.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

03 tháng 10 2015

Thi thể Từ Hy Thái Hậu

Theo tư liệu để lại thì sau khi khai quật ngôi mộ chôn bà Từ Hy Thái Hậu ai cũng đều bất ngờ vì thi thể của bà vẫn còn nguyên mà không bị phân huỷ. Lý do chính của việc này được cho là khi còn sống bà đã có cách chăm sóc cho cơ thể vô cùng cầu kì và khoa học.

Cầu kỳ từ việc… đi vệ sinh!
Ngay từ khi còn trẻ, Từ Hy Thái hậu đã rất quan tâm tới việc dưỡng sinh, dưỡng nhan. Chính vì vậy những thói quen sinh hoạt thường ngày của bà đều rất tinh tế, cẩn trọng.
Khi mở nắp quan tài của vị Tây Thái hậu này, Tôn Điện Anh và quan quân Quốc dân Đảng đều bị bất ngờ khi thấy thi thể được bảo quản hoàn hảo tới kỳ lạ.
Sở dĩ thi thể con người bị hư thối là do những thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài sau khi hệ tiêu hóa ngừng hoạt động. Tuy nhiên thi thể của Từ Hy không hề có mùi phân hủy, đó chính là nhờ thói quen sinh hoạt cá nhân cẩn trọng của bà khi còn sống.
Thời phong kiến không có nhà xí cố định. Thái hậu mỗi lần muốn đi vệ sinh đều phải truyền gọi “quan phòng” (một loại bồn cầu không cố định).
“Quan phòng” của Thái hậu được làm từ gỗ bạch đàn thơm, bên ngoài khắc một con thằn lẳn lớn, bốn chân của nó chạm xuống đất và cũng chính là chân đế của bồn cầu.
Miệng thằn lằn mở rộng để ngậm giấy, đuôi cuộn tròn lại làm tay nắm, bụng thằn lằn chính là đồ đựng, bên trong đặt rất nhiều vụn gỗ thơm sạch sẽ.
Khi Từ Hy đại tiện, tiện vật liền bị vùi lấp vào trong dòng vụn gỗ đó, bị vụn gỗ đó bọc chặt, vì thế mà không thể nhìn thấy vật bẩn, đương nhiên cũng sẽ không có mùi hôi thối.
Khi Thái hậu đi vệ sinh, trước và sau đều có rất nhiều thái giám cung nữ lo việc xử lý quan phòng, thay y phục, rửa tay …
Thái hậu chuộng “giày cao gót”

Khi Tôn Điện Anh mở nắp quan tài, thấy Từ Hy vẻ mặt vẫn hồng hào như lúc còn sống, phía trên đầu có phỉ thúy hình lá sen, trên kê miếng ngọc hoa sen.
Đặc biệt, chân của Thái hậu tương đối nhỏ (cỡ giày 38), tuy nhiên lại đi một đôi giày có đế rất cao.
Sinh thời, Từ Hy có niềm yêu thích đặc biệt với “hoa bồn để”. Đây là loại giày đế cao phổ biến trong hậu cung Thanh triều, có phần đế gỗ giống như chậu hoa.
Khác với kiểu giày có dáng đổ dốc của phụ nữ hiện đại, giày đế cao thời Thanh có gót ở chính giữa

.

Kiểu giày “hoa bồn để” sẽ không làm bàn chân bị biến dạng. Khi "diện" loại giày này, người phụ nữ buộc phải thẳng lưng, chân bước khoan thai, toàn thân toát lên vẻ phong nhã nhẹ nhàng. Nếu gấp gáp lắm, chỉ có thể đi từng bước ngắn mới giữ được thăng bằng.
Loại giày này được làm bằng gỗ, bên ngoài bao bằng các loại vải thêu tinh xảo. Phía trên mũi giày thường đính đá quý hay bảo thạch.
Phụ nữ Mãn Châu thường không có tục bó chân nên mới sử dụng được “Hoa bồn để”. Đối với phụ nữ người Hán có tục bó chân, việc đi giày cao gót thường không phổ biến
Điều này cũng bắt nguồn từ quê hương của người Mãn. Ở vùng quan ngoại (Sơn Hải Quan, Gia Cốc Quan), vì khí hậu quanh núi Trường Bạch tương đối ẩm ướt, nên phụ nữ Mãn Châu đã sử dụng giày đế cao như một cách để tránh ướt ống quần.
Sau này, “hoa bồn để” dần trở thành thứ giày dành riêng cho phụ nữ quý tộc. Loại giày này đi lại tương đối bất tiện, nên dần trở nên không phổ biến, tới triều Thanh chỉ còn được sử dụng trong hoàng gia.
Bản thân Từ Hy khi vua Văn Tông còn tại thế cũng không hay sử dụng loại giày này. Chỉ khi Văn Tông qua đời, Thái hậu làm chủ hoàng cung, Từ Hy mới phổ biến hóa giày cao gót trong triều đình.
Cho tới những năm cuối đời, Từ Hy vẫn sử dụng loại giày này. Trong các bức ảnh chụp cho thấy, “Lão Phật gia” không chỉ ưa chuộng giày cao gót, mà còn sử dụng loại đế rất cao.
Dựa theo tính cách của Từ Hy, việc chuộng giày cao gót rất có thể là do bà muốn tận hưởng cảm giác từ trên cao nhìn xuống soi xét xuống quần thần.
Bí quyết chăm sóc da từ đá quý và phân chim
Thuở thiếu thời, Từ Hy có làn da vô cùng thô ráp. Nhưng sau này, làn da của Thái hậu lại nổi tiếng trắng trẻo, mềm mịn. Thậm chí tới lúc lớn tuổi, bà vẫn sở hữu nước da căng mịn như thiếu nữ đôi mươi.
Để có được làn da như vậy, Từ Hy phải sử dụng cách thức dưỡng da vô cùng cầu kỳ.
Mỗi khi rảnh rỗi, Thái hậu thường dùng các loại bảo ngọc, cẩm thạch hình tròn lăn qua lăn lại trên da mặt. Bà còn kết hợp với loại kem dưỡng da đặc biệt làm từ bạch đinh hương, ưng điều bạch, cáp điều bạch.
Thực chất, bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đã dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn.
Ngoài ra, Từ Hy còn dùng một loại phấn do ngự y trong cung đặc chế là hoắc hương phấn, đinh hương phấn… Những thứ phấn này không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn dưỡng nhan rất tốt.

Làm đẹp từ thiên nhiên
Trong cuốn hồi ký “Nhớ hai năm ở Thanh cung”, công chúa người Mỹ gốc Hoa Der - ling từng kể lại:
Từ Hy đặc biệt yêu thích hoa tươi. Bà thường cắt cử nhiều thái giám chăm sóc hoa trong vườn thượng uyển. Chỉ tính riêng trong Di Hòa viên, số lượng hoa có thể lên tới ba, bốn nghìn loại.
Bản thân Thái hậu cũng thường sử dụng các loại hoa này. Vào mùa hạ sen nở, bà thường yêu cầu ngự thiện phòng chế biến các món từ sen,
“Thanh cung y án” ghi chép về “mỹ dung mỹ phu” của Tây Thái hậu cho biết: bà chủ yếu dùng nước hoa làm từ cây kim ngân, khi tắm còn dùng vô số hoa hồng hoặc hoa nhài làm hương liệu.
Chú trọng tới cả “chân răng kẽ tóc”
Khi khai quật mộ của Từ Hy, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong tay phải của bà có một chiếc túi nhỏ, trong đó đựng một chiếc răng và hai chiếc móng tay.
Tây Thái hậu có thói quen nuôi móng tay, nhưng mỗi bàn tay chỉ nuôi ba móng ở ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi chiếc móng tay của bà đều có riêng một cung nữ phụ trách chăm sóc.
Tuy nhiên khi đến một độ dài nhất định, móng tay sẽ tự gãy. Vì vậy Từ Hy đã đặc biệt yêu cầu ngự y đặc chế một loại thuốc dưỡng móng đặc biệt. Loại thuốc này khiến móng tay mềm hơn và khó gãy.
Ngoài ra việc dũa, tỉa móng tay cho Thái hậu cũng vô cùng công phu. Bên cạnh một loạt các dụng cụ như kim móc, bàn chải, kéo nhỏ… mọi loại tinh dầu từ phương Tây du nhập đều được chuyển tới cung Thái hậu trước tiên.
Từ Hy còn có thói quen dùng những chiếc ống nhỏ như tháp bút chụp lên đầu các ngón tay để bảo vệ móng tay. Những chiếc ống này được thay đổi tùy theo thời tiết: mùa đông dùng gấm, mùa hè dùng cẩm thạch, còn lại hầu hết đều dùng vàng khảm ngọc thạch, đá quý.
Nhờ dốc lòng bảo dưỡng, móng tay của Từ Hy có thể dài tới hơn 15cm (5 thốn).
Tuy nhiên khi liên quân tám nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, móng tay dài đã trở thành đặc điểm nhận diện để truy bắt Từ Hy thái hậu. Vì muốn an toàn, Từ Hy phải đổi thường phục, đồng thời cũng phải đem móng tay cắt bỏ.
Cung nữ thân cận khi cắt móng tay cho bà còn không khỏi rơi nước mắt. Sau này những chiếc móng tay được an táng cùng Thái hậu.
Sinh thời, Từ Hy vô cùng quý trọng mái tóc của mình, cũng rất kiêng kỵ việc chải đứt tóc. Lý Liên Anh trước kia trở thành tâm phúc của Thái hậu chính là nhờ công phu chải đầu không rụng một sợi tóc của mình.
Từ Hy thường xuyên yêu cầu ngự y chế ra các thứ cao, bột để gội đầu, đồng thời còn hay xoa bóp da đầu, cũng rất hạn chế để tóc bị gãy rụng.
Tương truyền rằng mỗi lần nhìn thấy tóc rụng, Từ Hy đều rất buồn vì cảm thấy bản thân già đi từng ngày. Thái giám cung nữ trong cung đều cẩn thận lặng lẽ thu từng sợi tóc rụng để Thái hậu bớt u sầu.
Hàm răng cũng được Từ Hy chú ý chăm sóc. Trước khi ăn cơm Thái hậu có thói quen nhai cau để tránh răng ê buốt. Sau khi ăn xong, bà thường uống nước trà. Nhờ vậy mà tới lúc qua đời, hàm răng của Từ Hy vẫn rất chắc khỏe.

Một bữa ăn của Thái hậu bằng vạn bữa ăn của dân thường
Từ Hy nổi danh là vị Thái hậu có đời sống sinh hoạt vô cùng xa xỉ, đặc biệt trên phương diện ăn uống.
Thông thường đồ ăn của vua và hoàng hậu đều do ngự thiện phòng đảm nhiệm. Riêng Từ Hy lại mở riêng một ngự thiện trong cung gồm nhiều bộ như Diện điểm bộ, Thái phẩm bộ, Thiện thực bộ... nơi những món ăn nổi tiếng đông tây đều có thể làm được.
Theo ngự thiện phòng trong Thanh cung, khu vực bếp trong Di Hòa viên có tới 108 gian, trải dài 8 sân, có 128 người đảm nhiệm ngự trù.
Mỗi bữa ăn của Thái hậu có tới hơn 200 món, nhưng thực chất Từ Hy lại ăn rất ít, còn lại đều đem đi ban thưởng. Hậu thế thường nói “Nhất xan chi phí, bách tính vạn gia chi xuy” (Một bữa của Thái hậu bằng vạn bữa của dân thường) cũng không phải không có cơ sở.
Từ Hy còn quan niệm “đi bộ sau khi ăn, sống thọ tới 99 tuổi”. Chính vì vậy bà cũng có thói quen tản bộ sau khi ăn, nhưng việc “tản bộ” này cũng vô cùng khoa trương.
Sau bữa ăn thứ hai trong ngày, Thái hậu sẽ truyền các cung nữ trong cung hộ giá để đi tản bộ. Sau đó, các công chúa, phi tần có mặt trong vườn thượng uyển sẽ nhập vào đoàn người để đi cùng “Lão Phật gia”.
Các chuyên gia đánh giá rằng: việc tản bộ sau bữa ăn không chỉ giúp dưỡng tâm, an thần, mà còn là biện pháp dưỡng sinh, dưỡng nhan rất hiệu quả.
Năm 1928, Tôn Điện Anh và quân Quốc Dân Đảng trong khi đào trộm mộ Thái hậu đã không khỏi bất ngờ: Thi thể của Thái hậu không hề bị phân hủy, dung nhan vẫn hồng hào như đang ngủ.
Rất có thể nhờ lối sống và các biện pháp chăm sóc cầu kỳ như vậy, Từ Hy không chỉ giữ được nhan sắc trẻ đẹp khi đã lớn tuổi, mà thi thể của bà cũng được bảo quản một cách hoàn hảo đến khó tin!


Bí ẩn Vương quốc dưới đáy biển đã từng thống trị lục địa Ấn Độ

Hầu hết mọi người đều biết câu chuyện về thành phố Atlantis huyền thoại đã bị chìm sâu dưới đáy biển được kể lại trong những tài liệu của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato.

Lục địa mất tích Kumari Kandam (Ảnh: ancient-origins.net)

Tới tận ngày nay, vẫn còn những ý kiến khác nhau về câu chuyện đó. Nhưng xa hơn về phía đông ở tiểu lục địa Ấn Độ, một câu chuyện tương tự rất giống với Atlantis, dù ít được biết đến hơn: lục địa huyền thoại Kumari Kandam đã chìm mãi dưới biển sâu.
Vào thế kỷ 19, nhà địa chất học người Anh Philip Sclater lấy làm khó hiểu khi phát hiện ra các hóa thạch của loài vượn cáo vốn là loài đặc chủng ở Madagascar xuất hiện ở Ấn Độ, nhưng lại không có ở châu Âu lục địa hay Trung Đông.

Cụm từ Kumari Kandam xuất hiện ở thế kỷ 15, xuất phát từ tiếng Tamil Skanda Puranam (Ảnh: Image)

Vì thế, trong bài báo năm 1864 với tựa đề “Những loài có vú ở Madagascar”, Sclater đề xuất ý tưởng cho rằng Madagascar và Ấn Độ từng được kết nối bởi một lục địa khổng lồ và ông đặt tên cho lục địa tưởng tượng đó là “Lemuria” (“lemur” là từ chỉ loài vượn cáo trong tiếng Anh).
Giả thuyết của Sclater được cộng đồng khoa học thời bấy giờ chấp nhận. Tuy nhiên, sau khi thuyết lục địa trôi trở thành trào lưu địa chất học chủ đạo, giả thuyết của Sclater không còn đứng vững. Tuy nhiên, giả thuyết về lục địa biến mất vẫn còn đó, và nhiều người vẫn tin rằng Lemuria từng tồn tại trong quá khứ.
Trong khi đó, cụm từ Kumari Kandam xuất hiện ở thế kỷ 15, xuất phát từ tiếng Tamil Skanda Puranam. Cũng trong nhiều truyền thuyết Tamil, cả thành văn lẫn truyền miệng, câu chuyện về một lục địa khổng lồ ở Ấn Độ Dương từng được nhắc tới.

Các vị vua Pandiya của đế quốc Kumari Kandam thậm chí từng thống trị cả lục địa Ấn Độ (Ảnh: Image)

Huyền thoại màn bạc đóng vai Bác sỹ Zhivago qua đời ở tuổi 83

Omar Sharif, nam diễn viên huyền thoại với đôi mắt u tối quyến rũ trong những bộ phim đình đám như Bác sỹ Zhivago hay Lawrence xứ Ả Rập, đã qua đời hôm thứ Sáu vừa qua ở tuổi 83.
Theo những câu chuyện này, các vị vua Tamil thuộc dòng Pandiya thời cổ xưa từng trị vì một đế quốc rộng lớn, nhưng rồi đế quốc của họ bị nước biển nhấn chìm. Những truyền thuyết đó không chỉ đơn giản bị coi là các câu chuyện tưởng tượng. Người Tamil tin rằng các vị vua Pandiya của đế quốc Kumari Kandam thậm chí từng thống trị cả lục địa Ấn Độ, và nền văn minh Tamil là lâu đời nhất thế giới.
Theo nghiên cứu của Viện hải dương học quốc gia Ấn Độ, mực nước biển ngày nay cao hơn so với 14.500 nước khoảng 100 mét và 10.000 năm trước khoảng 60 mét. Điều đó đồng nghĩa hoàn toàn có thể tồn tại một cầu nối bằng đất liền giữa đảo Sri Lanka với lục địa Ấn Độ ngày nay.
Với quy mô của hiện tượng nóng lên toàn cầu giai đoạn 12.000 tới 10.000 năm trước, mực nước biển dâng cao đã gây ra tình trạng đại hồng thủy nhấn chìm những khu dân cư đông đúc ở các vùng bờ biển của Ấn Độ và Sri Lanka ngày nay.

Vị trí cây cầu nối liền Ấn Độ và Sri Lanka (Ảnh: Google)

Một bằng chứng nữa cho thấy lục địa Kumari Kandam có thể từng tồn tại là cây cầu Rama, tức một chuỗi các đảo san hô nằm ở eo biển Palk kéo dài khoảng 30 km từ Ấn Độ tới Sri Lanka. Ảnh chụp qua vệ tinh của NASA cho thấy chuỗi đảo san hô có thể từng là một cây cầu đất nối liền Ấn Độ và Sri Lanka.
Sự tồn tại một cây cầu như thế cũng từng được nhắc tới trong các truyền thuyết. Sử thi Ramayana của Ấn Độ kể câu chuyện về Sita, vợ của Rama, đã bị giam giữ trên hòn đảo Lanka và những người bạn của Rama đã xây một cây cầu khổng lồ để đưa đội quân Vanara của ông vượt biển tới Lanka cứu vợ.
Minh Hải (Theo Ancient Origins)

Nước trên sao Hỏa có uống được không?

"Nước trên sao Hỏa có uống được không" là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất thời gian gần đây.
Trong nhiều năm, các khoa học gia tin rằng Trái đất của chúng ta là “độc nhất vô nhị” trong hệ Mặt trời do có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng. Chính vì thế, sự kiện NASA công bố tồn tại nước dạng lỏng trên sao Hỏa vừa qua đã gây chấn động không chỉ cho giới khoa học, mà cho người dân trên toàn thế giới.


Việc phát hiện dấu vết của nước lỏng trên sao Hỏa đã gây chấn động cho toàn thế giới
Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đó là: “Nước này có thể uống được không?”.Câu trả lời là CÓ, nhưng mọi chuyện phức tạp hơn câu trả lời này rất nhiều.
Theo những gì đã công bố, nước thực sự không “chảy” trên bề mặt sao Hỏa, mà chỉ rỉ qua lớp đất. Các khoa học gia cho biết, kết quả từ những cuộc thám hiểm bằng robot tự hành Curiosity trước đó đã cho thấy đất trên sao Hỏa có chứa rất nhiều muối perchlorate. Chính lớp muối này đã giúp cho nước trên sao Hỏa tồn tại ở dạng lỏng.

Robot tự hành tối tân nhất hiện nay của Trái đất - Curiosity

Môi trường trên sao Hỏa rất khắc nghiệt, với nhiệt độ thường xuyên ở mức âm. Do đó, nước tinh khiết sẽ không thể tồn tại ở đây. Tuy nhiên, muối đã thay đổi nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ bay hơi của nước, do đó hỗn hợp nước muối có thể tồn tại ở dạng lỏng.
Vì thế nếu các phi hành gia tiếp cận được sao Hỏa, họ sẽ KHÔNG THỂ uống trực tiếp được lượng nước này. Thay vào đó, chúng ta cần tìm một nguồn nước có thể uống được khác trên sao Hỏa – thứ đã được chứng minh là có thực.

Chúng ta cần tìm một nguồn nước khác trên sao Hỏa

Theo Jim Green - Giám đốc bộ phận khoa học hành tinh tại NASA, vấn đề ở đây sẽ là tìm ra nguồn nước uống được nằm dưới bề mặt sao Hỏa. Dựa trên những dữ liệu thu thập được, các khoa học gia tin rằng đâu đó dưới bề mặt sao Hỏa có nước. Chúng ta chỉ chưa xác định được chúng ở đâu và có trữ lượng là bao nhiêu thôi.
Green cho rằng, cơ hội khám phá ra điều này sẽ đến vào năm 2020, khi robot tự hành thế hệ mới nhất hạ cánh trên sao Hỏa. Robot này sẽ được trang bị radar quét lòng đất, cho phép phân tích kỹ đến từng centimet cấu trúc địa chất của sao Hỏa. Radar này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm nguồn nước uống được trên hành tinh Đỏ.

Thiết kế robot tự hành Mars Rover 2020

Tuy nhiên, robot tự hành lần này sẽ được trang bị hệ thống năng lượng hạt nhân, do đó các khoa học gia phải rất cẩn thận khi lựa chọn địa điểm hạ cánh.
Họ sẽ phải chọn những khu vực tránh xa nước lỏng, hoặc những nơi có tiềm năng duy trì sự sống. Đây là quy trình an toàn bắt buộc, đề phòng rủi ro cháy nổ khi hạ cánh.


Các khoa học gia hi vọng rằng sẽ sớm tìm thấy nguồn nước uống được, mở ra hi vọng cho dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai
Các nhà khoa học tại NASA rất kỳ vọng vào chuyến thám hiểm năm 2020 tới đây. Họ hy vọng lần này sẽ xác định được nguồn nước trên sao Hỏa, đồng thời có thể thử nghiệm công nghệ phục vụ cho dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai.
Nguồn: IFL Science

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.