Mướp hương thuộc họ bí, theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc...
Mướp hương thuộc họ bí, theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch.
Các bộ phận của cây mướp đều được dùng làm thuốc với các tên như: lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc)... có thể sử dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.
Quả mướp
Chữa viêm phế quản, ho nhiều đờm: mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, ngày uống 2-3 lần.
Chữa tiểu tiện ra máu, viêm đường tiết niệu: quả mướp 250g, dùng cả cuống và vỏ, bổ ra, thêm nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào uống thay nước giải khát trong ngày.
Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu: dùng 250g quả mướp non, nạo bỏ vỏ ngoài, thái ra thành miếng cho lượng nước vừa phải vào nấu lên ăn.
Chữa thông tuyến sữa: dùng lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3-6g với chút rượu.
Chữa mụn nhọt: vỏ quả mướp già (chưa thành xơ), hạt gấc, hạt trám, đốt thành than, trộn với mỡ lợn, bôi vào vết thương.
Chữa đau lưng: hạt mướp già 5-10g sao vàng, sắc uống.
Xơ mướp
Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4-8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.
Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 2-3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.
Chữa hen: xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng, ngày hai lần. Dùng 2-3 ngày.
Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều, hạn chế các biến chứng): xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày.
Lá mướp
Chữa viêm họng: lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài: lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa phù thũng: lá mướp hương 15g phối hợp với cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Dùng 5-7 ngày.
Dùng ngoài: lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa, giời leo; nếu đem nướng lá, rồi giã xát chữa nước ăn chân. Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú, viêm lợi chảy máu.
Thân cây mướp
Chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi: thân cây mướp (lấy từ mặt đất trở lên khoảng 1m) chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu.
Chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt: thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.
Hoa mướp
Chữa sốt cao, đau đầu: hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày.
Rể mướp
Chữa đau nửa đầu, viêm mũi, viêm xoang: rễ mướp mỗi ngày 15-30g sắc uống.
Chữa đau lưng: Rễ cây mướp và dây mướp già thái nhỏ sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Nguyên nhân gây loãng xương sớm và cách phòng tránh
Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm, đặc biệt với phụ nữ. Chính vì thế, việc dự phòng các yếu tố nguy cơ gây loãng xương sớm là rất quan trọng.
Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn nam giới. Tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng. Gia đình có cha mẹ bị gãy xương do loãng xương thì nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những gia đình khác. Khung cơ thể người có khung xương nhỏ thì nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với người cao lớn.
Tập luyện thường xuyên giúp giảm nguy cơ loãng và gãy xương (ảnh minh họa)
Loãng xương thường xảy ra ở người bệnh có quá nhiều hoặc quá ít một số loại hormon. Chẳng hạn như hormon giới tính, sự giảm nồng độ hormon estrogen khi mãn kinh là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến loãng xương ở phụ nữ.
Nam giới có sự giảm nồng độ hormon testosteron theo tuổi. Giảm nồng độ hormon testosteron ở nam giới còn có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến.
Việc gia tăng hormon tuyến giáp làm tăng nguy cơ hủy xương. Tăng hormon tuyến giáp có thể xảy ra ở người bệnh bị cường giáp hoặc uống quá liều hormon tuyến giáp khi điều trị bệnh lý suy giáp.
Loãng xương còn liên quan đến các bệnh lý cường hoạt động của tuyến cận giáp và tuyến thượng thận.
Loãng xương có thể xảy ra ở những đối tượng có chế độ ăn ít canxi, chế độ ăn không cung cấp đủ canxi trong một thời gian dài dẫn đến loãng xương.
Người mắc phải chứng biếng ăn có nguy cơ cao bị loãng xương. Lượng thức ăn cung cấp không đủ dẫn đến thiếu năng lượng, protein và canxi. Những trường hợp này hay gặp ở những phụ nữ bị chứng biếng ăn có thể mãn kinh sớm và nam giới bị chứng biếng ăn có thể làm giảm nồng độ hormon sinh dục.
Sau phẫu thuật đường tiêu hóa: sau phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc phẫu thuật nối tắt dạ dày - ruột làm giảm diện tích bề mặt ruột có thể hấp thụ chất dinh dưỡng bao gồm cả canxi, đây cũng là những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương.
Sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo xương. Ngoài ra, khi dùng các thuốc điều trị bệnh co giật, trào ngược dạ dày, ung thư và chống thải ghép cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến loãng xương.
Lối sống ít vận động làm cho con người có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nhiều lần những người thích vận động.
Lạm dụng rượu làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở người trưởng thành.
Phòng tránh
Cung cấp đủ lượng canxi mỗi ngày: thức ăn cung cấp nhiều canxi bao gồm sữa và các sản phẩm sữa chứa ít chất béo, rau xanh, hải sản, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc và hoa quả tươi. Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn giàu vi chất hàng ngày thì cần uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Cung cấp đủ lượng vitamin D mỗi ngày: Nên khởi đầu bằng cách cung cấp 600-800 đơn vị vitamin D mỗi ngày bằng cách cung cấp qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.
Tập luyện: Các bài tập sức cơ sẽ làm tăng sức mạnh của cơ và xương. Có thể tập từng nhóm cơ - xương của chi thể. Các bài tập có tì đè - ví dụ: đi bộ, chạy bộ, leo núi, trượt tuyết và các môn thể thao có đối kháng làm tăng sức mạnh cơ xương.
Khánh Phương
Tác dụng phụ của xạ trị đối với bệnh ung thư não
Xạ trị ung thư não có thể có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng bởi đặc thù vùng trị liệu.
Mi Trần (theo OMH)
Bất cứ bệnh ung thư nào điều trị bằng phương pháp xạ trị hay hóa trị đều để lại tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh. Xạ trị có thể kết hợp với phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng mà các khối u có thể gây ra bằng cách thu hẹp nó.
Tuy nhiên, xạ trị ung thư não có thể sẽ ảnh hưởng nặng hơn bởi đặc thù của vùng điều trị. Nó có thể có những tác dụng phụ gây khó chịu cho người bệnh.
Mệt mỏi và buồn ngủ. Là tác dụng phụ phổ biến của xạ trị. Cường độ tác dụng phụ này phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Nếu mệt mỏi đột ngột đi kèm với việc hoa mắt chóng mặt không tỉnh táo thì có thể bạn đang gặp phải biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng về thần kinh. Một số người có thể gặp phải những triệu chứng này ngay sau khi điều trị. Do bộ não bạn bị kích thích bởi việc xạ trị gây ra những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, thiếu năng lượng và mất cảm giác ngon miệng.
Rụng tóc. Khi bức xạ được đưa vào đầu thì hiện tượng rụng tóc sẽ xuất hiện sau 2 tuần điều trị. Một số người thậm chí còn bị rụng khắp đầu chứ không riêng phần bức xạ. Hầu hết các bệnh nhân sẽ mọc tóc trở lại sau vài tháng xạ trị. Thế nhưng, tóc có thể có màu khác hoặc chất tóc cũng khác so với trước khi điều trị.
Gặp vấn đề về thính giác. Khi bức xạ đi qua, bạn có thể thấy mình nghe kém hơn bình thường. Nguyên nhân do sự xơ cứng của ráy tai nếu khu vực xạ trị ở gần tai. Nếu bạn có bất cứ thay đổi nào quá nghiêm trọng về thính giác, hãy trao đổi với bác sỹ.
Trị liệu bức xạ không chỉ giết chết các tế bào ung thư mà còn làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Để tránh bất cứ vấn đề nào, tế bào chết phải được xóa sổ càng sớm càng tốt. Do vậy điều quan trọng là bệnh nhân cần nhận ra mức độ tác dụng phụ để kịp thời thông báo với bác sỹ điều trị.
Củ su hào - Thần dược chữa bệnh viêm loét dạ dày
Dùng củ su hòa tươi ép lấy nước uống cùng với lá cây sống đời là một bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất đơn giản mà hiệu quả được nhiều người áp dụng….
Thông thường trong dân gian dùng bài thuốc từ nước ép bắp cải để chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả cao và an toàn. Giờ đây, người bệnh có thêm một cách chữa bệnh hiệu quả từ một loại rau tương tự cũng được thu hoạch vào vụ đông (miền bắc) là củ su hào.
Cách chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng củ su hào
Cách 1: lấy củ su hào gọt bỏ bỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, mỏng rồi cho vào một chiếc lọ thủy tinh. Sau đó, bạn cho mật ong lượng vừa đủ vào để ngâm trong khoảng 2 ngày để su hào ngấm mật ong và mềm ra.
Hàng ngày, người bệnh dùng su hào ngâm mật ong này để ăn, nhai nhỏ. Áp dụng liên tục hàng ngày cho tới khi khắc phục được tình trạng bệnh.
Cách 2: lấy củ su hào gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Tiếp đến bạn cũng làm tương tự với lá sống đời để lấy nước cốt. Trộn cả 2 loại nước này với lượng bằng nhau dùng để uống hàng ngày.
Tại sao củ su hào chữa được bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?
Củ su hào được biết đến là một loại rau cùng loại và được trồng cùng thời vụ với rau bắp cải (vào mùa đông ở miền bắc). Đây là loại cây thân thảo, rễ phát triển thành củ, có dạng tròn vụ, tròn dài (có khi đến 49 cm) hay tròn vụ bẹp. Vỏ ngoài trắng hay tim tím, nạc củ trắng, vị hơi ngọt hay không vị.
Su hào hiện được trồng phổ biến ở nhiều nơi, ở nước ta được trồng phổ biến nhất tại các tỉnh miền bắc vào khoảng tháng 10 – 12. Củ được thu hoạch khi còn non mang lá còn xanh, củ còn mềm vì khi già củ hóa xơ (do các bó mạch hóa gỗ khá nhanh). Trong cuộc sống đời thường, củ su hào được dùng để làm rau ăn hàng ngày trong nhiều gia đình.
Theo nghiên cứu, trong thành phần của củ su hào có chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, nước, các loại vitamin B6, vitamin C,… Các chất này không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả giúp thanh lọc máu và thận, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa,….
Su hào chứa nhóm hợp chất dithiolthion, có những tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa; và những indol có khả năng bảo vệ chống ung thư vú, ung thư ruột già, và sulfur có thêm hoạt tính kháng sinh và kháng siêu vi. Tất cả các bộ phận của củ su hào đều có tác dụng chữa bệnh. Vỏ củ có tác dụng hóa đàm. Củ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá và hột có tác dụng tiêu thực, vì thế được ứng dụng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt.
T.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét