Phụ nữ sinh ra vốn là hoa tươi ngọc sáng, nhưng vì đâu mà hoa tàn ngọc nát?
Bình luận Minh Vũ • 06:30 09/03/20•
Thế nên vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ nằm ở hương vị chứ không phải sắc đẹp bên ngoài, giá trị người phụ nữ cũng chẳng phải ở vẻ ngoài mà là ở nét đẹp hàm dưỡng bên trong
Phụ nữ sinh ra vốn như hoa tươi ngọc sáng, đáng được yêu thương trân trọng. Tuy nhiên có rất nhiều người lại phải trải qua những ngày tháng hoa tàn ngọc nát mà chẳng hiểu vì sao…
Sông ngắn dài đều có nguồn để chảy, thuyền xuôi ngược đều có bến mà về, tình yêu nông sâu có khởi nguồn của cảm xúc, và vấn đề nào cũng có lời giải cho riêng mình.
Ngọc thì có trăm kiểu nghìn loại, hoa lại có vạn sắc triệu hương, quan trọng chính là bản thân chúng ta muốn trở thành loại hoa như thế nào để người đời nâng niu trân trọng.
Hoa mà có sắc không hương, khác chi phấn đỏ không màu ai yêu? Hoa không hương ong chường bướm chán, phấn không màu ngao ngán người tô.
Và phụ nữ cũng như vậy, muốn được người thương kẻ nhớ, muốn được trân trọng nâng niu, ắt phải biến mình thành thứ hoa thơm, phấn đỏ. Tuy nhiên hoa cũng có cánh đủ màu, hương cũng có hương nồng hương nhạt đủ điều khác nhau. Có câu: “Càng thắm thì càng dễ phai, thoang thoảng hương nhài mà lại thơm lâu”.
“Càng thắm thì càng dễ phai, thoang thoảng hương nhài mà lại thơm lâu”.
Càng thắm thì càng dễ phai, thoang thoảng hương nhài mà lại thơm lâu”. (Ảnh: Shutterstock)
Vạn cổ xưa nay, tất cả những người theo đuổi vẻ đẹp bề ngoài đều chỉ là thứ hoa tuy nồng mà không thắm, có sắc mà chẳng có hương. Ngược lại những người phụ nữ trọng hương khinh sắc thì cái thứ hương kia nếu một ai đó đã say hương nhớ vị thì cả đời cũng chẳng thể quên.
Nói về hương thơm cũng chính là nói về nhân phẩm và khí chất của người phụ nữ. Lịch sử luôn là bài học, là tấm gương đáng giá nhất cho mỗi người chúng ta học hỏi.
Liệt nữ truyện – Biện thông kể rằng, vào thời Chiến Quốc, ở Vô Diệm Ấp nước Tề có một người con gái tên gọi Chung Ly Xuân, tướng mạo vô cùng xấu xí, trán cao, mắt sâu, lưng dài, chân thô, vai gù, da đen đúa…
Chung Ly Xuân tuổi đã 40 mà không gả được cho ai, tuy nhiên nàng không vì thế mà lấy làm buồn rầu, ngược lại nàng không ngừng tu dưỡng nhân phẩm và đức hạnh của mình. Sau này Tề Tuyên Vương thay vì lập những giai nhân xinh đẹp làm hoàng hậu, ông lại cảm mộ tài đức của nàng mà đích thân rước nàng vào cung làm hoàng hậu, trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ.
Hay như Hoàng Nguyệt Anh, tương truyền bà có dung mạo cực kỳ xấu xí, được liệt vào một trong năm nhân vật xấu nhất Trung hoa - Ngũ Xú Trung Hoa. Nhưng Hoàng Nguyệt Anh lại có trí tuệ và đức hạnh hơn người, trở thành vợ của bậc kỳ tài thiên cổ Gia Cát Lượng. Bà là người vợ tài đức vẹn toàn được người người kính nể, cũng là người góp không ít công lao giúp Gia Cát Lượng thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Nếu phụ nữ chỉ dựa vào dung nhan hay vẻ đẹp bên ngoài, thì thứ đạt được cũng như bọt nước phù vân. Hoa tàn hương hết cũng là lúc bọt tan theo nước, mây trôi theo gió, tình tàn theo hoa.
Thế nên vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ nằm ở hương vị chứ không phải sắc đẹp bên ngoài, giá trị người phụ nữ cũng chẳng phải ở vẻ ngoài mà là ở nét đẹp hàm dưỡng bên trong. Tương tự, một người đàn ông chọn vợ vì sắc chứ không vì hương vị, không vì nhân phẩm, thì kiểu đàn ông đó thật chẳng đáng để cho phụ nữ chúng ta trao thân gửi phận, lấy rồi cũng như đánh bạc canh khuya, hạnh phúc ngoài tầm tay với.
Dưới đây là đôi nét tạo lên hương vị của một người phụ nữ đẹp chân chính, mong rằng mỗi chị em ta đều có đủ đầy những đức hạnh này:
Bao dung
Cổ nhân thường nói: “Nhân vô thập toàn”, đã là con người thì không thể tránh những sai lầm trong cuộc sống, đặc biệt là trong xã hội xô bồ hiện nay. Đàn ông bước chân vào xã hội ít nhiều đều có vấp ngã, cho nên là một người vợ, người mẹ, điều quan trọng chính là cần biết bao dung cho sai lầm của người khác.
Bao dung không chỉ là liều thuốc an thần xoa dịu mọi nỗi đau của chính mình mà còn là sự cảm hoá những tâm hồn tội lỗi.
một người vợ, người mẹ, điều quan trọng chính là cần biết bao dung cho sai lầm của người khác.
Với một người vợ, người mẹ, điều quan trọng chính là cần biết bao dung cho sai lầm của người khác. (Ảnh: Shutterstock)
Nhẫn nại
Với vai trò là con, là vợ, là dâu, và là mẹ, phụ nữ cần phải học cách nhẫn nại nếu không muốn mọi chuyện rối tinh. Người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng, là người dung hòa các mối quan hệ trong gia đình.
Nhẫn nại không chỉ là một đức tính tốt mà còn thể hiện một người có hàm dưỡng hay không. Không biết nhẫn nại, phụ nữ không thể quản trị gia đình, dạy dỗ con cái, điều hòa các mối quan hệ.
Dịu dàng
Đã là phụ nữ thì không thể thiếu đi sự dịu dàng. Dịu dàng còn là bộ y phục mỹ lệ nhất của người phụ nữ. Khoác lên mình chiếc áo “dịu dàng”, người phụ nữ có thể đem đến một cảm giác hạnh phúc, êm ái, đem đến cho gia đình hương thơm, mật ngọt bất chấp cuộc đời có phong ba bão táp.
Thiện lương
Thiện lương vốn dĩ là một phẩm đức quý giá của con người, cũng là sức mạnh tiềm ẩn vô biên mà bẩm sinh mỗi người khi sinh ra đều có. Trong bất kể hoàn cảnh khó khăn nào, người phụ nữ hãy cứ kiên trì thiện lương, nhân ái. Khi biết yêu thương người khác, ta mới có thể được sống trong vòng tay ấm áp của tình người. Vì mầm lành thiện lương gieo xuống sẽ cho gặt quả phúc báo.
Làm người, sống thiện lương khó hơn rất nhiều so với thông minh, khôn lỏi. Vì thông minh là một loại thiên bẩm còn lương thiện lại là lựa chọn.
Minh Vũ
HƯƠNG GÂY MÙI TẾT
Mùi Tết của gia đình tôi đến bắt đầu từ mùi thơm... nồi thịt kho tàu! Tất nhiên khi nói vậy có hơi quá đáng một chút vì có vẻ như loại bỏ những yếu tố thời gian, không gian do tạo hóa mang lại.
Nhưng từ nhỏ và cho đến bây giờ, mùi thơm của nồi thịt kho tàu vẫn làm tôi biết Tết đã đến.
Ấy là khi mẹ tôi đi chợ về với một cục thịt ba rọi, hai chục trứng vịt tươi và trái dừa xiêm nằm trong giỏ. Không cần mẹ phải nói, tôi biết là bà sắp chuẩn bị một nồi thịt kho tàu cho Tết.
Gia đình nghèo nên những ngày thường nồi thịt kho tàu đã hiếm hoi vì thịt kho tàu là phải có thịt mà thịt là thứ thực phẩm "quý hiếm" cho một gia đình lao động đông con.
Bữa cơm hằng ngày thường là cá, là mắm, là ba khía, là rau tập tàng luộc chấm nước mắm kho quẹt nên một nồi thịt kho tàu thường tượng trưng cho những ngày quan trọng, những ngày lễ nghĩa với tổ tiên với trời phật, những ngày mà các đứa con được tiếp xúc với thịt một cách cụ thể đếm được bằng số lượng.
Trong mâm cúng trưa 30 món thịt kho tàu gần như là món chính mà má tôi dâng cúng cho ông bà. Và nó cũng sẽ là món chủ lực đi suốt gia đình tôi trong nhiều ngày Tết - cho đến tận giọt nước thịt kho cuối cùng được vét bằng những mẩu bánh mì quọt quẹt tận đáy nồi.
Cũng tất nhiên thôi, cho đến tận tuổi cổ lai hy tôi thấy nồi thịt kho tàu của mẹ tôi vẫn là số một.
"Dù đi trăm núi ngàn sông ấy
Chỉ có mơ về mâm cơm xưa
Bóng mẹ ngàn thu như ngồi đấy
Bếp lửa chiều xuân ướp ấm êm…"
Tôi biết, có rất nhiều sự thiên vị không hề nhỏ khi chỉ độc tôn nồi thịt kho tàu ngày Tết của mẹ tôi. Ngày Tết nhà nào ở miền Nam này lại thiếu nồi thịt kho tàu. Đi đâu và đến gia đình nào, nếu trúng bữa thì cũng sẽ thịt kho tàu, dưa giá, canh khổ qua dồn thịt. Nồi thịt kho tàu gần như tượng trưng cho mâm cỗ Tết, là món ăn chính của các gia đình miền Nam.
Chỉ cần có nồi thịt kho, hâm đi hâm lại hàng ngày là họ có thể thoải mái rong chơi ta bà ba ngày Tết mà không phải lo đến chuyện nấu nướng trong những ngày có níc-nêm là mùng.
Chất liệu chính để nấu nồi thịt kho thì nhà nào cũng như nhà nào nhưng tài nghệ kho cho ra hồn nồi thịt thì lại rất khác nhau.
Cũng thịt ba rọi, hột vịt, dừa xiêm. Chỉ hơn nhau là bao nhiêu ký thịt, bao nhiêu trứng hột vịt ở trong nồi và cách ướp gia vị cho những nguyên liệu ấy. Có người cho rằng ướp đường cho những cục thịt ba rọi trước khi kho thì sẽ làm cho mỡ trong hơn, ăn bùi hơn.
Có người thì cho rằng nên ướp mật ong rồi vắt chanh ướp thịt sẽ làm cho thịt ngọt và thanh. Rồi nào là tỏi, hành, nước mắm ngon, nước màu ướp thêm vào kho rục.
Nồi thịt kho tàu không chỉ ăn trong ba ngày Tết mà còn thể kéo dài trong nhiều ngày, có khi cho tới hết mùng. Càng kho lâu thì trứng vịt càng ngon, miếng thịt trở nên mềm rục, miếng mỡ của thịt càng phao, bỏ vào miệng như tan đi chất béo, chất ngậy.
Khi nồi thịt bị tụi nhỏ dùng đũa "tiêu diệt" gần hết mà nước kho thịt còn nhiều, mẹ tôi mua cá lóc, tàu hủ bỏ vào để cá và tàu hủ hấp thu phần nước cốt ấy. Hết thịt ăn cơm với tàu hủ, với cá vẫn thấy ngon.
Chỉ một nồi thịt kho tàu là bao nhiêu cách nấu. Nhưng tôi chỉ thấy nồi thịt của mẹ tôi kho là ngon nhất vì do chính bàn tay mẹ tôi cắt từng cục thịt, gỡ bỏ vỏ từng cái hột vịt, ướp hành tỏi, đường… Thật thơm sao bàn tay của mẹ! (Sao hồi mẹ còn sống chẳng nhận ra điều này kìa?).
Người mẹ miền Nam nào cũng biết cách nấu một nồi thịt kho tàu. Nhưng chẳng ai biết tại sao được gọi là thịt kho tàu. Đơn giản nhất là nghĩ rằng cách kho thịt và hột vịt nầy do người Tàu truyền lại. Nhưng những gia đình người Tàu chính gốc trong Chợ Lớn thì chẳng thấy ai có một nồi thịt kho tàu để ăn tết mà họ thay thế bằng thịt lạp, bằng lạp xưởng, bằng thịt vịt khô...
Trong các món ăn của người Hoa chưa bao giờ thấy dùng nước dừa để nêm nếm. Còn thịt kho tàu của dân ta thì lại luôn kho bằng nước dừa. Nước mắm cộng với nước dừa khi kho thịt sẽ bốc một mùi thơm rất là đặc trưng của món ăn nầy.
Chính nước mắm pha với nước dừa kho thịt với hột vịt lâu ngày sẽ tạo thành một loại nước chan cơm, một loại nước dùng không thể nào quên để chấm với bánh tráng cuộn dưa giá, một chút mỡ, một chút thịt hoặc bèo lắm là mua ổ bánh mì không ăn cũng rất là không chê được. (Chảy nước miếng rồi nghe).
Đó là một loại nước chấm không mặn, không lạt mà lờ lợ. Chính sự lờ lợ của loại nước trong nồi thịt kho hột vịt đã giải thích cho chữ tàu.
Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc thì chữ "tàu" nói theo ngôn ngữ miền tây có nghĩa là "mặn ngọt lờ lợ". Những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.
Còn GS Trần Văn Khê đã xác định rằng món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn.
Thưởng thức nồi thịt kho tàu không chỉ bằng vị giác của lưỡi, của khứu giác, thị giác mà còn cả một tâm thế háo hức, chờ đợi.
Trưa ba mươi, chờ mâm cỗ cúng ông bà về ăn Tết tàn cây nhang thì lũ trẻ con mới được khai muỗng, múa đũa vào cục thịt kho tàu ngậy những mỡ, nằm tắm trong xâm xấp nước màu hổ phách, thơm lừng lẫy, vang dội võ lâm thực khách.
Không phải món thịt kho tàu chỉ có vào những ngày Tết. Những quán cơm tấm ngày, cơm tấm đêm, quán cơm trưa thì món thịt kho tàu cũng nằm trong thực đơn làm thực khách chảy nước miếng.
Nồi thịt kho tàu không làm nên cái Tết nhưng chắc chắn Tết phải có nồi thịt kho tàu. Nồi thịt kho tàu trong những ngày Tết quả thật là… "bá chấy bọ chét".
Có cần phải khen vậy không ta ?!?
.
Trích "Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ" - NXB Trẻ
Fb Lê Văn Thông
Nhưng từ nhỏ và cho đến bây giờ, mùi thơm của nồi thịt kho tàu vẫn làm tôi biết Tết đã đến.
Ấy là khi mẹ tôi đi chợ về với một cục thịt ba rọi, hai chục trứng vịt tươi và trái dừa xiêm nằm trong giỏ. Không cần mẹ phải nói, tôi biết là bà sắp chuẩn bị một nồi thịt kho tàu cho Tết.
Gia đình nghèo nên những ngày thường nồi thịt kho tàu đã hiếm hoi vì thịt kho tàu là phải có thịt mà thịt là thứ thực phẩm "quý hiếm" cho một gia đình lao động đông con.
Bữa cơm hằng ngày thường là cá, là mắm, là ba khía, là rau tập tàng luộc chấm nước mắm kho quẹt nên một nồi thịt kho tàu thường tượng trưng cho những ngày quan trọng, những ngày lễ nghĩa với tổ tiên với trời phật, những ngày mà các đứa con được tiếp xúc với thịt một cách cụ thể đếm được bằng số lượng.
Trong mâm cúng trưa 30 món thịt kho tàu gần như là món chính mà má tôi dâng cúng cho ông bà. Và nó cũng sẽ là món chủ lực đi suốt gia đình tôi trong nhiều ngày Tết - cho đến tận giọt nước thịt kho cuối cùng được vét bằng những mẩu bánh mì quọt quẹt tận đáy nồi.
Cũng tất nhiên thôi, cho đến tận tuổi cổ lai hy tôi thấy nồi thịt kho tàu của mẹ tôi vẫn là số một.
"Dù đi trăm núi ngàn sông ấy
Chỉ có mơ về mâm cơm xưa
Bóng mẹ ngàn thu như ngồi đấy
Bếp lửa chiều xuân ướp ấm êm…"
Tôi biết, có rất nhiều sự thiên vị không hề nhỏ khi chỉ độc tôn nồi thịt kho tàu ngày Tết của mẹ tôi. Ngày Tết nhà nào ở miền Nam này lại thiếu nồi thịt kho tàu. Đi đâu và đến gia đình nào, nếu trúng bữa thì cũng sẽ thịt kho tàu, dưa giá, canh khổ qua dồn thịt. Nồi thịt kho tàu gần như tượng trưng cho mâm cỗ Tết, là món ăn chính của các gia đình miền Nam.
Chỉ cần có nồi thịt kho, hâm đi hâm lại hàng ngày là họ có thể thoải mái rong chơi ta bà ba ngày Tết mà không phải lo đến chuyện nấu nướng trong những ngày có níc-nêm là mùng.
Chất liệu chính để nấu nồi thịt kho thì nhà nào cũng như nhà nào nhưng tài nghệ kho cho ra hồn nồi thịt thì lại rất khác nhau.
Cũng thịt ba rọi, hột vịt, dừa xiêm. Chỉ hơn nhau là bao nhiêu ký thịt, bao nhiêu trứng hột vịt ở trong nồi và cách ướp gia vị cho những nguyên liệu ấy. Có người cho rằng ướp đường cho những cục thịt ba rọi trước khi kho thì sẽ làm cho mỡ trong hơn, ăn bùi hơn.
Có người thì cho rằng nên ướp mật ong rồi vắt chanh ướp thịt sẽ làm cho thịt ngọt và thanh. Rồi nào là tỏi, hành, nước mắm ngon, nước màu ướp thêm vào kho rục.
Nồi thịt kho tàu không chỉ ăn trong ba ngày Tết mà còn thể kéo dài trong nhiều ngày, có khi cho tới hết mùng. Càng kho lâu thì trứng vịt càng ngon, miếng thịt trở nên mềm rục, miếng mỡ của thịt càng phao, bỏ vào miệng như tan đi chất béo, chất ngậy.
Khi nồi thịt bị tụi nhỏ dùng đũa "tiêu diệt" gần hết mà nước kho thịt còn nhiều, mẹ tôi mua cá lóc, tàu hủ bỏ vào để cá và tàu hủ hấp thu phần nước cốt ấy. Hết thịt ăn cơm với tàu hủ, với cá vẫn thấy ngon.
Chỉ một nồi thịt kho tàu là bao nhiêu cách nấu. Nhưng tôi chỉ thấy nồi thịt của mẹ tôi kho là ngon nhất vì do chính bàn tay mẹ tôi cắt từng cục thịt, gỡ bỏ vỏ từng cái hột vịt, ướp hành tỏi, đường… Thật thơm sao bàn tay của mẹ! (Sao hồi mẹ còn sống chẳng nhận ra điều này kìa?).
Người mẹ miền Nam nào cũng biết cách nấu một nồi thịt kho tàu. Nhưng chẳng ai biết tại sao được gọi là thịt kho tàu. Đơn giản nhất là nghĩ rằng cách kho thịt và hột vịt nầy do người Tàu truyền lại. Nhưng những gia đình người Tàu chính gốc trong Chợ Lớn thì chẳng thấy ai có một nồi thịt kho tàu để ăn tết mà họ thay thế bằng thịt lạp, bằng lạp xưởng, bằng thịt vịt khô...
Trong các món ăn của người Hoa chưa bao giờ thấy dùng nước dừa để nêm nếm. Còn thịt kho tàu của dân ta thì lại luôn kho bằng nước dừa. Nước mắm cộng với nước dừa khi kho thịt sẽ bốc một mùi thơm rất là đặc trưng của món ăn nầy.
Chính nước mắm pha với nước dừa kho thịt với hột vịt lâu ngày sẽ tạo thành một loại nước chan cơm, một loại nước dùng không thể nào quên để chấm với bánh tráng cuộn dưa giá, một chút mỡ, một chút thịt hoặc bèo lắm là mua ổ bánh mì không ăn cũng rất là không chê được. (Chảy nước miếng rồi nghe).
Đó là một loại nước chấm không mặn, không lạt mà lờ lợ. Chính sự lờ lợ của loại nước trong nồi thịt kho hột vịt đã giải thích cho chữ tàu.
Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc thì chữ "tàu" nói theo ngôn ngữ miền tây có nghĩa là "mặn ngọt lờ lợ". Những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.
Còn GS Trần Văn Khê đã xác định rằng món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn.
Thưởng thức nồi thịt kho tàu không chỉ bằng vị giác của lưỡi, của khứu giác, thị giác mà còn cả một tâm thế háo hức, chờ đợi.
Trưa ba mươi, chờ mâm cỗ cúng ông bà về ăn Tết tàn cây nhang thì lũ trẻ con mới được khai muỗng, múa đũa vào cục thịt kho tàu ngậy những mỡ, nằm tắm trong xâm xấp nước màu hổ phách, thơm lừng lẫy, vang dội võ lâm thực khách.
Không phải món thịt kho tàu chỉ có vào những ngày Tết. Những quán cơm tấm ngày, cơm tấm đêm, quán cơm trưa thì món thịt kho tàu cũng nằm trong thực đơn làm thực khách chảy nước miếng.
Nồi thịt kho tàu không làm nên cái Tết nhưng chắc chắn Tết phải có nồi thịt kho tàu. Nồi thịt kho tàu trong những ngày Tết quả thật là… "bá chấy bọ chét".
Có cần phải khen vậy không ta ?!?
.
Trích "Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ" - NXB Trẻ
Fb Lê Văn Thông
Mua “ĐỨC"....
Cuối năm, sau khi tính toán sổ sách, ông phú hộ nọ, gọi người quản gia đến, đưa cho sấp giấy nợ và nói:
- Chú hãy đi đến các làng bên xem ai còn thiếu nợ thì lấy nợ giùm ta; sau đó chú xem nhà ta còn thiếu cái chi, chú lấy tiền đã đòi được đó mà mua về cho ta nhé.
Người quản gia vâng lời ra đi, cứ đến làng nào có người thiếu nợ thì tập họp họ lại rồi nói:
- Cuối năm rồi, chủ tôi nhắn với quý vị rằng, ai có khả năng trả nợthì trả, có ít trả ít, có nhiều trả đủ, ai không có khả năng cũng không sao. Kể từ hôm nay, chủ tôi sẽ xóa hết số nợ mà mọi người không có khả năng trả.
Nói rồi, người quản gia đem từng tờ giấy nợ ra và gọi từng người, hỏi xem họ trả được không? Hoặc trả được bao nhiêu? Còn lại đốt bỏ giấy ghi nợ, sau khi thu được một số nợ, người quản gia lại đem phân phát hết cho dân nghèo đói trong làng. Mọi người kinh ngạc hỏi tại sao? Anh nói với dân làng:
- Lệnh của chủ kêu tôi làm vậy.
Mọi người cảm động nghẹn ngào, cám ơn và khen ngợi ông chủ không ngớt. Đi hết mấy làng có nợ, anh đều làm y như vậy.
Xong việc anh trở về. Ông chủ hỏi:
- Công việc thế nào?
Quản gia:
- Dạ! Mọi việc xong cả rồi. Thưa ông chủ!
Ông chủ hỏi:
- Chú mua được những gì cho ta?
Quản gia:
- Dạ! Con chỉ mua cái “Đức” cho ông thôi.
Ông phú hộ hơi ngạc nhiên. Im lặng suy nghĩ một hồi lâu, rồi lên tiếng:
-Thế cũng được, ta tin chú luôn sáng suốt! Thôi, chú mệt rồi, đi nghỉ đi.
Thời gian sau, chiến tranh, dịch bệnh nổi lên, ụp đến nhà ông phú hộ. Khiến nhà cửa tan tác, ông cùng vợ con phải tha phương cầu thực sang các làng khác. Ông rất ngạc nhiên, khi đến làng nào cũng có nhiều người lo lắng giúp đỡ cho ông cùng gia đình rất tận tình, chu đáo. Âm thầm dọ hỏi, ông mới biết được việc mà người quản gia đã làm lúc ấy.
Ông tự nhủ:
- May mà chú ấy đã mua “Đức” cho ta, chứ nếu để tiền bạc, của cải thì trong cơn nguy biến thế này cũng không sao giữ được!
theo nhanvanne
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét