.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

17 tháng 12 2022

Hé lộ các bức ảnh hiếm hoi ghi lại những điều ít người biết trong quá khứ

 

Những người chia sẻ các bức ảnh này mô tả nó như 'bộ sưu tập hình ảnh lịch sử gây tò mò của nhiều năm trước'.

Khung cảnh bên trong một chiếc máy bay vào năm 1930.

Bức ảnh của một nữ chiến binh Samurai vào thế kỷ 19.

Ảnh chụp nữ hoàng Genepil - nữ hoàng cuối cùng của Mông Cổ, vào năm 1920.

Chân dung nhà thám hiểm Bắc Cực Peter Freuchen và vợ - họa sĩ minh họa thời trang Dagmar Cohn. Bức ảnh này được chụp vào năm 1947.

Haruo Nakajima và Momoko Kochi trên phim trường Godzilla, năm 1954.

Một kỹ sư nối dây một chiếc máy tính thời kỳ đầu của IBM năm 1958.



Nikola Tesla ngồi trong phòng thí nghiệm của mình với “Máy phát phóng đại”, tháng 12 năm 1899.

Khung cảnh trên một chiếc tàu chở những người lính trở về nhà sau Thế chiến thứ 2. Bức ảnh này được chụp vào năm 1945.

Một đám đông ở quảng trường Thời Đại, thành phố New York. Bức ảnh này được chụp vào ngày 7/5/1945.

Thử nghiệm mũ bảo hiểm vào năm 1912.



Hình ảnh những chú mèo đen xếp hàng chờ casting cho một bộ phim.
Một người đàn ông duyệt sách trong Thư viện công cộng của Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ. Nó đã bị phá hủy vào năm 1955.

Vào những năm 1960, các quán bar ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ thuê người khiêng những vị khách say xỉn về nhà bằng cách cho họ ngồi vào những chiếc giỏ.

Hình ảnh đính kèm thông báo công cộng nhằm truyền tải thông điệp chống uống rượu đầu những năm 1900.

Vào cuối những năm 1930, Budapest, Hungary đã cố gắng giảm tỷ lệ tự sát bằng cách thành lập “Câu lạc bộ nụ cười”: Một câu lạc bộ dạy mọi người cười.

Cersei(Bored Panda)


Sự ra đời của chữ quốc ngữ

Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh

 


Lisboa - Bồ Đào Nha

Tiến sĩ  Nguyễn Tường Bách (Đức Quốc)

Bồ Đào Nha là dân tộc của những người đi biển. Hơn thế nữa, từ xưa, họ là những người chịu bỏ xứ đi tha hương. Lisboa là cảng biển thiên nhiên duy nhất của bán đảo Iberia, từ trước công nguyên đã là một trung tâm chính trị và kinh tế. Lisboa nằm ngay trên cửa biển, hòa nước ngọt của sông Tejo vào nước mặn của Đại Tây Dương, mênh mông một màu nước, khơi gợi lòng viễn du của một dân tộc sẵn sàng lên đường. Thực vậy, kể từ thế kỷ thứ 15, khi tài đi biển của người Bồ Đào Nha lên đến đỉnh cao, quốc gia này bành trướng thành cường quốc số một ở Châu Âu, chiếm lĩnh nhiều thuộc địa ở Brazil, Châu Phi, Ả-rập, Ấn Độ và Trung Quốc.

. . .Năm 1511 thuyền nhân Bồ Đào Nha bắt đầu nhắm đến Trung Quốc và Nhật Bản. Họ vòng từ miền nam Ấn Độ, đi đường biển dọc theo miền Trung Việt Nam để lên đảo Macau

Nhà truyền giáo đến với cộng đồng bằng thuyền ở Việt Nam xưa

Hẳn họ đã dừng chân tại Hội An để buôn bán và tiếp tế lương thực, nên năm 1524 họ dựng một tấm bia đá ở cù lao Chàm. Song song, các nhà truyền giáo lần lượt đến Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Trong những năm cuối của thế kỷ thứ 16 các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha của hai dòng thánh Francisco và Agustino đến Việt Nam, nhưng cuối cùng bỏ cuộc.

 

Đầu thế kỷ thứ 17 các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha lại đến Việt Nam một lần nữa và lần này họ thành công. Dòng Tên* chính thức được thành lập ở Đàng Trong năm 1615. Đàng Ngoài năm 1627. Trong giới giáo sĩ dòng Tên người Bồ có một nhân vật xuất sắc, đóng một vai trò lịch sử trong nền văn hóa Việt Nam, đó là Francisco de Pina. Pina sinh  năm 1585, đến Macau năm 1613, đặc biệt rất giỏi tiếng Nhật. Năm 1617 ông đến Đàng Trong truyền giáo và bắt đầu dịch một số văn bản của Ki Tô giáo ra tiếng Nôm, một thứ chữ Hán được bản địa hóa.. Thế nhưng Pina nhận thấy các nhà truyền giáo đồng nghiệp có một khó khăn trầm trọng , đó là họ không sao học được chữ Nôm. Chàng linh mục trẻ tuổi Pina thấy chữ Nôm không thể là phương tiện giao tiếp với người bản xứ, ông nghĩ ra một cách đơn giản. Ông thử lắng nghe người Việt phát âm ra sao rồi dùng mẫu tự la tinh để diễn tả âm tiết theo cách mà tiếng Bồ Đào Nha thường làm. Đó là thời điểm khai sinh của chữ quốc ngữ chúng ta ngày nay. Theo lời xác nhận của chính Pina, kể từ năm 1622, ông đã xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho hợp với thanh điệu và lối phát âm của tiếng nói Việt Nam. Pina cũng soạn cả một tập văn phạm thô sơ cho loại chữ viết mới mẻ này. Có lẽ trên thế giới không có nơi nào có một thứ chữ viết được hình thành trong điều kiện như thế.

 

Năm 1624 Francisco de Pina mở trường dạy tiếng Việt cho các nhà truyền giáo khác. Trong số người đến học với ông có hai vị quan trọng, một người đã lớn tuổi là António de Fontes (1569 -?), sinh tại Lisboa. Vị kia chính là Alexandre de Rhodes (1591-1660), sinh tại Avignon, Pháp.Hai vị này lãnh hai trọng trách, de Fontes là trụ cột cho giáo xứ truyền giáo ở Đàng Trong, còn de Rhodes sẽ ra Đàng Ngoài vào năm 1626, lúc đó trong thời kỳ của Chúa Trịnh Tráng. Một ngày nọ trong tháng12 năm 1625, một chiếc tàu của Bồ Đào Nha bỏ neo ở vịnh Đà Nẵng, Pina lên tàu để mang hàng hóa vào bờ. Khi đến bờ chẳng may thuyền chìm, Pina chết tại đó, ông chỉ sống được 40 tuổi.

 

Sau cái chết bi thảm của Pina, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục xây dựng chữ quốc ngữ mà hai nhân vật có công nhất chính là hai người Bồ, Gaspar de Amaral (1549-1646) và Antonio Barbosa (1594-1647). Còn Alexandre de Rhodes thì bị chúa Trịnh Tráng trục xuất năm 1630, phải đi Macau. Mười năm sau, năm 1640 de Rhodes trở lại Đàng Trong và đến năm 1645 bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. De Rhodes trở về La Mã và năm 1651 ông cho xuất bản tập tự điển Việt-Bồ Đào Nha-La Tinh (Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum).

 

Trong các đời sau, nhiều người tôn Alexandre de Rhodes là người sáng tạo chữ quốc ngữ nhưng thực ra đó là công của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, mà người đầu tiên phải là Francisco de Pina.

 

Một tình cờ của lịch sử đã đưa các vị giáo sĩ Bồ Đào Nha phát minh ra một loại chữ viết cho cả một dân tộc xa lạ, trong đó họ buộc phải dùng mẫu tự và âm tiết của ngôn ngữ mình để diễn tả một tiếng nói khác, vốn mang đầy thanh âm trầm bổng như tiếng chim. Mục đích ban đầu của chữ quốc ngữ là để cho các nhà truyền giáo nói được tiếng Việt và giao tiếp với cộng đồng tôn giáo của mình bằng chữ viết. Về sau, khi các nhà cai trị người Pháp đến Việt Nam, họ cũng không kham nổi chữ Hán lẫn chữ Nôm. Giải pháp thuận tiện của người Pháp là buộc mọi người Việt Nam phải sử dụng chữ quốc ngữ và có lẽ đó cũng là lý do tại sao vai trò của Alexandre de Rhodes được nêu bật.

 

Từ 1930 chữ quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt.

 

Chú thích: * Bài viết trích từ chương Những Người Đi Biển, trong tập bút ký "Đường Xa Nắng Mới" của TS Nguyễn Tường Bách, tên bài viết do blog tự đặt.

 

¤¤¤

 

Sự ra đời của chữ quốc ngữ -

Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh

 

CHỮ QUỐC NGỮ

 

Nhân kỷ niệm 85 năm bãi bỏ chữ Nho (1919) và

80 năm (1924) quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy

tại cấp tiểu học Việt Nam


Alexandre de Rhodes (1591 - 1660)

Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936)


Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.

Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ông là người có công rất lớn trong việc La-mã hoá tiếng Việt (nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh).

 

Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. trong việc La-mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.

 

*** Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La-mã này được chúng ta ngày nay gọi là chữ quốc ngữ (chữ viết của quốc gia)

 

***Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để làm mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ - Hà Nội.

 

Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và còn trả lời được các câu hỏi của thày giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đương lúng túng.

Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức.

 

Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc.

Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh. Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm tại Marseilles. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp.

 

Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do.

Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.

 

Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ.

Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière, v.v. và cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp.

 

Bản dịch Kiều của ông Vĩnh rất đặc sắc, vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm),Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được.

 

Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ quốc ngữ.

 

Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt.

 

Ngày 18 tháng 9 năm 1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học.

Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt – La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ quốc ngữ.

 

Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình. Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh.

Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông. Tòa báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 vì sốt rét.

 

Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Sepole.

Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp “Một tháng với những người tìm vàng”. Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông.

 

Con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của Mình đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt.

 

---Tôi đã vẽ bức tranh Sự ra đời của chữ quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam – Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.

 

Lời cảm ơn:

 

Tác giả bài viết này biết ơn thân sinh của mình – nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học, khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là gián điệp còn Nguyễn Văn Vĩnh là bồi bút của Pháp.

 

Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và ông Nguyên Lân Bình - cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh vì những câu chuyện xúc động về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng như của gia tộc cụ.

 

Tác giả xin cảm ơn thày Trí - cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh , đồng thời từng là thày dạy toán của tác giả khi tác giả là học sinh trung học.

 

Nguyễn Đình Đăng

Tokyo, 10/11/2004

 Fwd Fr: 'trung do' via PhucHungViet


Ký ức về Sài Gòn xưa của những người tỉnh lẻ tuyệt vời như thế nào?

Tôi xuất thân là một thanh niên tỉnh ở miền Trung lên Sài Gòn học tập với ý định lập nghiệp, kiếm cái nghề mà sinh sống. Cái năm tôi vào Sài Gòn là khoảng 1960, 1970, cách đây đâu đó cũng phải gần 50, 60 năm rồi. Cứ tưởng lâu như vậy thì chắc tôi cũng quên, chẳng nhớ иổi cái gì cả. Vậy mà tự dưng bây giờ nhắc lại trong đầu tôi lại hiện rõ mồn một những hình ảnh ngày xưa, cứ như chuyện đó mới xảy ra gần đây vậy.

Từ trước khi vào Sài Gòn, tôi đã nghe nói ở đây được mệnh danh là Sài Gòn hoa lệ. Quả thật là “hoa cho người giàu” mà “lệ cho người nghèo”. Thân là sinh viên nghèo mới chân ướt chân ráo vô Sài Gòn nên chỉ dám đến những nơi dành cho dân lao động. Lúc đó tôi nuôi chí vừa học vừa làm để kiếm cái nghề sinh nhai. Thuở đó không có phương tiện đi lại nên để tiện cho việc di chuyển, tôi tá túc ở cái khu Trương Minh Giảng suốt cả quãng đời đi học và đi làm của mình. Sau này khi đã trưởng thành, cần kiếm một căи nhà thì tôi cũng chỉ quanh quẩn ở khu ấy. Vậy nên trong ký ức của tôi, Sài Gòn là khu lao động, nhà ở lụp xụp, nằm ở bờ kinh Nhiêu Lộc, nhưng mà bây giờ thì không còn điều đó nữa.

Còn nhớ cái lúc mới bước chân vào Sài Gòn đi học, tôi may mắn quen được mấy anh bạn cùng xóm trọ. Mỗi khi không phải đi làm thêm, tụi tôi thường cùng nhau ngồi ở quán vỉa hè sau những buổi học, nhấm nháp ly cà phê đen ít đá không đường cho đỡ thèm, coi như là thú vui thi vị, chứ bình thường chúng tôi thường gọi ly trà đá là chủ yếu, làm gì có tiền mà uống cà phê suốt. Bà chủ quán thấy chúng tôi gọi trà đá cũng chẳng nói gì, chắc bà cũng hiểu cho đám sinh viên nghèo này. Tôi còn đam mê ngắm nhìn những hàng cây me xanh trên đường Nguyễn Du. Cứ độ buổi chiều rảnh rảnh là tôi đi bộ dưới hàng me, mỗi khi có gió thổi qua, ʟá me nhỏ xíu mơn theo cơn gió rơi xuống vai của chiếc áo sơ-mi trắng, có lúc tôi còn bỏ ʟá lên miệng nhai. Tôi cùng thích dạo lang thang những buổi chiều sau giờ học ở khúc Đại học Văи Khoa, gần nhà thương Grall (Trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, nhà thương Grall còn được gọi là nhà thương Đồn Đất, nay là вệин viện Nhi Đồng 2). Ở đấy có hai hàng cây cao giao nhau, phía xa xa cuối đường là chủng viện Công Giáo được xây với tường gạch màu đỏ. Hình ảnh ấy đẹp, tuyệt vời như một bức tranh sơn dầu được tô điểm bởi họa sĩ thiên nhiên. Tôi có cảm tưởng như đó là con đường đẹp nhất mà tôi từng thấy.


Những hàng cây xanh rợp bóng mát

Để nói về vẻ đẹp của Sài Gòn  нồi đó, người ta lại càng nhớ đến hàng cây cổ thụ cao thẳng tắp từ khu Ba Son chạy ra đường Đinh Tiên Hoàng. Con đường ấy luôn tỏa bóng mát, thỉnh thoảng nhìn trên mặt đất sẽ thấy vài tia nắng chiếu qua kẽ ʟá, rọi xuống đường tạo thành những vết loang lổ màu cát, nhấp nháy vô cùng đẹp. Thời ấy Sài Gòn nhiều cây nên mát lắm, tôi thích không khí thời đó, nóng nhưng không oi. Mà nếu có oi thì đi vài bước sẽ lại gặp cây xanh phủ rợp bóng làm người ta cảm thấy dễ chịu. Tôi không những thích đi dạo ở khu Ba Son với Đinh Tiên Hoàng để ngắm hàng hàng cây xanh mát mà còn thích tản bộ trên con đường Đoàn Thị Điểm (nay đổi tên là đường Trương Định) nữa. Ở đó có nhiều căи nhà được xây cất khang trang và sang trọng lắm. Là một sinh viên nghèo từ tỉnh lên thành phố, tôi ngơ ngác ngắm nhìn căи nhà đồ sộ ấy lấp ló qua hàng rào hoa giấy với đủ màu sắc đỏ vàng, lòng cảm thấy những tòa nhà ấy thật đẹp, lại ước ao mình được sở hữu căи nhà này.

Lắm hôm đi qua bạn ăи ké cơm ở khu ký túc xá sinh viên Ngô Gia Tự, trước những năm 1975 thì nơi đó gọi là đại học xá Minh Mạng. Nơi đây hầu hết là sinh viên các tỉnh, chủ yếu là dân miền Trung. Tôi không đăиg ký học ở đây nên tôi không ở khu ký túc xá này. Tôi chỉ thường đến đây để ăи cơm, ở ké và nhất là có bạn bè đồng hương để buôn chuyện cho đỡ nhớ nhà.

Có hôm đi dọc đầu đường Trương Minh Giảng qua những căи nhà lớn, tôi lại được ngửi thấy mùi thơm ngát tỏa ra từ hoa ngọc lan ở các cây mọc trong sân vườn. Kèm theo đó là tiếng dế kêu “réc réc” nghe rất vui tai. Bây giờ nghĩ lại, hình ảnh đó vẫn như in trong trí nhớ của tôi.

Tôi học tập, làm việc và sinh sống ở Sài Gòn đến bây giờ cũng được mấy chục năm nhưng hàng xóm quanh tôi chẳng ai hỏi tôi gốc ở đâu. Bởi vì ai đã đến Sài Gòn ở dù ít hay nhiều năm thì vẫn gọi là người Sài Gòn. Cái  нồi năm 1954 có nhiều người gốc Bắc di cư vào Sài Gòn. Ở miền Trung cũng có Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,… Vùng Đông Nam Bộ thì có nhiều người từ miền Tây lên. Nói chung ở đây không phân biệt mọi người đến từ đâu, cũng không ai hỏi điều ấy. Một khi đã ở Sài Gòn thì đều là người Sài Gòn, là anh em hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Đó cũng là một điểm rất riêng của người Sài Gòn.

Tôi còn nhớ dạo mấy ngày đầu mới bước chân lên Sài Gòn, chưa tìm được nhà trọ nên tôi phải nằm ngủ ở ghế đá công viên Tao Đàn. Nhưng mà thời đó thiết quân luật từ nửa đêm, mọi người không được ra đường. Vì tôi ngủ ngoài ấy nên bị dựng dậy bởi 2 anh cảnh ѕáт, rồi họ dẫn tôi về bót cảnh ѕáт ở chợ Bến Thành. Tôi chỉ đành nằm lại đó một đêm, đến sáng hôm sau có một ông sĩ quan đến, sau khi nghe ngọn ngành những gì tôi trình bày, ông cũng thông cảm rồi móc bóp cho tôi tiền ăи sáng và uống cà phê, dặn tôi lên đây tìm cái chữ, cái nghề thì học hành đàng hoàng. Điều đó là tôi nhớ mãi, đó là tình người Sài Gòn đầu tiên mà tôi cảm nhận được từ khi bước chân lên đây.


Sài Gòn còn là nơi cho tôi cảm nhận được sự bảo bọc, chở che của người nghèo với người nghèo. Thời đó, khi thất nghiệp, tôi thường ăи cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Chắt bóp được vài đồng chỉ đủ mua mỗi cơm trắng nên tôi xιɴ thêm xì dầu chan với cơm ăи dằn bụng. Chị chủ quán hỏi tôi sao không lấy đồ ăи, tôi nói dối là mình ăи chay, chị cười. Vài hôm sau, tôi cũng mua cơm trắng chan xì dầu, nhưng khi xới cơm lên thì tôi thấy dưới lớp cơm trắng ấy có thêm miếng đậu hũ, có hôm thì miếng thịt, có khi tôi lại có thêm hột vịt kho. Tôi mắc cỡ quá nên không dám ăи ở đó nữa, phần vì mắc cỡ, phần vì ngại. Nhưng mà thật lòng tôi cảm ơn chị chủ quán nhân hậu đã cưu mang tôi. Sau này kiếm được côɴԍ việc làm thêm bán báo ở khúc đường Phạm Ngũ Lão, tôi quay lại đường Trương Minh Giảng nhưng quán đã đổi chủ, tôi không biết chị chủ đã chuyển đi nơi nào, thật tiếc vì tôi còn chưa kịp trả ơn cho chị.

Thêm một điều khiến tôi nhớ mãi con người Sài Gòn là cái tính thương người, ưa làm việc thiện. Lúc vô Sài Gòn tôi không được ăи uống đầy đủ, lại là người nắng không ưa, mưa không chịu nên dễ bị вệин vặt. Thấy vậy, hàng xóm người thì nấu cho tôi chén cháo, người cho tôi viên тнuốc, họ chăm sóc tôi như người nhà của họ vậy. Mỗi lần như thế tôi vô cùng xúc động, cái ân tình này tôi không biết để đâu cho hết.

Bây giờ mỗi khi nhắc đến Sài Gòn, người ta đều nhắc đến đất chật người đông, xe chạy đầy đường, dinh cơ xa hoa, nhà hàng sang trọng. Nhưng mà đối với người gốc gác tỉnh lẻ như tôi thì Sài Gòn là nơi đầy ắp tình người, là những hàng cây xanh mát rượi, là nơi có nhiều kỷ niệm làm tôi không sao quên được. Sài Gòn bây giờ đã đổi tên, nhưng với tôi và những người Sài Gòn xưa thì vẫn quen gọi bằng cái tên quen thuộc này, bởi lẽ cái tên ấy chứa quá nhiều kỷ niệm trong tôi.

10 điều tuyệt vời nhất chỉ có ở Sài Gòn.

Vì sao Sài Gòn luôn là nơi thu hút tất cả mọi người đến với mình? Câu trả lời rất đơn giản là: Vì Sài Gòn rất tuyệt vời!


Tôi là một người Hà Nội, và tôi sống tại Sài Gòn.

Người Sài Gòn: “Hỏi hoài mệt quá”

1. Người Sài Gòn luôn hòa đồng và vui vẻ. Họ không phân biệt vùng miền mà luôn thân thiện với tất cả. Nếu bạn là một người từ xa tới sống ở Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập được với người dân nơi đây bởi họ luôn chào đón bạn một cách tự nhiên và hồ hởi nhất.

2. Đến Sài Gòn, bạn sẽ gặp những biển chỉ dẫn hết sức thú vị, hài hước do chính người dân dựng lên: “Bệnh viện X là tòa nhà màu vàng có hình mẹ bồng con, bà con cô bác cứ nhìn theo hướng mũi tên là thấy!” hay là “Tìm đường Y bạn cứ đi thắng 5m rẽ phải rồi nhìn tay trái thấy đường nhỏ nhỏ là nó đó. Hỏi hoài mệt quá!”. Đó đã trở thành một đặc trưng rất dễ thương và dí dỏm của Sài Gòn khiến một khi đã gặp là không bao giờ quên được.


3. Người Sài Gòn nhiệt tình giúp đỡ người khác, kể cả đó là người không quen biết. Đã bao giờ chạy xe ngoài đường, bạn giật mình khi thấy có người rượt theo chỉ để nhắc bạn gạt chân chống chưa? Bạn chưa kịp nói câu cảm ơn thì người đó đã đi mất? Đó là người Sài Gòn đấy. Họ giúp đỡ người khác nhưng không đòi hỏi câu cảm ơn hay một sự đền đáp nào cả. Khách du lịch đến đây cũng đừng ngại hỏi đường người xung quanh. Không những chỉ tận tình từng ngã tư, góc phố, họ còn có thể dẫn bạn đi nếu tiện đường.

4. Con gái Sài Gòn nhẹ nhàng, khéo léo nhưng cũng không kém phần năng động. Con trai Sài Gòn thì mạnh mẽ, khỏe khoắn và ga lăng. Nếu một lần vào tham quan trường đại học, hoặc tham gia những hoạt động của thanh niên Sài Gòn, bạn sẽ phải ồ lên: “Sao bọn họ có thể năng nổ, nhiệt tình và tháo vát đến thế!”.

Ẩm thực Sài Gòn: Sự sáng tạo là vô hạn

5. Sài Gòn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của mọi vùng miền. Từ những món mặn như phở Hà Nội, bún bò Huế, mỳ Quảng,... đến những những món ăn vặt như bánh tráng trộn, chè khúc bạch, nem chua rán, trà chanh,... đều có tại nơi đây. Vì vậy, chỉ cần hỏi một người am hiểu Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức no nê những món ăn đặc sắc mà không cần đi vòng quanh đất nước.

Sài Gòn không có đặc sản riêng, nhưng người dân biết sáng tạo ra những món đồ ăn thức uống lạ và độc đáo từ những gì thông thường nhất. Trà chanh Hà Nội hẳn ai cũng biết, nhưng khi tới Sài Gòn, ta lại được thử trà chanh shisha. Cà phê sữa ai cũng một lần uống, nhưng cà phê sữa đá xay ăn kèm với bánh flan thì chỉ Sài Gòn mới có. Với người Sài Gòn, sự sáng tạo là vô hạn.

Với người Sài Gòn, ngày nào cũng như ngày nghỉ

6. Với người Sài Gòn, ngày nào cũng như ngày nghỉ. Bởi với họ, buổi tối mới là thời gian để đi chơi thư giãn. Sài Gòn tấp nập và nhộn nhịp bất kể ngày đêm. Nếu như ở các thành phố khác, 10h tối là nhà nhà tắt đèn đi ngủ thì ở Sài Gòn có thể đi chơi đến tận sáng mà vẫn đông vui.


Có những con đường như Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão ở quận 1, cả khách du lịch nước ngoài, trong nước và dân bản xứ có thể tụ lại để giao lưu thâu đêm suốt sáng. Đó là những con phố luôn sáng đèn. Những quán bar, quán pub, quán bia tươi lề đường hay những quán cà phê trang trí đẹp mà giá cả phải chăng rất nhiều, thỏa mãn nhu cầu tám chuyện và cả chụp hình của giới trẻ. Ngoài ra, Sài Gòn có nhiều quán ăn đêm, những cửa hàng 24h có thể phục vụ người đi đường bất kể lúc nào với đủ mọi mặt hàng, đồ ăn, thức uống, thuốc thang, v..v..v...



“Trà đá miễn phí”: Chỉ có ở Sài Gòn

7. Sài Gòn rất nhiều công viên cây xanh được xây dựng. Hầu như công viên nào cũng to rộng, sạch sẽ và rất nhiều tiện ích để người dân sử dụng. Điển hình như công viên Tao Đàn, ngoài màu xanh ngút tầm mắt của cây cối, không khí trong lành và hàng ghế đẹp đẽ tinh tế còn có một khu tập thể dục với đủ loại máy tập và khu vui chơi trẻ em đầy màu sắc đẹp mê li. Không chỉ các em nhỏ hay vui đùa ở đây mà cả thanh niên học sinh cũng tụ lại để tổ chức offline, chơi trò chơi tập thể và pose hình. Là một người Hà Nội sống ở Sài Gòn, công viên công cộng là một trong những điều thú vị nhất tôi từng thấy.

8. Lâu lâu đi bộ dạo chơi trên đường Sài Gòn, tôi luôn mỉm cười khi thấy những bình nước hay trà đá để trên vỉa hè, đính trên đó là hàng chữ “Trà đá miễn phí, kính mời!”. Đâu phải nơi nào cũng thứ “miễn phí” dễ thương và bình dị như vậy?


“Đừng vội nói người Sài Gòn vô tâm”

9. Nhiều người nói dân Sài Gòn vô tâm, mạnh ai nấy lo, không để ý đến những người xung quanh. Ở Sài Gòn một thời gian, tôi lại thấy nhận xét như vậy không đúng. Họ quan tâm vừa phải, có chuyện cần thì giúp chứ không soi mói hay can thiệp quá sâu vào đời tư của bất cứ ai. Người Sài Gòn không quá chiều con cũng không quá nghiêm khắc, họ thích cách sống thoáng và tự lập. Những người con khi đã lớn cũng ít dựa dẫm vào bố mẹ và thường tự kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình.


10. Người Sài Gòn không quan trọng bằng cấp. Họ tuyển dụng nhờ tài năng và kinh nghiệm chứ không phải vì một tờ bìa cứng in màu. Nhờ vậy, rất nhiều người từ các thành phố khác đổ về đây và làm ăn phát đạt.

Nơi nào cũng vậy, phải có những cái hay cái tốt và cả những thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhìn về khía cạnh lạc quan, ta vẫn nhìn ra được những điều tuyệt vời nhất ở Sài Gòn. Hãy bỏ qua những con sâu làm rầu nồi canh vì đó chỉ là số ít. Sài Gòn vẫn tuyệt vời theo cách riêng của nó!






































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.