Là một loài cá mập quý hiếm, cá mập mèo sinh sống ở độ sâu cả ngàn mét, gần chục năm, con người mới có cơ hội diện kiến.
Đinh Ngân (tổng hợp)
Vừa qua, tại ngoài khơi vùng biển Scoland, một nhà sinh vật học biển đã bất ngờ bắt được một con thủy quái có hình thù kỳ dị. Con thủy quái này có cơ nhão, đầu dẹt, hàm lớn chứa đầy những chiếc răng sắc nhọn nhưng nhỏ. Đặc biệt hai mắt của nó giống như mắt mèo. Thực chất nó chính là một con cá mập mèo.
Chính vì sở hữu đôi mắt giống của loài mèo và cơ nhão, tạo cảm giác mềm mại mà loài động vật này được gọi là cá mập mèo. Tuy nhiên, nó không hề hiền lành như loài động vật dễ thương trên cạn.
Cá mập mèo hay còn được gọi là false catshark có tên khoa học là Pseudotriakis microdon, đại diện duy nhất của họ cá mập Pseudotriakidae. Thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 200m đến 1.500m, con người rất hiếm khi có cơ hội nhìn thấy loài động vật kỳ dị này. Đây là lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, các nhà khoa học phát hiện ra loài cá này.
Cá mập mèo trưởng thành có thể dài tới 3m và nặng khoảng 60kg. Là loài động vật săn mồi nhưng những con cá mập mèo cũng không từ chối những xác chết chìm xuống đáy biển.
Cận cảnh đôi mắt giống như mắt mèo của conthủy quái kỳ dị.
Vây mềm, cơ nhão, da trơn, loài động vật này di chuyển khá chậm chạp. Điều thú vị là chúng có lá gan rất lớn, chiếm tới 18% đến 25% tổng trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện có một con cá mập mèo cái có tới 20.000 trứng trong buồng trứng, những quả trứng đó sẽ là thức ăn dự trữ cho những con cá mập con sau khi sinh.
Mặc dù quý hiếm, cá mập mèo cũng được ghi nhận là có mặt trên khắp các vùng biển toàn thế giới, bao gồm cả ngoài khơi bờ biển Canada, Brazil, Bồ Đào Nha, Iceland, New Zealand, Hawaii và Nhật Bản.
Trước đây, một nhà sinh vật học cũng từng bắt được một con cá mập mèo dài 1.8m và nặng 25kg vào năm 2000 cách bờ biển phía Tây Nam quần đảo Barra.
Một con cá mập mèo bị thu hút bởi ánh sáng của đèn pin và máy quay.
Vừa qua, tại ngoài khơi vùng biển Scoland, một nhà sinh vật học biển đã bất ngờ bắt được một con thủy quái có hình thù kỳ dị. Con thủy quái này có cơ nhão, đầu dẹt, hàm lớn chứa đầy những chiếc răng sắc nhọn nhưng nhỏ. Đặc biệt hai mắt của nó giống như mắt mèo. Thực chất nó chính là một con cá mập mèo.
Chính vì sở hữu đôi mắt giống của loài mèo và cơ nhão, tạo cảm giác mềm mại mà loài động vật này được gọi là cá mập mèo. Tuy nhiên, nó không hề hiền lành như loài động vật dễ thương trên cạn.
Cá mập mèo hay còn được gọi là false catshark có tên khoa học là Pseudotriakis microdon, đại diện duy nhất của họ cá mập Pseudotriakidae. Thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 200m đến 1.500m, con người rất hiếm khi có cơ hội nhìn thấy loài động vật kỳ dị này. Đây là lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, các nhà khoa học phát hiện ra loài cá này.
Cá mập mèo trưởng thành có thể dài tới 3m và nặng khoảng 60kg. Là loài động vật săn mồi nhưng những con cá mập mèo cũng không từ chối những xác chết chìm xuống đáy biển.
Cận cảnh đôi mắt giống như mắt mèo của conthủy quái kỳ dị.
Vây mềm, cơ nhão, da trơn, loài động vật này di chuyển khá chậm chạp. Điều thú vị là chúng có lá gan rất lớn, chiếm tới 18% đến 25% tổng trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện có một con cá mập mèo cái có tới 20.000 trứng trong buồng trứng, những quả trứng đó sẽ là thức ăn dự trữ cho những con cá mập con sau khi sinh.
Mặc dù quý hiếm, cá mập mèo cũng được ghi nhận là có mặt trên khắp các vùng biển toàn thế giới, bao gồm cả ngoài khơi bờ biển Canada, Brazil, Bồ Đào Nha, Iceland, New Zealand, Hawaii và Nhật Bản.
Trước đây, một nhà sinh vật học cũng từng bắt được một con cá mập mèo dài 1.8m và nặng 25kg vào năm 2000 cách bờ biển phía Tây Nam quần đảo Barra.
Một con cá mập mèo bị thu hút bởi ánh sáng của đèn pin và máy quay.
Những cách xác định giá trị của trang sức đắt tiền
Trang sức cao cấp không chỉ là biểu tượng của sự xa hoa, đôi khi chúng còn là báu vật lưu giữ vẻ đẹp của một giai đoạn thiết kế, là kết tinh của nghệ thuật chế tác thủ công đầy tinh tế từ đôi tay con người.
Có rất nhiều yếu tố để xác định giá trị của một món trang sức. Một chuyên gia có thể nhìn món trang sức từ nhiều góc độ khác nhau và biết điều gì khiến chúng có giá cao hơn rất nhiều so với chi phí gốc của kim loại và đá quý tạo nên chúng. Tổng hợp tất cả những khía cạnh đó, ta có một giá trị không thể cân đo bằng vật chất hữu hình. Trang sức cao cấp không chỉ là biểu tượng của sự xa hoa, đôi khi chúng còn là báu vật lưu giữ vẻ đẹp của một giai đoạn thiết kế, là kết tinh của nghệ thuật chế tác thủ công đầy tinh tế từ đôi tay con người.
Dấu xác nhận tiêu chuẩn & chữ ký thương hiệu
Dấu xác nhận tiêu chuẩn (hallmark) là dấu hiệu chính thức để xác định loại kim loại, độ tinh khiết và đôi khi cả nguồn gốc của món trang sức. Chúng giúp nhận biết món đồ đó có phải là đồ cổ hay không, có phải được chế tác ở đúng khu vực đó hay không… Ví dụ, một món trang sức của Cartier có dấu khắc hình đầu chim đại bàng cho biết nó được chế tác tại Pháp.
World Hallmarks là cuốn sách hướng dẫn đầy đủ về các loại hallmark được sử dụng trên toàn thế giới
Đối với những sản phẩm được tạo nên bởi một nhà thiết kế nổi tiếng, việc xem xét chữ ký cá nhân cũng rất quan trọng. Các chuyên gia thường kiểm tra chất lượng của vết khắc chữ ký ngay \khi món đồ đó bao gồm những đặc tính tương tự các thiết kế nguyên bản đã được biết tới. Tiêu chuẩn để kiểm tra là font chữ, vị trí và các chi tiết của chữ ký.
Các chuyên gia thường kiểm tra chất lượng của vết khắc chữ ký ngay cả khi món đồ đó bao gồm những đặc tính tương tự các thiết kế nguyên bản đã được biết tới.
Những nhà thiết kế mang tính biểu tượng
Những sáng tạo của các nhà thiết kế trang sức nổi tiếng như Jean Schlumberger, David Webb hay Aldo Cipullo là niềm mơ ước của nhiều người. Chúng có giá trị cao không chỉ vì tên tuổi của họ, mà còn vì nghệ thuật chế tác thủ công tinh xảo được thể hiện trong từng chi tiết của thiết kế. Chiếc vòng tay do Schlumberger thiết kế cho thương hiệu Tiffany & Co. là một ví dụ. Nhìn vào chiều sâu của nước men xanh ngọc lục bảo, các chuyên gia có thể thấy được đỉnh cao của kỹ thuật “paillonné” – kỹ thuật sử dụng một lớp giấy bạc (paillon) đặt giữa hai lớp men rạn khiến ánh sáng phản xạ trở nên lung linh hơn. Men paillonné là sự kết hợp hoàn hảo của màu xanh lam và màu vàng, một kỹ thuật đòi hỏi sự tinh vi vô hạn với các tiêu chuẩn cực kỳ cao.
Vòng đeo tay Tiffany & Co. Schlumberger Dot Losange Bombé
Giá trị của một giai đoạn lịch sử
Những món trang sức thuộc về một giai đoạn mang tính biểu tượng, một thời kỳ có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử thiết kế như các kỷ nguyên Victorian, Art Deco hay Mid-Century Modern… thường có giá trị cao, thậm chí là vô giá. Chính vì vậy, việc xác định yếu tố nguyên bản từ các dấu hiệu thời gian là cực kỳ quan trọng, nhất là khi có rất nhiều sản phẩm được thiết kế lại dựa theo cảm hứng cổ điển từ các thập kỷ đã qua.
Riêng đối với trang sức không có nhãn hiệu, có rất nhiều khía cạnh và kỹ thuật chuyên môn để xác định thời đại mà nó thuộc về. Chỉ vì món trang sức đó có các chi tiết thiết kế thường được sử dụng trong giai đoạn Art Deco không có nghĩa nó thuộc về Art Deco. Phải là một thiết kế thuần khiết, kết hợp với kỹ thuật chế tác thủ công đặc thù và vật liệu riêng biệt có được trong Art Deco mới là cơ sở xác định nó thuộc về kỷ nguyên đó. Ví dụ như trang sức được làm từ bạch kim có hallmark hình đầu chó, cấu trúc và hoa văn hình học, thường kết hợp với mã não, ngọc bích, san hô và đặc biệt kim cương có cách cắt theo mô-típ riêng… là những đặc trưng của trang sức Art Deco.
Vòng cổ 3.00 CTW Diamond Art Deco Tassel
Chất lượng của vật liệu
Sự khác biệt giữa trang sức cao cấp và trang sức thương mại chính là vật liệu. Đá quý thường có màu sáng hoặc trong suốt, ví dụ như kim cương trắng, hoặc đá quý màu được kết nối màu sắc một cách hoàn hảo. Ngọc trai cũng là một chất liệu cao cấp nâng cao giá trị của món trang sức. Kim loại như vàng, bạc và bạch kim phải có độ tinh khiết cao. Các yếu tố để xem xét chất liệu của món trang sức chính là màu sắc (hoặc cách kết nối màu sắc), hình dáng, độ bóng và bề mặt.
Một yếu tố quan trọng khác để xác định giá trị món trang sức thông qua vật liệu chính là mức độ quý hiếm và kích thước. Nếu viên đá quý hoặc kim cương là loại không phổ biến, hoặc lớn một cách bất thường, ví dụ như viên kim cương 10 carat hoặc một viên ngọc trai ở vùng Biển Nam sẽ được định giá rất cao và cũng đòi hỏi nhiều hơn về các tiêu chuẩn chứng nhận.
Nhẫn kim cương 7.91 Carat Round Brilliant
Đoàn Trúc (Theo Elle VN)
6 điều đại kỵ khiến phong thủy phòng ngủ bị sát khí
Trong việc sắp đặt nội thất phòng ngủ, theo phong thủy, ngoài việc đảm bảo tiện dụng thì còn cần phải tạo cho người sử dụng vượng khí về sức khỏe, tâm trạng và sự nghiệp.
Quá nhiều thiết bị điện
Phòng ngủ mà chứa quá nhiều thiết bị điện thì được gọi là “căn phòng cháy” sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ở trong. Lý thuyết y học hiện đại cũng chỉ ra rằng bức xạ điện có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bởi thế tuyệt đối không nên để quá nhiều thiết bị điện trong nhà.
Mặt khác, một số phòng ngủ lại thường đặt ti vi ở chân giường. Đây cũng là điều rất kỵ. Bởi vì chân được coi là trái tim thứ hai của con người. Nếu đặt ti vi vào chân giường, các bức xạ điện sẽ ảnh hưởng lên các kinh mạch chạy trên chân và sự lưu thông máu.
Phòng ngủ đối diện nhà vệ sinh
Các khảo sát cho thấy, phòng ngủ đối với phòng tắm và nhà vệ sinh đối diện với giường thì hầu hết những người sử dụng thường có những triệu chứng đau lưng. Dù đó là một phòng tắm sang trọng không gây ra mùi xú uế nhưng nó vẫn khiến không khí trong phòng ẩm hơn sau khi tắm.
Nếu cánh cửa phòng tắm đối diện với giường, nó không những khiến cho giường dễ bị ẩm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người ở trong dễ bị đau thận.
Các chuyên gia phong thủy hướng dẫn rằng khi ngôi nhà đã trót thiết kế như vậy thì nên đặt chậu cây cảnh hoặc một tạo một bức tường ở giữa cửa phòng tắm với phòng ngủ của bạn để hóa giải.
Phòng ngủ quá lớn
Phong thủy cổ đại cho rằng “người nhỏ phòng lớn là một điều hung” và rằng “một căn phòng lớn sẽ hút nhiều nhân khí”. Vì vậy, ngay cả cung điện của hoàng đế, phòng ngủ cũng không nên rộng hơn 20 mét vuông.
Trong thực tế, những gì phong thủy gọi là “nhân khí” chính là trường năng lượng sinh học của con người. Cơ thể con người là một trường năng lượng phát ra bên ngoài trong tất cả mọi thời gian. Nó giống như cách một cái máy điều hòa làm việc. Do vậy, căn phòng diện tích càng lớn thì mức năng lượng con người phải phát ra càng lớn.
Do đó, phòng ngủ quá lớn chỉ khiến cho cơ thể phải hao tốn năng lượng quá mức dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi bơ phờ, phán đoán kém. Từ đó đưa đến những quyết định sai lầm, thậm chí trường hợp xấu còn có thể ngã bệnh.
Có ban công hoặc cửa sổ gương trong phòng ngủ
Nếu phòng ngủ có ban công hoặc cửa sổ cũng làm tăng mức tiêu thụ năng lượng trong khi ngủ khiến người mệt mỏi, mất ngủ. Bởi vì cấu trúc thủy tinh không thể giúp bảo tồn nhiệt độ cơ thể. Phòng ngủ này có thể là một nguyên nhân khiến cơ thể sinh bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo trong trường hợp này hãy sử dụng một tấm rèm dày để khắc phục.
Cửa sổ lớn quay hướng Đông hoặc Tây
Thầy phong thủy chỉ ra rằng cửa sổ phòng ngủ to và quay hướng Đông hoặc hướng Tây dễ bị ‘hung quang’ ảnh hưởng dẫn đến ‘huyến quang chi tai’. Bởi vì ở phía Đông và phía Tây của căn phòng, buổi sáng hay buổi chiều mặt trời rọi thẳng vào phòng. Cường độc ánh sáng quá mạnh sẽ kích thích thần kinh người đang ngủ dẫn đến mất ngủ và khó chịu.
Các chuyên gia khuyên nên thiết kế cửa sổ phòng ngủ ở phía Nam hoặc phía Bắc. Nếu phòng ngủ đã trót để cửa sổ ở hướng Đông hoặc Tây thì phải dùng rèm cửa.
Trần phòng ngủ có đèn chùm
Phong thủy học quan niệm “trần phòng ngủ có đèn chùm tức là “đèn chùm áp giường”, có sát khí nặng xấu cho sức khỏe của bạn. Nghiên cứu tâm lý học hiện đại chỉ ra rằng nếu giường đặt bên dưới trần nhà có bố trí đèn chùm, người nằm dưới cảm giác bị áp lực tâm lý gây ra chứng mất ngủ, ác mộng, hệ thống hô hấp sinh bệnh và một loạt vấn đề sức khỏe khác.
Theo Trần Long (ĐSPL)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét