Tiwanaku được đánh giá là thành phố cổ nhất thế giới và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 2000.
Thành phố cổ Tiwanaku nằm ở phía Đông Nam hồ Titicaca thuộc miền Tây La Paz, Bolivia. Ảnh: jayapaya.
Thành phố cổ Tiwanaku được xây dựng theo lối kiến trúc Inca sắc sảo, kỹ thuật xây dựng tinh vi và phức tạp. Ảnh: indiancountrytodaymedianetwork.
Thành phố cổ Tiwanaku vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khảo cổ học hiện nay vẫn chưa tìm ra chính xác công nghệ xây dựng đã được người xưa áp dụng. Ảnh: ufo-contact.
Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra dưới lòng thành phố Tiwanaku lần lượt có tất cả 5 thành phố khác nhau. Ảnh: ufo-contact.
Căn cứ theo những dấu tích còn lại, các nhà khảo cổ cho rằng khu vực xung quanh Tiwanaku đã có người sinh sống từ những năm 1.500 TCN. Ảnh: wordpress.
Cho đến thời điểm này, giới nghiên cứu và các nhà khảo cổ vẫn chưa thể xác định được lý do tại sao Tiwanaku sụp đổ. Ảnh: livescience.
Thế nhưng, nhiều người cho rằng, thành phố này đã bị nhấn chìm dưới lòng hồ Titicaca sau một thảm họa thiên nhiên. Ảnh: thunderbolts.
Nhà sử học Pedro Cieza de Leon đã phát hiện ra Tiwanaku vào thế kỷ 16 sau khi thành phố này bị bỏ quên trong nhiều thế kỷ. Ảnh: wordpress.
Cổng Mặt trời - di tích nền văn minh viễn cổ nổi tiếng ở đại lục Nam Mỹ nằm ở chân phía Tây Bắc quảng trường Chinese Sae Cashier, thành phố Tiwanaku. Ảnh: wikimedia.
Bức tượng đá khổng lồ này được tạo ra từ một phiến đá nham thạch, cao 3.05m, rộng 5m. Ảnh: templeenergies.
Trên cổng Mặt trời có một tượng thần, ngoài ra còn có những động vật đã tuyệt chủng. Ảnh: bolivia-excepcion.
Cột đá hình người đứng khép mình ẩn chứa sự uy nghiêm huyền bí. Ảnh: travelblog.
UNESCO đã công nhận thành phố Tiwanaku là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Ảnh: pura-aventura.
Thú quý hiếm sinh sôi đột biến giữa khu thảm họa hạt nhân
Những loài động vật quý hiếm như linh miêu châu Âu đã quay trở lại khu vực này. Thậm chí là gấu nâu châu Âu, loài mãnh thú đã xuất hiện trở lại sau hơn một thế kỷ vắng bóng.
30 năm sau khi vụ nổ kinh hoàng diễn ra, các nhà khoa học nhận thấy số lượng các loài động vật và kể cả động vật quý hiếm tăng đột biến trong khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Trong ảnh: Linh miêu châu Âu.
Bản báo cáo được thực hiện bởi Current Biology nhờ máy bay trực thăng và việc truy lùng dấu vết các con thú trên tuyết. (Trong ảnh: Sói đã sinh sôi rất mạnh ở đây)
Họ phát hiện ra những loài động vật quý hiếm như linh miêu châu Âu đã quay trở lại khu vực này. Thậm chí là gấu nâu châu Âu, loài mãnh thú đã xuất hiện trở lại sau hơn một thế kỷ vắng bóng. (Trong ảnh: Giống ngựa Przewalski quý hiếm đã trở lại)
Trong khi đó, những loài động vật lớn hơn như lợn rừng, hoẵng, cáo vẫn ngày đêm sinh sôi. Số lượng chó sói cũng tăng cao gấp nhiều lần so với những khu vực bảo tồn khác. (Trong ảnh: Đại bàng đuôi trắng)
“Thực tế thì nhờ vụ nổ mà một khu bảo tồn tự nhiên được hình thành”, giáo sư Jim Smith ở trường Đại học Portsmouth, một trong những tác giả tham gia nghiên cứu, phát biểu như vậy trên tờ Press Association. (Trong Ảnh: Bò rừng bizon)
Sự phát triển mạnh của thế giới động vật trong phạm vi 1600 dặm vuông ở khu vực hạn chế đã được ghi lại rất sống động. (Trong ảnh: Gia đình nai sừng tấm).
Năm ngoái, các nhà khoa học đã thiết lập 42 máy ảnh tự động ở khu vực Ukraina nhằm ghi lại sự phát triển của động vật tại khu vực này. (Trong ảnh: Nai sừng tấm).
Dự án kéo dài một năm này sẽ kết thúc vào tháng 12 và cho tới thời điểm hiện tại, nhưng hình ảnh về các loài thú từng bị lâm nguy như gấu, bò rừng châu Âu, ngựa Przewalski đã được ghi lại. Thật không thể nào tin nổi! (Trong ảnh: Lợn rừng chạy thành từng đàn).
Một đàn ngựa Przewalski.
Chim bói cá.
\Một chú chồn tại khu vực nhà máy Chernobyl
30 năm sau khi vụ nổ kinh hoàng diễn ra, các nhà khoa học nhận thấy số lượng các loài động vật và kể cả động vật quý hiếm tăng đột biến trong khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Trong ảnh: Linh miêu châu Âu.
Bản báo cáo được thực hiện bởi Current Biology nhờ máy bay trực thăng và việc truy lùng dấu vết các con thú trên tuyết. (Trong ảnh: Sói đã sinh sôi rất mạnh ở đây)
“Thực tế thì nhờ vụ nổ mà một khu bảo tồn tự nhiên được hình thành”, giáo sư Jim Smith ở trường Đại học Portsmouth, một trong những tác giả tham gia nghiên cứu, phát biểu như vậy trên tờ Press Association. (Trong Ảnh: Bò rừng bizon)
Sự phát triển mạnh của thế giới động vật trong phạm vi 1600 dặm vuông ở khu vực hạn chế đã được ghi lại rất sống động. (Trong ảnh: Gia đình nai sừng tấm).
Năm ngoái, các nhà khoa học đã thiết lập 42 máy ảnh tự động ở khu vực Ukraina nhằm ghi lại sự phát triển của động vật tại khu vực này. (Trong ảnh: Nai sừng tấm).
Dự án kéo dài một năm này sẽ kết thúc vào tháng 12 và cho tới thời điểm hiện tại, nhưng hình ảnh về các loài thú từng bị lâm nguy như gấu, bò rừng châu Âu, ngựa Przewalski đã được ghi lại. Thật không thể nào tin nổi! (Trong ảnh: Lợn rừng chạy thành từng đàn).
Một đàn ngựa Przewalski.
Chim bói cá.
\Một chú chồn tại khu vực nhà máy Chernobyl
Bí ẩn chưa có lời giải về những hình vẽ Nazca ở Peru
Những hình vẽ bí ẩn trên đá có ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng nếu hỏi nơi đâu nổi tiếng nhất, chắc chắn đó sẽ là Nazca, ven biển Peru.
Bức không ảnh chụp một trong những hình vẽ trên sa mạc Nazca và một tòa tháp được xây dựng để giúp du khách quan sát chúng.
Những hình vẽ Nazca được coi là một trong những bí ẩn hấp dẫn nhất trong lịch sử, bất chấp những nỗ lực của các nhà nghiên cứu nhằm giải đáp những câu hỏi được đặt ra: Ai đã thiết kế và xây dựng các hình vẽ Nazca, tại sao họ làm thế? Và làm thế nào để xây dựng nên một công trình có quy mô lớn và chính xác như vậy mà không sử dụng máy bay để kiểm tra từ trên cao?
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Yamagata, Nhật Bản đã phát hiện thêm 24 hình vẽ chưa được biết tới, bổ sung thêm vào bộ sưu tập hàng trăm biểu tượng ở Nazca. Các hình vẽ này được xác định có niên đại cao hơn hình vẽ chim ruồi, khỉ vốn nổi tiếng ở đây. Theo Japan Times, những hình vẽ mới phát hiện nằm cách 1.5km về phía Bắc của thị trấn Nazca, bờ biển phía Nam Peru. Hầu hết những bức vẽ bị xói mòn và phải dùng đến kỹ thuật quét 3D để khôi phục.
Người Nazca cổ đại đã thực hiện những hình vẽ khổng lồ như thế nào
Được phát hiện ra vào năm 1927 bởi nhà khảo cổ học người Peru là Toribio Mejia Xespe, tuy nhiên, chỉ đến khi Paul Kosok nhận ra những hình ảnh thực sự của những hình vẽ trên cao nguyên Nazca thì những nhà khảo cổ học mới thực sự quan tâm và nghiên cứu những hình vẽ bí ẩn này. Các hình vẽ Nazca được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1994 là một loạt các hình vẽ cổ nằm ở sa mạc Nazca, phía Nam Peru.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các hình vẽ này được tạo bởi nền văn minh Nazca, phát triển cực thịnh vào khoảng những năm 200 trước CN và 600 sau CN. Có tới hàng trăm hình vẽ từ phức tạp đến đường nét đơn giản dùng để cách điệu động vật, thực vật, những con số… Vị trí địa lý của Nazca khô, lặng gió và ổn định khiến cho những hình vẽ này được bảo quản một cách tự nhiên khỏi những ảnh hưởng từ thời tiết.
Nhiều người cho rằng những hình vẽ Nazca không thể được tạo ra nếu không có sự trợ giúp từ các thiết bị bay, giúp quan sát trên cao. Theo Jim Woodman - một nhà nghiên cứu - thì người Nazca đã tạo ra được những khinh khí cầu để phục vụ việc tạo nên những hình vẽ này. Ông tin rằng các hình vẽ không thể thực hiện được nếu không có sự trợ giúp từ những chuyến bay trên không trung.
Để chứng minh giả thuyết của mình, Woodman đã làm một khinh khí cầu với vật liệu có thể có của người Nazca, chuyến bay đã thành công dù nó chỉ kéo dài chừng 2 phút. Nhưng đa số những nhà nghiên cứu đều tin rằng người Nazca đã đạt được trình độ kỹ thuật trắc địa cao và có thể đo đạc, tính toán và tạo ra những hình vẽ này ở ngay dưới mặt đất một cách chính xác.
Bề mặt sa mạc Nazca vốn dư thừa lớp đá cuội ô xít sắt, khi lớp đá sỏi này được đào đi, phần đất màu sáng dưới những đường rãnh tương phản với vùng đất sẫm màu, tạo nên những hình ảnh mà chúng ta thấy ngày nay. Phần lớn các hình vẽ được tạo bởi các rãnh cạn có độ sâu từ 10 đến 15 cm. Lớp đất này chứa một lượng vôi, khi có sương mù buổi sáng, chúng đông cứng lại tạo thành một lớp bảo vệ, ngăn ngừa xói mòn. Có hàng trăm đường vẽ đơn giản, mô hình hình học, đường cong, hình động vật, côn trùng và mặt người… Những hình vẽ này trải dài gần 200 dặm, hình vẽ lớn nhất dài tới 300m.
Các hình vẽ có thể được thực hiện như cách chúng ta dùng phương pháp để phóng lớn kích thước thực tế. Các con số được vẽ ở một kích thước hợp lý, tiếp theo một hệ thống đường lưới chia nhỏ các phần của hình vẽ; và cuối cùng các hình vẽ được thực hiện bằng cách vẽ từng phần của đường lưới trên thực địa. Có nhiều khả năng rằng người Nazca sử dụng các kỹ thuật khảo sát đơn giản trong công việc của họ. Những đường thẳng có thể thực hiện dễ dàng ở khoảng cách rất xa với các công cụ đơn giản. Hai cọc gỗ được đặt như vị trí để gióng thẳng hàng cho cọc gỗ tiếp theo. Điều này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần tới khi đường thẳng gần như hoàn hảo.
Đã có một số bộ hài cốt, và cọc gỗ được phát hiện tại các điểm đầu cuối của một số đường thẳng. Scholar Joe Nickell từ Đại học Kentucky đã tái tạo thành công một trong các hình vẽ chỉ với việc sử dụng các kỹ thuật của nền văn minh Nazca. Được chuẩn bị cẩn thận và sự giúp sức của một vài người, nhóm của Nickell đã tạo được hình vẽ lớn nhất trong 48 giờ.
Bí ẩn và những giả thuyết
Việc xác định cách thức người Nazca tạo nên các hình vẽ có vẻ sẽ dễ dàng hơn là việc xác định mục đích của chúng. Có tới hơn 13.000 dòng kẻ tạo thành những con số, hình vẽ động vật, nhưng điều đặc biệt nhất của Nazca là những hình ảnh đó chỉ có thể nhìn thấy từ trên cao. Trên thực tế, những hình vẽ và con số này chỉ được phát hiện khi Toribio Mejia Xespe, một phi công bay qua khu vực này và vô tình nhìn thấy.
Sự bí ẩn của những hình vẽ Nazca không chỉ ở cách người cổ đại tạo ra chúng. Ý nghĩa, mục đích của chúng cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Chính những sự bí ẩn này mang lại sự hấp dẫn cho Nazca. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích về mục đích của những hình vẽ này. Giả thuyết đơn giản nhất cho rằng những hình vẽ Nazca là những biểu tượng liên quan đến tôn giáo. Người Nazca đã vẽ những hình này để dâng lên cho những vị thần linh thiêng của họ, và vì thế kích thước của nó phải đủ lớn để các vị thần có thể nhìn thấy được từ trên bầu trời.
Giả thuyết này cũng cho rằng những hình vẽ Nazca là những bảng chỉ đường, những lối đi trong một nghi lễ cổ đại. Giả thuyết khác đề cập tới là khu vực Nazca là một bãi đáp dành cho những phi thuyền của một nền văn minh phát triển nào đó. Những hình người trong số những hình vẽ tại đây là để miêu tả những phi hành gia cổ đại, những vị thần của người Nazca.
Theo nhà khảo cổ học người Đức Maria Reiche, những hình vẽ này có ý nghĩa chiêm tinh. Một số trong những hình vẽ mô tả những chòm sao có ảnh hưởng nhất định tới các vụ mùa trong năm. Ví dụ như các con số của hình vẽ con khỉ có tương quan trực tiếp đến chòm sao Ursa Major, Dolphin và Spider tương ứng với chòm sao Orion.
Lớp ô xít sắt trên bề mặt được đào đi để lộ phần đất màu sáng, tạo nên những hình vẽ như chúng ta thấy ngày nay.
Nhưng theo David Johnson, từ Đại học Massachusetts đã đề xuất các giả thuyết rằng có một mối quan hệ giữa các hình vẽ Nazca và những bí ẩn của sa mạc Peru. Nazca là một trong những khu vực khô hạn nhất trên Trái đất. Johnson nhận thấy một số cống dẫn nước cổ đại có sự kết nối với các hình vẽ trong khu vực.
Ông cho rằng các hình vẽ có thể là một bản đồ các nguồn nước. David Johnson tin rằng những con số Nazca đánh dấu cho những mạch nước ngầm, tạo thành bản đồ tài nguyên nước của khu vực này. Ví dụ như biểu tượng hình thang để chỉ ra một giếng ngầm, chim ruồi tượng trưng cho một giếng lớn. Có nhiều ý kiến nghi ngờ giả thuyết này, nhưng đều thừa nhận rằng một khu vực có chứa nước là rất quan trọng cho sự sống, điều này được chứng minh bằng các nghi lễ của người dân ở khu vực này. Johan Reinhard, nhà nhân chủng học văn hóa trả lời National Geographic Society về phát hiện người dân Bolivia đi dọc theo đường thẳng dẫn đến đền thờ để cầu khẩn và nhảy múa cầu mưa.
David cho rằng, những người xây dựng ra công trình này có kiến thức cao hơn chúng ta tưởng tượng. Theo các công trình nghiên cứu từ Viện Khảo cổ Đức và Andean, họ phát hiện ra những quan niệm về tôn giáo qua các hốc nhỏ gần các hình vẽ dường như tượng trưng cho sự liên kết giữa các vị thần, để đảm bảo khả năng sinh sản, cây trồng khỏe mạnh và một nguồn cung cấp nước dồi dào. Những hình vẽ về nhện mới thật sự làm đau đầu những nhà nghiên cứu.
Theo những nhà côn trùng học, con nhện được vẽ là một chi thuộc họ Ricinulei, một trong những loài nhện hiếm hoi trên thế giới. Chúng không phải có nguồn gốc từ Peru, mà ở cách nơi này 1.500km, tận sâu trong rừng Amazon. Loài nhện này có cơ quan sinh sản nằm dưới một chân của nhện, nhưng chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao những người cổ xưa có thể vẽ lại một cách chi tiết như vậy?!
Tổ chức UNESCO nhận xét: “Những đường vẽ Nazca là một trong những bí ẩn khảo cổ học khó lí giải nhất vì số lượng, bản chất, kích cỡ cũng như tính liên tục của chúng”. Mặc dù đã có nhiều số liệu được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu, nhưng họ - những người bị cuốn hút bởi bí ẩn của những hình vẽ Nazca có thể không bao giờ thực sự biết được đầy đủ ý nghĩa của chúng.
Lớp ô xít sắt trên bề mặt được đào đi để lộ phần đất màu sáng, tạo nên những hình vẽ như chúng ta thấy ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét