1. Tảng Kummakivi, Phần Lan
Tảng Kummakivi dài 7m ở Phần Lan, thăng bằng trên đỉnh của một tảng đá khác. Tảng phía dưới có bề mặt cong, nhẵn, chìm trong đất. Đáng ngạc nhiên là giữa hai tảng đá chỉ có một điểm tiếp xúc rất nhỏ.
Theo văn hóa dân gian Phần Lan, "Hissi", một loại người khổng lồ, đã đặt những tảng đá này. Còn theo các nhà địa chất, sự rút lui của băng đã dẫn đến việc tạo ra những tảng đá này, khoảng 12.000 năm về trước.
2. Cột đá bazan, Canada
Tảng đá bazan hình cột thẳng đứng dài 9m này nhìn ra Vịnh St. Mary ở Nova Scotia (Canada). Để xem tảng đá khổng lồ này, người ta cần đi qua một con đường mòn dài 2,5 km và 235 bậc cầu thang. Khoảng 200 triệu năm trước, trong Kỷ Trias, đá nóng chảy hình thành từ sâu trong lòng Trái Đất và lan rộng khắp bề mặt.
Hiện tượng này đã chia cắt siêu lục địa Pangea và mở ra Đại Tây Dương. Khi dung nham nóng nguội dần, quá trình phong hóa và xói mòn đã tạo thành nhiều cấu trúc đá bazan dạng cột, giống như cột đá ở Vịnh St. Mary.
3. Đá sa thạch, Mỹ
Tảng đá sa thạch đỏ gần 290 triệu năm tuổi, nặng gần 700 tấn này mang tính biểu tượng của Khu vườn của các vị thần, ở Colorado Springs. Sự hình thành của nó bắt đầu khi dạng lỏng của đá sa thạch trầm tích trào lên từ trong lòng Trái Đất. Trong Khu vườn của các vị thần, có hai tảng đá cạnh nhau. Chúng tạo ra một một lối vào tự nhiên, chào đón khách du lịch.
Sức bền của loại đá này đã được thử thách bởi thời gian, đặc biệt là trong các trận động đất. Các nhà nghiên cứu đã chụp ảnh tảng đá và xây dựng các mô hình 3D để có thể mô phỏng trận động đất với độ rung chuyển cần thiết để lật nhào nó. Kết quả chứng tỏ các trận động đất cường độ cao ít xảy ra hơn so với ước tính trước đây.
4. Tảng Idol, Anh
Brimham Rocks là một tập hợp tuyệt vời của những tảng đá sa thạch ở North Yorkshire, Anh. Một trong những tảng đá đó là Idol Rock, còn được gọi là “Thần tượng của Druid” hoặc “Bàn viết của Druid”, cao gần 4,5m và nặng 200 tấn. Cấu trúc khổng lồ này nằm trên đỉnh của một đế hình chóp nhỏ.
Trong nhiều năm, người dân địa phương tin tuyệt tác này đã được chạm khắc bởi những người Anh cổ đại. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã chứng minh điều đó là sai. Đây là kết quả của tự nhiên.
5. Tảng Krishna’s Butterball, Ấn Độ
Tảng đá khổng lồ cao 6m và nặng khoảng 250 tấn đứng trên một chân đế cao 4m trên một ngọn đồi trơn trượt, nằm ở Tamil Nadu, Ấn Độ. Nó là một phần của “Nhóm Di tích tại Mamallapuram” được UNESCO công nhận Di sản Thế giới. Tên “Krishna’s Butterball” có nguồn gốc từ vị thần Hindu, Krishna. Theo thần thoại Hindu, Thần Krishna từng ăn trộm bơ từ kim khí của mẹ mình có tên là “Handi”. Hình dạng của tảng đá này khá giống "Handi".
Tảng đá thăng bằng này còn được gọi là “Vaanirai Kal” trong tiếng Tamil, và điều đó có nghĩa là “Đá của Thần Trời”. Mặt sau trên cùng của tảng đá đã bị xói mòn. Điều thú vị là tảng đá vẫn có hình dạng tròn từ mọi góc độ ngoại trừ phần trên của mặt sau. Trong quá khứ, nhiều vị vua đã cố gắng di chuyển tảng đá nhưng không thành công.
6. Tảng Pinnacle, Mỹ
Pinnacle là một tảng đá sa thạch khổng lồ nhô lên trên địa hình xung quanh ở dãy núi Chiricahua, Arizona. Nó là một điểm đến nổi tiếng và một điểm chụp ảnh yêu thích của du khách. Khoảng 27 triệu năm trước, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ đã thải ra lớp tro dày và nóng màu trắng.
Sau đó, nó nguội đi và đông cứng lại thành một lớp màng cứng, tạo ra khối tro núi lửa đen gần 609m, có hàm lượng silic và đá bọt cao. Từ từ với sự xói mòn, những tảng đá đó biến đổi thành những hình dạng thú vị.
7. Tảng Arches, Mỹ
Cao 29m và nặng 3.600 tấn tảng Arches là một trong những “tác phẩm điêu khắc” hấp dẫn nhất của Vườn quốc gia Arches. Nó được tạo thành từ hai loại đá khác nhau. Đá phía trên có màu đỏ hồng là đá sa thạch Entrada, và loại đá thứ hai là một phần của hệ Caramen, được tạo thành từ đá bùn.
Đá bùn bào mòn nhanh hơn nhiều so với đá sa thạch. Các nhà địa chất cho rằng bệ mềm hơn từ đá bùn sẽ bị tan rã, một ngày nào đó, tảng đá cân bằng này có thể rơi xuống do quá trình bào mòn. Sự cố tương tự đã xảy ra vào năm 1975 khi một tảng đá gần đó được gọi là "Chip-Off-the-Old-Block" bị đổ.
8. Tảng Chiremba, Zimbabwe
Các tảng Chiremba là những khối đá granit khổng lồ nằm chồng lên nhau, tạo thành những hình thù kỳ thú. Những tảng đá này đã được xếp là di tích quốc gia vào năm 1994. Theo trang web chính thức của di tích, những tảng đá này tượng trưng cho hòa bình và ổn định của nền kinh tế quốc gia, được mô tả trên các tờ tiền cũ của Zimbabwe.
Hàng tỷ năm trước, magma hình thành trong vỏ Trái đất và bị ép trồi lên bề mặt. Khi nguội từ từ và đông đặc lại, nó hình thành đá kết tinh cứng, như đá granit. Đá granit ở Chiremba được biết đến với độ cứng, đặc biệt là so với các loại đá trầm tích như đá cát hoặc đá bùn. Do mềm hơn đáng kể, quá trình xói mòn sẽ tiếp tục, có nhiều khả năng những viên đá này sẽ bị bào mòn.
9. Tảng Golden, Myanmar
Chùa Kyaiktiyo, còn được gọi là "Golden Rock", là một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở Myanmar. Tảng đá Vàng có đường kính 25m, nằm trên rìa của một ngọn đồi cao 914m; ngôi chùa trên tảng đá cao khoảng 7m. Tảng đá khổng lồ này hoàn toàn độc lập với phần đế, có diện tích tiếp xúc với đế rất nhỏ. Toàn bộ tảng đá được dát vàng lá tạo nên vẻ hấp dẫn và linh thiêng.
Một niềm tin mạnh mẽ gắn liền với ngôi đền này là bất cứ ai hành hương đến ngôi đền này ba lần trong một năm sẽ được ban phước thịnh vượng, được công nhận và tôn trọng. Theo một trong các truyền thuyết, chỉ có phụ nữ mới có thể đẩy tảng đá và ném nó xuống. Vì vậy, theo quy định của ngôi đền, không người phụ nữ nào được chạm vào tảng đá đó.
10. Tảng Haida Gwaii, Canada
Tảng đá ở Haida Gwaii nằm ngay cạnh đại dương đó đã thu hút khách du lịch trong nhiều thập kỷ. Điều đáng ngạc nhiên là những con sóng lớn vẫn chưa thể di chuyển được tảng đá. Mặc dù không có bằng chứng, nhưng nó có thể được hình thành do sự rút lui của băng hà.
Theo Dan Gibson, Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Trái đất, Đại học Simon Fraser cho biết, trọng tâm của tảng đá tập trung chính xác vào điểm tiếp xúc với lớp đá bên dưới, tạo ra liên kết dường như không thể phá vỡ. Bởi vì tảng đá đó rất lớn và nặng, khối lượng của tảng đá đó và trọng tâm của nó tạo ra một lực ma sát tiếp xúc cao đến mức nó trở thành một vật thể rất ổn định và khó di chuyển. Lực hấp dẫn đơn thuần “dán” nó vào tảng đá bên dưới.
Trí Tuệ Người Mỹ.....
1. Internet
Được phát triển bởi quân đội Mỹ những năm 1960 nhằm kết nối các
máy tính của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Đến đầu những năm 1970, mạng nội bộ
này của BQP Mỹ được kết nối với một số các trường đại học và viện
nghiên cứu tạo nên mạng đầu tiên mang tên ARPANET. Đến những
năm 1980 thì bắt đầu thương mại hóa và 1990 trở đi thì bắt đầu phủ kín
toàn cầu.
2. Điều hòa nhiệt độ
Chiếc máy điều hòa nhiệt độ đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Mỹ
Willis H. Carrier năm 1902. Hãng điều hòa Carrier tồn tại cho đến ngày nay
và là một nhãn hiệu nổi tiếng.
3. Chip CPU máy tính
Bất kể chiếc máy tính bạn dùng nhãn hiệu gì, sản xuất ở đâu thì "bộ não" CPU
của nó chỉ có thể là sản phẩm của Intel hoặc AMD, hai hãng điện tử của Mỹ.
4. Điện thoại di động
Chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên trên thế giới là chiếc
Motorola DynaTAC 800x được chế tạo năm 1983. Khi đó nó có giá
4000 USD và có thể gọi được 30 phút.
5. Điện thoại thông minh
6. Máy bay
Chiếc máy bay đầu tiên bay thành công do anh em nhà Wright chế tạo và
thực hiện năm 1903. Chuyến bay có động cơ, điều khiển được và đã bay
một đoạn dài 6km. Hai anh em nhà Wright được coi là cha đẻ của ngành
hàng không thế giới.
7. Bóng điện
Chiếc bóng đèn sợi đốt thương mại đầu tiên được chế tạo bởi Thomas
Edison năm 1879. Thú vị ở chỗ sợi đốt dùng trong những chiếc bóng
đầu tiên là sợi tre được phủ các-bon và có khả năng thắp sáng 1200 giờ.
8. Truyền hình và TV màu
Hệ thống truyền hình màu đầu tiên thiết kế bởi công ty RCA (Radio
Corporation of America) bắt đầu phát sóng ngày 17.12.1953. Chiếc TV
màu đầu tiên cũng được chế tạo bởi hãng này được xuất ra thị trường năm
1954.
9. Máy photocopy và máy in lade
Đều được phát triển bởi công ty Xerox những năm 1950 và 1970.
10. Còn nhiều sản phẩm nữa nhưng không thể kể hết ở đây được,
thí dụ như Facebook, Yahoo, Google, Youtube, định vị GPS...
Bạn vẫn ghét Mỹ? Bạn có thể cho rằng: "OK, một ông nông dân sáng đi cày,
không dùng internet, không có điện thoại, không biết xài máy tính, tối về
không xem TV, nhà không có điện, chỉ thắp đèn dầu, ăn cơm rau muống
chấm nước mắm, phủi chân rồi đi ngủ thì xài gì của Mỹ?".
Xin thưa ổng vẫn xài đồ của người Mỹ. Trước đây các cụ ta chỉ thắp nến
và dầu lạc, chiếc đèn dầu xuất hiện ở VN vào những năm 1920s khi các
hãng dầu mỏ trong đó có các hãng Mỹ lần đầu vào VN. Khi đó, để bán
được dầu, họ khuyến mãi và phát không các chiếc đèn đốt dầu có bóng
như bây giờ. Vì thế các đèn này còn có tên gọi là đèn Huê Kỳ hay đèn
Hoa Kỳ. Xài đèn dầu là xài sản phẩm Mỹ rồi!
Sưu Tầm
Truyền thuyết về tảng sa thạch Uluru tại Úc châu....
Uluru là tảng sa thạch khổng lồ đổi màu kì lạ được ví như ngọn núi đá linh thiêng của nước Úc.
Với những đường nét thiên nhiên kỳ vĩ ngoạn mục, màu sắc tự nhiên biến hóa khôn lường như một tuyệt tác đến từ thiên thượng, tảng sa thạch Uluru ở trung tâm nước Úc đã trở thành một trong những kỳ quan thiên nhiên vĩ đại nhất thế giới. Những điều kì diệu này đã dẫn dắt tâm hồn lữ khách khám phá cõi mộng mơ. Và nguồn gốc của tảng đá dường như cũng ẩn chứa một điều bí mật.
Uluru, nơi khởi nguồn linh thiêng của văn hóa Thổ dân
Uluru, thường được gọi là Ayers Rock, là một trong những vùng đất nổi tiếng nhất ở Úc châu. Kỳ quan này nằm trong vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta, có chiều cao 348m, dài 3.2km, rộng 1.6km và có chu vi dài 9.1km. Một số người gọi Uluru là “tảng băng trôi trên đất liền” vì phần tham quan được chỉ có thể nhìn thấy trên mặt đất. Phần lớn tảng đá này được cho là chìm sâu vào lòng đất đến 5.9km. Các nhà địa chất học đã ước lượng Uluru có gần 550 triệu năm tuổi và các thổ dân Úc Châu coi đây là một trong những tảng đá lâu đời nhất trên hành tinh.
Ngắm nhìn trực diện hoặc từ cao độ của chim bay, Uluru mang một dáng vẻ huyền bí tĩnh lặng giữa lòng sa mạc Trung Úc. Uluru nổi bật với sự độc đáo dễ nhận ra so với vùng thiên nhiên hoang dã hiểm trở xung quanh. Khi mặt trời mọc lúc bình minh, Uluru rực đỏ; đến lúc hoàng hôn, sắc đỏ càng đậm và bừng lên rực rỡ. Điều choáng ngợp hơn là màu sắc của đá thay đổi thất thường theo thời tiết, khiến người ta đôi lúc không ngờ tới. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn thì thấy Uluru thực sự có màu nâu hòa cùng một ít màu xám.
Màu sắc bất thường của Uluru có thể được giải thích bởi thành phần của nó: đá sa thạch với các hạt bột sắt. Sau quá trình oxy hóa, bột sắt biến thành đỏ, làm cho diện mạo của Uluru đỏ rực và được đặt cho biệt danh là “trái tim đỏ thắm” của nước Úc.
Theo nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, thổ dân Úc đã sinh sống ở khu vực xung quanh đó gần 60,000 năm, điều này cho thấy họ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Thổ dân Anangu của vùng này thực hành một nguyên lý cổ xưa và giữ niềm tôn kính thế giới tự nhiên, cũng như tin rằng mọi thứ trên trái đất đều có ý nghĩa thần bí siêu nhiêu.
Cũng giống như các cộng đồng thổ dân khác ở Úc, người Aboriginal tin vào Tjukurpa, còn được gọi là Dreamtime. Họ tin rằng Dreamtime là một không gian riêng biệt song song với thế giới thực, một khu vực kỳ bí giữa sự sống và cái chết, nơi lưu giữ tất cả các quy luật nguồn gốc của con người và giới tự nhiên.
Theo người Anangu, những vị Thần đã tạo ra thế giới là tổ tiên của họ. Trong thời thượng cổ của Dreamtime, những vị Thần này đã phiêu bạt khắp lục địa châu Úc, ghi lại những gì họ nhìn thấy bằng lời nói hoặc bài hát. Các bậc tổ tiên đã biến hóa ra đất đai, sông suối, đồi núi, đá, thực vật, động vật và con người trong chuyến du ngoạn của họ. Uluru được cho là một kiệt tác của họ trên Trái Đất này. Những chuyến phiêu lưu kỳ bí của tổ tiên trong Dreamtime diễn ra ở Uluru. Trong ngôn ngữ Pitjantjatjara bản địa, nơi này có ý nghĩa là “điểm giao nhau giữa thực tại và giấc mơ”.
Uluru không chỉ đơn giản là một khối sa thạch hùng vĩ đối với người Anangu; đó là vị trí nơi tổ tiên họ cư trú và cũng là nơi khởi nguồn của Đấng Sáng Tạo. Do đó, Uluru được coi là cội nguồn thiêng liêng của nền văn hóa bản địa. Không nghi ngờ gì nữa, đó là huyền năng mà tổ tiên trao lại sau khi tạo ra hành tinh này. Đó dường như là một nơi linh thiêng và bất khả xâm phạm.
Nhiều bức bích họa và chạm khắc lưu lại câu chuyện về tổ tiên của thổ dân có thể được tìm thấy khắp các hang động, đá và khe nứt của Uluru. Người ta nói rằng một số phần nhất định của tảng đá được cho là đại diện linh hồn của tổ tiên, và việc chạm vào đó sẽ cho phép người Anangu bước vào Dreamtime, kết nối với tổ tiên và được ban phước lành.
Truyền thuyết cổ xưa của Uluru
Văn hóa và lịch sử của Uluru, cũng như màu sắc bí ẩn của tảng sa thạch mang lại nhiều điều kỳ lạ cuốn hút. Có một câu chuyện về nguồn gốc khác, ít được biết đến về Uluru. Đây là một câu chuyện thần thoại từ giới tu luyện.
Tiến sĩ Owen Yao, một chuyên gia về vật liệu siêu dẫn, đã kể lại giai thoại này. Cách đây hơn hai thập niên, lần đầu tiên ông được nghe câu chuyện này từ một người tu luyện tại cao tầng hồi tháng 05/1999. Sau đó, ông đã thuật lại câu chuyện mà mình nghe được.
Trước khi chúng ta thưởng thức câu chuyện, sẽ là một ý kiến hay nếu bạn mở rộng một số hiểu biết về kết cấu không gian và thời gian mà Tiến sĩ Yao đã đề cập.
Hạt quark là loại hạt nhỏ nhất mà khoa học ngày nay biết đến. Mặc dù các nhà khoa học không ủng hộ việc định lượng kích thước của các hạt, nhưng người ta biết rằng các hạt quark có thể nằm bên trong một hạt proton. Cho đến nay, người ta vẫn không biết hạt nhỏ nhất – loại hạt nhỏ hơn so với hạt quark là như thế nào.
Khi chúng ta hình dung một nguyên tử, sẽ có hạt nhân nằm ở trung tâm của nguyên tử đó và các electron quay quanh hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân được tạo thành từ các proton, trong khi proton được tạo thành từ các quark.
Bây giờ hãy mở rộng dung lượng của trí tưởng tượng, chúng ta có thể thấy hạt nguyên tử giống như một hệ mặt trời, với các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Nếu chúng ta mở rộng liên tưởng thế giới bên trong hạt nhân nguyên tử có kích thước giống như một hệ ngân hà, chúng ta sẽ phát hiện ra có vô số hệ mặt trời bên trong đó. Nếu tiếp tục liên tưởng thế giới rộng lớn đó có quy mô vũ trụ, tương đương với việc bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thiên hà xoay chuyển trong đó.
Các nhà khoa học có thể phát hiện các hành tinh phát sáng trong vũ trụ dễ hơn nhiều so với những hành tinh không phát sáng. Do đó, những gì có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi vẫn còn khá hạn chế.
Câu chuyện của tiến sĩ Yao truyền tải ý tưởng “vũ trụ nhỏ” này không hề huyền hoặc hay khó hiểu. Tương tự, các nguyên tử có kích thước khác nhau cũng sẽ có tuổi thọ khác nhau. Kết quả là, nếu lý thuyết này được áp dụng cho các thiên thể vũ trụ, các vũ trụ và thiên hà khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau. Tuổi thọ của một vũ trụ có thể kéo dài một cách phi thường; vượt qua tất cả các tầm hiểu biết mà con người biết đến, trong khi tuổi thọ của một số nguyên tử có thể chỉ là trong giây phút ngắn ngủi. Thời gian và không gian đều có tính tương đối.
Trong các chiều không gian khác nhau sẽ có thời gian tương ứng khác nhau. Ví dụ, trong một không gian khác thời gian trôi qua với tốc độ này, nhưng đối với không gian trong Trái Đất chúng ta thì thời gian sẽ có tốc độ sai biệt khác. Khi tiến sĩ Yao nhắc lại câu chuyện mà ông từng được chia sẻ, ông đã đề cập đến chu kỳ “giữa của lịch sử của vũ trụ”. Tính toán chính xác thời điểm đó là điều không thể bởi vì chúng ta không thể biết được vũ trụ có bao nhiêu tuổi hoặc tốc độ thời gian của vũ trụ đó.
Tiến sĩ Yao nói về câu chuyện mà ông đã từng nghe, “Có lẽ đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng tôi vẫn tin rằng câu chuyện này có thật, và những người khác thì rất dễ coi đó là một chuyện thần thoại. Câu chuyện diễn ra vào trung tầng của vũ trụ, trong một thời kỳ có thể được gọi là giai đoạn giữa của lịch sử vũ trụ.
“Vũ trụ mà chúng ta đang sống chỉ là một tiểu vũ trụ nhỏ bé. Nó nhỏ bé đến mức chỉ có thể được coi là một hạt bụi trong một không gian vũ trụ to lớn hơn. Nếu ngay cả mép ngoài cùng của không gian vũ trụ nhỏ bé này chúng ta còn chưa nhìn thấy được, vậy bạn có thể tưởng tượng là đại thiên thể vũ trụ bao bọc phải lớn đến mức nào không?
“Trong buổi đầu sơ khai của đại thiên thể vũ trụ, tất cả sự sống đều đẹp đẽ phi thường, và vũ trụ tinh khiết không hề tồn tại ma quỷ hay bại hoại.” Tuy nhiên, khoảng thời gian hoàng kim này không thể tồn tại mãi mãi, theo nguyên lý Phật giáo được gọi là thành, trụ, hoại, diệt. Tại thời điểm sự sống bắt đầu, vạn vật đều tốt đẹp và thuần khiết. Xấu ác không hề tồn tại, cũng không có cái gì gọi là cuộc sống đồi bại. Khi vũ trụ đến thời trung kỳ trong quá trình phát triển, những cái ác đã bắt đầu xuất hiện dưới hình dạng của một con ác ma mang theo mục đích làm những điều xấu ác. Có rất nhiều sinh mệnh trong vũ trụ, đặc biệt là Phật, Đạo, và Thần đều muốn tiêu diệt ác ma này ra khỏi vũ trụ, do đó họ đã giao chiến với nó. Bởi vì ác ma này ở tầng giữa, nó cũng có năng lực rất to lớn. Nhiều vị Thần đã bị đánh bại và thậm chí bị thương trong trận chiến chấn động đó.”
“Cuối cùng, trong lúc mọi người tuyệt vọng nghĩ rằng con quái vật quá hung tợn không thể đánh bại, thì bỗng nhiên một vị Thánh Vương xuất hiện mang theo một Pháp Luân.” Ngài được tôn xưng là bậc Đại Giác Giả, hay còn gọi là Thánh Vương. Thánh Vương mang theo Pháp Luân đến để tiêu diệt ác ma này vì những tội ác tày trời không kể xiết mà nó gây ra đã ảnh hưởng đến toàn thiên thể vũ trụ. Ngài đã giao chiến với nó. Đó là một cuộc chiến chấn động thiên khung. Vào thời điểm đó, các sinh mệnh trên toàn vũ trụ gọi cuộc giao tranh này là cuộc đại chiến giữa thiện và ác trong thiên thể vũ trụ.
“Họ đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng, họ đã sử dụng nhiều loại pháp khí và thậm chí cả thần thông và thần chú.” Có rất nhiều chi tiết, và tôi đã nghe câu chuyện này hơn 20 năm trước, vì thế thật khó mà mô tả chính xác cách mà họ chiến đấu. Tuy nhiên, cuối cùng vị Thánh Vương đã tiêu diệt con quái vật kia. Trong khi con ác ma bị đánh bại, thì Ngài cũng bị thương. Một giọt máu của Ngài hòa với một giọt máu của con quái vật và rơi xuống Trái Đất tạo thành một sa thạch màu đỏ thẫm và cuối cùng hạ cánh xuống nước Úc. Đó chính là tảng đá khổng lồ Uluru ngày nay.”
“Có một điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là câu chuyện này diễn ra vào giữa quá trình phát triển của vũ trụ. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học xác định rằng tảng đá này mới chỉ 500 triệu năm tuổi. Người ta sẽ thắc mắc rằng làm thế nào mà chuyện này có thể xảy ra được. Vâng, có thể nói rằng thời gian mà chúng ta đang có hôm nay chỉ mang tính giới hạn. Thời gian là tương đối, và thời gian của những không gian khác nhau cũng có sự biến hóa khác nhau. Vì thế, sẽ không chính xác nếu chúng ta đánh đồng khái niệm thời gian hiện có của chúng ta với trường thời gian của không gian vũ trụ lớn hơn. Nói cách khác, một triệu năm trên Trái Đất này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian ở các không gian khác. Có thể nói, kể từ khi giọt máu đó rơi xuống Trái Đất, thời gian mà tảng đá đó trôi qua và trải qua không thể được xác định chính xác chỉ bằng máy móc.”
“Vì vậy giọt máu rơi xuống Trái Đất này thực ra đã có từ rất lâu, rất lâu rồi. Mặc dù, giọt máu được hợp nhất thành một tảng đá khổng lồ mà chúng ta thấy ngày nay, nhưng trong vi quan hơn nữa của giọt máu, chính nghĩa và tà ác vẫn đang giao chiến chưa ngừng nghỉ. Thỉnh thoảng, bạn thậm chí có thể lắng nghe âm thanh của đao kiếm va vào nhau và tiếng vó ngựa cùng binh lính khi ghé tai vào tảng đá. Màu sắc của sa thạch cũng biến hóa khôn lường theo những thời điểm khác nhau.”
Nếu tảng đá này thực sự có lịch sử lâu đời như vậy, liệu có ý nghĩa đặc biệt nào đằng sau câu chuyện truyền thuyết này?
“Điều tôi học được từ sự việc giọt máu rơi vào Trái Đất là trong vũ trụ này có tồn tại cả thiện và ác.” Bởi vì thiện và ác hoàn toàn đối lập nhau, thiện sẽ thắng ác miễn là con người vẫn còn tính thiện. Đây là điều tốt đẹp mà nhân loại nên có. Quan điểm này cũng phản ánh rõ nét ở Uluru, trên bề mặt và cả lịch sử của nó, những cuộc chiến ở vi quan vẫn tiếp diễn chưa ngừng. Tôi tin rằng ý nghĩa sâu sắc đó chính là; cái ác phải bị diệt trừ.”
Tiến sĩ Yao bày tỏ rằng ông đã có thể hiểu được phần nào ý nghĩa đặc biệt thông qua truyền thuyết, đồng thời ông cũng khám phá ra rằng khi mọi người nhìn vào cùng một đồ vật, họ sẽ có những diễn giải khác nhau.
Ông giải thích: “Tất nhiên, câu chuyện về tảng sa thạch cổ xưa và lâu đời hơn so với sự tồn tại của người bản địa. Người bản địa tin vào một câu chuyện thần thoại khác, và họ đều khao khát gắn kết những điều không thể giải thích được với tổ tiên của mình. Đây là một khát vọng hoàn toàn tự nhiên. Theo các chuyên gia khoa học ngày nay, Uluru không chỉ là khối sa thạch hoàn chỉnh còn lại lớn nhất trên thế giới, mà nó còn không bị phân tán vào môi trường xung quanh. Đó thật sự là một vật thể khổng lồ rơi từ không gian khác và hạ xuống hoàn toàn nguyên vẹn ở Trái đất chúng ta. Nó trông hoàn toàn khác so với địa hình xung quanh.”
“Tất nhiên, vẫn có những ý tưởng và giả thuyết khác nữa, nhưng nhìn từ góc độ của người tu luyện, Uluru thực sự là một vật phẩm của tương lai.” Sa thạch hiện diện ngay trước mắt chúng ta, nhưng những gì con người có thể hiểu biết và lĩnh hội trọn vẹn từ nó vẫn còn khá nhiều hạn chế. Như tôi đã nói trước đây về tính tương đối của thời gian và nhiều tầng vũ trụ khác nhau, khoa học không thể giải thích tất cả các sự việc bằng những quan sát của cặp mắt trần này.”
Cho dù đó là truyền thuyết Dreamtime của thổ dân hay câu chuyện thần thoại mà tiến sĩ Yao đã nghe, cả hai đều để lại cho chúng ta những câu hỏi chưa có lời giải đáp: Nguồn gốc của vũ trụ là gì? Con người đã được tạo ra như thế nào? Và những Đấng Sáng Tạo có dự định gì khi để loài người sinh tồn trong thế giới ngày nay? Dreamtime được các thổ dân xem như một sự khởi đầu không có hồi kết. Họ coi đó là khoảng thời gian tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Truyền thuyết cổ đại qua lời kể của tiến sĩ Yao trao cho chúng ta cơ hội khám phá tri thức sâu hơn về quá trình thành, trụ, hoại, diệt của vũ trụ.
Thanh Ân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét