.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

03 tháng 10 2015

Khám phá chùa Dơi - Sóc Trăng

Chùa Dơi còn được gọi dưới một tên gọi khác là chùa Mã Tộc. Đây là một trong những ngôi chùa lâu năm nhất tại tỉnh Sóc Trăng, thuộc khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 3km về hướng Đông Nam.
Đây là công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Nam Tông Nam bộ và được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1999. Ngôi chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng 4ha, bao gồm các công trình: tòa chánh điện, dãy nhà sala, các tòa bảo tháp để tro cốt người chết…

Nơi đây chính là địa điểm trú ngụ của rất nhiều loài dơi to lớn, số lượng ước tính lên đến hàng triệu con. Điểm đặc biệt này cũng chính là lý giải cho nguồn gốc tên gọi của chùa đồng thời tạo nên nét độc đáo, chuyên biệt hấp dẫn mọi du khách đến tham quan.
Tòa chánh điện mới được xây dựng lại trên nền cũ và được sơn son thiếp vàng , bên ngoài trang trí hoa văn đẹp mắt với tâm điểm là bức tranh Đức Phật nhập niết bàn. Mái chùa được chạm trổ hoa văn rắn thần Naga tinh xảo, phần tiếp giáp giữa cột đỡ và phần mái có biểu tượng tiên nữ Kemnar.
Bên trong chánh điện là bức tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, đặt trên bệ thờ cao khoảng 1,5m. Dọc theo 4 bức tường là những tấm phù điêu vẽ hình sự tích Đức Phật từ lúc sinh ra đến khi nhập niết bàn. Rời tòa chánh điện, chúng tôi ghé qua dãy nhà sala nằm ở phía đối diện. Đây là nhà hội của sư sãi, tín đồ và phòng nghỉ của sư trụ trì, đồng thời cũng là nhà khách. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội được xem dàn nhạc cổ truyền Khmer biểu diễn, với nhạc công là các chú bé người bản xứ. Những đôi tay bé nhỏ đánh, gõ thoăn thoắt tạo ra nhưng thanh âm vui tai, khiến nhiều du khách hào hứng hòa theo điệu nhạc.


Đi dạo trong khuôn viên chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tán cây cổ thụ xanh mướt với những tán lá trải dài, rợp bóng mát. Đây chính là nơi sinh sống của những con dơi to lớn với đủ chủng loại đặc biệt. Lạ kỳ thay, dơi ở đây không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa. Hằng ngày, chúng treo mình lủng lẳng trên các nhánh cây trong khuôn viên chùa như những chùm quả nặng trĩu níu giữ ánh nhìn của mọi du khách. Không gian gần gũi, thanh tịnh chỉ có tiếng cây lá xào xạc và thỉnh thoảng xen vào những âm thanh của gió, tiếng kêu của những chú dơi con… Tất cả tạo thành một bức tranh thiên nhiên phong phú và sống động.
Loài dơi trú ngụ trong chùa là giống dơi ngựa quý hiếm (người địa phương thường gọi là dơi quạ). Đàn dơi này gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ. Chẳng hạn như có rất nhiều ngôi chùa tĩnh lặng ở Sóc Trăng nhưng đàn dơi chỉ chọn chùa Dơi làm nơi trú ngụ suốt hàng trăm năm qua; ngoài ra, đàn dơi cũng chỉ đậu trên những cây mọc trong chùa, còn cây của nhà người dân kế bên dù cành có mọc sang khuôn viên chùa thì đàn dơi cũng tuyệt nhiên không đậu.


Hay chuyện những con dơi ở đây chỉ chấp nhận sự chăm sóc của các nhà sư, người ngoài đến gần chúng sẽ trở nên hung dữ… Dù không ai có thể lý giải được nguyên nhân của những câu chuyện này nhưng bất cứ ai đến đây đều cảm thấy thích thú khi ngắm nhìn hàng nghìn con dơi treo ngược trên những cành cây.


Qua đó, toàn bộ quần thể kiến trúc chùa Dơi hiện lên một cách hài hòa, làm chúng ta liên tưởng đó là cả một rừng hoa văn với những bố cục đối xứng, gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng… Với những công trình kiến trúc độc đáo và khác biệt, Chùa Dơi đã được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1999. Chùa chính là tác phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, văn hóa và cuộc sống đời thường, là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tuyệt vời nhất được tạo ra từ tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của người Khmer. Đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn đối với nhưng ai yêu thích du lịch tâm linh và thích khám phá.

Những loài động vật khổng lồ bạn không thể tin nổi


Một số động vật trên Trái đất phát triển kích thước cơ thể đồ sộ tới mức chúng trông như những "quái vật" đến từ hành tinh khác. Dù là côn trùng, bò sát hay động vật có vú, những sinh vật này đều có vẻ ngoài rất đáng sợ và để an toàn, tốt nhất bạn không nên tiến tới quá gần nếu tình cờ chạm trán một trong số chúng.


Cua dừa là một loài cua đất khổng lồ, sinh trưởng tự nhiên ở các đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng biết leo cây, ăn dừa và xác thối. Loài sinh vật này có thể phát triển tới chiều dài 1 mét, tính cả sải chân.


Một con lợn ở Trung Quốc đạt tới trọng lượng 900kg.

Con ếch trông như sinh vật đột biến với cân nặng trên 3kg.
Loài dơi ăn hoa quả Malaysia có thể phát triển chiều dài sải cánh tới 1,7 mét.
Một con nhện cua Nhật cân nặng tới 19kg ...
... và một con nhện đen Nam Âu với sải chân lên đến 30cm.
Một con sứa Nomura khổng lồ sở hữu trọng lượng tới 200kg.
Trong khi đó, một con cá dẹt nước ngọt có thể đạt tới trọng lượng 600kg.
Con rết Amazon "khủng" này dài tới 30cm.
Hai con sên châu Phi to lớn đạt tới chiều dài 20cm.
Một con thỏ Flanders to lớn hơn cả một con chó nhà.
Loài sao biển Macroptychaster sở hữu cơ thể dài tới 60cm.
Một con bò giống Frisian đạt tới trọng lượng hơn 1 tấn.
Một con bướm Atlas được phát hiện với đường kính cơ thể lên tới 30cm.
Chú chó giống Great Dane, có tên George đã phát triển chiều dài cơ thể tới 2,21 mét.
Một con kỳ nhông Trung Quốc sở hữu chiều dài "khủng" 1 mét.
Cá sấu "quái vật" Brutus khét sông Adelaide, Australia có chiều dài cơ thể lên tới 5,5 mét.
Giun đất Australia thường phát triển chiều dài cơ thể từ 1 - 1,2 mét.
Trăn Nam Mỹ khổng lồ dài tới 12 mét.
Tuấn Anh(Theo VideoBuzzy)

Cận cảnh loài lợn biển kì lạ dưới đáy đại dương

Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước loài động vật kì lạ và cũng không kém phần “quái dị” này.


Thế giới động vật ở đáy biển sâu luôn là chủ đề được khoa học quan tâm nhất. Lí do do nơi đây còn rất chưa được khám phá, trong đó có loài Scotoplane với tên thân mật là lợn biển (Sea pig).


Loài động vật này có cơ thể đục và có thể nhìn thấy nội tạng bên trong. (Ảnh chụp màn hình)
Lợn biển là loài sống ở đáy biển và có da giống như lợn. Chúng là một chi của hải sâm biển, thuộc lớp động vật da gai.
Hầu hết những loài động vật này có chân dạng ống đặc biệt, di chuyển bằng cách co bóp các khoang nước phía trong da.



Phần da khá giống với da lợn. (Ảnh chụp màn hình)

Các nhà khoa học cho biết, lợn biển có chiều dài khoảng 15cm, chủ yếu sống ở đáy đại dương với độ sâu lên đến 3000 – 5000 mét.
Những nơi đã phát hiện được loài động vật này gồm Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đôi khi còn được tìm thấy ở Nam cực.



Lợn biển khá nhỏ, có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. (Ảnh: Internet)

Lợn biển hấp thụ thức ăn bằng cách lọc các sinh vật trong bùn cũng như ăn xác của động vật đang phân hủy. Trong tự nhiên, động vật kì lạ này đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ sinh thái biển sâu.
Dù có rất nhiều chân nhưng lợn biển di chuyển khá chậm chạp, chỉ ngang vận tốc của một con ốc sên. Hiện số lượng của chúng trên thế giới không nhiều, chỉ còn khoảng 300 đến 600 con.

Loài Trichechidae. (Ảnh: Internet)

Trong tự nhiên, cũng có một loài có tên lợn biển khác là Trichechidae, là một họ động vật có vú lớn trong bộ bò biển Sirenia.
Có 3 loài Trichechidae còn tồn tại cho đến ngày nay, cùng với cá cúi (Dugong dugong, họ Bò biển Dugongidae) tạo thành bộ bò biển.
Đuôi của lợn biển giống cái giầm, còn đuôi của cá cúi chia hai phần. Phần nhiều thời gian nó tiêu tốn vào việc ăn cỏ trong nước nông.
Theo Yan/SKCĐ

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.