.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

29 tháng 6 2016

Cải thiện thị lực nhìn gần với KAMRA Inlay


(Monkey Business Images/Shutterstock)
(Monkey Business Images/Shutterstock)
Bạn có bao giờ phải liên tục vật lộn với việc đọc các tờ thực đơn hay tờ báo bởi vì bạn không thể dõi theo được phông chữ? Hoặc có lẽ bạn phải mò mẫm tìm kính mắt trước khi kiểm tra điện thoại di động bởi vì màn hình luôn mờ mờ?
Nếu là vậy, một mắt kính nhỏ xíu cấy vào mắt có thể là lối thoát.
Kamra Inlay, là một mắt kính nhỏ và mỏng được cấy vào giác mạc bằng phẫu thuật laser. Nó có đường kính 3,8 mm, với một lỗ 1,6 mm ở chính giữa.
“[Đó là] bằng khoảng một phần ba kích thước của một mắt kinh tiêu chuẩn, và nó nhẹ hơn một hạt cát”, tiến sĩ Steven Stetson, phụ trách nội khoa bệnh viện Diamond Vision cho biết.

Tiến sĩ Stetson và nhóm của ông bắt đầu được cấp quy trình công nghệ, nhằm cải thiện chứng cận thị, sau khi họ đã kiểm tra lại nó trong tháng này.
“Chúng tôi rất vui mừng về công nghệ này,” Tiến sĩ Stetson nói.
Hồi năm ngoái tiến sĩ Stetson và bệnh viện Diamond Vision đã được đặc biệt lựa chọn để thực hiện quy trình cấy ghép bởi AcuFocus, công ty thiết bị y tế đã phát triển công nghệ. AcuFocus chỉ chọn các bác sĩ phẫu thuật có tay nghề và những cơ sở vật chất mà công ty biết và tin tưởng, ông nói.
Nhưng Tiến sĩ Stetson đã trì hoãn [công bố sớm] cơ hội vì muốn đảm bảo rằng việc cấy ghép KAMRA là một lựa chọn an toàn.
“Tôi vui mừng với thành tựu này và tôi đã đang sẵn sàng để nhảy cả 2 chân lên vui sướng,” ông nói. “Tôi cảm thấy rất tự tin về nó.”
Hiện tại, việc cấy ghép này đã có mặt trên thị trường quốc tế từ năm 2009 nhưng chỉ được FDA chấp thuận vào tháng 4 năm ngoái. Tiến sĩ Stetson nói rằng kể từ đó đã có hơn 2.000 ca cấy ghép cho nhiều bệnh nhân trên khắp đất nước với những thành công đáng kể.

KARMA inlay. (Courtesy of Kamra)
KARMA inlay. (Courtesy of Kamra)
KARMA inlay. (Courtesy of Kamra)

Nó hoạt động như thế nào?

Inlay hoạt động giống như một lỗ ống kính máy ảnh nhỏ hoặc thử nghiệm ảnh qua lỗ kim (pinhole) mà bác sĩ nhãn khoa thực hiện, và cải thiện thị lực bằng cách tập trung lại ánh sáng khi đi vào mắt.
“Nếu bạn đi đến bác sĩ nhãn khoa và họ đạt trước mắt bạn một cái lỗ nhỏ đó và bạn nhìn qua nó, rồi đột nhiên thị lực của bạn trở nên tốt hơn”, tiến sĩ Stetson giải thích.
Inlay được làm từ một loại plastic mật độ cao rất mạnh mẽ, nhưng rất nhẹ gọi là polyvinylidene fluoride, một loại vật liệu phù hợp thường được sử dụng cho những ca cấy ghép mắt.
Xung quanh tâm là 8.400 lỗ nhỏ, cho phép oxy và dưỡng chất chảy một cách tự nhiên qua giác mạc – thứ giác mạc cần để khúc xạ ánh sáng đúng cách.
Inlay chỉ được đặt trong con mắt mà người được cấy không phải sử dụng nó cho các hoạt động tinh vi, nhằm lấy lại tầm nhìn gần. Tầm nhìn gần chỉ trong một mắt là đủ để bạn có thể nhìn thấy sát. Với tầm nhìn xa cần cả hai mắt.
Để cấy mắt kính, các bác sĩ phẫu thuật tạo một cái túi ở những lớp giác mạc sâu hơn bằng laser femtosecond, cùng loại công nghệ laser được dùng để làm những cái nắp van trong quy trình phẫu thuật LASIK.
“Chúng tôi sẽ đưa inlay vào kênh mà chúng tôi đã tạo ra và nó chỉ ở ngay tại đó,” Tiến sĩ Stetson nói.
Inlay song song với độ cong của giác mạc cho phép nó ở đúng chỗ một cách an toàn và không làm thay đổi bất cứ điều gì về mặt cấu trúc, ông nói.
Ông cho biết cấy inlay là một việc làm dễ dàng.
“Tôi đã thực hiện các thủ tục phức tạp hơn rất nhiều so với cái này,” ông nói.
Toàn bộ quá trình hoàn thành trong khoảng từ 15 đến 20 phút và là “rất đơn giản và không đau.”
Và tầm nhìn gần của bạn vẫn duy trì tốt miễn là inlay vẫn nằm trong lỗ.
“Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề thị giác cho cuộc đời của họ,” Tiến sĩ Stetson nói.
Không giống như phẫu thuật LASIK khi bệnh nhân thấy được sự cải thiện đáng kể chỉ sau một đêm, hầu hết bệnh nhân được cấy Kamra thấy cải thiện sau khoảng hai đến ba tuần.
“Inlay này chiếm không gian và có một số chất dịch xung quanh chỗ cấy ghép còn cần phải chảy ra đến hết “, bác sĩ Stetson giải thích.

Các tác dụng phụ

Các Kamra inlay có thể được lấy ra khi cần thiết nhưng điều này là rất hiếm. Tại Hoa Kỳ chỉ có 1,6 phần trăm bệnh nhân phải lấy ra, vì vậy mặc dù có thể có một số tác dụng phụ, đa số bệnh nhân chọn giữ lại.
Tiến sĩ Stetson nói, “Ngay cả những bệnh nhân mất nhiều thời gian hơn một chút [để thấy kết quả] không muốn cấy mô sang như thế này.”
Các tác dụng phụ cơ bản khác như khô da, nhìn thấy một số vết mờ trên hình ảnh hoặc một hiệu ứng ánh sáng chói tương tự như những gì mọi người trải qua sau phẫu thuật LASIK. Trong trường hợp hiếm hoi, có thể một số sẹo, nhưng tiến sĩ Stetson nói điều đó nhỏ hơn 1 phần trăm .
Những người bị đục thủy tinh thể hoặc đang đấu tranh với bệnh khô mắt nên điều trị những tình trạng này trước khi cấy ghép, ông nói.
Diamond Vision hiện đang là trung tâm duy nhất ở Manhattan áp dụng công nghệ Kamrama Inlay.

Tiến sĩ Steven Stetson.
Tiến sĩ Steven Stetson.
Tiến sĩ Steven Stetson. (Catherie Yang/Epoch Times)

Những loại trà mang lại hiệu quả trị bệnh cho bạn

Ảnh: zeus/pixabay
Ảnh: zeus/pixabay
Gần đây tôi có tham gia vào một buổi hướng dẫn thiền trong đó tôi được khuyên là hình dung bản thân mình đang làm một điều gì đó mà có thể khiến cho tôi hạnh phúc. Vào cuối của buổi thiền người nữ nhóm trưởng đã hỏi về những gì tôi đã hình dung. Tôi đã hình dung chồng tôi Curtis và tôi dùng tiệc trà hàng ngày. Giữa những lúc viết sách và blog, phỏng vấn tạp chí, và ngày tiếp nối ngày với các thách thức trong cuộc sống, nghỉ ngơi uống trà mang đến cho tôi sự bình yên và thanh thản để tôi bước tiếp mỗi ngày.
Ảnh: jill111/pixabay
Ảnh: jill111/pixabay
Ảnh: jill111/pixabay
Còn điều gì có thể tốt hơn việc dừng ngang công việc và thưởng thức trà với ai đó đặc biệt đối với bạn, sau một ngày bận rộn mải mê với công việc: Ngoài những giá trị thanh tao mà trà có thể mang đến, nó còn có thể mang đến những giá trị về mặt trị bệnh không nhỉ? Để kết thúc  bài viết này, tôi muốn chia sẻ một số loại trà yêu thích mà tôi thấy vừa rất thanh tao và vừa mang lại lợi ích về mặt chữa trị. Bây giờ bạn hãy chọn lựa cho mình một loại trà phù hợp nhất cho các vấn đề sức khỏe của bạn nhé.
Dị ứng – Uống một tách trà lá cây tầm ma để giảm dị ứng và các triệu chứng dị ứng mũi và nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa mắt. Nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Phytotherapy Research cho thấy rằng cây tầm ma có hiệu quả chống lại các triệu chứng dị ứng theo mùa.

Lo âu hay trầm cảm – Hãy chọn lấy những bông hoa oải hương để tận hưởng được những tác động giúp xoa dịu tính khí và cảm xúc thất thường do hương thơm của loài hoa này đem lại. Trong một nghiên cứu gần đây so sánh tác dụng của thuốc dùng cho bệnh trầm cảm với việc uống trà được làm từ hoa oải hương, các nhà khoa học tìm thấy hoa oải hương có hiệu quả nhiều hơn một chút so với các thuốc chống trầm cảm khác. Nghiên cứu cho thấy, những người tham gia uống hai tách trà hoa oải hương hàng ngày sẽ lại hiệu quả giảm lo âu và trầm cảm.
Ho hoặc nhiễm Virus – Nếu bạn bị ho dai dẳng hoặc cơ thể bạn đang phải chống chọi với một loại virus, thì bài thuốc trà trị bệnh này chính là cỏ xạ hương. Cọ xạ hương có chứa các thành phần thảo dược kháng virus và nó được công nhận là phương thuốc thảo dược tốt nhất cho các bệnh ho. Các chương trình ứng dụng được sự chấp thuận của chính phủ Đức cho phép dùng cọ xạ hương như phương pháp điều trị y tế cho các bệnh về ho và nhiễm virus.

Ảnh: Sunny Forest/Shutterstock
Ảnh: Sunny Forest/Shutterstock
Ảnh: Sunny Forest/Shutterstock
Đau nửa đầu và đau đầu – Bông cúc đã được chứng minh có thể chữa chứng đau nửa đầu và đau đầu. Bạn có thể sẽ không nhận ra được tác dụng giảm đau nửa đầu ngay lập tức, nhưng dùng bông cúc hàng ngày với một lượng nhất định trong ít nhất một tháng và bạn sẽ cảm nhận được tần suất các cơn đau nửa đầu của bạn đã được giảm đi đáng kể.
Đau cơ hoặc đau khớp – Hãy chọn trà gừng làm bằng củ gừng tươi. Gừng có chứa một hợp chất độc đáo được gọi là gingerols đã được chứng minh là thuốc giảm đau. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Pain, gừng đã được tìm thấy là có tác dụng làm giảm đau cơ bắp. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh hiệu quả chống đau khớp của trà củ gừng rất là tốt. Để đạt được những lợi ích tốt  nhất, bạn cần làm cho trà này khác biệt so với những loại trà khác. Đun sôi một mảnh củ gừng thô tầm khoảng 2 inch (5 cm), xắt nhỏ cho vào chén nước trong khoảng 45 phút, sau đó lọc và uống trong ngày những khi cảm thấy khát.

Làm thế nào để pha những loại trà thảo dược?


Ảnh: StockSnap/Pixabay
Ảnh: StockSnap/Pixabay
Ảnh: StockSnap/Pixabay
Sử dụng một muỗng cà phê của các loại thảo dược khô cho vào mỗi cốc nước đun sôi (hoặc hai muỗng cà phê của các loại thảo mộc tươi). Hãy ngâm trong ít nhất 10 phút sau đó uống 2-3 tách mỗi ngày để có kết quả tốt nhất. Bởi vì gừng thuộc loại củ gốc, tính chất dược liệu muốn được chiết xuất tốt nhất thì phải chưng  cho sắc lại, cùng với các loại thảo dược khác, đun sôi trong ít nhất 45 phút.

Nghệ Thuật Hít Thở Sâu


(Bilgehan Yilmaz/Photos.com)
Mùa thu đang đi qua rất nhanh, và đột nhiên tôi cảm thấy mình có một chút buồn. Mùa hè đã qua rồi, các con tôi đang đang lớn lên rất nhanh, và … Khoan đã nào, tại sao đoạn quảng cáo Dove này lại làm cho tôi khóc?
Hóa ra mùa thu là mùa gắn với sự đau buồn, theo y học Trung Quốc, thì nó cũng như mùa của những lá phổi.
Tất cả mọi thứ đều có sự liên kết với nhau. Ngay cả khi hệ thống các cơ quan nội tạng trong cơ thể có một chút mất đi sự cân bằng, thì bạn cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Theo khoa học Trung Quốc cổ đại, mỗi cơ quan đều liên quan đến một loại cảm xúc. Đối với phổi, đó là cảm xúc đau buồn, nó ảnh hưởng tới sức khỏe của phổi.
Vì vậy, khi bây giờ những cơn gió mùa thu đã quét mùa hè qua đi, làm sạch không khí bởi một làn gió tươi mát và trái đất trở nên đã sẵn sàng cho mùa đông tới, bạn cũng có thể chuẩn bị cho cơ thể của mình. Bạn có thể làm sạch phổi của mình, giữ cho chúng khỏe mạnh bằng cách kết hợp với một thói quen hít thở sâu vào trong cuộc sống.

Khi đau buồn, chỉ cần một vài hơi thở sâu, đi bộ, và cảm nhận mặt trời, cây cối, và bầu trời. Chẳng bao lâu bạn sẽ thấy bạn không còn buồn bực nữa.
Hít Thở Sâu
Khi bạn hít thở sâu, chắc chắn bạn sẽ làm cho mình thoát khỏi trạng thái căng thẳng và tiến vào một trạng thái bình tĩnh. Để hít thở sâu, điều quan trọng là sử dụng cơ hoành để điều khiển hơi thở của bạn.
Nhiều người có thể hít thở sâu vào ngực, nhưng họ lại đang bỏ lỡ những tác động làm bình tĩnh tinh thần nếu họ hít vào bụng và xương chậu.
Thở bằng bụng không chỉ làm các cơ bụng khỏe hơn, mà điều đó cũng sẽ cải thiện sự ổn định của hông và mang đến cho cơ thể của bạn một một trạng thái tĩnh lặng, tĩnh lặng hơn cả trạng thái mà bạn có thể đã từng trải qua.
Có thể có khó khăn để trải nghiệm việc thở bằng bụng nếu bạn chưa từng thực hiện nó trước đây. Một số người thực hiện được nó trong khi đứng, những người khác trong khi nằm đặt lưng xuống, và một số thì không thể thực hiện được nó, trừ khi họ quỳ với tay và đầu gối chạm đất. Hãy chọn một tư thế để bắt đầu khám phá hơi thở bụng của bạn.
Khi bạn hít vào, hãy nở rộng bụng của bạn ra như thể nó là một quả bóng phình lên với không khí. Hãy cố gắng để đừng sử dụng đến cơ ngực của bạn. Hãy suy nghĩ về đường đi của hơi thở trong khi nó vào đáy của xương chậu.
Khi bạn thở ra, hãy ép không khí ra khỏi cơ thể như là bạn đang ép kem đánh răng ra khỏi ống tuýp. Hãy thở ra cho đến khi tất cả không khí được đẩy ra khỏi cơ thể. Vào cuối của chu kỳ thở ra, bạn sẽ cảm thấy các cơ bụng sẽ thắt chặt lại.
Một khi bạn trải nghiệm được hơi thở này, hãy thử tập các bài tập thở bụng:
Kiểu thang máy. Hít vào và nở rộng rốn ra. Khi bạn thở ra, rốn của bạn sẽ kéo vào trong. Hãy tưởng tượng một thang máy đi từ rốn cho tới xương sống của bạn. Kéo rốn trở lại qua sáu tầng, tạm dừng tại mỗi tầng như bạn đã làm khi đi thang máy. Lặp lại 03 lượt mỗi lượt 10 lần một ngày.
Thở Bụng trên bốn chi. Quỳ xuống bằng tất cả bốn chi. Giữ cho bàn tay của bạn ngang với vai và đầu gối của bạn ngang với hông. Giữ cho cột sống ở một vị trí trung lập.
Hít vào và nở rộng bụng của bạn về phía sàn nhà, kích hoạt cơ hoành. Giữ hơi thở của bạn và kéo rốn của bạn về phía cột sống, đẩy tất cả các cơ quan nội tạng của bạn ra khỏi vị trí, kích hoạt cơ bụng ngang của bạn.
Nâng khung xương chậu của bạn bằng cách sử dụng loại cơ bắp mà có thể ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu.
Thở ra một cách mạnh mẽ và tiếp tục kéo rốn của mình vào phía trong mà không làm lưng của bạn bị uốn cong. Hãy lặp lại 6-10 lần.
Mùa thu năm nay, hãy giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh và sạch sẽ bằng cách kết hợp với một thói quen hít thở sâu vào trong cuộc sống của mình.

Tysan ​​Lerner là một huấn luyện viên sức khỏe đã được chứng nhận và là huấn luyện viên cá nhân. Cô giúp các phụ nữ đạt được các mục tiêu về vóc dáng và vẻ đẹp mà không phải nhịn ăn hoặc tiêu tốn quá nhiều giờ tại các phòng tập thể dục. Trang web của cô là LavenderMamas.com.

Tầm quan trọng của việc giặt đồ mới mua trước khi mặc

(m-imagephotography/iStock)
Ngay cả côn trùng (như rận) cũng có khả năng lây truyền qua quần áo mới (m-imagephotography/iStock)
Đã bao giờ bạn mua một chiếc quần hoặc áo sơ mi từ cửa hiệu và mặc ngay vào mà không giặt? Hiện tượng này khá phổ biến, thậm chí là khá điển hình, bởi vì nhiều loại sợi tổng hợp trông sạch sẽ như mới khi còn treo trên giá để đồ.
Bạn có thể cho rằng chúng sạch sẽ hoặc ít nhất là cũng tương đối tinh tươm một chút, nhưng các kiểm tra bởi Philip Tierno, người quản lý nghiên cứu sinh tại Khoa Vi Sinh và Miễn Dịch tại Đại Học New York, trên chương trình truyền hình Good Morning America, đã bật mí vài hóa chất khá nguy hại trong quần áo mới.
Và đây chỉ là một lí do để cân nhắc việc giặt đồ trước khi mặc. Rất nhiều loại quần áo nhiễm các hóa chất phẩm nhuộm độc hại dẫn tới kích ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Thậm chí những loại sâu bọ như rận cũng có thể bị lây qua quần áo mới. Nếu bạn không thuộc tuýp người cẩn thận giặt đồ mới mua về, có thể bạn sẽ phải thay đổi sau khi đọc bài viết này.

Phân, chất thải đường hô hấp, vi sinh vật đường âm đạo và nhiều thứ khác

Tierno đã kiểm tra nhiều loại quần, áo khoác, đồ lót, áo măng tô và những loại quần áo khác mua từ những cửa hàng bán đồ may sẵn (bao gồm cả những mặt hàng từ cao cấp tới bình dân). Các kết qủa cho thấy một loạt những hợp chất chẳng “sạch sẽ” chút nào đang lẩn khuất trong quần áo “mới”, như:
  • * Chất thải đường hô hấp
  • * Vi trùng da
  • * Vi trùng trực tràng
  • * Men
Có thể không ngạc nhiên khi đồ bơi, quần lót và các loại quần áo riêng tư khác là những thứ nhiễm độc nhiều nhất. Tierno đã nói với ABC News:
“Nhiều loại quần áo bị nhiễm vi sinh … cho thấy rằng rất nhiều người đã thử hoặc … là người nào thử nó đã nhiễm những loại vi sinh này …Nói cách khác, là bạn đang chạm vào nách hoặc háng của ai đó. Thành ra bạn muốn được bảo vệ khỏi những thứ này … Có thể bạn không bị lây nhiễm rất nhiều thứ, hầu hết thì không, nhưng rất có khả năng [là bạn sẽ bị nhiễm]”.
Các loại vi sinh truyền bệnh viêm gan A, hoặc là tiêu chảy từ du khách, nhiễm trùng men và khuẩn cầu rất dễ lây nhiễm qua quần áo mới đã được nhiều người thử qua.
Những loại bệnh nào bạn có thể mắc phải khi thử đồ mới? Các loại vi sinh truyền bệnh viêm gan A, hoặc là tiêu chảy từ du khách, nhiễm trùng men và khuẩn cầu rất dễ lây nhiễm qua quần áo mới được nhiều người thử qua.
Thậm chí chấy rận cũng có thể lây qua con đường này. Có chắc không? Không. Có thể nào không? Có đấy, đặc biệt nếu như hệ miễn dịch của bạn không hoạt động trơn tru. Tierno trả lời phỏng vấn tờ Huffington Post:
 “Điều tốt là nhiều người có hệ miễn dịch rất mạnh, nên thường các vi sinh này khó lòng mà lây nhiễm được … sự thực là nếu bạn tiếp xúc với những thứ này không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ bị lây bệnh.”
(ariwasabi/iStock)
Nước xả bằng formaldehyde cũng được dùng trong ngành may mặc để chống nhăn và nấm mốc. (ariwasabi/iStock)

Độc hại từ hóa chất: lí do khác để giặt đồ mới

Còn tùy vào quần áo được sản xuất từ đâu, chúng có thể chứa nhiều loại hóa chất đáng lo ngại. Trong số đó phải kể đến phẩm nhuộm azo-aniline, có thể gây kích ứng da từ nhẹ tới ngiêm trọng.
Nếu bạn nhạy cảm một chút, những loại phẩm nhuộm như vậy có thể làm da đỏ, ngứa và khô, đặc biệt là khi tiếp xúc với da như ở hông, cổ, nách và đùi. Sự khó chịu này có thể được giặt sạch đi trong hầu hết các trường hợp, nhưng cũng cần phải vài lần mới hết.
Nước xả bằng formaldehyde cũng được dùng trong ngành may mặc để chống nhăn và nấm mốc. Formaldehyde không chỉ là chất gây ung thư, nhưng loại nước xả này cũng liên quan tới chứng eczema và có thể làm da sần sùi hoặc nứt nẻ nổi mẩn ngứa.
Trong khi đó nonylphenol ethoxylate (NPE) là một chất hoạt tính gây rối loạn nội tiết tố cũng được dùng trong ngành sản xuất may mặc.
Bạn đương nhiên là không muốn tiếp xúc vào hóa chất này, nhưng khi người tiêu dùng giặt đồ, chất này đi vào nguồn nước thải và các hệ thống xử lý hiện tại không thể lọc được.
Khi NPE đi vào môi trường, chúng trở thành nonylphenol (NP), một độc chất có khả năng ảnh hưởng tuyến nội tiết tích tụ trong các loài lưỡng cư, cá và động vật hoang dã.

Hóa chất vẫn còn trong quần áo ngay cả sau khi giặt

Điều không may là giặt rồi vẫn không thể loại bỏ tất cả các hóa chất từ quần áo. Ví dụ như triclosan kháng khuẩn nhiều khi vẫn được thêm vào trong các loại vải. Nghiên cứu cho thấy triclosan có thể làm thay đổi sự vận hành của một số hormone và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Nghiên cứu trên động vật cũng dấy lên vài lo ngại về ảnh hưởng tới sự thụ thai, các loại vi khuẩn tiếp xúc với triclosan có thể trở nên kháng lại kháng sinh. Thậm chí tăng khả năng ung thư cũng được nhắc tới.
Các loại quần áo chống bẩn, thông thường lại là nguồn bị nhiễm các hóa chất perfluorine (PFC), vốn cực độc đối với con người và tự nhiên. Bạn thường nghe về PFC là chất chống dính trong dụng cụ làm bếp, nhưng chúng cũng khá phổ biến trong sợi tổng hợp.
Trừ khi đồ bạn mua là loại hữu cơ, thường thì quần áo được sản xuất từ loại cây cotton đã được biến đổi gene, vốn có rất nhiều thuốc trừ sâu và hóa chất được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất. Hiệp hội Người Tiêu Dùng Sản Phẩm Hữu Cơ (OCA) đã giải thích:
“Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất cotton không mất đi qua quá trình trồng trọt. Các loại thuốc trừ sâu cũng được sử dụng để cây rụng lá, từ đó dễ thu hoạch hơn. Sản xuất sợi từ cây trồng cần nhiều hóa chất trong quá trình tẩy trắng, thu nhỏ, nhuộm làm thẳng, chống co, khử chất bẩn và khử mùi, chống cháy, mọt, và giảm nhăn.
Một số hóa chất áp dụng trong điều kiện nhiệt độ cao, thành ra liên kết với sợi cotton. Nhiều lần giặt đã diễn ra trong suốt quá trình sản xuất, nhưng một số loại xả vải và bột giặt để lại dư lượng không thể bị loại bỏ từ thành phẩm. Các hóa chất sử dụng để ra thành phẩm thường bao gồm formaldehyde, soda, sulfuric acid, bromine, urea, sulfonamide, halogen, and bromine.
Một vài loại quần áo nhập khẩu có chứa thuốc tẩy uế lâu ngày rất khó giặt tẩy, và mùi khó chịu cũng không dễ bay đi. Đây là những tàn dư hóa chất ảnh hưởng tới người có sự mẫn cảm với các loại hóa chất khác nhau.
Hơn nữa, có những người trở nên dị ứng (như nổi mề đay) đối với formaldehyde khi da tiếp xúc với những dung dịch được dùng trong giặt ủi có chứa formaldehyde” 
(kone/iStock)
Không may là giặt ủi sẽ không tẩy sạch các loại hóa chất từ quần áo. (kone/iStock)

Bông sợi biến đổi gene là loại cây bẩn nhất thế giới

Có thể bạn ngạc nhiên khi biết rằng bông sợi là một loại thu hoạch bẩn nhất thế giới vì ngành công nghiệp này sử dụng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ độc hại, bao gồm cả những loại thuốc sâu độc nhất trong thị trường. Theo Hiệp Hội Nhà Nghề Hữu Cơ:
“Cotton được xem như loại cây thu hoạch bẩn nhất vì chứa rất nhiều thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ cực độc đối với người và động vật. Cotton chiếm 2.5% diện tích đất trồng trên thế giới nhưng lại dùng tới 16% tổng lượng thuốc sâu, hơn bất kỳ loại cây trồng nào khác.
Aldicarb, parathion, và methamidopho, ba loại thuốc sâu nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người theo WHO, nằm trong số 10 loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất trong khâu sản xuất cotton. 
Aldicarb, loại thuốc trừ sâu bán chạy thứ hai và cực kỳ độc đối với người, có thể tiêu diệt một người đàn ông với chỉ một giọt thấm qua da, nhưng vẫn được sử dụng ở 25 quốc gia và kể cả tại Hoa Kỳ, là quốc gia có 16 tiểu bang công bố phát hiện ra chất này trong nguồn nước ngầm”
Như bạn có thể đoán được, nguy hiểm có nhiều mức độ – đối với người nông dân tiếp xúc với các hóa chất này, những người sống chung quanh, người tiêu dùng mua loại cotton này và hầu như là tất cả mọi người, đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm toàn cầu này.
Đây là lí do tại sao tôi đặc biệt khuyến khích bạn nên mua loại cotton hữu cơ bất cứ khi nào có thể – những loại này không bị biến đổi gene có liên quan tới vấn đề tiếp xúc với độc chất.

Các mẹo quan trọng để sử dụng quần áo an toàn

Chọn những loại quần áo từ sợi cotton hữu cơ là một khởi đầu xuất sắc nếu bạn muốn tìm những loại quần áo không độc hại và an toàn (cho bạn và cả môi trường). Bạn cũng có thể tìm nhãn OEKO-TEX Standard 100, là dấu hiệu đã được kiểm tra bởi một phòng thí nghiệm độc lập chứng minh rằng không có chứa hơn 100 loại hóa chất độc hại, trong đó có:
  • * Nhuộm Azo
  • * Phthalates
  • * Kim loại nặng
  • * Thuốc trừ sâu
  • * Các loại phẩm nhuộm gây dị ứng.
Cuối cùng, nhiều chuyên gia khuyến khích giặt quần áo mới mua về từ cửa hàng, thậm chí là cả hai lần. Nếu như quần áo không thể giặt bằng máy, thì cũng nên hấp nóng quần áo trước khi mặc.
Bạn có thể cũng muốn mặc một ít đồ sẵn khi thử quần áo mới ở cửa hàng. Chí ít thì chúng cũng tiếp xúc với đồ bạn đang mặc, nên sau khi về nhà hãy nhớ giặt đồ. Rửa tay sau khi đi shopping cũng là một ý tốt, vì bạn phải lựa rất nhiều quần áo có nhiều loại hóa chất và vi khuẩn độc hại.

15 cách dễ dàng làm giảm đường huyết một cách tự nhiên


(BenMoore/unsplash)
Lượng đường trong máu (đường huyết) cao khi cơ thể của bạn không thể vận chuyển đường từ máu vào các tế bào một cách hiệu quả.
Khi thiếu sự kiểm tra, việc này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu từ năm 2012 báo cáo lại rằng 12-14% người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trong khi 37-38% được phân loại là tiền tiểu đường.
Điều này có nghĩa là 50% tất cả người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường.

Dưới đây là 15 cách làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên:

1. Tập thể dục thường xuyên

male athlete doing stretching exercise
Thường xuyên tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân và tăng độ nhạy insulin.
Độ nhạy insulin được tăng lên có nghĩa là các tế bào của bạn có thể sử dụng lượng đường có sẵn trong máu tốt hơn.
Tập thể dục cũng giúp các cơ bắp của bạn sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng và sự co cơ.
Nếu bạn gặp vấn đề về kiểm soát đường huyết, bạn nên kiểm tra chỉ số này hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn biết cách phản hồi lại các hoạt động khác nhau và giữ lượng đường huyết ở mức không quá cao hay quá thấp.
Các loại hình thể dục có lợi bao gồm đẩy tạ, đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, đi bộ đường dài, bơi lội và nhiều môn khác.
Kết luận: Tập thể dục làm tăng độ nhạy insulin và giúp cơ bắp lấy đường từ máu. Điều này có thể dẫn đến sự giảm lượng đường trong máu.

2. Kiểm soát lượng Carb nạp vào

Woman and Sandwich/Shutterstock
Woman and Sandwich/Shutterstock
Cơ thể của bạn bẻ gãy các liên kết trong carbs thành đường (hầu hết là glucose), rồi insulin chuyển đường vào các tế bào.
Khi bạn ăn quá nhiều carb hay gặp vấn đề với chức năng của insulin, quá trình này sẽ không thực hiện được và mức glucose trong máu sẽ tăng.
Tuy nhiên, có vài điều bạn có thể làm được trong tình huống này.
Hiệp hội bệnh Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến nghị nên kiểm soát lượng carb nạp vào bằng cách tính toán hay sử dụng hệ quy đổi thực phẩm.
Một số nghiên cứu phát hiện rằng những phương pháp này cũng có thể giúp bạn lên kế hoạch cho những bữa ăn một cách phù hợp, điều này có thể cải thiện hơn nữa việc kiểm soát đường huyết.
Hơn thế nữa, một chế độ ăn low-carb có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong dài hạn.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn uống low-carb (ít carb) giúp giảm lượng đường huyết và ngăn chặn sự tăng đường huyết đột biến.
Hơn thế nữa, một chế độ ăn low-carb có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong dài hạn.
Bạn có thể đọc chi tiết bài viết này trên  ăn low-carb lành mạnh với bệnh tiểu đường.
Kết luận: Carb được phân hủy ra thành glucose, vốn là chất làm tăng đường huyết. Giảm lượng carbohydrate nạp vào có thể giúp kiểm soát đường huyết.

3. Tăng lượng chất xơ nạp vào

(BenMoore/unsplash)
Ăn nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát đường huyết, và chất xơ hòa tan có tác dụng hiệu quả nhất.
Chất xơ làm chậm sự tiêu hóa carb và hấp thụ đường. Vì những lý do này, nó có thể giúp lượng đường huyết của bạn tăng từ từ hơn và có kiểm soát hơn.
Hơn nữa, loại chất xơ bạn ăn có thể cũng đóng vai trò quan trọng.
Có hai loại chất xơ: chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Trong khi cả hai loại này đều rất quan trọng, chất xơ hòa tan đã được chứng minh cụ thể làm giảm chỉ số đường huyết.
Thêm vào đó, một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp kiềm chế bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách cải thiện sự kiểm soát đường huyết và giảm sự hạ đường huyết.
Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau củ, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc.
Lượng chất xơ đuợc khuyến nghị nên nạp vào hàng ngày là khoảng 25 gam đối với phụ nữ và 38 gam đối với nam giới. Có nghĩa là khoảng 14 gam trên mỗi 1.000 calo.
Kết luận: Ăn nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát đường huyết, và chất xơ hòa tan có tác dụng hiệu quả nhất.

4. Uống nước và giữ cơ thể đủ nước

Hydrat hóa có vai trò quan trọng trong việc làm giảm đường huyết.
Khi cơ thể ở trong tình trạng mất nước, hoóc-môn vasopressin làm cho gan sản xuất đường huyết, làm tăng chỉ số của nó.
Sau đó thận cố gắng thoát khỏi tình trạng này bằng cách bài tiết thông qua đường tiểu tiện, quá trình này sẽ làm bạn mất nước.
Uống nước thường xuyên sẽ tái hydrat máu, làm giảm chỉ số đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hãy nhớ rằng nước và các loại đồ uống không năng lượng là sự lựa chọn tốt nhất. Các loại đồ uống có đường là chất tạo ngọt sẽ làm tăng glucose trong máu, thúc đẩy tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kết luận: Giữ cơ thể đủ nước có thể làm giảm chỉ số đường huyết và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nước là sự lựa chọn tốt nhất.

5. Thực hiện Kiểm soát Khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần giúp điều hòa lượng calo nạp vào và có thể dẫn đến giảm cân.
Theo đó, kiểm soát trọng lượng góp phần làm cho lượng đường huyết được giữ ở mức lành mạnh và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo dõi kích thước khẩu phần cũng giúp giảm lượng calo nạp vào và sự tăng đường huyết đột biến.
Dưới đây là những mẹo hữu ích để kiểm soát khẩu phần ăn:
  • Đo lường và tính toán phần ăn.
  • Sử dụng đĩa nhỏ hơn.
  • Tránh những nhà hàng bán tất cả những món bạn muốn ăn.
  • Đọc hiểu bao bì thực phẩm và kiểm tra khẩu phần ăn tiêu chuẩn.
  • Lưu nhật ký thực phẩm.
  • Ăn chậm.
Kết luận: Bạn càng kiểm soát được khẩu phần ăn tiêu chuẩn của mình thì bạn càng kiểm soát chỉ số đường huyết của mình tốt hơn.

6. Chọn thực phẩm với chỉ số Glycemic thấp

Homemade Orange Sweet Potato Fries with Salt and Pepper (bhofack2/iStock)
Khoai tây chiên cam ngọt tự làm với muối và tiêu.
Chỉ số glycemic được phát triển để đánh giá chỉ số đường huyết của cơ thể khi phản ứng với thức ăn có chứa carb.
Cả lượng và loại carb có trong một loại thức ăn sẽ quyết định loại thức ăn đó có ảnh hưởng đến mức đường huyết như thế nào.
Ăn các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp đã được chứng minh là làm giảm mức đường huyết ở bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 trong dài hạn.
Mặc dù chỉ số glycemic của các loại thực phẩm rất quan trọng, nhưng lượng carb tiêu thụ cũng quan trọng không kém.
Thực phẩm với chỉ số glycemic thấp bao gồm đồ biển, thịt, trứng, yến mạch, lúa mạch, đậu, đậu lăng, các loại đậu khô, khoai lang, ngô, khoai mỡ, hầu hết các loại trái cây và rau không tinh bột
Điểm mấu chốt: Sự lựa chọn các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp và theo dõi tổng thể lượng carb mà bạn nạp vào là rất quan trọng.

7. Kiểm soát căng thẳng

(Tatomm/iStock)
(Tatomm/iStock)
Sự cẳng thẳng có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết của bạn.
Các hoóc-môn như glucagon và cortisol được tiết ra khi bạn gặp căng thẳng. Những hoóc-môn này gây ra sự tăng đường huyết.
Kiểm soát mức độ căng thẳng thông qua tập thể dục hay các phương thức thư giãn như yoga sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết.
Một nghiên cứu chứng minh rằng tập thể dục, nghỉ ngơi, thiền định làm giảm stress và đường huyết đáng kể ở sinh viên.
Tập thể dục và các phương thức thư giãn như yoga và giảm stress dựa trên sự tỉnh giác (mindfulness-based stress reduction) cũng có thể khắc phục các vấn đề về tiết insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường mãn tính.
Điểm mấu chốt: Kiểm soát mức độ căng thẳng thông qua tập thể dục hay các phương thức thư giãn như yoga sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết.

8. Theo dõi chỉ số đường huyết của mình

“Cái gì đo được thì có thể kiểm soát được.”
Đo lường và theo dõi mức glucose trong máu cũng có thể giúp bạn kiểm soát chúng.
Ví dụ như sự theo dõi sẽ giúp bạn quyết định có cần điều chỉnh lại bữa ăn hay thuốc đang dùng hay không.
Nó cũng giúp bạn biết được cơ thể của mình phản ứng như thế nào với một số thục phẩm nhất định.
Hãy thử đo lường chỉ số này hàng ngày, và theo dõi các số liệu trong một bảng ghi.
Kết luận: Hãy kiểm tra lượng đường của mình và duy trì mỗi ngày sẽ giúp bạn điều chỉnh thức ăn và dược phẩm để giảm chỉ số đường huyết của mình.

9. Ngủ đủ giấc

(CelLisboa/Unsplash)
Ngủ ngon giấc giúp duy trì kiểm soát đường huyết và thúc đẩy một trọng lượng tốt cho sức khỏe.

Ngủ đủ giấc sẽ làm bạn cảm thấy tuyệt vời và là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt.
Những thói quen ngủ kém và sự thiếu nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng đến đường huyết và độ nhạy insulin. Chúng có thể làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy tăng cân.
Mất ngủ làm giảm sự phóng thích các hoóc môn tăng trưởng và làm tăng cortisol. Cả hai điều này đều đóng vai trò quan trọng trọng việc kiểm soát đường huyết.
Hơn thế nữa, ngủ ngon giấc là cả về chất và lượng. Ngủ đủ giấc và giấc ngủ sâu vào mỗi đêm là tốt nhất.
Kết luận: Ngủ ngon giúp duy trì kiểm soát đường huyết và thúc đẩy một trọng lượng tốt cho sức khỏe. Ngủ kém có thể gây rối loạn các hoóc-môn chuyển hóa quan trọng.

10. Ăn thực phẩm giàu Crôm và Magiê

(AlexMunsell/Unsplash)
Các thực phẩm giàu crôm bao gồm bông cải xanh và thịt.
Chỉ số đường huyết cao và bệnh tiểu đường đều có liên hệ với sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.
Ví dụ như sự thiếu hụt các khoáng chất như crôm và magiê.
Crôm tham  gia vào sự chuyển hóa carb và chất béo. Nó cũng giúp kiểm soát đường huyết, thiếu crôm có thể dẫn đến sự không dung nạp carb.
Tuy nhiên, những cơ chế đằng sau điều nay không hoàn toàn được biết đến. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều kết quả lẫn lộn.
Hai nghiên cứu về các bệnh nhân tiểu đường chứng minh rằng crôm có lợi ích lâu dài trong việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho thấy không có lợi ích gì.
Các thực phẩm giàu crôm bao gồm lòng đỏ trứng, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nhiều cám, cà phê, các loại hạt, đậu xanh, bông cải xanh và thịt.
Magiê cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến đường huyết, và sự thiếu hụt magiê có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.
Trong một nghiên cứu, những người có lượng magiê nạp vào cơ thể cao nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 47%.
Tuy nhiên, nếu bạn đã ăn rất nhiều thực phẩm giàu magiê, thì bạn có thể sẽ không nhận được lợi ích gì từ việc sử dụng các chế phẩm bổ sung nữa.
Các thực phẩm giàu magiê bao gồm rau màu xanh lá đậm, ngũ cốc nguyên hạt, cá, chocolate đen, chuối, bơ và đậu.
Kết luận: Ăn các thực phẩm giàu crôm và magiê thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt và giảm các vấn đề về đường huyết.

11. Thử sử dụng Giấm rượu Táo

(135pixels/Shutterstock)
(135pixels/Shutterstock)
Giấm rượu táo có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Nó làm tăng sự sử dụng đường huyết của tế bào và làm giảm sự sản xuất của gan. Nó cũng làm giảm đường huyết khi đói.
Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng giấm ảnh hưởng đáng kể đến sự phản ứng của cơ thể với đường và cải thiện độ nhạy insulin.
 Thêm giấm vào dầu trộn salad hay hòa lẫn 2 muỗng cà phê giấm trong 8 ounce nước.
Để kết hợp giấm táo vào chế độ ăn uống của mình, bạn có thể thêm nó vào dầu trộn salad hay hòa lẫn 2 muỗng cà phê trong 8 ounces nước.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo nếu bạn đang dùng thuốc điều trị hạ đường huyết.
Kết luận: Thêm giấm rượu táo vào chế độ ăn có thể giúp ích cho cơ thể bạn trên nhiều phương diện, bao gồm cả việc giảm lượng đường trong máu.

12. Thử nghiệm các chiết xuất từ Quế

(5PH/Shuttertock)
(5PH/Shuttertock)

Quế được biết là có rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Ví dụ, nó đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy insulin bằng cách giảm sự kháng insulin ngay tại cấp tế bào.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng quế cũng có thể làm giảm lượng đường huyết lên đến 29%.
Nó làm chậm sự phân hủy carb trong đường tiêu hóa, điều này sẽ làm giảm lượng đường huyết đi vào tế bào sau bữa ăn.
Quế cũng hoạt động tương tự như insulin, mặc dù ở một tốc độ chậm hơn nhiều.
Liều dùng hiệu quả là từ 1-6 gam quế mỗi ngày, hay khoảng 0.5-2 muỗng cà phê.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo là không sử dụng vượt quá mức đó bởi nhiều hơn có thể gây hại .
Kết luận: Quế đã được chứng minh là làm giảm đường huyết khi đói và cải thiện độ nhạy insulin.

13. Dùng thử Berberine

Berberine là hoạt chất của một loại thảo dược Trung Quốc đã được dùng để chữa bệnh tiểu đường từ hàng ngàn năm trước.
Berberine đã được chứng minh là giúp làm giảm đường huyết và gia tăng sự phân hủy carbs để tạo năng lượng.
Hơn thế nữa, berberine có thể có hiệu quả như một số loại dược phẩm làm hạ đường huyết. Điều này làm làm nó trở thành một trong những chế phẩm bổ sung hiệu quả nhất cho những người đang mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường.
Tuy nhiên, nhiều cơ chế đằng sau những tác dụng của nó vẫn còn chưa được biết đến.
Thêm vào đó, nó có thể có một số tác dụng phụ. Các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và đau bụng đã được báo cáo.
Phác đồ liều dùng thông thường là 1.500 mg một ngày, dùng trước bữa ăn nên chia thành 3 liều, mỗi liều 500 mg.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chất bổ sung ấn tượng này tại đây: Berberine – Chất bổ sung hiệu quả nhất thế giới?
Kết luận: Berberine có hiệu quả rất tốt trong việc hạ đường huyết và kiềm chế bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nó có thể có một số tác dụng phụ về đường tiêu hóa.

14. Ăn hạt cà-ri (Fenugreek Seeds)

Hạt cà-ri là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tuyệt vời, có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết.
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cỏ cà-ri có thể giảm đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường một cách hiệu quả. Nó cũng giúp làm giảm glucose lúc đói và cải thiện sự dung nạp glucose.
Mặc dù không phổ biến, nhưng cỏ cà-ri có thể dễ dàng được thêm vào trong các loại bánh nướng để giúp điều trị bệnh tiểu đường. Bạn cũng có thể làm bột cà-ri hay pha nó vào trà.
Hạt cà-ri cũng được coi là một trong những thảo dược an toàn nhất để chữa bệnh tiểu đường.
Liều dùng khuyến nghị cho hạt cà-ri là từ 2-5 gam một ngày.
Kết luận:Hãy thử cân nhắc việc sử dụng hạt cà-ri. Chúng rất dễ để thêm vào trong khẩu phần ăn của bạn và có thể giúp điều hòa lượng đường glucose trong máu.

15. Giảm cân

(caimacanul/iStock)

Hiển nhiên là một trọng lượng thích hợp sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe trong tuơng lai.
Sự kiểm soát cân nặng cũng góp phần giữ mức đường huyết ở mức lành tính và đã được chứng minh là làm giảm các nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Thậm chí việc giảm 7% trọng lượng cơ thể còn có thể làm giảm các nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tới 58%, và nó dường như có tác dụng tốt hơn so với dùng thuốc.
Hơn thế nữa, sự giảm thiểu các rủi ro này có thể được kéo dài trong nhiều năm.
Bạn cũng nên có ý thức về vòng eo của mình, bởi đây có thể là nhân tố liên quan đến trọng lượng quan trọng nhất để ước tính nguy cơ bệnh tiểu đường của bạn.
Số đo vòng 2 ở mức 35 inch (88,9 cm) hoặc hơn ở phụ nữ và 40 inch (101,6 cm) hoặc hơn ở nam giới có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ kháng insulin, đường huyết cao và bệnh tiểu đường tuýp 2. 
Một số đo vòng eo khỏe mạnh có thể thậm chí còn quan trọng hơn cả tổng trọng lượng của bạn.
Kết luận: Giữ trọng lượng cơ thể và vòng eo khỏe mạnh sẽ giúp bạn duy trì lượng đường huyết bình thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thông điệp

Hãy đảm bảo việc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi lối sống hay dùng thử các chế phẩm bổ sung mới.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát lượng đường huyết hay đang dùng thuốc điều trị chứng hạ đường huyết.
Đó cũng là nói, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hay gặp vấn đề trong việc kiểm soát đường huyết thì bạn nên bắt đầu làm gì đó cho trình trạng này càng sớm càng tốt.
Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên trên www.authoritynutrition.com

Sự Độc Hại Của Đường Trong Thức Ăn Chế Biến Sẵn

(mercola.com)
Tiến sĩ Robert Lustig, giáo sư chuyên khoa Nhi thuộc khoa Nội Tiết, trường Đại học California là người tiên phong trong việc nghiên cứu cơ chế chuyển hóa đường trong cơ thể con người.
Những năm gần đây người ta được biết đến ông nhiều hơn khi ông đưa ra kết luận về việc dùng quá nhiều đường trong chế độ ăn uống gây ra tác động độc hại cho sức khỏe. Ông cũng chỉ ra rằng, về mặt chuyển hóa trao đổi chất thì đường fructose đã qua chế biến có hại hơn rất nhiều so với đường tinh luyện.
Hiện nay nghiên cứu mới tại Đại học Utah càng củng cố cho quan điểm của Tiến sĩ Lustig, khi họ cho thấy đối với chuột cái trong thí nghiệm thì si rô bắp ngô độc hại hơn đường ăn. Đường trong si rô bắp ngô không chỉ gây tác động xấu lên nhịp độ sinh sản mà còn gây ra tình trạng tử vong sớm.
Về mặt hóa học, si rô bắp ngô hàm lượng fructose cao (HFCS) cũng giống như đường ăn nhưng nó chứa nhiều hơn hàm lượng chất fructose.

Các nhà sản xuất từ rất lâu đã tuyên bố HFCS có chứa nhiều nhất là 55% chất fructose là cùng (và 45% đường glucose). Mức này gần sát với đường kính trắng, chứa khoảng 50% chất fructose (và 50% chất glucose).
Tuy nhiên, nhiều thí nghiệm hé lộ mức fructose có trong HFCS có thể đạt đến mức 65%. Fructose ở mức cao như thế này một phần giải thích vì sao mà HFCS lại có hại hơn rất nhiều so với đường ăn. 

Si rô bắp ngô có hại hơn đường ăn

Theo đồng tác giả Wayne Potts “đây là nghiên cứu minh chứng mạnh mẽ về sự khác nhau giữa HFCS và đường ăn ở mức tiêu thụ cho người bình thường”.  Theo báo cáo của hãng Reuters:
“Nghiên cứu này cho thấy con chuột cái được cho ăn khẩu phần có chứa 25% lượng calo từ đường fructose và tinh bột glucose (hay còn gọi là monosaccharit) có trong si rô bắp ngô thì có tỷ lệ tử vong cao hơn 1.87 lần so với con chuột cái được cho ăn khẩu phần trong đó có chứa 25% calo từ đường sucrose. 
Con chuột cái được ăn khẩu phần ăn chứa đường fructose-glucose có tỉ lệ sinh sản thấp hơn 26.4% so với những con khác được ăn khẩu phần có chứa đường ăn… 
Nghiên cứu này khuyến cáo con người, nhất là phụ nữ, có thể sẽ gặp phải những tác động tiêu cực do tiêu thụ quá nhiều si rô bắp ngô, là thành phần tạo nên rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn. 
Theo nghiên cứu này, dự đoán có khoảng từ 13 đến 25% người Mỹ có khẩu phần ăn chứa 25% hoặc hơn lượng calo từ đường trong thực phẩm chế biến sẵn”.
Theo các tác giả bài báo thì trong các khẩu phần ăn của người Mỹ có 42% lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn là từ si rô bắp ngô, 44% là từ đường sucrose. 14% còn lại là từ các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, mật mía và trái cây.
Tuy nhiên trên thế giới HFCS chỉ chiếm 8% trong tổng lượng đường có trong thực phẩm chế biến sẵn nên người Mỹ xem ra tiêu thụ dư thừa lượng HFCS hơn các nước khác, tỉ lệ bệnh tật tại nước này cũng theo đó mà phản ánh thông qua các con số thống kê.
Tiêu thụ quá nhiều đường fructose trên thực tế là nhân tố chính gây ra hầu hết các bệnh mãn tính, đầu tiên phải kể đến là sự kháng insulin của cơ thể, điều này dẫn đến các bệnh có liên quan khác như tiểu đường, bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác.

Các bệnh nhân suy tim nếu có lượng đường trong máu cao sẽ có nguy cơ bị tử vong sớm cao hơn 

Theo một thông tin liên quan, các nhà nghiên cứu cho rằng việc kiểm tra mức đường trong máu các bệnh nhân đang bị suy tim có thể giúp xác định những ai có nguy cơ cao dễ tử vong. Theo tác giả chính của công trình nghiên cứu, tiến sĩ Douglas Lee:
“Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng việc đo lượng đường trong máu các bệnh nhân đưa đến phòng cấp cứu do suy tim cấp có thể cung cấp cho các bác sĩ thông tin chẩn đoán bệnh hữu ích và từ đó giúp cải thiện kết quả điều trị cho những bệnh nhân này. 
Trong số những bệnh nhân không có tiền sử bệnh tiểu đường thì phần nhiều (51%) trong số họ có lượng đường glucose trong máu khi được đưa đến bệnh viện nằm trong mức “bình thường” nhưng lớn hơn 6.1 millimoles trên lít (mmol/L)  (110 milligram trên deciliter, mg/dL).”
Trong số những người không bị tiểu đường, nguy cơ tử vong trong vòng 1 tháng cao hơn 26% đối với những ai có mức đường trong máu nhỉnh hơn – dù chỉ một chút – so với những bệnh nhân có mức đường trong máu nằm trong giới hạn từ thấp cho đến bình thường.
Những bệnh nhân có mức đường trong máu gần với mức của người bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong trong vòng một tháng do bệnh suy tim cao hơn 50%. Mức đường trong máu lên cao cũng có liên quan đến nguy cơ tử vong cao do bệnh tim mạch.

Các chính sách nông nghiệp của Mỹ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh

Đa số mọi người cho rằng thực phẩm lành mạnh thì tất nhiên là đắt đỏ hơn, vì vậy nó chỉ được dành cho người giàu. Nhưng ai cũng sẽ dễ dàng mua được thực phẩm lành mạnh nếu như không có các vị Giám đốc điều hành các doanh nghiệp nông sản kia hay những cuộc vận động hành lang của họ và những mối liên hệ mật thiết của họ với các chính trị gia.
Bắp ngô và củ cải đường nằm trong chính sách trợ cấp cao ngất tại Mỹ. Lý do tại sao mua một ổ bánh mì trắng lại rẻ hơn một lạng súp lơ xanh là vì ngành nông nghiệp được trợ cấp, mà chính sách trợ cấp đó lại đứng về phía những thực phẩm, nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn nhanh, chế biến sẵn.
Theo tờ Business Insider, Sở Nông nghiệp Mỹ (USDA) hàng năm chi gần 1.3 tỉ đô la trợ cấp cho những đơn vị sản xuất ra các thành phần nguyên liệu như bắp ngô, lúa mì, đậu nành và củ cải đường để sản xuất thực ăn nhanh chế biến sẵn.
Đường trước đây được coi là gia vị thì nay nó thành nguồn lương thực chủ yếu trong chế độ ăn. Theo trang SugarScience.or lượng đường dùng để chế biến thức ăn nhanh ẩn náu trong 74%  các loại thực phẩm chế biến sẵn dưới 60 loại tên khác nhau.
Nếu như các chính sách trợ cấp thật sự dựa trên giá trị dinh dưỡng thì cả bắp ngô và đường chẳng loại nào đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên trên thực tế trợ cấp nông nghiệp được sử dụng vào những thành phần nguyên liệu cơ bản cho thức ăn nhanh chế biến sẵn.

Ngành công nghiệp sản xuất đường ở Mỹ hưởng lợi lớn……

Điều khá thú vị là thực phẩm chế biến sẵn có thể rẻ hơn cả mức nó đã rẻ. Không hẳn đây là điều gì tích cực nhưng nó làm nổi bật thực tế là thực phẩm chế biến sẵn đại trà là bộ máy tạo ra lợi nhuận – cho cả ngành công nghiệp thực phẩm và các chính trị gia của chúng ta.
Theo nhà nghiên cứu kinh tế Mark J. Perry thuộc trường Đại học Michigan-Flint, các chính sách của Mỹ như đảm bảo một mức giá sàn nhất định cho đường sản xuất tại nội địa, cùng với áp dụng thuế quan cao với đường nhập khẩu, đã khiến cho người tiêu dùng Mỹ phải chi khoảng 3 tỉ đô la mỗi năm, vì mức giá thực phẩm chế biến sẵn bị đội lên. Như một nhận xét của bài báo trên tạp chíReason Magazine:
“ Lấy được kẹo của một đứa trẻ rất dễ. Nhưng lấy được đường từ tay một nghị sĩ thì sao? Không hề dễ đâu….Không chỉ vì quốc gia này có 3913 trang trại trồng củ cải đường và 666 trang trại mía cần tiền từ chương trình trợ giá đường của Liên bang. Chương trình này không hề thay đổi còn bởi vì nó tạo ra nguồn tài chính vững chãi cho các vị quan chức tham gia bầu cử.
Trong báo cáo vào tháng 6 năm 2014, ông Bryan Riley, nhà phân tích chính sách cấp cao của Tổ chức Heritage nhận xét, mặc dù đường chỉ đóng góp khoảng 2% trong tổng giá trị sản lượng thu hoạch ở Mỹ nhưng nông dân canh tác cây trồng sản xuất đường chiếm 35% trong số tiền mà ngành nông nghiệp đóng góp cho chiến dịch tranh cử và 40% cho các chi tiêu vận động hành lang. 
 Nhiều năm qua các công ty sản xuất đường lớn như American Crystal Sugar và Florida Crystals đã quyên góp hàng triệu đô la cho các ứng cử viên riêng lẻ và cho các ủy ban vận động chính trị. Theo trang OpenSecrets.org, cả ngành công nghiệp đường của nước này đã đóng góp 41.7 triệu đô la kể từ năm 1990.”
Thực phẩm chế biến sẵn đã trở thành nguồn tạo lợi nhuận chính, chẳng có động lực nào có thể thôi thúc các nhà sản xuất thực phẩm chuyển sang bán thực phẩm chưa qua chế biến cả. Tôi tin rằng hệ thống thực phẩm của chúng ta có thể thay đổi được nhưng chỉ khi người ta có đủ hiểu biết về những nguyên tắc đơn giản của thói quen ăn uống lành mạnh và từ chối mua các thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều đường. Bốn năm trước tiến sĩ David Ludwig, một bác sĩ khoa nhi tại một chi nhánh của Đại học Havard đã nhận xét trên tờ Journal of the American Medical Association (JAMA – Tạp chí của Hiệp Hội Y tế Mỹ) và đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm thay đổi xu hướng ăn uống gây bệnh tật hiện nay như:
  • Cấu trúc lại chính sách trợ cấp nông nghiệp
  • Đưa ra các luật lệ để quản lý công tác tiếp thị, quảng bá thực phẩm dành cho trẻ em
  • Tài trợ thích đáng cho chương trình ăn trưa trường học
  • Sử dụng công nghệ hiện tại và tương lai cho phép ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn có lợi nhuận trong khi có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn.
Đó đều là những đề xuất tốt, trong khi các chính trị gia vẫn tranh cãi và tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề đạo đức kinh doanh thì tôi đề xuất bạn cũng nên tự nghiên cứu và thay đổi thói quen ăn uống của chính mình.

Bạn có biết bạn tiêu thụ bao nhiêu đường mỗi ngày không?

Từ lâu chúng ta đã công nhận chế độ ăn uống của người phương Tây có mối liên hệ tới tỉ lệ tăng cao của bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim, căng thẳng và ung thư. Tuy nhiên luồng ý kiến truyền thống thì lại rất lưỡng lự không chịu chấp nhận rằng chính đường trong chế độ ăn là thủ phạm chính. Các bác sĩ và giới chức y tế vẫn cố thuyết phục bạn rằng bạn có thể ăn bánh ngọt, ở “mức độ vừa phải”.
Điểm then chốt của vấn đề là nếu chế độ ăn của bạn có bao gồm thực phẩm chế biến sẵn là chủ yếu thì lời khuyên “ở mức độ vừa phải” kia đều vô nghĩa bởi vì suy cho cùng thì tất cả các thực phẩm chế biến sẵn đều chứa đường ở các dạng thức khác nhau. Thường thì chỉ MỘT loại đồ ăn đã có thể bao gồm toàn bộ lượng đường mà bạn nên ăn cho cả ngày rồi!
Đồ uống có chất làm ngọt là một trong những thủ phạm lớn nhất. Hãy lấy loại thức uống Vitamin Water làm ví dụ. Một chai khoảng 600ml chứa khoảng 30gram đường, tương đương với BA chiếc bánh vòng Krispy Kreme loại truyền thống. Một chai đó cũng chứa gấp HAI lần lượng đường fructose được khuyến cáo cho phép cho những ai bị chứng kháng insulin trong cơ thể, một chai đó cũng vượt quá 5 gram lượng đường cho phép với những ai không kháng insulin trong cơ thể! Tính trung bình đường chiếm 15% tổng lượng calo được tiêu thụ tại Mỹ (tương đương khoảng 19.5 thìa cà phê đường mỗi ngày) và gan của bạn –cơ quan chuyển hóa đường – không thể nào xử lý được gánh nặng đó.
Khi bạn làm gan quá tải theo cách đó thì việc mắc phải các bệnh mãn tính về trao đổi chất trong cơ thể là không thể tránh khỏi.  Theo các dữ liệu hiện có, ngưỡng an toàn tiêu thụ đường cho cơ thể là khoảng 6 đến 9 thìa cà phê (25-38gram) lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn mỗi ngày. Hơn lượng đó thì bạn đang làm cho cơ thể có nguy cơ mắc chứng kháng insulin rồi đó. Xin nhắc lại, đường fructose công nghiệp thường gây ra nhiều chứng bệnh nghiêm trọng về rối loạn chức năng chuyển hóa hơn đường thông thường, một phần là do nó dễ dàng được chuyển hóa trực tiếp thành chất béo hơn bất cứ loại đường nào khác.
Các axit béo tạo ra trong quá trình chuyển hóa đường fructose tích tụ thành những hạt nhỏ trong gan và mô cơ xương, gây ra chứng kháng insulin trong cơ thể và bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD). Kháng insulin đến lượt nó lại tiến triển thành hội chứng rối loạn chuyển hóa chất và bệnh tiểu đường típ 2. Quá trình chuyển hóa đường fructose trong gan cũng tạo ra một số chất thải và độc tố dư thừa, bao gồm lượng lớn axit uric và chất này gây ra tăng huyết áp và bệnh gút.

Để tránh bệnh mãn tính bạn hãy cẩn trọng khi tiêu thụ đường fructose

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đường tinh luyện và đường fructose cho chế biến là hai nhân tố chính gây ra bệnh béo phì và bệnh mãn tính, bao gồm các bệnh về tim mạch. Một bài viết nghiên cứu của ông Yang và những nhà nghiên cứu khác đăng trên tờ JAMA Internal Medicine năm ngoái nghiên cứu về sự tiêu thụ đường trong thực phẩm chế biến sẵn trong hai thập kỷ qua, dựa trên tỷ lệ đối với tổng số calo tiêu thụ, đã kết luận rằng đường chính là nguyên nhân khá chủ yếu gây ra tử vong do bệnh tim mạch. Những người có tỉ lệ tiêu thụ đường chiếm 30% trong tổng số calo mỗi ngày (như các em trong độ tuổi vị thành niên) có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao gấp bốn lần.
Bằng chứng khá rõ ràng: nếu bạn muốn đưa cân nặng về trạng thái bình thường và giảm đáng kể các nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, ung thư, tiểu đường và Alzheimer thì bạn cần phải kiểm soát lượng tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn của mình. Đường tinh luyện, đường fructose đã qua chế biến, ngũ cốc chế biến sẵn và các loại tinh bột tạo đường là nhân tố chính gây nên các phản ứng bất lợi về insulin và leptin, là tiền đề cho những bệnh kể trên và các bệnh nguy hiểm khác.
Nếu cơ thể bạn bị kháng insulin/leptin, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim hay bạn bị thừa cân thì bạn cần phải khôn ngoan trong việc kiểm soát tổng lượng đường/đường fructorse tiêu thụ xuống dưới 15gram mỗi ngày cho đến khi chứng kháng insulin/leptin biến mất. Ít nhất một nửa số người Mỹ cần phải thực hiện điều này. Với những người khác tôi khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ đường fructose hàng ngày xuống 25gram hoặc ít hơn để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Cách thực hiện dễ dàng nhất là bạn chuyển từ thực phẩm chế biến sẵn sang các loại thực phẩm nguyên dạng, lý tưởng nhất là thực phẩm hữu cơ.
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.