Theo nhà khảo cổ học Beverly Goodman, hàng trăm xác tàu chiến thời Thế chiến 2 'bốc hơi' một cách kỳ bí mà không để lại dấu vết trong những năm qua.
Kì bí về quá trình xây lăng mộ cho vua chúa
Theo các chuyên gia sử học Trung Quốc cũng như nhiều sử sách ghi lại, số phận của những người thợ đào mộ có thể là 1 trong 2 đáp án sau: phải chết hoặc vật vã tự tìm đường sống.
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi xây lăng cho hoàng đế là "bất khả xâm phạm". Để tránh bí mật địa điểm lăng mộ và kiểu thiết kế bị lộ ra, cách "bịt miệng" những người thợ được lựa chọn nhiều nhất là bắt họ ra đi cùng chủ nhân ngôi mộ. Trong lịch sử, đã có biết bao người thợ phải vất vả hàng năm trời đào nấm mồ cho chính mình trong đau đớn.
Thực chất, việc hoàng đế, vua chúa ép người xây lăng của mình thành vật hy sinh hiến tế cũng không phải hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Không những vậy, cái chết của họ cũng thường rất tàn khốc: đó là phải đợi đến khi chết ngạt hoặc chết đói.
Người xây mộ ra ngoài bằng cách nào?
Một câu hỏi khác lại được đặt ra là vì sao những người thợ xây biết kết cục thảm thương đó mà vẫn chịu đến làm công việc này? Câu trả lời đơn giản là có nhiều khả năng họ không có quyền lựa chọn vì cãi lệnh vua thì cũng phải chết.
Kết quả khai quật, nghiên cứu một số lăng mộ cổ đã cho thấy, không ít người thợ xây lăng đã âm thầm tự tìm lối giải thoát cho mình. Họ đã đào những lối đi bí mật hoặc làm cửa thoát hiểm tinh vi trong quá trình xây lăng để tẩu thoát.
Một số dấu hiệu của các lối đi bí mật này đã được tìm thấy. Tuy nhiên, việc họ có thành công hay không thì người đời sau không thể xác định được.
Điều đáng mừng là vào thời Khang Hy của nhà Thanh, ông đã ra lệnh bãi bỏ phong tục tàn ác và vô nhân đạo này. Kể từ đó, những người thợ xây lăng mộ sau khi làm việc chăm chỉ trong lăng tẩm vài năm có thể trở ra một cách trang nghiêm và nhận thưởng công xứng đáng.
Tôn Điện Anh - kẻ nổi tiếng vì trộm mộ lăng Từ Hi Thái hậu từng tiết lộ rằng bên trong có một lối thoát siêu nhỏ bí ẩn. Đây nhiều khả năng chính là nơi người thợ xây cuối cùng chui ra khi hoàn thành công trình. Nhưng điều ngang trái là Tôn Điện Anh có thể trộm mộ Từ Hi cũng do chính một trong những người thợ năm xưa phản bội chủ nhân tiết lộ mà ra.
Theo:Khoevadep
Những điều bạn nhất định phải biết về chỉ số thông minh IQ.
1. Ý nghĩa của chỉ số thông minh IQ
Chỉ số thông minh hay IQ là khái niệm được các nhà tâm lý học sử dụng để gọi trí thông minh lỏng và trí thông minh kết tinh. Hay nói một cách đơn giản, các bài kiểm tra IQ là phương pháp để đánh giá khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề của con người.
Nhà bác học Albert Einstein có chỉ số IQ 160
Có nhiều hình thức thực hiện các bài kiểm tra IQ khác nhau, tuy nhiên hầu hết trong số đó đều hướng tới mục tiêu phân tích khả năng ngôn ngữ toán học xử lý hình ảnh cũng như trí nhớ và tốc độ xử lý thông tin của mỗi người. Kết quả đánh giá các khả năng này cùng với một số bài kiểm tra phụ sẽ được kết hợp và tổng kết thành chỉ số IQ.
Lisa Van Gemert, một chuyên gia phân tích khả năng con người cho biết những người có chỉ số IQ cao thường có khả năng thao tác, xử lý và phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu hơn và tốc độ nhanh hơn so với những người khác. Chỉ số IQ trung bình của con người là 100. Những người có chỉ số IQ thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình được coi là những trường hợp ngoại lai.
2. Chỉ số IQ không nói lên tất cả
Chỉ số thông minh IQ không đánh giá trí thông minh thực tế của con người hay đánh giá khả năng thực hiện các công việc trong cuộc sống Theo Richard Nisbett, một giáo sư tâm lý tại Đại học Michigan, Mỹ, IQ không đánh giá được tính sáng tạo hay sự tò mò của con người
Chỉ số IQ không nói lên tất cả
Chỉ số IQ cũng không thể được áp dụng như một tiêu chuẩn để các giáo viên và phụ huynh đánh giá cảm xúc của những đứa trẻ. Theo Van Gemert, sẽ là một sai lầm nếu như nhìn nhận rằng những đứa trẻ có chỉ số IQ cao chẳng có điều gì khác tốt hơn ngoài một bộ não siêu việt. Chỉ số IQ chỉ là một phần trong những đặc điểm hình thành con người. Nó cũng giống như đôi mắt xanh, đôi chân lớn hay các đặc điểm khác ở tùy từng cá nhân.
3. Chỉ số IQ không quyết định thành công hay thất bại
Theo Van Gemert, chỉ số IQ thấp hay cao không phải là yếu tố xác định khả năng thất bại hay thành công của mỗi người. Những thói quen tốt, sự kiên trì và thái độ làm việc nghiêm túc cũng quan trọng không kém trí thông minh bẩm sinh. Thậm chí, nếu không tự phát triển các phẩm chất và năng lực bản thân, thì trí thông minh vốn có của mỗi người sẽ trở nên lãng phí.
Trên thực tế, rất nhiều học sinh và sinh viên có chỉ số IQ cao nhưng không thể thành công bởi họ thiếu sự tò mò, tính sáng tạo và khả năng để hòa hợp cùng những người khác.
4. Chỉ số IQ có thể thay đổi theo thời gian
Có rất nhiều yếu tố khiến chỉ số IQ của con người thay đổi theo thời gian như tình trạng căng thẳng hay vấn đề dinh dưỡng nghiên cứu của giáo sư Nisbett cho thấy những đứa trẻ sinh sống ở điều kiện kinh tế xã hội thấp nhưng được nhận nuôi và sinh sống trong các gia đình trung lưu sẽ có thể tăng chỉ số IQ thêm 15 - 20 điểm.
Theo Nisbett, tính di truyền không tác động nhiều đến chỉ số IQ như nhiều người vẫn nghĩ. Các yếu tố môi trường mới có khả năng tác động mạnh đến chỉ số IQ của con người.
Trong một nghiên cứu các nhà khoa học đã kiểm tra chỉ số thông minh của 33 người ở độ tuổi thiếu niên và kiểm tra lặp lại 4 năm sau đó. Trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ số IQ của một số người đã thay đổi hơn 20 điểm.
Những đứa trẻ 3, 4 tuổi có thể được coi là thiên tài nếu chúng đọc sách dành cho học sinh lớn tuổi hay nói thông thạo một thứ tiếng khác. Tuy nhiên, không AI có thể dám chắc trí thông minh từ thuở nhỏ sẽ giúp chúng vượt trội hơn so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi trong những giai đoạn phát triển khác nhau của cuộc đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét