Vạn sự vạn vật trên đời là có 2 mặt Âm Dương, vừa tương hỗ vừa đối lập. Vì lẽ đó nên ông Trời khi đã sinh ra loài mãnh hổ hùng mạnh chốn sơn lâm, thì đồng thời cũng sản sinh ra những người anh hùng dũng mãnh dùng sức mình đánh bại hổ dữ để cứu giúp cho dân.
Những người con anh dũng đó của dân ta cho đến nay vẫn được nhân dân tôn sùng và kính ngưỡng. Câu chuyện về các ngài luôn là niềm cảm hứng mạnh mẽ cho bao thế hệ.
Phùng Hưng đánh hổ, Bố Cái Đại Vương
Ông tự là Công Phấn, hiệu Đô Quân, là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người từng vào cung vua Đường Cao Tổ (nhà Đường), dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm.
Phùng Hưng là anh cả trong 3 anh em, có sức mạnh hơn người và khí phách lẫn trí tuệ đều siêu phàm. Trước khi chiếm phủ đô hộ đánh đuổi quan nhà Đường, ông đã dùng mưu trí và võ công để tiêu diệt hổ dữ bảo vệ dân lành.
Bấy giờ, vùng Đường Lâm quê ông xuất hiện con hổ dữ thường xuyên giết người, bắt gia súc. Trước thảm họa của dân làng, Phùng Hưng cùng hai em ngày đêm tìm cách diệt hổ cứu dân lành. Ban đầu, ông làm hình nộm bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường qua. Trong những lần đầu đi ngang qua, hổ thấy bù nhìn tưởng người nên lao vào cắn xé nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm. Sau nhiều lần như thế, hổ không còn chú ý tới hình nộm nữa.
Một hôm trời chập choạng tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm. Khi hổ xuất hiện, hơi bùn non át hơi người nên nó không nhận ra, cứ bước qua như mọi lần. Ngay lúc đó, Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt mãnh thú. Sau một hồi vật nhau, con hổ đuối sức. Cùng với sự trợ giúp của hai em trai, Phùng Hưng giết được hổ dữ, trừ họa lớn cho dân làng.
Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt mãnh thú. Sau một hồi vật nhau, con hổ đuối sức.
Sau này khi ông mất, dân chúng nhớ ơn lập miếu thờ và gọi ông với tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương. Ông rất linh hiển, từng hiển thần thông giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng.
Hai nhà sư đả hổ cứu dân đất Sài Gòn
Thời chúa Nguyễn, có hai nhà sư đã từng đánh chết hổ cứu dân chúng Sài Gòn. Tuy nhiên do vết thương quá nặng, hai ngài đã viên tịch sau đó.
"Mùa xuân năm Canh Dần 1770 đời vua Duệ Tông có con cọp dữ vào nhà người ở phía nam chợ Tân Kiểng, hai nhà sư Hồng Ân và Trí Năng đã diệt được cọp".
(Đại Nam nhất thống chí)
Người dân Sài Gòn đến ngày nay vẫn truyền miệng câu chuyện đánh hổ bi hùng trên rất rành mạch:
“Vào ngày 25 tháng Giêng năm Canh Dần (1770), đời Duệ Tông (tức chúa Nguyễn Phúc Thuần), có con cọp dữ vào nhà dân ở phía nam chợ Tân Kiểng. Con cọp gầm rống rất dữ, hại ba mạng người khiến dân quanh vùng đều hoảng sợ, báo quan quân để vây bắt ác thú.
Tuy nhiên, sau khi phải triệt hạ nhiều nhà cửa, làm nhiều lớp hàng rào bao quanh, quan quân địa phương vẫn chưa hạ được cọp dữ.
Qua ngày thứ ba, có nhà sư là trẻ Hồng Ân cùng đồ đệ là Trí Năng tu ở ngôi chùa ở bìa làng đã xin vào đánh cọp. Hồng Ân cùng cọp quần thảo một hồi. Cọp bị côn đánh rát quá, nhảy núp vào lùm tre. Hồng Ân đuổi nà theo, cọp bị dồn ngặt nên cự trở lại với Hồng Ân. Hồng Ân lui chân té xuống mương nhỏ, bị cọp tát thọ thương.
Trí Năng tiếp tay đánh trúng đầu, cọp chết dưới làn côn, nhưng Hồng Ân bị thương nặng nên cũng mất liền khi ấy. Người ở chợ Tân Kiểng cảm nghĩa đem xác Hồng Ân chôn tại chỗ đấy rồi xây tháp. Tháp của nhà sư nay đã không còn, chỉ còn lại bài vị "Cậu Ân" (tức Hồng Ân) được thờ trong đình Tân Kiểng (hiện ở số 718 Trần Hưng Đạo, Q. 5, Sài Gòn)”.
(Nguồn: Tuoitre )
Cọp Bàu Lòng gặp “Võ Tòng Tân Khánh”
Thế kỷ 17-18 thời mở cõi, vùng Tân Khánh hay là Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ngày nay từng là vùng rừng thiêng nước độc, thú dữ vô số, đặc biệt nổi tiếng là hổ dữ. Do đó di dân đến miệt rừng Tân Khánh này hầu như đều phải thủ sẵn vài miếng võ gia truyền phòng thân, nổi tiếng nhất trong số đó chính là một cô gái tên Võ Thị Trà, vốn là dòng dõi tướng quân nhà Tây Sơn, sau này hậu nhân lập nên môn phái đả hổ nổi tiếng gọi là Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà. Tương truyền, bà Trà có hai đệ tử giỏi nhất là anh em ông Hai Ất (Võ Văn Ất) và Ba Giá (Võ Văn Giá), cả hai có hơn 10 lần đối đầu với cọp dữ. Hai ông sử dụng trường côn, dân Tân Khánh gọi là roi, được làm bằng lõi cây mật cật. Giai thoại “Võ Tòng Tân Khánh” chính là kể lại câu chuyện hai anh em ông Ất và Giá đánh cọp cứu dân.
“Số là người dân xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) nhiều tháng liền bị “ông cọp” về quấy rối, bắt bò, heo và dọa bắt người. Anh em ông Hai Ất – Ba Giá được mời đến đây để ra tay trị cọp. Bữa cơm trưa vừa xong, ông Ất nói: “Cọp đâu đánh phắt cho rồi, chớ ở đây chờ hoài bỏ công ăn việc làm sao chịu nổi”. Ông Ất vừa dứt lời thì nghe một tiếng gầm to ngoài sân, tiếp theo là tiếng la thất thanh của lũ trẻ. Dường như cọp có linh tính, biết thầy võ về làng nên đến thử sức. Mọi người đang khiếp vía tìm chỗ nấp xem hai ông thầy võ xử trí ra sao thì ông Giá nhanh nhẹn cắp roi nhảy ra sân thủ thế. Còn ông Ất tay chống nạnh, miệng ngậm tăm đứng nhìn nơi ngạch cửa.
Ở ngoài sân, cọp thấy có người nhảy ra liền phóng tới chụp đùa. Ông Giá né vội, liền đó vung roi quật trúng vào hông cọp khá mạnh. Cọp gầm lên rồi quay lại chụp liền. Ông Giá vung roi, lúc đập, lúc đâm. Cọp nhảy tới, nhảy lui gầm thét. Bụi bay mịt trời. Bất ngờ cọp hộc lên một tiếng rồi vọt ra ngoài vòng chiến, nằm ngửa chổng vó lên trời. Đó là thế “trâu vằn”, “miếng tổ” của cọp, ai ham nhảy vào là toi mạng. Roi đánh thì bị cọp bắt, tiện dịp móc họng luôn đối thủ.
Ông Giá vung roi, lúc đập, lúc đâm. Cọp nhảy tới, nhảy lui gầm thét.
Ông Giá thấy cọp giở thế “trâu vằn” không thèm đánh, đứng chống roi nghỉ. Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giá phá miếng của mình, liền gầm lên phóng lại vòng chiến. Ông Giá vung roi đánh tiếp. Một lần nữa dân Bàu Lòng được xem mê mệt, cát bụi mù mịt không phân biệt được đâu là người, đâu là thú. Lát sau cọp bèn giở lại miếng cũ. Ông Giá chống roi đứng chờ tái chiến. Lần này cọp chờ cũng không thấy ông Giá phá miếng “trâu vằn”, cọp lại xoay mình phóng vào vòng chiến. Phen này ông Giá đánh rất kịch liệt, roi quay vo vo. Và rồi người ta nghe tiếng cọp rống thật to, vọt ra khỏi vòng chiến toan chạy về rừng. Tiếp theo, một tiếng rống to hơn, dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đứng bên xác cọp. Tất cả mọi người đứng xem không ai thấy ông Ất ra tay. Nhưng ông Ất thì đoán được đường rút lui của cọp, ông liền lao ra chặn đầu, dưới ngọn roi ngàn cân của ông, cọp hết đường thoát.
(Nguồn: VTC)
Đại tá Jim Corbett chuyên diệt hổ báo ăn thịt người
Edward James "Jim" Corbett (25/7/1875 - 19/4/1955) là một nhiếp ảnh gia, nhà văn, thợ săn, nhà bảo tồn thiên nhiên và nhà tự nhiên học người gốc Anh, ông đã săn bắn tiêu diệt một số lượng lớn những con hổ và báo hoa mai ăn thịt người ở Ấn Độ. Tài thiện xạ của ông khi giết những con vật đó được người dân Ấn Độ kính trọng, thậm chí có nơi coi ông như “một vị thánh” (Sadhu).
Đại tá Jim Corbett đóng góp rất lớn vào việc bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã ở Ấn Độ. Thông qua các tác phẩm và sự ảnh hưởng của mình, ông đã thuyết phục các chính quyền thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã cho loài hổ Bengal nổi tiếng. Vào năm 1936, một vườn quốc gia đầu tiên được thành lập tại Ấn Độ là vườn quốc gia Hailey. Năm 1957, Vườn Quốc gia Hailey được đổi tên là Vườn quốc gia Jim Corbett, để vinh danh ông.
Con hổ ăn thịt người đầu tiên ông diệt là con hổ Champawat, đã chịu trách nhiệm cho 436 cái chết được ghi nhận. Ngoài ra còn có con hổ Talla-Des, hổ Thak, hổ Mukteswar và hổ Chowgarh. Chính Corbett là người đã giải phẫu xác của những con hổ ăn thịt người và chỉ ra rằng chính những vết thương do con người gây ra hay những khiếm khuyết khiến hổ không thể săn bắt bình thường đã khiến nó quay sang tấn công con người vốn chậm chạp dễ bắt hơn. Trong lời tựa của Man Eaters of Kumaon , Corbett viết: “Vết thương khiến một con hổ đặc biệt phải ăn thịt người có thể là kết quả của một phát súng bất cẩn và không theo dõi và phục hồi con vật bị thương, hoặc là kết quả của con hổ đã mất bình tĩnh trong khi giết chết một con nhím”.
Minh Bảo
Vì sao chiếc áo cần có 5 cúc?
Ngày ấy, tôi là một thợ may nghèo, không có tay nghề nên chỉ dám mở một cửa hiệu nhỏ chủ yếu nhận đồ sửa chữa quần áo là chính. Một lần, được một anh bạn thân tặng một quyển sách tự học cắt may. Giọng anh vui vẻ: Thấy em khéo tay nên anh tặng em quyển này biết đâu lại giúp được gì cho nghề nghiệp.
Từ đó tôi bắt đầu học cắt may một cách say sưa.
Khi bước đầu có chút kiến thức về nghề, rồi được nhiều người động viên, tôi liều mở một cửa hiệu khá to ngay trên mặt phố. Cửa hiệu của tôi khá đông khách. Ngoài ra còn có cả hơn chục người tới xin học việc.
Chưa thật sự có nhiều kiến thức và tay nghề cũng chưa cao nên mỗi khi định dạy học sinh cắt cái gì thì tối hôm trước tôi ôn luyện cái đó, nghĩa là theo kiểu “cơm chấm cơm” như người ta thường nói. Vậy mà học sinh không hề phát hiện mà còn khen: Chị giảng dễ hiểu như giáo viên vậy. Ngày ấy tôi thường rất tự hào.
Nhưng có một lần…
Một bác khách hàng đến may chiếc áo bà ba. Áo bà ba rất khó cắt mà tôi lại chưa cắt bao giờ nên lưỡng lự muốn từ chối. Nhưng cuối cùng tôi liều nhận lời vì không muốn mọi người biết là mình còn yếu kém, sẽ bị giảm uy tín.
Hôm cắt chiếc áo bà ba, tôi đã thức trắng một đêm mò mẫm từng chút một, cuối cùng thì nó cũng thành. Rồi khi may cũng vậy, tôi cẩn thận từng đường kim mũi chỉ, tự tay là phẳng phiu rồi treo lên chiếc móc, ngắm nghía gật gù ra chiều thích thú.
Bác khách hàng rất thấp, chỉ đến vai tôi nên chiếc áo ngắn cũn cỡn. Khi đơm cúc thấy chia khoảng cách làm năm như thông thường thì quá dầy, vì vậy nên tôi quyết định chia làm bốn cho cân xứng với chiếc áo. Làm xong việc ấy, tôi cảm thấy rất lí thú vì nghĩ mình đã có một cách tân tuyệt vời, chắc hẳn sẽ được khách hàng ưng ý.
Đúng hẹn, bác khách hàng đến lấy và mặc thử. Bác soi gương, ngắm trước ngắm sau rất lâu. Tôi thì thót tim, chỉ sợ bác ấy chê xấu và bắt đền. May quá bác cởi ra và bảo tôi cho vào túi. Tôi vui sướng như mở cờ trong bụng.
Đang gấp chiếc áo tự nhiên bác ấy cầm tay tôi và bảo:
Ơ! Sao em đơm cho chị có bốn cái cúc thế này?
Tôi giải thích: Vì cái áo ngắn quá nên đơm năm cúc nhìn rất xấu. Em đã thử đặt rồi nhưng nhìn rất vô lý! Đây là sự cải tiến của em đấy, chị biết không.
Bác hơi cau mày: Nhưng từ xưa đến giờ không ai làm như thế! Áo thì phải có năm cúc chứ em!
Tôi hơi phật ý: Em đã nói rồi. Đây là một cải tiến của em. Chị mặc trông đẹp mà.
Nhưng áo thì phải có năm chiếc cúc mới đúng. Cải tiến gì thì cũng phải tôn trọng truyền thống em ạ.
Câu đi câu lại nhưng có lẽ bác ấy cũng không phải là người quá khó tính nên đã nhận chiếc áo với vẻ mặt không vui. Còn tôi thì thầm nghĩ, bác ta thật vô lý, đã làm đẹp cho mà lại không biết điều.
Tuy trả được chiếc áo nhưng suốt cả ngày hôm đó tôi làm việc trong tâm trạng không thoải mái, bứt rứt khó chịu và thắc mắc rất nhiều về cái áo, tại sao nhất định cứ phải là năm cúc mà không phải là bốn hay sáu…
Hôm sau, tôi về nhà lục tung hòm quần áo của mẹ lên và đếm gần chục chiếc áo cả cũ lẫn mới và thấy cái nào cũng 5 chiếc cúc cả. Nghĩ lại câu nói hôm qua của bác khách hàng “cải tiến nhưng cũng phải tôn trọng truyền thống em ạ” tôi bỗng cảm thấy hình như mình đã có điều gì không phải.
Từ sau ngày ấy mỗi khi ra đường tôi thường nhìn chằm chằm và những người già mặc áo bà ba để đếm từng chiếc cúc như người lẩn thẩn. Và đúng là chiếc áo bà ba nào cũng có đủ năm chiếc cúc. Lạ thế.
Nhiều năm trôi qua, tôi bỏ nghề may chuyển sang nghề bán hoa tươi, quên dần bác khách hàng năm xưa. Câu chuyện cũ cũng tưởng như trôi vào quá khứ.
Một buổi chiều tôi đang cắt những tờ báo cũ để gói hoa cho khách, thì bất chợt nhìn vào góc tờ báo có dòng chữ: “BÍ MẬT NĂM CHIẾC CÚC ÁO”.
Như người chết đuối vớ được cọc, tôi cầm tờ báo đọc lấy đọc để.
Câu chuyện kể rằng: Ngày xưa học trò toàn mặc áo bà ba, trên chiếc áo quy định năm chiếc cúc là tượng trưng cho năm đức tính của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Mỗi lần thầy giáo gọi, học trò lên bảng đầu cúi thấp khoanh tay trước ngực, khi trả lời không được, thầy giáo thường bắt trò vân vê 5 chiếc cúc áo và bắt nói về ý nghĩa của từng chiếc cúc một.
Chiếc cúc áo trên cùng là chữ NHÂN (người thiếu chữ NHÂN sẽ trở thành kẻ độc ác). Chiếc thứ 2 là chữ NGHĨA (người thiếu chữ NGHĨA sẽ trở thành kẻ bội bạc). Cứ như vậy cho đến chiếc cuối cùng.
Chao ôi! Tôi vừa sung sướng vì đã giải được những thắc mắc của mình mấy chục năm nhưng lại xấu hổ về sự thiếu hiểu biết của mình. Giá như ngày ấy tôi hiểu được ý nghĩ của từng chiếc cúc áo thì đâu dám cả gan “cải tiến” cái áo bà ba thành bốn cái cúc như vậy. Hóa ra, sự cách tân của tôi chỉ là một việc làm liều lĩnh và điên rồ.
Sáng nay trời chớm Đông se lạnh, tôi mở tủ để lấy quần áo, tự nhiên tôi lại chọn cho mình cái áo có đủ 5 chiếc cúc để mặc và chợt nghĩ đến bác khách hàng thấp bé ngày nào.
Bây giờ không biết bác đang sống ở nơi đâu. Nếu đọc được những dòng này, xin bác hãy quay lại gặp tôi ở cửa hàng hoa Minh Châu thuộc tổ 1, phường Hoa Chè, thành phố Sông Phượng.
Gặp lại bác, dù không còn làm nghề may nữa nhưng tôi nhất định sẽ tưởng nhớ lại nghề cũ để may đền bác một chiếc áo bà ba thật đẹp, có đủ năm chiếc cúc.
Hồ Quỳnh Châu
Tại sao thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả ?
Nếu bᾳn là một fan cuồng nhiệt cὐa cάc bộ phim nước ngoài về chὐ đề phάp luật, thὶ chắc hẳn bᾳn không cὸn quά xa lᾳ với hὶnh ἀnh thẩm phάn và luật sư nước ngoài đội tόc giἀ màu trắng, mặc bộ άo choàng đen. Vậy tᾳi sao thẩm phάn và luật sư nước ngoài đội tόc giἀ?
Bài viết dưới đây chύng tôi sẽ giύp bᾳn đọc tὶm hiểu sâu hσn để cό câu trἀ lời cho câu hὀi này.
Những bộ tόc giἀ đόng vai trὸ đἀm bἀo sự “vô danh tίnh” cὐa cάc vị thẩm phάn. Bộ tόc giἀ này được gọi là tόc giἀ tư phάp. Nό được xem là biểu tượng cὐa luật phάp và quyền lực ở 1 mức độ nhất định.
Điều đặc biệt là bộ tόc giἀ này cὐa họ sẽ không được làm sᾳch, không được giặt. Bởi họ quan niệm rằng tόc giἀ càng bẩn, càng đậm màu thὶ càng thể hiện sự độc lập và kinh nghiệm cὐa thẩm phάn, luật sư. Cό thể thấy tόc giἀ mang у́ nghῖa rằng người sử dụng nό sẽ gᾳt bὀ đi mọi kỳ thị về sắc tộc, tôn giάo, màu da, đặt mὶnh vào một tiêu chuẩn chung đᾳi diện cho luật phάp và sẽ xе́t xử vụ άn một cάch công bằng, không định kiến.
Bộ tόc giἀ giύp che giấu danh tίnh cὐa cάc thẩm phάn, luật sư.
Bên cᾳnh tίnh biểu tượng, trong thời đᾳi mà công nghệ kў thuật chưa phάt triển mᾳnh mẽ như hiện nay. Bộ tόc giἀ cῦng giύp che giấu danh tίnh cὐa cάc thẩm phάn, luật sư giύp họ khό bị nhận diện hσn bên ngoài phiên tὸa.
Chẳng hᾳn như tᾳi Úc những nᾰm 1980, một loᾳt vụ tấn công cάc thẩm phάn cὐa Tὸa άn Gia đὶnh ở nước này đᾶ liên tiếp xἀy ra. Tὸa άn Gia đὶnh được chίnh quyền Úc cho ra đời vào nᾰm 197, và không quy định bắt buộc thẩm phάn phἀi mặc άo choàng hay tόc giἀ nhằm tᾳo một không khί tὸa άn ίt trang nghiêm hσn. Tuy nhiên sau những vụ tấn công này, Úc đᾶ phἀi yêu cầu thẩm phάn Tὸa άn Gia đὶnh đội lᾳi tόc giἀ và mặc άo choàng.
Cό у́ kiến cho rằng việc thẩm phάn và luật sư đội tόc giἀ trắng, mặc άo choàng đen là biểu thị hai thάi cực cὐa sự rō ràng, minh bᾳch giữa công lу́ và tội άc. Và tόc màu trắng trên đầu là công lу́ tối thượng. Khi đội vào, thὶ người làm công việc đό chỉ cό nhiệm vụ vᾳch ra rō ràng trắng đen, thị phi. Cάi này xuất phάt từ xưa, nền tư phάp cὐa Anh phάt triển, thường là người trί thức cό để kiểu tόc như vậy, nên duy trὶ đến giờ. Thay vὶ để tόc và nhuộm thὶ thẩm phάn và luật sư sẽ đội tόc giἀ.
Nguồn gốc cὐa việc thẩm phάn và luật sư nước ngoài đội tόc giἀ
Theo nguồn tin từ trang Fashion-History, hὶnh ἀnh những vị thẩm phάn và luật sư đội bộ tόc giἀ cό thể xem là một hệ quἀ cὐa phong cάch thời trang thế kỷ 17. Vị vua Charles đệ nhị đᾶ cho nhập khẩu những bộ tόc giἀ từ Phάp, vào nước Anh trong nᾰm 1660. Với lί do là bởi vὶ những bộ tόc này đang là phong cάch “thời thượng” dành cho những quу́ ông giàu cό và quyền lực thời điểm này. Bộ tόc này khẳng định người đội nό cό một vị thế xᾶ hội cao hσn thường dân.
Chίnh vua Anh đᾶ chỉ thị giới thẩm phάn và luật sư nước Anh đội những bộ tόc này. Điều này như một cάch để khẳng định vị thế uy quyền cὐa mὶnh nσi tὸa άn. Đến thế kỷ 18, dὺ bộ tόc giἀ không cὸn là mốt thời trang đᾳi chύng nữa, giới tư phάp tᾳi Anh và châu Âu vẫn xem nό như một phần quan trọng trong vᾰn hόa và trang phục tὸa άn cὐa mὶnh.
Tόc giἀ đᾶ hầu như không cὸn được sử dụng tᾳi tὸa άn, trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Hiện nay chỉ cὸn cό nước Anh, và một số quốc gia hay lᾶnh thổ từng là thuộc địa cὐa Anh là cὸn sử dụng tόc giἀ nhằm mục đίch lễ nghi. Từ đầu thế kỷ 21, cάc thẩm phάn tὸa άn tối cao và Tὸa άn Nữ hoàng tᾳi Anh và cάc quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung vẫn lưu giữ truyền thống đội bộ tόc giἀ dài đến vai mỗi khi tham dự cάc sự kiện mang tίnh lễ nghi.
Đối với cάc phiên tὸa thường ngày, những thẩm phάn thường sử dụng bộ tόc giἀ ngắn hσn cho thoἀi mάi. Những luật sư tᾳi cάc quốc gia này, thậm chί cὸn sử dụng một phiên bἀn bộ tόc trắng cὐa luật sư được “rύt gọn” hσn nữa so với những bộ tόc giἀ truyền thống từ thế kỷ 17. Tόc giἀ dành cho luật sư được cắt ngắn, để lộ một phần trάn và tόc phίa trước.
Sưu Tầm
GIẢI MÃ BÍ ẨN TỤC LỆ THIÊN TÁNG KỲ LẠ CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG.
Vùng đất Tây Tạng có rất nhiều điều kỳ bí và tục lệ thiên táng được xem là một trong những ẩn số trong văn hóa phong tục nơi đây.
Coi trọng nghi thức
Theo truyền thống và văn hóa lâu đời ở Tây Tạng, người dân rất đề cao nghi thức tang lễ. Việc chăm sóc cần thận dành cho người qua đời.
Những truyền thống liên quan đến sự chết ở Tây Tạng phản ánh sự hội tụ của niềm tin và thực hành bản địa kết hợp với Phật giáo trong suốt thời gian hơn một ngàn năm qua. Nhiều nghi thức được diễn ra để đảm bảo người ra đi có một hành trình thuận lợi trong kiếp sống mới.
Người Tây Tạng rất đề cao nghi thức tang lễ. Ảnh: BBC
Thành ngữ Tây Tạng có câu: "Người nào ý thức được sự sống sẽ ý thức được cả sự chết". Câu hỏi đặt ra làm thế nào để ý thức được sự sống. Người Tây Tạng trả lời câu hỏi này qua thành ngữ: "Biết cách ý thức sự sống là một công phu, và nếu nó là một công phu, người ta có thể tập luyện được".
Người Tây Tạng rất coi trọng những nghi thức truyền thống. Ảnh: Tibetan Review
Nhiều sách vở truyền thống Tây Tạng đã đề cập đến công phu này. Nhiều người cho rằng cõi sống và cõi chết rất xa cách nhau, nhưng riêng người Tây Tạng lại cho rằng hai cõi này gần nhau trong gang tấc, đến độ có thể giơ tay ra nắm bắt lấy nhau.
Người Tây Tạng cho rằng phương pháp hiệu quả nhất để định hướng hành trình cho một người lúc lâm chung là thực hành phowa (tib. འཕོ་བ་; sa. saṃkrānti), tiếng Việt là "phép chuyển di tâm thức" . Đây là phương pháp giúp thần thức của người lâm chung rời khỏi cơ thể qua huyệt bách hội nằm ở đỉnh đầu.
Theo Phật giáo Kim Cương thừa, vào lúc chết thần thức sẽ thoát ra qua một trong 10 "lỗ mở" của thân (hậu môn, bộ phận sinh dục, miệng, hai lỗ mũi, hai lỗ tai, hai con mắt, và huyệt bách hội trên đỉnh đầu).
Nếu thần thức của người chết thoát ra qua những lỗ ở phần trên cơ thể, thí dụ như qua huyệt bách hội, sẽ giúp người đó được tái sinh vào một cảnh giới cao hơn.
Quy định kỳ lạ
Theo truyền thống Tây Tạng, khi gia đình có người đang hấp hối, không ai được động vào xác chừng nào nghi thức phowa chưa được thực hiện.
Một Lạt-ma được xem là thành thạo về phowa sẽ được mời thực hiện tại chỗ nghi lễ này cho người hấp hối. Qua những lời chỉ dẫn và bằng một phương pháp xoa bóp đặc biệt, vị Lạt-ma này sẽ hướng dẫn thần thức người đang hấp hối di chuyển từ từ lên phía đỉnh đầu.
Khi thần thức đã chuyển hết được lên đầu thì vị Lạt Ma sẽ tập trung ý chí phát ra âm thanh "Hik-Phat" để mở lỗ mở trên đỉnh đầu cho thần thức thoát ra ngoài. Sau vài giờ mới được phép động vào xác chết, và người có nhiệm vụ đầu tiên sẽ chạm vào đỉnh đầu, một dấu hiệu nói lên sự rời đi của thần thức do phowa tạo ra.
Sau đó xác chết sẽ được tắm bằng nước thơm, bọc bằng vải sạch, miệng được nhét bơ. Xác còn được buộc bằng những sợi dây làm từ thớ cây để giữ cho nó bất động, phòng khi nó trở thành một thây ma sống lại (zombie).
Giải mã bí ẩn thiên táng
Trong hành trình cuối cùng, xác người chết sẽ rời khỏi nhà trước khi trời sáng. Ngoài các phương thức mai táng phổ biến là địa táng hay thủy táng, phương thức được ưa chuộng ở Tây Tạng là hỏa táng và thiên táng.
Thiên táng (tib. jhator བྱ་གཏོར་, eng. sky burial) là một thực hành tang lễ tại Tây Tạng, trong đó xác người chết được mang lên núi, để tự phân hủy khi tiếp xúc với thiên nhiên, hoặc bị ăn thịt bởi các động vật như chim kền kền, bởi vậy "thiên táng" còn có tên khác là "điểu táng".
Thiên táng được coi là một trong những hình thức mai táng kỳ dị và bí ẩn bậc nhất trên thế giới.
Thiên táng là hình thức mai táng người chết có từ rất lâu đời ở Tây Tạng. Ảnh: Rex Features
Có hai hình thức thiên táng: cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để lũ kền kền tự tìm đến. Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn.
Như đã nói, Lạt-ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Người ta sẽ bẻ quặp hai đầu gối lên phía trên, phần đầu cho gập xuống ngực rồi bỏ vào bao vải.
Người Tây Tạng thường mang xác người thân đến một gò đất rộng hoặc nơi hẻo lánh để mai táng. Ảnh: Flickr
Xong đâu đó, họ buộc nó vào một đòn khiêng rồi đem đặt ở phòng trước nhà; đến ngày phát tang, họ khiêng xác chết đến một gò đất rộng hoặc đến một nơi hoang dã trên núi cao để mai táng. Hành trình đến nơi mai táng bắt đầu lúc sáng sớm.
Các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và chơi nhạc đám ma, nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết.
Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các "rogyapa" (người xử lý xác chết) sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với một con dao sắc bén.
Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là tay chân của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương còn lại, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ "tiêu thụ" hơn.
Sau đám tang, vị Lạt-ma sẽ tiếp tục cầu nguyện và hành lễ trong bảy tuần liên tiếp (49 ngày). Một hình nộm bằng rơm hay gỗ được mang đến tượng trưng cho xác chết. Vị Lạt-ma lấy một mảnh giấy vẽ mặt người chết dán lên hình nộm rồi ngồi đó tiếp tục hướng dẫn.
Sau 49 ngày, ông đốt tấm giấy phủ mặt hình nộm như một hình thức cho biết người chết đã cắt đứt mọi liên lạc với người sống. Trong nghi lễ cuối cùng này, mọi người trong gia đình xúm quanh lại và nói những câu đã soạn sẵn mà người châu Âu có thể cho là ngô nghê, giả dụ như:
"Này anh kia, anh đã chết rồi, đã đi thật xa rồi. Anh không còn dính dáng đến cái nhà này nữa. Hãy mau mau ăn bữa cơm chót rồi lên đường, từ nay đừng có trở về đây"…
49 ngày là quãng thời gian trùng với phong tục của rất nhiều truyền thống ở các nước phương Đông khác, chẳng hạn như Việt Nam.
Cơ thể chỉ giống như chiếc xe để chuyên chở linh hồn trong quan niệm của người Tây Tạng. Ảnh: Everplans
Thiên táng có vẻ như một tập tục "man rợ". Tuy nhiên, người Tây Tạng lại cho rằng cơ thể con người chỉ là phương tiện, như chiếc xe để chuyên chở linh hồn.
Một khi chiếc xe đó đã quá rệu rạo và linh hồn đã rời bỏ nó, thì nó không còn giá trị gì nữa và nên bỏ đi, trong cách hào phóng nhất là dùng làm thức ăn cho các loài chúng sinh khác.
Tại sao người Tây Tạng chọn hình thức thiên táng cho người quá cố?
Trên thực tế, người Tây Tạng xem thiên táng như một nghi thức hết sức trang trọng, là thứ cúng dường cuối cùng và rốt ráo nhất mà một người có thể thực hiện: hy sinh chính xương thịt của mình cho những sinh linh bị đói, và những loài này sẽ đưa người quá cố về những cõi trời thanh tịnh.
Về mặt lịch sử địa chất, cao nguyên Tây Tạng là hệ sinh thái tồn tại ở nơi cao nhất trên thế giới. Đất đá ở đây cứng lạnh. Người Tây Tạng không thể tiến hành chôn cất dưới lớp đá cứng hay băng lạnh, còn đất thì đắt đỏ. Việc hỏa táng cũng rất khó khăn vì gỗ cây, nhiên liệu đốt rất khan hiếm.
Vùng đất Tây Tạng khắc nghiệt, quanh năm tuyết bao phủ
Bầy kền kền xâu xé xác người chết
Khung cảnh rợn người khi các rogyapa làm việc
Trong khi đó, những đàn kền kền đói lượn khắp bầu trời, và sói lang thang quanh vùng. Với những đặc điểm địa lý đó, thiên táng xem ra là hợp lý nhất với họ.
Dù nhìn nhận của mọi người về tục lệ thiên táng huyền bí có đôi phần "man rợ" nhưng đây vẫn là một trong những nét văn hóa truyền thống thấm nhuần trong đời sống của người dân Tây Tạng.
Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét