CÁNH GÀ CHIÊN TỎI
Cánh gà chiên tỏi thơm lừng
CÁNH GÀ GIÒN RỤM BAO QUANH BÊN NGOÀI LÀ LỚP TỎI CHIÊN ĂN GIÒN VÀ THƠM, DÙNG LÀM MÓN MẶN ĂN VỚI CƠM HOẶC MÓN NHẮM ĐỀU NGON.
Nguyên liệu:
- 300g cánh gà
- 50g bột năng
- Nước mắm, muối, tiêu, đường
- Tỏi
- Dưa leo.
- 50g bột năng
- Nước mắm, muối, tiêu, đường
- Tỏi
- Dưa leo.
Cách làm:
- Cánh gà mua về rửa sạch với muối, chặt làm đôi, ngâm cánh gà vào thố nước lạnh có pha chút muối, sau đó chần sơ qua nước sôi, để lên rổ cho ráo.
- Khía dọc cánh gà, ướp vào bát cánh gà nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, một thìa nhỏ nước mắm, ít hạt tiêu trộn đều, đậy lại để tủ lạnh qua đêm hoặc để vài giờ đồng hồ cho thấm.
- Tỏi giã nhuyễn.
- Phủ bên ngoài cánh gà một lớp bột năng mỏng (tác dụng làm da gà giòn và chiên không bị bắn dầu).
- Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu ăn vào, dầu nóng thả gà vào chiên, chiên lửa lớn và dầu ngập cánh gà. Gà vàng vớt ra, dùng giấy thấm dầu cho bớt mỡ.
- Đun một thìa nhỏ dầu ăn, phi tỏi thơm đến khi vàng đều.
- Tiếp theo đổ cánh gà vào đảo đều để tỏi bám đều xung quanh cánh gà.
- Sau cùng đổ cánh gà ra đĩa, dùng kèm với tương ớt và dưa leo.
Tỏi giã nhuyễn. |
Chần cánh gà sơ qua nước sôi. |
Tẩm ướp gà với gia vị. |
Phủ lên cánh gà một lớp áo bột năng. |
Chiên vàng cánh gà. |
Phi thơm tỏi. |
Cho cánh gà đã chiên vào đảo cùng. |
Cún Khang
LẨU MẮM CẦN THƠ GIỮA SÀI GÒN
Thơm nức lẩu mắm Cần Thơ giữa Sài Gòn
VỊ NGỌT ĐẬM ĐÀ, CAY CAY DẬY LÊN MÙI THƠM CỦA SẢ, QUYỆN CÙNG MÙI THƠM CỦA MẮM, TẠO NÊN MÓN LẨU MẮM THƠM NGON ĐẶC TRƯNG.
Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, rất nhiều loại rau ngon và nước chấm mắm me. |
Lẩu mắm là món ăn dân dã, được chọn lọc từ những tinh túy nhất trong văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Người dân miền sông nước Nam bộ đã biến tấu thành lẩu mắm mang nét đặc trưng rất độc đáo với nguyên liệu chế biến từ cá đồng, cá sông và rau các loại rau sẵn có trong vườn nhà. Cho đến nay, lẩu mắm đã trở thành một đặc sản trong các quán ăn, từ bình dân đến các nhà hàng cao cấp và có mặt khắp nơi như một món ăn ngon không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực vùng miền.
Đặc biệt, khi nhắc đến Cần Thơ, thực khách sẽ nghĩ ngay đến món lẩu mắm dân dã thơm ngon, đặc trưng. Tại đây, mùa nước nổi là mùa của rất nhiều loại cá linh, cá sặt… Người dân thường mang các loại cá này làm mắm để dành. Mắm làm ra có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú. Lẩu mắm gây ấn tượng bởi vị đậm đà và mùi thơm đặc trưng riêng từ mắm.
Chị Khanh, chủ một quán lẩu lắm miền Tây tại TP HCM cho biết, mắm làm hương vị chính thơm lừng cho nồi lẩu. Để có nồi lẩu mắm ngon phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ của mắm. Người dân miền Tây có bí quyết riêng giúp lẩu mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Và để có nồi lẩu mắm thơm, chị phải mua mắm ngon từ tận Cần Thơ, bởi theo chị, mắm ở những miệt như Cần Thơ, Cà Mau và Châu Đốc dùng để nấu món lẩu mắm sẽ mang lại hương vị thơm ngon và đặc trưng.
Ngoài mắm ngon, nổi lẩu không thể thiếu cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá... đặc biệt, một mâm rau xanh tươi sẽ tăng thêm vị ngon cho nồi lẩu. Rau ăn lẩu đa dạng và phong phú với đầy đủ sắc màu xanh đỏ vàng từ xanh của rau đắng, kèo nèo, rau muống, cải xanh; đến màu vàng của hoa bí, đỏ của hoa súng, trắng của hoa so đũa…. và nhiều loại rau khác.
Ăn lẩu mắm không thể thiếu các loại rau xanh. |
Cách nấu lẩu mắm được chủ quán chia sẻ như sau: Mắm sau khi nấu, bạn lọc bỏ xương lấy nước. Cho tỏi băm, sả, ớt vào nồi đảo lên cho vàng đều, cho thịt ba dọi vào xào thơm, tiếp tục đổ nước mắm vào, nấu sôi lên, nêm một ít đường, bột ngọt. Để mùi mắm dịu, ngọt tự nhiên, nên lấy một nắm sả đập dập bỏ vào nấu. Tiếp theo, bạn cho cá vào trần để nồi nước mắm có vị ngọt, rồi vớt ra dĩa, tiếp tục bỏ cà tím, khổ qua (cắt miếng vừa ăn). Cuối cùng tất cả nguyên liệu vừa làm xong ra một cái lẩu, để lửa liu riu.
Màu nâu và hương thơm đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc; nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả; vị ngọt từ thịt, tôm, mực và các loại cá tươi như cá lóc cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất trong ẩm thực đất phương Nam.
Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, khi ăn, bạn chần rau vào và gắp ra ngay cho rau vừa tái ăn sẽ ngon hơn. Đặc biệt, món ăn có thể dùng kèm nước mắm ngon hoặc nước mắm me kết hợp với ớt tươi sẽ thêm phần thú vị cho món ăn. Và lẩu mắm ngon nhất khi rau phong phú.
Để thưởng thức được hết vị ngon đặc sắc của món ăn ngon này, bạn có thể về vùng sông nước Tây Nam bộ. Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé quán lẩu mắm trên đường Hồ Biểu Chánh, hay Lý Chính Thắng (quận 3). Nhưng để thưởng thức một nồi lẩu mắm đúng miệt Cần Thơ, bạn có thể ghé quán Vy tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5.
Nào tôm, mực, cá tươi rất ngon. |
Các loại rau dùng kèm gồm: hoa bí, hoa súng, kèo nèo, so đũa... |
Bún ăn kèm lẩu. |
Món ăn sẽ đậm đà và ngon miệng nếu có thêm nước chấm mắm me và ít ớt tươi. |
Nồi lẩu đậm đà, thơm phức. |
Thư Kỳ
CƠM KẸP CHO DÂN VĂN PHÒNG
Tự làm cơm kẹp cho dân văn phòng
VỚI MÓN NÀY BẠN CÓ THỂ MANG THEO ĂN TRƯA Ở VĂN PHÒNG RẤT TIỆN. HƠN NỮA BẠN CÓ THỂ KẸP CƠM VỚI CÁC MÓN RAU XÀO CŨNG RẤT NGON VÀ ĐẶC BIỆT ĐƯỢC TRẺ NHỎ ƯA THÍCH.
Nguyên liệu:
- Cơm trắng
- Thịt chiên hoặc thịt kho tiêu (hoặc bạn có thể dùng bất kỳ món ăn mặn nào mình ưa thích)
- Dưa leo, khoai tây chiên, xà lách, cà chua, tương cà, muối tiêu, xì dầu, tương ớt (tùy thích).
- Thịt chiên hoặc thịt kho tiêu (hoặc bạn có thể dùng bất kỳ món ăn mặn nào mình ưa thích)
- Dưa leo, khoai tây chiên, xà lách, cà chua, tương cà, muối tiêu, xì dầu, tương ớt (tùy thích).
Cách làm:
- Dùng bát con nhỏ, nông, khi cơm vừa chín tới còn nóng, múc cơm vào bát (bát tráng mỏng một lớp nước để khi nén cơm không bị dính vào bát).
- Nén chặt cơm, sau đó cho ra đĩa, tiếp tục làm thêm một bát cơm y như vậy.
- Sau đó bắc chảo lên bếp, cho vào chảo một chút dầu ăn và chiên hơi vàng đều hai mặt cơm.
- Rắc ít muối tiêu lên mặt cơm, sau đó xếp thứ tự: rau xà lách, dưa leo, thịt chiên, dưa leo rồi thêm một lớp thịt chiên, ít tương cà hay tương ớt lên trên và sau đó cho phần cơm còn lại lên trên kẹp lại.
- Dùng thêm với khoai tây chiên, cà chua bi...
Nén cơm vào bát con nông. |
Cho cơm vào chảo chiên. |
Chỉ chiên hơi vàng đều hai mặt, không chiên kỹ. |
Mẹ Taiki
CÁCH LÀM 25 MÓN THỊT GÀ
Cách làm 25 món từ thịt gà đổi vị cho cuối tuần
BẠN HẢY CLICK CHUỘT VÀO HÌNH SẺ ĐƯỢC HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM
THAY VÌ GÀ LUỘC HAY RANG QUEN THUỘC, BẠN HÃY THỬ BIẾN TẤU CÁC CÁCH LÀM KHÁC ĐỂ LÀM MÓN THỊT GÀ LÀ LẠ MÀ NGON CHIÊU ĐÃI CẢ NHÀ CUỐI TUẦN NÀY NHÉ.
Mời bạn xem cách làm bằng cách bấm vào hình ảnh hoặc tiêu đề của món gà.
Miếng thịt gà đậm đà ăn cùng măng ngấm gia vị sẽ làm món ăn hấp dẫn cho bữa cơm. |
Su su non, nấu cùng với thịt gà và cà rốt cho bạn một món canh ngon ngọt và đẹp mắt. |
Món ăn này rất quen thuộc với nhiều người và công thức cũng rất đơn giản nhưng để có món chân gà hấp hành ngon thì cần phải có một chút bí quyết từ khâu sơ chế đến đoạn làm gia vị. |
Thịt gà chín mềm, phần vỏ ngoài vàng óng, giòn tan, khi ăn chấm với sốt cà chua ngon tuyệt. |
Thay cho bánh mỳ thịt thông thường, mời các bạn cùng đổi món ăn sáng với bánh mỳ gà rất ngon miệng với phần nhân chuẩn bị vô cùng đơn giản này nhéCách làm 25 món từ thịt gà đổi vị cho cuối tuần (tiếp)THAY VÌ GÀ LUỘC HAY RANG QUEN THUỘC, BẠN HÃY THỬ BIẾN TẤU CÁC CÁCH LÀM KHÁC ĐỂ LÀM MÓN THỊT GÀ LÀ LẠ MÀ NGON CHIÊU ĐÃI CẢ NHÀ CUỐI TUẦN NÀY NHÉ.
Mời bạn xem cách làm bằng cách bấm vào hình ảnh hoặc tiêu đề của món gà.
Cách làm 25 món từ thịt gà đổi vị cho cuối tuầnTHAY VÌ GÀ LUỘC HAY RANG QUEN THUỘC, BẠN HÃY THỬ BIẾN TẤU CÁC CÁCH LÀM KHÁC ĐỂ LÀM MÓN THỊT GÀ LÀ LẠ MÀ NGON CHIÊU ĐÃI CẢ NHÀ CUỐI TUẦN NÀY NHÉ.
Mời bạn xem cách làm bằng cách bấm vào hình ảnh hoặc tiêu đề của món gà.
11. Nộm gà bắp cải
12. Gà om xì dầu
|