Không biết do bẩm sinh hay sao mà bộ nhớ trong não bộ tôi in chặt những gì làm tổn thương đến bản ngã của tôi. Nó in chặt, giống như một người keo kiệt cất kỹ vàng bạc hột xoàn trong một két sắt. Năm nay tôi đã vào đại học được hai năm rồi, nhưng mỗi lần nhớ những kỷ niệm đen thời thơ ấu, lúc tám, chín tuổi, thì tôi hầu như sống lại toàn bộ những hoạt cảnh.
Khi gia đình tôi qua Mỹ năm 1975 định cư trong một tiểu bang miền Đông, tôi mới có hai tuổi, chị gái của tôi đã tám tuổi. Mẹ tôi vốn giỏi tiếng Anh, tìm được việc làm ngay trong sở xã hội; còn bố tôi chỉ giỏi tiếng Pháp, nên phải đi học thêm tiếng Anh; ông làm nhiều nghề linh tinh, cũng khá vất vả trong những năm đầu; nhưng ông rất thông minh, trong bốn năm ông đã học xong ban cử nhân, tìm được việc làm trong chính phủ, tương đối nhàn nhã.
Hai chị em tôi vào học trường Mỹ, chỉ vài năm là nói tiếng Mỹ như gió; ở trường về, hai chị em chỉ nói với nhau bằng tiếng Mỹ; lạ một điều, chúng tôi không học tiếng Việt, nhưng cha mẹ nói với nhau bằng tiếng Việt chúng tôi hiểu hết mà không diễn tả được. Nhất là khi hai người to tiếng với nhau thì chúng tôi nháy mắt biến vào phòng riêng.
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Như người ta nói “giận cá chém thớt”, bố tôi túm lấy tóc tôi, dí đầu tôi vào tường sắp sửa giộng vài cái thì chị gái tôi hét lên nói chị gọi cảnh sát. Bố tôi như bừng tỉnh từ một cơn điên, buông tôi ra; nếu không, tôi đã bị chảy máu đầu.
Sau trận đó, bố tôi trở nên lầm-lì. Nhà bốn phòng, mỗi người đóng kín mình trong phòng, như bốn cái bóng. Nhưng tôi biết rõ, hai chị em tôi đứng về phía mẹ tôi, khiến cho bố tôi hầu như bị cô lập. Có sách nói, trong mỗi đứa trẻ đều có mặc cảm Oedipus, con trai yêu mẹ ghét cha, con gái yêu cha ghét mẹ. Nhưng rõ ràng chị tôi yêu mẹ và bênh mẹ vô cùng; còn tôi tự xét tôi không chịu nổi hành động mạnh bắt nạt yếu; mẹ tôi mảnh- mai như thế, hiền dịu như thế. Chẳng phải vì tác động của giới tính.
Chị tôi nói chị muốn mau hết trung học để ra khỏi nhà. Có lần tôi hỏi chị, mai sau có chồng, nếu chồng chị đánh chị thì chị phản ứng cách nào; chị nói chị chẳng muốn lụy về chồng con. Rồi chị cười lớn, hỏi lại, nếu em có vợ, em có đánh vợ không? Tôi nói, em sợ là vợ đánh em thì có; hai chị em cười vang.
Lớn dần lên, tôi vùi đầu vào thư viện, lục lọi sách vở, tìm hiểu xem tại sao bố có chữ nghĩa nhiều mà lại hành xử “barbaric” như thế.
Tôi bắt được một bài nói về phân tâm học, theo đó những kinh nghiệm thời thơ ấu, ngoài yếu tố bản năng hay di truyền, có thể định hình tâm tính hay cách hành xử của một người trưởng thành, dù người đó có trí thức cao thế nào. Những kinh nghiệm gây ấn tượng mạnh thường ngủ ngầm như con thú trong hang mùa đông, sẽ bùng dậy lập lại những hành động mà bản ngã đã thụ động nhận, hướng vào một người khác để trả thù. Rất nhiều hành động của người trưởng thành là những hình ảnh phản chiếu từ tấm gương thời thơ ấu.
Bố tôi tốt nghiệp đại học Mỹ, làm sở Mỹ với lương bổng no đủ, mua nhà Mỹ; coi như bố thành công trong giấc mơ Mỹ; nhưng “mối thù dai” như con sâu nằm trong cây mía khiến bố có hành xử kỳ cục (weird) mà bản ngã bố không tự nhận ra. Trong nhà, bố biểu tỏ uy quyền với vợ con, nổi giận khi ai trái ý với mình; có ai nêu một khuyết điểm của bố, thì lập tức bố moi một lỗi nào của một ai đó lên để lấp- liếm lỗi của mình; tuồng như bố tự khoác lên mình cái nhãn hiệu là người hoàn hảo, không bao giờ sai lầm; ngoài xã hội, người nào hơn bố về học hành, danh vọng, tiền bạc thì bố hay moi móc khuyết điểm nhỏ của họ để chế diễu, mỉa mai.
Từ đó, tôi bắt đầu tò mò, tìm hiểu xem thời thơ ấu của bố tôi đã xảy ra những biến cố quan trọng gì.
Rình khi bố vắng nhà hai ba ngày, tôi vào phòng bố lục tìm, thì quả nhiên thấy một cuốn hồi ký bố đang viết bằng tiếng Anh, đã được năm chương sách rồi. Bố giỏi chữ nghĩa nên viết hay lắm, như một cuốn tiểu thuyết tự thuật đời mình từ khi còn nhỏ ở nhà quê miền Bắc Việt Nam.
Đọc nhanh hai chương đầu, tôi mới thấy gia đình tôi là một bi kịch mà mẹ tôi là nạn nhân trực tiếp. Thuở nhỏ ở nhà quê thời còn chế độ phong kiến và thực dân, bố tôi nhà nghèo phải đi chăn trâu cho một nhà giàu trong làng; khi phạm một lỗi lầm, ông thường bị chủ túm tóc đập đầu vào thân cây. Tôi hiểu ra rồi; cái thù hận đó đối với người có tiền có quyền tạo thành một khối u uất vô thức trong tâm bố tôi, chờ dịp trả thù. Khi làm chồng, làm cha, ông tưởng ông có quyền; cái khối u vô thức thù hận bùng lên khi ông nắm tóc tôi muốn giộng vào tường, như thể lập lại hành động của ông nhà giàu. Thù dai trăm năm! Hành động hay lời nói bạo lực là mặt trái của mặc cảm thấp kém, bị sỉ nhục thời ấu thơ.
Nghĩ đến đây, tôi bỗng rùng mình; coi chừng chính tôi cũng bị khối u thù hận đó tác động một lúc nào khi tôi có vợ con.
Chương sách tiếp theo cho tôi biết bố tôi đã có một đời vợ trước khi lấy mẹ tôi; ông bày tỏ một mặc cảm tội lỗi đối với cả hai người phụ nữ; vừa phản bội người vợ đầu, vừa lừa dối người vợ sau. Theo như ông viết thì bà vợ trước vẫn còn sống và hình như ông có ý định trở về quê xưa thăm bà ta. Thương mẹ tôi quá. Mong sao cho mẹ đừng biết chuyện này.
Tôi không còn can đảm đọc tiếp những chương sau. Tôi cất cuốn hồi ký cẩn thận vào chỗ cũ.
Hồi đó tôi đang học lớp 11 và chị tôi sắp tốt nghiệp ngành nha. Chị viết thư nói khi ra trường đi làm chị sẽ nuôi em học đến nơi đến chốn, còn bây giờ em phải chăm sóc mẹ cho kỹ; khi lên đại học em nên tìm một trường gần nhà, đừng xa mẹ.
Tôi có cảm tưởng chị cũng đã biết một điều gì đó.Hình như mẹ tôi tìm quên trong kinh kệ; tôi cũng yên tâm.
Mùa hè trước khi tựu trường cho năm trung học cuối cùng, tôi suy nghĩ ngày đêm xem mình có năng khiếu ngành gì để chuẩn bị hồ sơ đại học. Suốt 11 năm học trong trường Mỹ, tôi đã được huấn luyện cách suy nghĩ độc lập, phát biểu tự do ý kiến của mình về một vấn đề, sẵn sàng tranh luận với những bạn khác có ý kiến trái chiều. Tôi hay đối chiếu cách giáo dục đó với hành xử của bố mẹ tôi. Tôi thấy cả bố mẹ đều chịu một nền giáo dục khác với tôi bây giờ, mà chính cha mẹ cũng chịu hai nền giáo dục khác nhau.
Mẹ tôi hay nói: “Ông bà đã nói thế; các cụ ta xưa nói thế”, tuồng như những điều các cụ nói là vĩnh viễn đúng, con cháu chỉ việc theo không bàn cãi. Còn bố tôi thì sao?
Bố tôi có một số bạn người Việt, hàng tháng hội họp chè chén ở nhà. Tôi quan sát các bác nói chuyện vê đủ mọi đề tài. Rất nhiều lần, tôi thấy bố tôi cao giọng: “Các anh có quyền giữ ý kiến riêng của các anh, nhưng đừng bắt tôi bỏ niềm tin của tôi vào những chân lý mà các ông X., ông S., ông M. đã nói”.
Tôi chán cái thái độ của bố. Trước một vấn đề của đời sống cụ thể, chính tôi phải nghĩ gì để tìm ra giải pháp, chứ không phải theo ông A, ông B đã nghĩ. Họ nghĩ theo hoàn cảnh cụ thể của họ, tại sao phải bắt chước họ áp dụng vào hoàn cảnh riêng của mình?
Tôi nhớ có lần thầy giáo tôi gọi về nhà, gặp mẹ tôi bắt điện thoại; thầy nói tuần sau thày sẽ tổ chức cho một số học sinh đi thăm một khu rừng nhân tạo trồng các loài thảo mộc hiếm có cần bảo tồn, tôi là một học sinh được chọn đi. Mẹ tôi mau- mắn nói bà ưng thuận cho tôi đi; nhưng thầy giáo nói, thầy muốn nói chuyện trực tiếp với tôi; ý kiến của tôi mới là chính.
Trong mùa hè này, tôi phải quyết định chọn ngành học; tôi không hiểu sao chị tôi chọn ngành nha khoa mau chóng dễ dàng, học nhanh gọn đến thế. Có lẽ tôi do dự giữa hai khuynh hướng, khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên; còn về nghệ thuật thì chắc chắn tôi không có năng khiếu gì. Giữa bi kịch gia đình, tôi muốn đào sâu tâm lý của bố mẹ, và có thể cả bối cảnh lịch sử xã hội đằng sau họ. Tôi rời Việt Nam năm 2 tuổi, có biết tí ti gì về quê hương đâu; đối với tôi, Việt Nam giống như một xứ sở xa lạ, như nước Nigeria, nước Peru, nước Congo…
Khi đọc truyện bố kể lúc nhỏ đi chăn trâu, tôi không thể nào hình dung ra con trâu như thế nào; tự hỏi tại sao một đứa trẻ lại không ở trong trường học mà lại ở ngoài cánh đồng chăn trâu suốt ngày. Đúng vậy, trên đường phố ở Mỹ vào giờ học, có thấy đứa trẻ nào lang thang một mình đâu?
Nhưng rõ ràng tôi chẳng thuộc chủng tộc trắng, đen, hay đỏ; dù là da vàng, cũng chẳng phải người Tàu, người Nhật. Tôi nhớ cuốn tiểu thuyết ROOTS của nhà văn da đen Alex Haley (1921-1992), xuất bản năm 1976, chiếu thành phim năm 1977. Tại sao tôi không thể làm như ông Haley, tìm lại nguồn gốc Việt của mình? Cái việc bố tôi nắm đầu tôi giộng vào tường không chỉ đơn giản là một chuyện gia đình nhỏ nhoi; nó hầu như là hệ quả của cả một thảm kịch lịch sử của dân Việt.
Suy nghĩ miên man suốt mùa hè, tôi quyết định sẽ theo ngành sử học. Tôi viết thư cho chị nói về chọn lựa của mình, nhưng chỉ e học ngành này không kiếm được tiền nhiều như ngành y sĩ, kỹ sư vi tính. Chị trả lời, em cứ theo ý thích của em mà học, cứ theo đuổi đam mê của mình đến cùng. Có vấn đề gì về tiền bạc, chị sẽ hỗ trợ em. Tôi cảm ơn chị.
Khi tôi nói quyết định của tôi, mẹ bảo tùy con thích thì cứ học; còn bố tỏ vẻ bất mãn, nói học môn đó, biết bao giờ mua được nhà? Nhưng ông biết tôi đã từng chống ông, nên cũng không bàn gì thêm. Tôi lấy làm lạ, ông muốn một mái nhà, một mái gia đình, thế mà ông gây bao phiền muộn trong căn nhà đó. Mái nhà này, ông coi nó như một sân khấu để ông diễn một vai kịch với vợ con; có lẽ vô tình ông khiến vợ con ông cùng trở thành diễn viên kịch. Chị tôi đã ra khỏi sân khấu đó, may cho chị.
Tôi mê say đọc sách sử, có kiến thức nhiều về lịch sử xã hội Việt Nam; càng ngày tôi càng nhìn rõ bi kịch gia đình tôi, nhưng tôi im lặng không bày tỏ cho ai, ngay cả chị tôi.
Khi tôi đậu xong cử nhân, chị tôi nói em nên học tiếp ban cao học, nên đào sâu một vấn đề mà em quan tâm. Tôi xin một chân giáo viên môn sử tại một trường trung học để tự sinh nhai, đồng thời nghe lời chị.
Tôi đã thuê một căn hộ gần trường học, để có không gian yên tĩnh làm việc.
Một hôm tôi nhận được một bì thư của mẹ tôi gởi; tôi linh cảm có một biến cố gì quan trọng xảy ra.
Bức thư dài hai trang đánh máy, gởi cho hai chị em. Mẹ viết, mẹ và bố đã ra tòa đệ đơn ly dị; căn nhà đã bán chia đôi để bố lấy tiền về sống ở Việt Nam luôn. Phần của mẹ chia đôi cho hai con; mẹ đã mua một cái cốc nhỏ trong một ngôi chùa ở tiểu bang California ấm áp cho tuổi già, sẽ sống như một cư sĩ; khi chết, nhà chùa sẽ lo tang lễ và hỏa thiêu; các con không phải lo gì, chỉ về dự nghi lễ thôi.
Tôi thẫn- thờ buông lá thư, thương mẹ. Mẹ đã hy sinh một đời cho hai con. Những điều tôi biết về bố qua cuốn hồi ký, thì mẹ tôi còn biết nhiều hơn, nhưng câm lặng bao năm.
1976, một năm sau khi qua Mỹ, em gái của mẹ, tức là dì của chúng tôi còn ở Việt Nam viết thư cho mẹ, báo vợ cũ của bố tôi từ Bắc vào Nam tìm chồng. Chắc bà ta trong giới cán bộ nên tìm ra địa chỉ của mẹ. Khi biết chồng bà ta đã theo mẹ qua Mỹ, bà ta có vẻ thất vọng ra về.
Mẹ tôi buồn-bã trong tim, nhưng kể lại cho bố, nói ông nên về với bà ấy; việc ông lừa dối tôi, lấy tôi như một chiếc bình phong cho hoạt động của ông, thì bây giờ tôi trả lại ông cho bà ấy; chỉ xin ông giữ bí mật không cho các con tôi biết, cho đến khi chúng nó tốt nghiệp đại học.
Mẹ nói, tôi đã học nhiều về lịch sử dân tộc, mẹ không cần giải thích, tự con tìm hiểu. Mẹ lớn lên trong nền văn hóa Nho giáo, việc chồng con do ông bà quyết định; không như các con ngày nay, tự do trong luyến ái và hôn nhân.
Trong bữa tiệc chia tay, bố tôi ngượng-ngùng xin các con tha thứ cho bố; bố tự nhận lỗi, vì không có can đảm suy nghĩ độc lập; bố suy nghĩ, hành động, nói năng hầu như một thứ phản xạ từ cái mớ tín điều ăn sâu trong tim óc bố; bố như cái cây đang sống, sợ bị bứng gốc đi trồng đất khác sẽ không kịp bén rễ mà chết. Bố thú nhận bố chỉ là con ốc vô tri trong một guồng máy.
Tôi cảm thấy thương hại cho ông; bây giờ ông chỉ là một con ốc rỉ sét mà người ta đã quăng vào sọt rác, thay bằng những con ốc mới, không còn vận hành guồng máy bằng những tín điều lỗi thời mà bố vẫn ôm giữ khư-khư.
Hai chị em tôi đưa mẹ về tiểu bang Cali, ổn định chỗ ở cho mẹ. Nhìn mẹ thanh thản, an nhiên tự tại, chúng tôi đều mừng, nói chúng con sẽ hàng tuần gọi về thăm mẹ.
Một năm sau, dì chúng tôi viết qua cho biết bố tôi đã bị người ta đưa vào viện dưỡng lão sống khổ cực lắm, sau khi bà vợ cũ moi hết tiền.
Đào Ngọc Phong
Câu chuyện luân hồi
Anne Frank, tác giả của cuốn “Nhật ký của Anne”, là một trong những nạn nhân nổi tiếng nhất của thảm sát Holocaust của phát-xít Đức trong Thế chiến thứ 2. Cô bé qua đời khi chỉ mới 15 tuổi.
Anne là một người Do Thái ở Hà Lan. Vào sinh nhật lần thứ 13 của mình, cô bé đã nhận được một cuốn nhật ký tuyệt đẹp như một món quà sinh nhật. Cô bé Anne, người mơ ước trở thành nhà văn, bắt đầu viết nhật ký. Sau đó, để tránh bị phát-xít Đức truy bắt, gia đình gồm 4 người của Anne cùng 4 người khác đã trốn trong một căn phòng bí mật thuộc văn phòng của cha cô, ông Otto Frank ở Amsterdam.
Với sự hiệp trợ của một nhóm đồng nghiệp được cha cô tin tưởng, họ đã trốn ở đó được hai năm và một tháng cho đến khi bị tố cáo vào tháng 8 năm 1944, và tất cả đều bị tống vào trại tập trung. Anne đã chết trong trại tập trung Bergen-Belsen năm 1945. Cuối cùng, chỉ có cha cô là Otto Frank sống sót.
Cuộc sống trong căn phòng bí mật trong hai năm được ghi chép lại hoàn chỉnh trong Nhật ký của Anne. Cuốn nhật ký sau đó được ông Otto biên soạn thành sách và xuất bản vào năm 1947. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu và trở thành một kiến chứng nổi tiếng cho tội ác tuyệt diệt người Do Thái của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Tôi chính là Anne…
Đó là những năm 1960. Trong một lớp học ở một trường tiểu học tại Thụy Điển, cô giáo đã kể cho bọn trẻ nghe về câu chuyện của Anne. Ngay khi ấy, một cô bé chừng 7, 8 tuổi bối rối ngẩng đầu và nói trong thảng thốt: “Làm sao cô giáo biết về câu chuyện của con?” Cô bé này là Barbro Karlen.
Barbo Karln alias Anna Frank
Barbro sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên chúa ở Thụy Điển năm 1954. Khi chưa đầy 3 tuổi, cô bé bắt đầu nói với bố mẹ rằng mình là “Anne Frank”. Lúc đó chưa có phiên bản Thụy Điển của cuốn “Nhật ký Anne”, vì vậy cha mẹ của Barbro không biết Anne Frank là ai. Họ nghĩ rằng đây có thể chỉ là một người bạn trong trí tưởng tượng của con gái mình.
Tuy nhiên, kể từ đó, cô bé Barbro thường xuyên gặp ác mộng, mơ thấy những người đàn ông leo lên cầu thang, rồi đá vào cửa phòng nơi ẩn náu trên gác mái của cô. Khi cô bé đi ra ngoài và nhìn thấy một người đàn ông mặc đồng phục, cô bé sợ hãi trốn sau lưng mẹ mình, ánh mắt đầy sợ hãi. Thỉnh thoảng cô bé vừa ăn đậu vừa lẩm bẩm: “Con đã từng ăn cái này cả ngày rồi, con thực sự không muốn ăn nữa”. Những gì đứa trẻ nói là về khoảng thời gian ở trong căn phòng bí mật, nhưng mẹ của Barbro đương nhiên không thể hiểu được điều này.
Cô bé không chịu đi tắm hay cắt tóc. Bởi vì trong các trại tập trung của phát-xít, những người mới đến đều bị lột quần áo, cạo đầu, rồi tắm rửa để khử trùng. Một số người đi tắm rồi không bao giờ trở lại, vì vòi hoa sen không phải là nước, mà là khí độc chết người. Vì những điều này, cha mẹ của Barbro không thể chịu nổi.
Cha mẹ Barbro bắt đầu lo lắng. Liệu đứa trẻ này có vấn đề gì về tâm thần không? Vì vậy, họ đã đưa đứa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý. Lúc này, cô bé Barbro đã ý thức được rằng ‘thế giới của Anne không được người lớn tiếp thu’. Vì vậy, cô bé đã ngậm miệng không nói về Anne trước mặt bác sĩ. Cuối cùng, chẩn đoán của bác sĩ kết luận rằng: tinh thần của đứa trẻ hoàn toàn bình thường.
Về thăm căn phòng bí mật…
Khi Barbro 10 tuổi, gia đình cô bé đi du lịch vòng quanh châu Âu, và Amsterdam là một trong những điểm dừng chân. Vào thời điểm đó, với việc phát hành phiên bản Thụy Điển của cuốn “Nhật ký của Anne”, cha mẹ của Barbro đã nhận ra rằng Anne Frank hóa ra là một nhân vật có thực. Văn phòng có căn phòng bí mật vừa rồi đã được chuyển đổi thành một viện bảo tàng có tên là “Nhà của Anne”, nơi đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng ở Amsterdam. Vì vậy, cha mẹ cô bé nghĩ rằng tốt hơn là nên đưa con gái họ đi xem. Điều đó cũng tốt cho việc lý giải những hoài nghi của chính họ.
nơi gia đình Frank sinh sốngtừ năm
1934 đến 1942
Đường phố ở Amsterdam rất phức tạp, ngay cả khi một người nước ngoài cầm bản đồ trong tay, hiếm khi họ không bị lạc. Vì vậy, cha của Barbro đã nhấc điện thoại của khách sạn và định gọi một chiếc taxi để đưa họ đến đó. Tuy nhiên, cô con gái đột ngột nói: “Chúng ta không cần taxi đâu. Ở đây cách đó không xa đâu!” Thấy đứa trẻ đầy tự tin, cha mẹ Barbro đã đi theo cô bé.
Sau khi cùng bố mẹ dạo quanh những con phố quanh co trong gần 10 phút, Barbro nói: “Chúng ta sẽ đến đó ngay thôi, ở góc phố tiếp theo thôi!” Quả nhiên, “Nhà của Anne” nằm ở ngã tư tiếp theo.
Đứng trước cửa, Barbro bắt đầu lẩm bẩm một mình: “Thật kỳ lạ, trước đây trông không giống như thế này!”
Hóa ra, những bậc thang trước cửa đã được tu sửa sau khi bảo tàng được xây dựng, và chúng không phải như trước đây.
Họ vào nhà và đi lên những bậc thang hẹp, Barbro đi trước mặt họ lúc nào không hay. Đột nhiên cô bé tái mặt, quay đầu lại nắm lấy tay mẹ, bàn tay bé bỏng lạnh ngắt – hóa ra họ đã vào nơi ẩn náu trước đây của gia đình Anne. Nhưng Barbro nhất quyết đi về phía trước, như thể đang tìm kiếm điều gì đó.
vào Secret Annex,ở Amsterdam
Khi họ bước vào một căn phòng nhỏ hơn, đôi mắt của Barbro lóe lên sáng rực, và cô bé hét lên: “Nhìn kìa, những bức ảnh của những minh tinh điện ảnh vẫn còn đó!” Việc này như thể cô bé được trở về nhà một lần nữa. Hóa ra đây chính là phòng ngủ trước đây của Anne. Cô bé thích cắt và ghép các bức ảnh của các minh tinh điện ảnh từ các tờ báo và tạp chí, sau đó dán chúng lên tường. Đó là trò giải trí hiếm hoi của cô bé trong cuộc sống ẩn dật trong hai năm đó.
Nhưng những gì cha mẹ cô bé nhìn thấy chỉ là một bức tường trống không có gì cả. Barbro xem xét kỹ hơn, ơ, thực sự là không có gì cả. Trong hoài nghi, bà mẹ chộp lấy người hướng dẫn viên bên cạnh và hỏi. Cô hướng dẫn viên trả lời rằng trên tường đúng là có những bức ảnh, nhưng đã được lấy đi cách đây 2 tuần để có thể cho vào khung kính bảo quản lâu dài.
Sau khi nghe điều này, người mẹ đã rất sốc, và ngay lập tức hiểu tại sao con gái mình lại quen thuộc với đường phố Amsterdam, tại sao cô bé biết rằng cầu thang đã được tu sửa lại, và bức tường được dán ảnh. Người mẹ quay lại ôm con gái và nói: “Mẹ hiểu rồi, con sẽ không còn cô đơn nữa”.
Sau cuộc hành trình này, cha mẹ của Barbro cuối cùng đã chấp nhận sự thật rằng cô bé là hóa thân của Anne, và bắt đầu hiểu và ủng hộ cô bé. Cô gái nhỏ dần trở nên vui vẻ.
Lúc này, tài năng viết lách của cô bé cũng đã được thể hiện hết. Như để thực hiện ước mơ làm nhà văn của Anne ở kiếp trước, Barbro nhanh chóng cho ra đời hàng loạt tác phẩm và trở thành nhà văn thần đồng. Năm 12 tuổi, cô xuất bản cuốn sách đầu tiên “Con người trên Địa cầu”, cuốn sách này đã trở thành tập thơ văn xuôi bán chạy nhất trong lịch sử Thụy Điển. Ở tuổi 16, cô đã xuất bản 11 tập thơ và tiểu luận. Những cuốn sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như cuốn “Nhật ký của Anne” và được lưu hành rộng rãi. Nhưng Barbro không bao giờ đề cập trong cuốn sách rằng mình từng là Anne.
Sách mới: ‘Và những con sói đã tru lên’
Điều thú vị là sau 15 tuổi, trí nhớ về tiền kiếp của Barbro bắt đầu mờ dần. Đến năm 16, 17 tuổi, cô bé gần như không còn nhớ gì cả. Cô trở lại với cuộc sống bình thường và trở thành cảnh sát. Cô nghĩ rằng ký ức về Anne từ nay sẽ được phong kín, người ngoài vĩnh viễn không bao giờ biết được.
Tuy nhiên, khi Barbro bước vào độ tuổi 40, hai nhân viên cảnh sát ở cạnh cô đã làm hại cô và suýt giết chết cô. Lúc này, hồi ức về Anne Frank trở lại một lần nữa. Trong một giấc mơ, Barbro cảm nhận rõ ràng những ngày tháng cuối cùng của cô bé Anne, cô chợt nhận ra rằng hai viên cảnh sát kia chính là tái sinh của hai tên Đức quốc xã đã bức hại Anne.
Barbro chợt hiểu ra sứ mệnh của mình. Thượng Đế muốn cô bảo trì ký ức về Anne để cô có thể kể lại câu chuyện của mình, và nói với mọi người rằng trên đời không có việc gì là ngẫu nhiên, những sự tình phát sinh trên thế gian hôm nay rất có khả năng là do ân oán từ tiền thế mà tạo thành, chính là “nghiệp lực” – Karma.
Thế là Barbro lại cầm bút lên, dũng cảm đào sâu vào vết thương của mình và viết cuốn tiểu thuyết tự truyện “Và những con sói đã tru lên” (And the Wolves Howled), kể về mối quan hệ giữa mình và cô bé Anne, và ân oán của họ với hai tên Đức quốc xã từ tiền kiếp. Barbro nói rằng mặc dù kiếp trước cô đã bị chúng bức hại đến chết, nhưng kiếp này cô sẽ không để bọn chúng thành công, bởi vì kiếp này cô có một nội tâm mạnh mẽ hơn.
Sau khi xuất bản, cuốn sách đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi, tuy nhiên, sự chế giễu và mỉa mai cũng tràn ngập.
May mắn thay, Barbro cũng có đồng minh. Đầu tiên là nhóm nghiên cứu luân hồi do Tiến sĩ Ian Stevenson tại Đại học Y khoa Virginia đứng đầu. Họ đã cẩn thận nghiên cứu và so sánh những điểm tương đồng về đặc điểm ngoại hình, tính cách và đặc điểm giữa Anne và Barbro, xác nhận tính chân thực của câu chuyện luân hồi này.
Ví dụ, điều cảm động nhất trong cuốn Nhật ký của Anne là trái tim nhân hậu của cô gái nhỏ, người không từ bỏ hy vọng trong nghịch cảnh. Anne tin rằng những người làm điều xấu chỉ bị điều khiển bởi cái ác. Mặc dù thực tế rất tàn khốc, cô bé vẫn “tin rằng dù thế nào đi nữa, bản chất con người là tốt” (Nhật ký, ngày 15 tháng 7 năm 1944).
Và Barbro đã nói: “Những người càng tin vào cái thiện và sức mạnh của cái thiện trong nội tâm họ, thì khả năng khống chế cái ác càng lớn. Chỉ cần họ có thể tin tưởng vào thiện lương, gia tăng lực lượng của nội tâm, rất nhiều những con người bất hạnh sẽ có thể đột phá sự hắc ám”.
Hãy so sánh xem, sự nhận thức đối với tà ác và sự kiên tín đối với thiện lương giữa hai người này chẳng phải phi thường tương hợp sao?
Có một người nữa hết mực đứng về phía Barbro, chính là anh họ của Anne – Buddy Elias, Chủ tịch Quỹ Frank. Khi Barbro chuẩn bị xuất bản cuốn sách “Và những con sói đã tru lên”, Buddy đã thông qua nhà xuất bản, mời cô dùng bữa tại nhà mình, nhưng ông yêu cầu không tiết lộ danh tính, nói rằng ông là một fan hâm mộ nhỏ.
Nhưng ngay khi họ gặp nhau, Barbro đã nhận ra ông và rơi nước mắt trong vòng tay ông. Buddy không kìm được nước mắt khi nhìn thấy một khuôn mặt rất giống với Anne trước mặt mình. Sau đó, họ là những người bạn rất tốt. Tại cuộc họp báo của Đức công bố về cuốn sách mới của Barbro, Buddy đã thực hiện vai trò của mình, đứng ra đại diện cho người em họ – Anne – trong tiền kiếp.
Sau cuốn tự truyện này, có lẽ sứ mệnh của cô đã hoàn thành, Barbro đã chuyển đến Hoa Kỳ và an tâm sống một cuộc sống bình thường.
Chà, đó là tất cả cho câu chuyện hôm nay. Một số người nói rằng mỗi người đều có một sứ mệnh trong thế giới này. Nếu sứ mệnh của Barbro là viết tiếp cuộc đời cho Annie, minh chứng cho thuyết nhân quả là có thật, vậy thì sứ mệnh của bạn sẽ là gì?
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch/qunhon11
CÒN THẤY ĐÂU ĐÂY TÌNH NGƯỜI
Mình có thằng bạn thân cùng tuổi, nó nhỏ hơn mình một
tháng. Mình thì Đà Nẵng còn nó ở Quảng Nam thị xã Vĩnh Điện, Điện Bàn. Khi hai
thằng còn ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Cuối tuần là hai thằng gặp nhau không tại Đà
Nẵng thì cũng tại Quảng Nam để lai rai với nhau vài ly bia hoặc ly cà phê và kể
cho nhau nghe những điều tào lao xịt bộp trên trời dưới đất. Rồi cuộc sống cơm
áo gạo tiền, nó phải đành rời xa quê hương vào Sài Gòn mưu sinh đã hơn mười năm
nay. Kể từ đó hai thằng chỉ được gặp nhau vào những ngày cuối năm nó về quê ăn
tết hoặc tôi có việc vào Sài Gòn.
Trước khi vào Sài Gòn và có ý định ở lại Sài Gòn một thời gian dài. Tôi gọi điện cho nó, nó mừng lắm. Ngày mà tôi vào Sài Gòn, vừa bước ra khỏi cửa nhà ga sân bay là vợ chồng tôi thấy nó dơ tay vẩy vẩy gọi to " tao nè Điệp " làm cho mọi người đang chờ đón người thân phải quay qua nhìn nó. Nó cười hì hì. Thế là hai thằng lại gần và gặp nhau như lúc xưa. Rảnh là nó chạy qua tìm tôi cùng uống ly bia hay ly cà phê.
Hôm bữa cuối tuần. Nó ghé qua chở tôi đi làm ly bia. Hai thằng vừa nhậu vừa kể chuyện đời, chuyện Facebook thì đã hơn 10h đêm, thế là vội vàng tính tiền ra về. Đang chạy trên đường Phạm Văn Đồng, nó nhìn thấy bên kia đường có một người đàn ông đang dẫn bộ chiếc xe máy, vậy là nó quay đầu xe lại chạy ngược chiều một đoạn để đến người đàn ông đang dẫn bộ chiếc xe máy đó. Vừa tiếp cận được người đàn ông đang dẫn bộ xe là nó hỏi ngay:
- Xe bị gì vậy ông anh?
- Xe tui hết xăng. Dẫn bộ hơn 1km rồi mà chưa thấy trạm
xăng
Nó cười hì hì nói
Nó liền quay qua bảo tôi bước xuống và nó mở cốp xe lôi một đoạn ống dẫn, xong, nó quay qua lấy cái can 5 lít đựng xăng luôn để phía hông xe của nó, rồi nó truyền qua xe người đàn ông đó. Xong đâu vào đấy, người đàn ông đó cảm ơn ríu rít và xin được trả tiền mà nó không lấy. Lúc này thì tôi mới nhớ ra là lúc nào bên hông xe của nó luôn có can 5 lít đầy xăng, có hỏi nó vài lần mà nó không trả lời. Hôm nay tôi phải hỏi cho được vụ can xăng này. Nó không để người đàn ông đó nói thêm nữa nó hối tôi leo lên xe rồi rồ ga chạy.
-Mày có bán thêm xăng lẻ ở nhà hả?
-Đâu có. . .
Tôi thắc mắc
-Vậy mua xăng làm gì vậy, chạy hết thì ra cây xăng đổ tiếp
chứ đê xăng như này ở nhà nguy hiểm lắm!
-Tao luôn mua để sẵn như thế này, đi đường thấy ai hết
xăng thì đổ cho người ta chứ tội.
Tôi càng thắc mắc
- Nhưng sao lúc nảy mày không lấy tiền xăng lại?
Với giọng hơi chùng xuống một chút nó nói
-Tao đổ cho người ta chứ lấy tiền chi mi
Sau bao năm chữa chạy, nhưng rồi vợ nó cũng bỏ nó ra đi. Giọng buồn buồn nó nói với tôi:
- Tao nhớ mãi buổi trưa hôm đó, tao không bao giờ quên.
Cái ngày mà vợ tao bỏ tao lại trên cõi đời này để về với thế giới bên kia. Hôm
đó. Thấy vợ chợp mắt nên tao chạy về tranh thủ tắm rửa và nấu cho nàng miếng
cháo. Về đến nhà trọ, tao vừa cởi chiếc áo ra định đi tắm thì điện thoại đổ
chuông cầm máy lên thì đầu dây bên kia giọng bác sỹ nói rất gấp " anh vào
bệnh viện nhanh, chị nhà có biểu hiện rất lạ".
- Cũng nhờ chú em đó cho tao mấy lít xăng nên tao mới kịp
gặp vợ tao lần cuối. Sau khi ma chay cho vợ xong. Một thời gian sau nhớ lại mọi
việc và mong được gặp chú em đó, nhưng biết đâu mà tìm. . . Và sau này đi đâu
tao cũng cầm theo can xăng này, gặp ai dẫn bộ thì tao dừng lại đổ cho người ta
một ít để họ còn chạy về nhà. Biết đâu trong những người dẫn xe bộ vì hết xăng
đó, có người trong túi họ không có một đồng như tao lúc đó, biết đau có người
đang chờ họ về. . ..
Nói xong, nó thở dài một tiếng nghe não ruột. Tôi liền lồng hai tay về trước ôm chặc lồng ngực nó vào lòng. Có vài người đi đường họ nhìn thấy liền quay lui nhìn hai thằng tui và cười mĩm. Chắc họ nghĩ hai thằng tôi đang yêu nhau.
CHỊ TÔI LÁI XE...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét