phan Kế Toại 48 tuổi, đang giữ chức Tổng đốc
Bắc Ninh trước khi được bổ nhiệm làm Tổng đốc Thái Bình.
– Nguyễn Phan Chánh 48 tuổi, đang sáng tác
tranh lụa tại quê nhà Hà Tĩnh và bắt đầu giới thiệu các tác phẩm tranh lụa của
mình tới giới thưởng ngoại hội họa tại Pháp và châu Âu.
– Hồ Tùng Mậu 44 tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt
đi đày tại Buôn Mê Thuột.
– Vũ Đình Long 44 tuổi, đang phụ trách NXB Tân
Dân và tờ “Tiểu thuyết thứ Bảy”.
– Thích Quảng Đức 43 tuổi, đang hành đạo tại miền
Nam Việt Nam, khai sơn và trùng tu nhiều ngôi chùa.
– Lê Hữu Từ 43 tuổi, đang phụng vụ tại Giáo xứ
Phát Diệm (Ninh Bình).
– Ngô Đình Thục 43 tuổi, vừa được tấn phong
Linh mục, đang là Giám quản đầu tiên của Giáo phận Tông Tòa Vĩnh Long.
– Vũ Hồng Khanh 42 tuổi, đang làm Ủy viên Hải
ngoại bộ của Việt Nam Quốc dân Đảng Hải ngoại Biện sự xứ (Bureau d’Outre – Mer
du Việt Nam Quốc dân Đảng) tại Trung Quốc.
– Trần Văn Chương 42 tuổi, đang mở Văn phòng luật
sư tại nhà riêng ở Hà Nội.
– Nguyễn Thế Truyền 42 tuổi, đang sống với người
vợ Pháp tại Nam Định.
– Nguyễn An Ninh 40 tuổi, đang bị thực dân Pháp
bắt đi đày tại Côn Đảo.
– Cao Xuân Huy 40 tuổi, đang dạy học tại một số
trường tư thục ở Huế và tham gia viết báo Revue pédagogique.
– Tú Mỡ 40 tuổi, đang tích cực tham gia nhóm Tự
Lực Văn Đoàn.
– Đào Trinh Nhất 40 tuổi, vừa từ Sài Gòn ra Hà
Nội và cộng tác tích cực với báo “Trung Bắc chủ nhật”.
– Hoàng Đạo Thúy 40 tuổi, đang là Ủy viên phụ trách
ngành Tráng sinh và là thủ lĩnh của phong trào hướng đạo Bắc Kỳ.
– Ngô Đình Diệm 39 tuổi, đang dạy học tại trường
Thiên Hựu (Providence) ở Huế, do anh ông là Ngô Đình Thục làm Giám học, trước
khi tham gia thành lập và lãnh đạo tổ chức Đại Việt Phục hưng Hội, dựa vào Nhật
để chống Pháp.
– Phạm Khắc Hòe 39 tuổi, vừa từ Quy Nhơn lên làm Quản
đạo Đà Lạt, phát triển nghề trồng rau tại đây.
– Trịnh Đình Thảo 39 tuổi, đang là luật sư tại Tòa
Thượng thẩm Sài Gòn.
– Phan Văn Hùm 38 tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt đi
đày tại Côn Đảo.
– Hải Triều 38 tuổi, vừa bị thực dân Pháp bắt đi an
trí tại Phong Điền (Thừa Thiên).
– Trần Văn Hương 38 tuổi, đang dạy học tại trường
Collège Le Myre De Villers tại Mỹ Tho.
– Vũ Ngọc Phan 38 tuổi, đang dạy học tư tại Hà Nội
và cộng tác với các báo Pháp-Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ Thông bán nguyệt san,
Trung Bắc tân văn, Sông Hương….
– Vương Hồng Sển 38 tuổi, đang làm thư ký tại dinh
Thống đốc Nam Kỳ.
– Đào Duy Anh 36 tuổi, đang nghiên cứu độc lập về lịch
sử, văn hóa, văn học Việt Nam.
– Hoàng Minh Giám 36 tuổi, đang dạy học và viết báo
chống chế độ thực dân Pháp tại Sài Gòn.
– Nhượng Tống 36 tuổi, đang bị quản thúc ở quê nhà
Nam Định sau bảy năm lưu đày ở Côn Đảo.
– Hoàng Văn Hoan 35 tuổi, đang điều hành Việt Nam Độc
lập Vận động Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) ở Trung Quốc.
– Phan Khắc Sửu 35 tuổi, đang tham gia và hoạt động
tích cực trong tổ chức Việt Nam Nhân dân Cách mệnh Đảng, một tổ chức chính trị
hoạt động đòi độc lập cho Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp bắt đi đày tại
Côn Đảo.
– Tạ Thu Thâu 34 tuổi, đang bị thực dân Pháp bỏ tù
vì tố cáo gian lận trong cuộc bầu cử Hội đồng Quản hạt (Hội đồng Thuộc địa Nam
Kỳ).
– Nguyễn Tường Tam 34 tuổi, đang là Tổng Thư ký Đại
Việt Dân chính Đảng.
– Tô Ngọc Vân 34 tuổi, đang bắt đầu giảng dạy tại
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
– Mai Trung Thứ 34 tuổi, đã định cư và đang phát triển
sự nghiệp hội họa tại Paris.
– Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) 33 tuổi, đang bị thực
dân Pháp bắt đi đày tại Sơn La.
– Lê Phổ 33 tuổi, vừa sang Pháp định cư và phát triển
sự nghiệp hội họa.
– Thế Lữ 33 tuổi, đang nỗ lực hiện đại hóa nghệ thuật
kịch nói sau gần một thập niên đóng góp to lớn cho phong trào Thơ Mới.
– Hoàng Xuân Hãn 32 tuổi, đang nghiên cứu về Lý Thường
Kiệt, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và Quang Trung ở Thanh Hóa.
– Cao Văn Luận 32 tuổi, đang theo học Triết học và
Văn chương tại Đại học Sorbonne.
– Phạm Duy Khiêm 32 tuổi, đang tham gia quân đội
kháng chiến Pháp chống phát-xít Đức trước khi trở về Việt Nam dạy học, viết
văn, làm báo.
– Nguyễn Gia Trí 32 tuổi, đang thử nghiệm các sáng
tác mới bằng chất liệu sơn mài.
– Nguyễn Đăng Thục 31 tuổi, đang làm kỹ sư hóa học tại
Nhà máy dệt Nam Định và nghiên cứu độc lập về văn hóa Á Đông để chuẩn bị biên
soạn hai tác phẩm “Bình giải sách Đại học”, và “Tinh thần khoa học và đạo học”.
– Nguyễn Mạnh Tường 31 tuổi, vừa mở văn phòng luật
sư tại Hà Nội.
– Hoài Thanh 31 tuổi, dạy học, viết văn, viết báo tại
Huế, đang chuẩn bị gửi bản thảo “Thi nhân Việt Nam” cho nhà xuất bản.
– Ngô Đình Nhu 30 tuổi, đang làm việc tại Sở Lưu trữ
và Thư viện Đông Dương (Hà Nội).
– Nguyễn Hữu Thọ 30 tuổi, đang hành nghề luật sư tại
các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
– Trần Văn Cẩn 30 tuổi, đang chuẩn bị gửi các tác phẩm
hội họa của mình sang triển lãm tại Nhật Bản.
– Hồ Hữu Tường 30 tuổi, tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa
Marx và Nhóm Đệ Tứ, vừa bị đày ra Côn Đảo cùng Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ
Thu Thâu…
– Thạch Lam 30 tuổi, đang làm Chủ bút báo “Ngày
Nay”, sống với vợ con ở Yên Phụ (Hà Nội) trước khi qua đời vào năm 1942 vì bệnh
lao.
– Nguyễn Tuân 30 tuổi, đang lẫy lừng với các tùy bút
mới.
– Ngô Đình Cẩn 28 tuổi, đang chăm sóc mẹ già tại Huế.
– Nguyễn Huy Tưởng 28 tuổi, đang hăng hái với phong
trào Truyền Bá Quốc Ngữ.
– Vũ Đình Hòe 28 tuổi, đang dạy học tại một số trường
tư thục tại Hà Nội trước khi tham gia Nhóm Thanh Nghị.
– Phan Anh 28 tuổi, vừa bỏ dở chương trình Tiến sĩ
Luật tại Pháp để về Việt Nam chuẩn bị ra mắt tờ báo “Thanh nghị” với Vũ Đình
Hòe, Vũ Văn Hiền.
– Hoàng Tích Chù 28 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp tại
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và mở xưởng vẽ tại phố Hàng Khoai – một
trong những xưởng sơn mài đầu tiên của Hà Nội.
– Hàn Mặc Tử 28 tuổi, đang sống những ngày cuối đời
tại Nhà thương Quy Hòa (Quy Nhơn).
– Bàng Bá Lân 28 tuổi, đang vui thú điền viên tại
Kép (Bắc Giang).
– Nguyễn Hữu Đang 27 tuổi, đang hoạt động trong khối
trí vận của Đảng Cộng sản Đông Dương, chuyên lo việc vận động giới tư sản và
trí thức.
– Trương Tửu 27 tuổi, chuẩn bị tham gia Nhà xuất bản
Hàn Thuyên (Hà Nội) với chức danh Giám đốc Văn chương (tương đương Tổng Biên tập).
– Huỳnh Tấn Phát 27 tuổi, kiến trúc sư Việt Nam đầu
tiên mở văn phòng kiến trúc tư, tại Sài Gòn.
– Hoàng Văn Chí 27 tuổi, vừa đậu Cử nhân Khoa học tại
Viện Đại học Đông Dương.
– Nguyễn Khắc Viện 27 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp
ngành Nhi khoa tại Đại học Y khoa Paris.
– Vũ Văn Mẫu 26 tuổi, đang làm Tri huyện tại Đông
Anh (Hà Nội) trước khi sang Paris học Tiến sĩ Luật.
– Nguyễn Phước Bửu Lộc (chắt nội Tuy Lý vương Miên
Trinh) 26 tuổi, đang học luật tại Đại học Montpellier (Pháp).
– Lê Thương 26 tuổi, đang hát phụ diễn cho những buổi
diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Phòng trước khi vào Sài Gòn lập nghiệp.
– Văn Chung 26 tuổi, đang nổi danh với ca khúc “Bóng
ai qua thềm”.
– Kim Định 25 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp môn Triết học
tại Giáo hoàng Chủng viện Thánh Albertô Cả tại thành phố Nam Định và sắp được
thụ phong linh mục, trước khi sang Pháp học Triết học tại Học viện Công giáo
Paris (Institut Catholique de Paris), và Nho học tại Học viện Trung Hoa Paris
(Institut des Hautes Études Chinoises).
– Dương Thiệu Tước 25 tuổi, đang hoạt động nghệ thuật
với nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh…
– Dương Văn Minh 24 tuổi, vừa theo học khóa một tại
trường Sĩ quan Thủ Dầu Một.
– Phạm Huy Thông 24 tuổi, đang chuẩn bị cho kỳ thi lấy
bằng Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ Sử-Địa tại Paris.
– Thụy An 24 tuổi, vừa kết hôn với nhà giáo Bùi
Nhung (em trai học giả Bùi Kỷ).
– Vũ Hoàng Chương 24 tuổi, đang là Phó Kiểm soát Sở
Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh – Na Sầm, trước khi bước vào thời
kỳ sáng tác thơ-kịch.
– Hữu Loan 24 tuổi, vừa tham gia phong trào Việt
Minh tại Thanh Hóa.
– Nam Cao 23 tuổi, đang chữa morat cho bản in thử của
tập truyện ngắn “Đôi lứa xứng đôi”.
– Trần Đức Thảo 23 tuổi, đang chuẩn bị bước vào
chương trình Cao học Triết tại Trường Sư phạm phố Ulm (Paris).
– Vũ Khắc Khoan 23 tuổi, vừa tốt nghiệp kỹ sư canh
nông trước khi chuyển sang văn học và lịch sử, dạy học ở trường trung học Chu
Văn An (Hà Nội).
– Đỗ Mậu 23 tuổi, đang phục vụ tại Tòa Khâm sứ Pháp ở
Huế.
– Nguyên Hồng 22 tuổi, vừa bị thực dân Pháp bắt đi
đày tại Hà Giang.
– Nguyễn Bính 22 tuổi, bắt đầu nổi tiếng sau khi được
giải Khuyến khích của Tự lực Văn đoàn dành cho tập thơ “Tâm hồn tôi”.
– Đặng Thế Phong 22 tuổi, vừa sáng tác ca khúc “Đêm
thu” với những lời mở đầu bất hủ: “Vườn khuya trăng rãi hoa đứng im như mắt buồn;
Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa; Cánh hoa vương buồn trong gió; Ánh hương
yêu nhẹ nhàng say, gió lay…”
– Nguyễn Văn Thương 21 tuổi, đang nổi danh với bài
hát “Đêm đông”, được ông sáng tác trong đêm Giao thừa năm 1939, khi ông đi lang
thang trên những con phố của Hà Nội vì không có tiền để về Huế.
– Huy Cận 21 tuổi, đang học năm cuối trường Cao đẳng
Canh nông và ở cùng Xuân Diệu trong một căn nhà trên phố Hàng Than (Hà Nội).
– Nguyễn Đình Đầu 20 tuổi, đang tham gia hướng đạo
sinh với Hoàng Đạo Thúy ở Hà Nội.
– Chế Lan Viên 20 tuổi, đang nổi như cồn với tập thơ
“Điêu tàn” xuất bản trước đó ba năm.
– Đinh Hùng 20 tuổi, đang ôm mộng văn chương tại Hà
Nội, chuẩn bị xuất bản tập văn xuôi “Đám ma tôi”, và đăng các bài thơ mới sáng
tác trên tờ “Hà Nội tân văn” của Vũ Ngọc Phan ba năm sau đó.
– Nguyễn Mạnh Côn 20 tuổi, bắt đầu cộng tác với báo
Đông Pháp.
– Tô Hoài 20 tuổi, đang sửa bản thảo tác phẩm “Con dế
mèn”.
– Kim Lân 20 tuổi, đang chập chững bước vào làng Văn
với những truyện ngắn đầu tiên.
– Bùi Xuân Phái 20 tuổi, đang chuẩn bị thi vào Trường
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
– Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, 20 tuổi, lập đạo Hoà Hảo được một
năm, tháng 8-1940 bị thực dân Pháp quản thúc tại Sa Đéc.
– Lý Đông A, 19 tuổi, làm ủy viên chính trị cho Phục quốc
quân, cánh quân sự của Việt Nam Quang phục Hội, chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Lạng
Sơn. Khởi nghĩa thất bại, Lý Đông A chạy thoát sang Trung Quốc.
– Cao Văn Viên 19 tuổi, đang học Trung học theo giáo
trình Pháp tại thủ đô Vientiane (Lào).
– Phạm Duy 19 tuổi, đang theo học dự thính hội họa tại
trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi
Xuân Phái, Võ Lăng,… một thời gian trước khi đi làm tự do và tự học nhạc cổ điển,
tập sáng tác.
– Thích Thiện Siêu 19 tuổi, đang học Chương trình Phật
học Trung cấp tại chùa Trúc Lâm (Huế).
– Thích Thiện Minh 19 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp trường
An Nam Phật học do hòa thượng Mật Khế thành lập năm 1934.
– Nguyễn Tư Nghiêm 18 tuổi, đang chuẩn bị thi vào
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
– Đỗ Nhuận 18 tuổi, đang bắt đầu sáng tác vở ca cảnh
“Nguyễn Trãi – Phi Khanh”.
– Hoàng Cầm 18 tuổi, chập chững bước vào làng Văn với
việc dịch sách cho NXB Tân Dân của Vũ Đình Long.
– Thích Trí Quang 17 tuổi, đang theo học chương
trình đào tạo tăng sĩ ở Huế.
– Nguyễn Văn Thiệu 17 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp trường
dòng Công giáo Pellerin tại Huế trước khi trở về quê Ninh Thuận làm nông cùng với
gia đình và chờ thời.
– Văn Cao 17 tuổi, đang trên đường rời Huế vào miền
Nam sau khi viết xong bài thơ đầu tay: “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế” với câu
kết bất hủ: “Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh”.
– Nguyễn Sáng 17 tuổi, đang theo học tại Trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
– Tô Vũ 17 tuổi, đang hoạt động âm nhạc trong Nhóm
nhạc Đồng Vọng, cùng với Hoàng Quý, Phạm Ngữ, Canh Thân, Văn Cao.
– Thích Nhất Hạnh 14 tuổi, chuẩn bị xuất gia tại
chùa Từ Hiếu (Huế).
– Trần Dần 14 tuổi, đang học bậc Thành chung ở Nam Định
và chuẩn bị lên Hà Nội học Tú tài Triết.
– Mai Thảo 13 tuổi, đang học Trung học tại Nam Định.
– Phạm Đình Chương 11 tuổi, đang học Trung học tại
Trường Bưởi (Hà Nội).
Tất cả trong số họ, có lẽ rất ít người nhận ra được một
trận “sạch không kình ngạc” trên mặt trận văn hóa diễn ra chỉ chưa đầy một thập
niên tiếp theo. Và trong lúc này, gần 90% dân số của khoảng 20 triệu người Việt
đang bị mù chữ.
Từ: Tuyen Tran
Đoàn Chuẩn Và Bí Ẩn Bóng Hồng "Gửi Người Em Gái"
Tháng 11 năm 2001, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn qua đời, tôi viết bài Đoàn Chuẩn & Gửi Người Em Gái. Bài viết nầy đăng trong quyển Nhân Văn & Tình Sử của tôi ấn hành năm 2015.
Trích lại bài viết về Đoàn Chuẩn:
Đoàn Chuẩn chỉ sáng tác trong một thập niên (1947-1958), ca khúc đầu tay Ánh Trăng Mùa Thu (1947) và từ đó với nhiều ca khúc đã nổi tiếng qua năm tháng, vượt thời gian và không gian, và vài ca khúc được sáng tác rải rác trong những thập niên sau, trong đó ca khúc Vĩnh Biệt chỉ riêng cho hình ảnh người tình lỡ dở, được đề cập trong thời gian sau này.
… Khoảng hai mươi ca khúc của Đoàn Chuẩn:- Ánh Trăng Mùa Thu, 1947
- Tình Nghệ Sĩ, 1948
- Lá Thư, 1948
- Đường Về Việt Bắc, 1949
- Thu Quyến Rũ, 1950
- Chuyển Bến, 1951
- Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, 1952
- Cánh Hoa Duyên Kiếp (hay “Dạ Lan Hương”), 1953
- Lá Đổ Muôn Chiều, 1954
- Tà Áo Xanh (hay “Dang Dở”), 1954-1955
- Chiếc Lá Cuối Cùng, 1955 (ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Tuấn Khanh được phổ biến rộng rãi trước năm 1975 đến nay)
- Để Có Những Chiều Tắt Nắng, 1955
- Một Gói Nho Khô, Một Cánh Pensée, 1955
- Vàng Phai Mấy Lá (hay Vĩnh Biệt), 1955
- Gửi Người Em Gái Miền Nam, 1956
- Thuở Trâm Cài (bút danh Việt Tử; Thập Niên 1960)
- Khuôn Mặt Em (Thơ: Văn Cao), 1987
- Đường Thơm Hoa Sữa Gọi, 1988
- Màu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng).
Từ ca khúc Gửi Người Em Gái Miền Nam đến ca khúc Khuôn Mặt Em, Đoàn Chuẩn giữ im lặng trong ba thập niên. Bên cạnh có thêm mấy ca khúc như: Tâm Sự (1956), Phấn Son (1989)…
Những tình khúc về mùa thu của Đoàn Chuẩn đã một thời được phổ biến rộng rãi ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Vàng Phai Mấy Lá là nhạc phẩm ông viết tặng Thanh Hằng, cô ca sĩ nổi tiếng tại rạp Đại Đồng vào thuở năm 50. Khi ông tặng Vàng Phai Mấy Lá cho ca sĩ, nàng đã xé. Nhạc phẩm này, sau đó, ông còn đặt một tên khác là Bài Ca Bị Xé, rồi cuối cùng, ông lại đổi thành Vĩnh Biệt. Nhưng có nguồn tin cho rằng ca khúc Vĩnh Biệt mang theo bí ẩn của cuộc tình, qua vài lời kể, có người cho rằng đó là hình ảnh người ca sĩ Tâm Vấn (vợ của nhà văn Thanh Nghị, nhưng bất đồng chính kiến, sau đó bà là vợ của BS Nguyễn Đan Quế), nồng nàn nhưng ngang trái, đắng cay giữa người nhạc sĩ ở thành phố cảng Hải Phòng và người ca sĩ ở Sài Gòn, qua những bó hoa và trang thơ, biết nhau, mỗi người đã có gia đình. Đất nước chia đôi, ngăn cách đôi đường, Đoàn Chuẩn sáng tác vào năm 1955:
“Lá thu bay, về anh, như những cánh đời em. Còn đâu cành hoa sim tím, dường như dệt gấm vàng son. Lòng anh chua xót. Cánh hoa vì đời anh rã rời héo tàn úa vàng vùi sâu trong kiếp thời gian... Ai đốt Cô Tô thành vì đôi mắt giai nhân hề... Ai trót nhấp men tình để Mỵ Cơ thương nhớ, khi khóc rồi Tiễu Nhiên còn mơ...” .
… Nhiều nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn đều đi kèm với tên chung cùng người em kết nghĩa là Từ Linh. Không biết người bạn tri âm Từ Linh (tên thật là Hà Đình Thâu, sinh năm 1928 tại Hà Nội) góp mặt thực hư ra sao qua sáng tác của Đoàn Chuẩn nhưng cả hai đều hiện diện trong nhiều nhạc phẩm. Từ Linh qua đời bởi căn bệnh ung thư năm 1992, cũng là thời điểm Đoàn Chuẩn ngã bệnh.
… Đoàn Chuẩn lập gia đình khi còn học trung học vào năm 1942. Thuở còn đi học ở Louis Pasteur, Albert Saraut, cậu ấm Đoàn Chuẩn có chiếc xe Ford Frégatte và chiếc Buick, thuộc loại sang nhất không những ở thành phố cảng Hải Phòng mà cả Hà Nội. Cậu ấm Đoàn Chuẩn say mê cô nữ sinh Nguyễn Thị Xuyên, cùng lớp với nhau, nàng con nhà nghèo nhưng nhan sắc tuyệt vời; chưa qua lời tình tự nào, cậu ấm đã hối thúc thân mẫu xin cưới hỏi. Sau vài năm lập gia đình, Đoàn Chuẩn sống cuộc đời phiêu lãng, với âm nhạc, với những cuộc tình văn nghệ chất ngất yêu thương trong lời ca nét nhạc. Người bạn đời trăm năm vẫn chịu đựng với tính lãng mạn, đa cảm của chồng, còn bao dung, cởi mở cho đó là nguồn cảm hứng để sáng tac... vì vậy, một lòng chung thủy với chồng, nuôi con, và hai mái đầu xanh năm xưa vẫn mãi mãi bên nhau cho đến cuối đời.
Cuộc tình của Đoàn Chuẩn được ghi lại qua lời tâm sự của người vợ hiền thục Nguyễn Thị Xuyên trong những ngày tháng cuối cùng, tận tình chăm sóc người chồng lâm trọng bệnh: “Cái anh chàng ấy có nói với tôi câu nào đâu, tẩm ngẩm tầm ngầm mà ghê thật. Tôi vừa buồn cười vừa ngạc nhiên quá... Sau đó tôi đến lớp thấy sợ và ngượng lắm. Ông Chuẩn cứ lờ đi như không chuyện gì. Rồi lâu dần để ý nhau mà có tình ý. Bạn bè trong lớp biết được, chúng trêu quá... bị chế nhiều, tôi xấu hổ phải bỏ học giữa chừng khi còn chưa đến kỳ nghỉ hè...”. Đám cưới được tổ chức vào dịp hè.
Đoàn Chuẩn rất đa tình. Ông đã sáng tác tặng một người đẹp của miền Bắc lúc đó sáu bài hát trong khi với vợ mình, ông chỉ viết tặng bà vỏn vẹn hai bài. Thời trẻ, ông đã từng dành ba năm thuê người mỗi ngày mang một bông hồng đến tặng người con gái mà ông yêu. Nhưng người bạn đời thông cảm tâm hồn lãng mạn của người nhạc sĩ:
“Ông lãng mạn đa tình lắm. Có vậy ông mới viết được bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết. Bổn phận của tôi là chăm sóc chồng, nuôi con, lúc nào cũng an phận chịu đựng. Ông không biết đến sinh kế gia đình, con cái... Đời ông phóng khoáng. Nghe nhạc ông lúc nào tôi cũng ngạc nhiên - sao ông tài thế? Mỗi bài hát là kỷ niệm một mối tình đi qua đời ông. Ông chỉ viết một bài cho tôi, hồi đó ông chưa lơ mơ ai cả. Ông viết Đường Về Việt Bắc, nhớ nhà, nhớ vợ và màu tím áo lụa Hà Đông tôi mặc khi còn đi học. Đôi khi tôi cũng buồn vì ông tặng tình ca cho người phụ nữ khác. Nhưng lấy chồng nghệ sĩ, số mình chịu vậy”. (Tình Thu Ở Lại - Nguyễn Quỳnh Hương).
… Tuy gặp thời thế trớ trêu nhưng nhạc sĩ vẫn đa tình, lãng mạn trong trường tình để làm chất liệu sáng tác. Trong cuộc sống, người bạn đời của nhạc sĩ vẫn một lòng thủy chung, chịu đựng tính phóng khoáng của chồng để quán xuyến gia đình, dạy dỗ con cái từ thuở thanh xuân đến cuối cuộc đời. Ông bà có sáu người con, ca sĩ Đoàn Chính hồi chánh vào giữa thập niên 60 rời Việt Nam sau năm 1975 ở Montréal, Canada và Đoàn Châu ở Toronto, Canada. Bốn người con còn lại ở Hà Nội.
Có ca khúc mang theo giai thoại về cuộc tình của người nhạc sĩ như Tình Nghệ Sĩ, sáng tác đầu tay vào năm 1947 với hình ảnh người tình Mai Hương ở quán Thanh Hương:
“Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm. Nơi quán cô đơn mơ qua trùng dương. Mơ tới bên em, em tô quầng mắt. Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung...
... Mối tình nghệ sĩ như giấc mơ. Trăng tàn vì với muôn ý thơ. Mỗi chiều ngàn tiếng tơ khóc than. Còn nhắc tới đêm nao trăng thề...”
Theo lời kể người bạn của Đoàn Chuẩn, lời ca ban đầu viết: “Đây quán Thanh Hương” nhưng đưa hình ảnh đó có tính cách riêng rẽ nên đã đổi lại thành “khách ly hương”. (Đây là ca khúc đầu tiên tôi được nghe từ thuở nhỏ qua tiếng hát của người chị thứ tư và người chị thứ sáu ở thập niên 50).
… Gửi Người Em Gái. Như đã đề cập ở trên, ca khúc Vàng Phai Mấy Lá tặng Thanh Hằng, cô ca sĩ nổi tiếng tại rạp Đại Đồng vào thuở năm 50. Ca sĩ Thanh Hằng tên thật là Lê Lệ Hào, sinh ngày 22/10/1935 tại làng Giáp Nhị, Thanh Trì, Hà Nội. Với tình khúc Gửi Người Em Gái (Miền Nam), tôi trích hình ảnh bóng hồng qua các bài viết:
Theo nhạc sĩ Trần Quang Hải trong bài viết đề cập đến tính lãng mạn của chàng nhạc sĩ với nàng ca sĩ.
Có người từng nói rằng cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là ông vua slow của Việt Nam, nhạc của ông trữ tình, lãng mạn đến nao lòng. Người ta cho rằng nếu không bằng tình yêu một người đẹp nào đó chắc ông sẽ không thể viết ra những ca khúc hay như vậy. Không biết thực hư những mối tình lãng mạn của Đoàn Chuẩn ảnh hưởng đến ca khúc của ông đến đâu nhưng ông từng nói rằng, ông có một kỷ niệm sâu sắc với một nữ ca sĩ Huế từ hồi những năm 1950. Đó chính là ca sĩ Mộc Lan.
Đoàn Chuẩn chỉ sau một lần nghe Mộc Lan hát bài Đi Chơi Chùa Hương của Trần Văn Khê phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp ở nhà hát lớn Hà Nội, đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ. Sau cuộc diễn ở Hà Nội, Mộc Lan trở lại Sài Gòn. Đoàn Chuẩn không đừng được và đã đáp máy bay vào chơi Sài Gòn, hy vọng làm quen với Mộc Lan vì biết cô đã chia tay với người chồng nhạc sĩ. Khi ấy, Đoàn Chuẩn vốn là ông chủ hãng nước mắm Vạn Vân, là một tỉ phú của Hải Phòng, từng có xe hơi riêng hiệu Buick Hoa Kỳ mà cả miền Bắc chỉ có hai chiếc.
Theo nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả Gợi Giấc Mơ Xưa, bạn của Đoàn Chuẩn tiết lộ thì sau khi tới Sài Gòn, họ Đoàn đã tìm được địa chỉ của Mộc Lan trên đường Espagne ở Tân Định nhưng không trực tiếp “yết kiến” mà chỉ nhờ chủ một tiệm bán hoa tươi mang hoa đến tặng Mộc Lan mỗi sáng sớm, và không tiết lộ tung tích người gửi hoa. Đoàn Chuẩn đặt trước tiền hoa và tiền công cả tháng cho chủ hàng hoa tươi rồi trở lại Hải Phòng, không quên để lại địa chỉ liên lạc của mình.Sau 3 tuần nhận được hoa đều đặn, ca sĩ hoa khôi Mộc Lan không cầm lòng được đã đề nghị người đưa hoa cho biết tên người tặng. Được sự đồng ý của Đoàn Chuẩn, chủ hàng hoa đã thông báo cho Mộc Lan biết người gửi tặng hoa cho nàng chính là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cùng với địa chỉ kèm theo. Sau đó, nhạc sĩ họ Đoàn nhận được lá thư của người đẹp với lời cảm ơn và hy vọng có ngày được hội ngộ. Thế là Đoàn Chuẩn lại gửi tiền để chủ hàng hoa tiếp tục tặng hoa cho người đẹp liền 2 tháng nữa.
Mấy tuần sau đó, Đoàn Chuẩn rất xúc động khi nhận được lá thư tiếp theo của Mộc Lan và ông đã biến tình cảm dâng trào của mình thành bản nhạc Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay với lời đề tặng M.L.
Gặp gỡ và chia tay... Nhiều mối tình đã đi qua tâm hồn người nhạc sĩ lãng mạn. Lúc còn sống, ông từng thú nhận rằng đời ông chỉ viết tình khúc, bởi ông trọng nhất là tình yêu. Những năm cuối đời ông bị tai biến mạch máu não, nằm liệt trên giường. Người bạn đời của ông vẫn còn lưu lại vẻ đẹp của một thời hoàng kim xa xưa, luôn có mặt bên cạnh. Lúc ấy, khi nhắc lại chuyện xưa, cả hai ông bà đều cười rất tươi.
Ca sĩ Mộc Lan hát từ thời 14, 15 tuổi tại Đài Pháp Á ở Hà Nội. Nghệ danh Mộc Lan do nhạc sĩ Lê Thương đặt. Bài hát đầu tiên nổi tiếng với ca khúc hát Em Đi Chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhạc Trần Văn Khê) rồi đến Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Chuyển Bến của Đoàn Chuẩn và Từ Linh.
Cuối thập niên 40, Mộc Lan vào Sài Gòn, kết duyên với nhạc sĩ Châu Kỳ (1923-2008). Đôi uyên ương ra làm việc tại Đài Phát Thanh Huế. Năm 1954, trở lại Sài Gòn, ca sĩ Mộc Lan nổi tiếng hát hay và đẹp, trở thành đối tượng cho văn nghệ sỹ si tình nên... chia tay nhau. Sau thời gian sống trong khổ đau, u uất, Châu Kỳ gặp cô nữ sinh Kha Thị Đàng, 18 tuổi. Cô hoa khôi của trường nữ trung học Gia Long kết hôn với Châu Kỳ và sống bên nhau đến cuối đời.
Sau khi rời Sài Gòn trở lại Hà Nội, Đoàn Chuẩn viết ca khúc Gửi Người Em Gái Miền Nam vào dịp Tết Giáp Ngọ (đầu năm 1955) nhưng đến năm 1956 mới ấn hành nhạc phẩm nầy. Có nhiều giai thoại đề cập đến hình ảnh “người em gái” nầy.
Theo Hải Lưu & Đông Nhân thì hình ảnh “người em gái” không phải là một người con gái miền Nam, mà là một cô gái đẹp gốc Hà Nội. Theo một giai thoại mà con trai của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn được biết, thì cô gái đó là con của một viên chức sở hỏa xa, có khiếu ca hát. Còn theo nghệ sĩ Trần Hiếu, khi Đoàn Chuẩn đến tìm ông để đưa bản nhạc, Đoàn Chuẩn đã kể một chút về câu chuyện này cho Trần Hiếu nghe. “Người em gái” trong bài hát là một người bạn gái đặc biệt ở Hà Nội của Đoàn Chuẩn. Khi hai miền Nam - Bắc chia cắt, người con gái ấy đã bỏ vào Nam, rồi từ đó, hai người không gặp lại nhau nữa. Ông vẫn luôn nghe ngóng tin tức về cô, và chỉ biết cô sống ở miền Nam nhưng cuộc sống cũng không hề dễ dàng, điều đó khiến ông phiền lòng nhiều. Thương nhớ nhiều, ông cũng luôn mong “ngày thống nhất hai miền” sớm đến, để ông có hy vọng gặp lại người em gái ấy. Đoàn Chuẩn đã đợi, nhưng ngày thống nhất dường như vẫn còn quá xa, vì thế, ông viết Gửi Người Em Gái Miền Nam...
Nếu dựa theo bài viết của Lê Hoàng Long trong “Chuyện Tình Các Nhạc Sĩ Tiền Chiến” thì hình “ảnh người em gái” đó là Mộc Lan vì cô ca sĩ nầy lúc hát ở Hà Nội được nổi danh với hai ca khúc của Đoàn Chuẩn.
Trong bài viết của Hạ Đình Nguyên, có phỏng vấn Mộc Lan và Tâm Vấn, cho biết:
- Nhiều người cho rằng bài hát Gửi Người Em Gái là của Đoàn Chuẩn viết riêng cho Mộc Lan. Điều này đúng không?
(Anh Trần Áng Sơn gật đầu xác nhận: “Đã có rất nhiều tài liệu cho rằng nhân vật nữ trong Gửi Người Em Gái của Đoàn Chuẩn chính là chị Mộc Lan”)...
- Thực ra thế này, dạo đó tôi ở trong Nam, còn ông Đoàn Chuẩn ở ngoài Bắc, ông ấy sáng tác và gửi bài hát vào Nam cho các ca sĩ, không cứ gì gửi cho riêng tôi. Tôi vào Nam từ rất sớm do ông anh tên là Long dắt vào. Mấy năm sau, khi tôi chung sống với ông Châu Kỳ ở Huế thì tôi đón Trần Áng Sơn vào ở chung (1952).
Rồi một ngày, Mộc Lan nhận được một cánh thư gửi từ phương Bắc. Trong phong bì không phải là những lời tỏ tình yêu thương mà là một bài hát. Khuông nhạc được kẻ bằng tay cẩn thận, ca từ được viết nắn nót trên tờ giấy pơ-luya xanh mỏng tang: “Gửi gió cho mây ngàn bay. Gửi bướm đa tình về hoa. Gửi thêm ánh trăng, màu xanh lá thư về đây với thu trần gian...”
Cũng theo nhạc sĩ Lê Hoàng Long (tác giải Gợi Giấc Mơ Xưa) thì nhạc sĩ Đoàn Chuẩn còn viết Gửi Người Em Gái (tựa cũ Gửi Người Em Gái Miền Nam) tặng riêng cho… ca sĩ Tâm Vấn (bạn thân của Mộc Lan). Người viết đã có may mắn được gặp bà Tâm Vấn trong một cuộc triển lãm tranh ở đường Lê Thánh Tôn, bèn đánh bạo hỏi bà chuyện này. Bà cười xòa: “Không, ông ấy làm bài này là để tặng cho Mộc Lan, bạn tôi”.
Sau năm 1954, nhạc phẩm Gửi Người Em Gái được ấn hành ở Sài Gòn. Tình khúc nầy qua các ca sĩ trình bày được phổ biến rộng rãi và rất quen thuộc. Lời ca đã thay đổi đi để thích nghi với tính lãng mạn của thời tiền chiến. Ngoài Bắc thì tính chất lãng mạn, trữ tình của tác giả thuộc thành phần “tiểu tư sản” không thể tồn tại.
Sau năm 1975, sống trong thời kỳ đói khổ, cấm nhạc vàng... chẳng có ai để ý đến hình ảnh “Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương mắt nồng rộn ý yêu thương. Đôi mắt em nói nhiều tha thiết như dáng kiều. Ôi tình yêu!”. Ngay cả tác giả cũng im lặng. Gần hai thập niên sau mới khơi dậy nội dung ca khúc và giai thoại tình yêu.
“Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồngCành đào phong kín cánh mong manh như hoa lòngHà Nội mừng đón Tết, hoa chen người đi, liễu rủ... mà chi.Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mêChuông reo vui, Ngọc Sơn sao uy nghiNgàn phía đến lễ đềnChạnh lòng tôi nhớ tới... người em.Tôi có người em gái, tuổi chớm đôi mươiMắt huyền trìu mến yêu thươngĐôi mắt em nói nhiều, tha thiết như Giáng KiềuHoa tình yêu!Nhưng... một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắtNàng đi... gót hài xanhNgười đi trong dạ sao đànhĐường quên lối cũ ân tình... nghĩa xưa.Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiềnNgục trần giam hãm tấm thân xinh, đôi mắt huyềnĐời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu... mà đi.Xuân năm nay, đường đêm CatinatHoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xaDần trắng xóa mặt đườngMột người em gái nhớ người thương!”...
Tình khúc Gửi Người Em Gái... là một trong những bản tình ca tuyệt vời nhất của âm nhạc Việt Nam. Hình ảnh người em gái được viết lên với giai điệu nhẹ nhàng, với ngôn ngữ hòa nhập trong con tim rung động. Nhạc sĩ tài hoa như vậy nhưng sau khi sáng tác ca khúc đó, tâm sự đã được bày tỏ tình cảm,, nỗi niềm rồi vô vọng để rồi im lặng qua ba thập niên. Nếu có nuối tiếc cho cuộc tình vô vọng, chỉ còn gặm nhấm theo thời gian.(ngưng trích - VTrD)
oOo
Ngày 19/03/2021, bản tin cho biết: Nàng thơ trong những tình khúc say đắm của Đoàn Chuẩn qua đời, thọ 86 tuổi.
Nghệ sĩ Lê Hằng (Thanh Hằng) - ngôi sao của tân nhạc Hà thành trước 1954, đồng thời là nàng thơ trong những tình khúc bất hủ của Đoàn Chuẩn như Tà Áo Xanh, Lá Đổ Muôn Chiều, Vàng Phai Mấy Lá, Chiếc Lá Cuối Cùng - vừa qua đời vì bệnh ung thư.
Theo nhà văn Trương Quý - người đã mang “huyền thoại” về bà Lê Hằng (Thanh Hằng) vào quyển sách gần đây, nhạc sĩ Tu Mi phát hiện ra giọng hát trời cho của cô nữ sinh và luyện cho thi hát và bà đã giành giải nhất cuộc thi hát tại Đài phát thanh Hà Nội năm 1953 và từ đó trở thành ngôi sao lớn của tân nhạc Việt Nam, với nghệ danh Thanh Hằng.
Cô là nàng thơ ở rạp Đại Đồng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, rất thành công với các ca khúc tiền chiến nhưng lại không bao giờ thể hiện các bài hát của Đoàn Chuẩn, trong đó có nhiều bài ông viết cho bà và về bà, vì những nỗi niềm riêng từ mối tình đã trở thành “huyền thoại” của bà với Đoàn Chuẩn khi ấy đã có vợ và 5 người con.
Sau khi chia tay Đoàn Chuẩn, Thanh Hằng vào văn công quân khu Việt Bắc, với nghệ danh mới là Lê Hằng, từ một ngôi sao thị thành đã dành nhiều năm hát cho bà con các vùng Tây Bắc rồi mới trở lại Hà Nội, sống một cuộc đời lặng lẽ, giản dị, thanh sạch bên chồng (nghệ sĩ đàn accordeon Nguyễn Đăng Tư) và các con, một bà già tưởng như vô danh với một quán nước trà vỉa hè ở thành phố mỗi năm thêm huyên náo…
Theo lời Trương Quý (6/2018) “Trong khi tìm tư liệu cho cuộc đời âm nhạc của Đoàn Chuẩn, tôi đã may mắn gặp được nghệ sĩ Lê Hằng. Trong những lần gặp đó, người phụ nữ cao tuổi ấy làm tôi ngạc nhiên đến sung sướng vì cô vẫn đầy sôi nổi khi nói về những bài hát đã thành kỷ niệm, về những người bạn âm nhạc đã làm nên một thời Hà Nội hát với tất cả sự hồn nhiên, thanh xuân bất tận.
Cô chia sẻ cả những sự ngập ngừng khi nói về những ký ức tình cảm lãng mạn cũ, điều đã khiến tôi hiểu vì sao Đoàn Chuẩn đã yêu và thầm lưu hình ảnh cô đến suốt đời. Những bài hát cuối cùng ông cũng dành cho Lê Hằng như Màu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu (1989). Người Hà Nội những năm tháng ấy, họ đã thanh thản cho đi để giữ lại trọn vẹn vẻ đẹp chung thủy."
Trương Quý kể, khi viết cuốn Một Thời Hà Nội hát, ông đã gặp gia đình Đoàn Chuẩn cùng nghệ sĩ Lê Hằng. Dù nhiều tuổi, bà Lê Hằng vẫn đẹp lắm, tính tình đúng kiểu người Hà Nội cũ: Kỹ lưỡng, nề nếp, khiêm nhường, thư thái. “Khi tôi đưa cho bà xem bức ảnh của bà được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn lưu giữ đến cuối đời, bà Hằng và gia đình bất ngờ lắm. Bà nói, bà cũng không có bức ảnh đó”, nhà văn tiết lộ.
Bài viết của Trương Văn Khoa trong tập sách “Những Bóng Hồng Trong Âm Nhạc”, sách dày 250 trang, phát hành tháng 3/2020:
Rời Thanh Hóa, Đoàn Chuẩn ra Bắc và không có dịp quay lại để thăm quán Thanh Hương một lần nữa. Những tin tức về cô nàng café ngày ấy cũng lặng lẽ quên lãng theo thời gian. “Tình Nghệ Sĩ” với cô Mai Hương phải đến nửa thế kỷ sau, mới được ông tiết lộ.
Một bài hát khác gây tranh cãi nhiều về ca từ của Đoàn Chuẩn là “Gửi Người Em Gái Miền Nam” rất da diết. Có lẽ đây là ca khúc duy nhất viết về mùa xuân của ông. Một thời gian dài, tên của bài hát được gọi là “Gửi người Em Gái” và người ta cũng không biết rõ lý do vì đâu như thế ?
Sau này, qua tư liệu của gia đình, ca khúc mới được trả lại nguyên bản cùng với bút tích của Đoàn Chuẩn lấy từ bản chép tay của ông vào mùa xuân 1956. Em gái trong bài hát này là Thanh Hằng, một người đẹp gốc Hà Nội, con gái đầu của viên chức ngành hỏa xa. Khi rút quân ra Chợ Đại, người cha mang theo nàng, khi ấy mới 12 tuổi.
Vài năm sau, Thanh Hằng về lại Hà Nội với mẹ để chăm sóc 5 người em của mình. Nàng tần tảo, làm thuê, đánh máy chữ, đan áo len để có tiền nuôi mẹ và các em. Nàng đẹp và hát rất hay. Tình cờ, một nhạc công ở Đài Pháp - Á đã phát hiện ra tài năng và nàng đã đăng quan “vương miện thủ khoa” trong cuộc thi do đài Pháp - Á tổ chức vào năm 1953.
Chính lúc ấy, Thanh Hằng mới cơ hội biết đến Đoàn Chuẩn, tác giả của những ca khúc về mùa thu ở Hà Nội. Tình yêu đã chớm nở giữa hai người mặc cho xung quanh nàng biết bao tài tử của đất Hà Thành.
Một giai thoại được nhiều người biết đến là Đoàn Chuẩn đã thuê người mua một bông hồng đỏ vào mỗi sáng để tặng cho nàng. Đều đặn suốt 3 năm như vậy, cho đến ngày thứ 1.000, “chủ nhân” của những bông hoa kia mới xuất hiện cùng bông hồng cuối cùng.
Cho dù kiểu tỏ tình ‘có một không hai” này có thể không có thật nhưng mối tình sâu đậm và ngang trái này đã để lai những tình khúc nổi tiếng sau này “Lá Đổ Muôn Chiêu”, “Vàng Phai Mấy Lá” (còn gọi là “Vĩnh Biệt” hay “Bài Ca Bị Xé”) và “Tà Áo Xanh” (còn gọi là Dở Dang) nổi tiếng sau này.
Sau này, khi Thanh Hằng vô Sài Gòn, Đoàn Chuẩn vẫn thiết tha liên lạc. Sáng nào cũng có người của cửa hàng bán hoa đến gõ cửa nhà nàng với một bó hoa lan trắng muốt bọc trong giấy kiếng do một người vô danh đặt tặng. Ròng rã suốt 3 tháng như thế. Khi sự tò mò của nàng đã tột độ thì một bức thư với lời lẽ ân cần, nét chữ bay bướm, viết trên giấy pơ-luya xanh được Gửi kèm theo bó hoa và ca khúc viết tay “Cánh Hoa Duyên Kiếp” ký tên “Đoàn Chuẩn”.
Biết chuyện, vợ của Đoàn Chuẩn, khi đó đang sống ở Hải Phòng, khăn gói lên tận Hà Nội đường tìm “tình địch”. Thế nhưng cuộc “đánh ghen” diễn ra nhẹ nhàng, kín đáo và êm thấm. Sau này, ông Đoàn Đính (con trai của Đoàn Chuẩn) tiết lộ, thời bấy giờ, công chúng mến mộ Đoàn Chuẩn đều biết về người ca sĩ xinh đẹp kia, họ chờ đợi một cuộc đánh ghen nổi đình nổi đám. Nhưng bà đã không làm gì to tát, chỉ nhẹ nhàng tìm gặp cô ấy hỏi:
- Chị hỏi thật em, em có yêu anh Đoàn Chuẩn không ?
Thanh Hằng trả lời rằng:
- Có !
Bà nói tiếp:
- Em trót yêu anh Đoàn Chuẩn nhà chị thì em cố yêu nốt ba đứa con của anh ấy nhé! Cô yêu anh ấy một thì tôi yêu anh ấy mười. Nếu anh ấy có thể bỏ tôi để đi theo cô thì sau này anh ấy cũng có thể bỏ cô để theo người khác. Nếu cô chấp nhận như vậy, thì cô có thể nuôi ba đứa con của anh ấy không ?
Sau cuộc nói chuyện ngắn gọn đó, Thanh Hằng tỉnh mộng, trả lại toàn bộ thư từ và tất cả những ca khúc của Đoàn Chuẩn đã tặng cho nàng. Trong tháng ngày cô đơn, mất mát, Đoàn Chuẩn viết ca khúc “Vàng Phai Mấy Lá” để tặng nàng (ca khúc này mãi đến gần 50 năm sau mới được công chúng phát hiện)…
Đau đớn, tủi hờn vì mối tình ngang trái, nàng đã xé bỏ bản nhạc. Do vậy, Đoàn Chuẩn đổi tựa ca khúc này thành “Bài Ca Bị Xé”, rồi tiếp tục đổi thành “Vĩnh Biệt” (nhưng nhiều người vẫn thích gọi là “Vàng Phai Mấy Lá”). Có thể nói rằng, giai điệu của “Vĩnh Biệt” như réo gọi, thổn thức, tiếc nuối cho cuộc tình đã tan tác…Liên quan đến mối tình “sét đánh” này, những người cùng thời kể rằng, Thanh Hằng đột ngột “biến mất” sau vụ “đánh ghen” êm thấm đó. Có thể nàng đang trốn chạy cuộc tình đầy giông tố này, cũng có thể người chú ruột của nàng, một đại đội trưởng vệ quốc đoàn, đã bí mật đưa nàng ra vùng tự do, nơi người cha mất vừa bị mất đột ngột?
Mùa xuân 1954, nàng trở về thủ đô. Đoàn Chuẩn và Thanh Hằng gặp nhau trong trong thời khắc lịch sử của chiến tranh, hối hả, và bám víu nhau để tìm lại những dư âm của một tình yêu đã mất.Dường như muốn chạy trốn mối tình nghiệt ngã và vô vọng này, năm 1954, đất nước chia đôi, nàng di cư vào Nam và lập gia đình. Họ vĩnh viễn xa nhau từ ngày ấy. Ở lại miền Bắc, Đoàn Chuẩn ngẩn ngơ như người mất hồn, ông viết ca khúc “Gửi Người Em Gái Miền Nam”, một ca khúc về mùa xuân duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài hát tràn đầy cảm xúc với giai điệu mượt mà.
Giờ đây, Thanh Hằng đã quá xa xăm. Trong mắt ông, nàng kiêu sa, lộng lẫy. Ông ngơ ngác, lang thang giữa phố phường Hà Nội khi mùa xuân về trên khắp nẻo đường…
oOo
Theo lời Đoàn Đính, con trai Đoàn Chuẩn kể: “Bố không bao giờ nhắc đến bất kỹ người phụ nữ nào khác ngoài mẹ tôi. Gia đình tôi rất nghiêm khắc. Những chuyện mà dư luận đồn thổi, trong gia đình tôi không bao giờ được nghe và cũng không được phép tò mò”.
Lời nói nầy khác với lời nói của thân mẫu ông “Ông lãng mạn đa tình lắm. Có vậy ông mới viết được bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết…”.
Trương Văn Khoa trong “Những Bóng Hồng Trong Âm Nhạc” Hội Nhà Văn phát hành tháng 3/2020. Bài viết nầy do Hội Nhà Văn phát hành nhưng không kiểm chứng để góp ý với tác giả nên sai bét.
Tựa để ca khúc “Gửi Người Em Gái Miền Nam” vào thời điểm 1955. Lúc đó ca sĩ Thanh Hằng ở trong đoàn văn công tại Hà Nội và đã có chồng. Ồng còn viết “Năm 1954, đất nước chia đôi, nàng di cư vào Nam và lập gia đình” thật là vớ vẩn.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924-2001) và ca sĩ Thanh Hằng (Lê Hằng 1935-2011) đã ra người thiên cổ. Ca sĩ Mộc Lan (Phạm Thị Ngà, 1931-2015) trong ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Mộc Lan cũng cùng Kim Tước và Châu Hà hợp thành một ban tam ca nổi tiếng. Nay chỉ còn ca sĩ Kim Tước ở Little Saigon mới hiểu bóng hồng trong ca khúc “Gửi Người Em Gái Miền Nam”
Ca sĩ Tâm Vấn (Dương Thị Vân, 1934-2018) bóng hồng một thời nổi tiếng ở Hà Nội. Hai bóng hồng đó như lời trong ca khúc“Em tôi đi, màu son lên đôi môiKhăn san bay, lả lơi bên hai vai aiTrời thắm gió trăng hiềnHà Nội thêm bóng dáng nàng tiên”Hà Nội của một thời xa xưa “ngàn năm văn vật” không còn nữa! Tất cả đã trở về với cát bụi, bóng tịch dương! Tình khúc vẫn còn, vang vọng với cuộc tình lãng mạn và thương đau!Little Saigon, March 20, 2021Vương Trùng Dương
- Ánh Trăng Mùa Thu, 1947
- Tình Nghệ Sĩ, 1948
- Lá Thư, 1948
- Đường Về Việt Bắc, 1949
- Thu Quyến Rũ, 1950
- Chuyển Bến, 1951
- Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, 1952
- Cánh Hoa Duyên Kiếp (hay “Dạ Lan Hương”), 1953
- Lá Đổ Muôn Chiều, 1954
- Tà Áo Xanh (hay “Dang Dở”), 1954-1955
- Chiếc Lá Cuối Cùng, 1955 (ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Tuấn Khanh được phổ biến rộng rãi trước năm 1975 đến nay)
- Để Có Những Chiều Tắt Nắng, 1955
- Một Gói Nho Khô, Một Cánh Pensée, 1955
- Vàng Phai Mấy Lá (hay Vĩnh Biệt), 1955
- Gửi Người Em Gái Miền Nam, 1956
- Thuở Trâm Cài (bút danh Việt Tử; Thập Niên 1960)
- Khuôn Mặt Em (Thơ: Văn Cao), 1987
- Đường Thơm Hoa Sữa Gọi, 1988
- Màu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét