Ngày 20/6, hiện tượng thiên văn kỳ thú trăng dâu tây trùng với ngày hạ chí lần đầu tiên xuất hiện trong gần 50 năm qua.
Tuỳ thuộc múi giờ và vị trí trên Trái Đất, người dân thế giới có cơ hội chứng kiến hiện tượng trăng tròn cùng ngày hạ chí vào ngày 20/6. Theo National Geographic, đây là hiện tượng trăng tròn vào ngày hạ chí lần đầu tiên kể từ năm 1967. Vào năm 1967, hạ chí và trăng tròn xuất hiện gần như cùng lúc, chỉ cách nhau chưa đầy một tiếng.
Năm 2016, hạ chí chính thức bắt đầu lúc 18h34 ngày 20/6 (giờ EDT), tức 5h34 ngày 21/6 (giờ Hà Nội). Đồng thời, hiện tượng trăng dâu tây (strawberry moon) sẽ xuất hiện ở phía đông sau khi Mặt Trời lặn ở phía tây, chiếu rọi ánh sáng suốt đêm và hiện lên như đĩa tròn.
Năm 2016, Mặt Trăng tiến đến pha tròn từ lúc 7h2 ngày 20/6 (giờ UTC), tức 6h2 ngày 21/6 (giờ Hà Nội). Do đó hai sự kiện cách nhau 12 tiếng.
Đối với người dân ở bán cầu Bắc, hạ chí đánh dấu thời điểm trục phía bắc của Trái Đất nghiêng về phía Mặt Trời, tạo ra những ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Cùng lúc đó, trục nam nam của Trái Đất cách xa Mặt Trời, báo hiệu sự xuất hiện của mùa đông với ngày ngắn hơn và đêm dài hơn. Tại bán cầu Bắc, ngày hạ chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất, ngược lại so với bán cầu Nam.
Trăng dâu tây, hay còn gọi là trăng tròn (full moon) là một trong những pha của Mặt Trăng. Khi đó, phần bán cầu của Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất khi được Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ và hiện lên như đĩa tròn.
Tên gọi trăng dâu tây xuất phát từ bộ lạc Algonquin ở Long Island, New York, Mỹ. Tháng 6 đánh dấu mùa bắt đầu thu hoạch dâu tây, do đó bất kỳ hiện tượng trăng tròn nào trong thời gian này cũng được gọi theo tên của loại quả.
Theo ngaynay
Nhân loại 1.000 năm qua vẫn chưa giải thích được các di tích bí ẩn này
Dưới đây là danh sách 12 di tích bí ẩn nhất cho đến tận bây giờ vẫn đang thách đố tri thức của nhân loại.
Rất nhiều các công trình kiến trúc đồ sộ của nền văn minh tiền sử đang khiến các nhà khoa học đau đầu . Qua nhiều thế kỷ nghiên cứu, họ vẫn không đưa ra được lời giải đáp thuyết phục cho việc bằng cách nào những cấu trúc này lại được dựng lên một cách gần như chính xác hoàn hảo chỉ với kỹ thuật thô sơ thời cổ đại.1. Vòng cự thạch Stonehenge, Anh
Theo truyền thuyết, kiến trúc phức tạp bằng đá khổng lồ được tạo ra bởi pháp sư Merlin, giám hộ của Vua Arthur trẻ tuổi. Trên thực tế, Stonehenge đã xuất hiện từ rất lâu trước thời đại của vị pháp sư này. Nhưng làm thế nào mà những tảng đá siêu nặng lại có thể được vận chuyển từ mỏ đá cách đó hàng trăm cây số?
Ngoài ra, mục đích và ý nghĩa của công trình kiến trúc vẫn còn là một điều bí ẩn. Phải chăng nó là một đài thiên văn (vì vị trí của các tảng cự thạch khớp với mô hình hệ Mặt trời) hay giống như một chốn tôn nghiêm dành cho các thầy tu, có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết.
2. Đền Bacchus tại Baalbek, Li-băng
Baalbek là một quần thể các công trình thánh đường được xây dựng từ thời La Mã. Điều kỳ lạ là, người La Mã cổ đại chưa có bất cứ công nghệ nào có thể lắp ráp những tảng đá có trọng lượng lên đến 1.000 tấn. Nền móng của đền Bacchus được cho là do người Ai Cập xây dựng, tuy nhiên một số tin rằng nó từng là nền móng của tháp Babel huyền thoại.
3. Đài tưởng niệm Newgrange, Ireland
Năm 1993, Newgrange được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Di chỉ khảo cổ này được các công nhân làm đường phát hiện vào thế kỷ 17, nhưng cho đến tận 300 năm sau mới được khai quật. Newgrange có hình dáng của một gò đất khổng lồ hình tròn và có niên đại còn lâu đời hơn cả các kim tự tháp Ai Cập.
Các nhà khảo cổ tìm thấy một hầm mộ bên trong và kết luận rằng đó là nơi chôn cất hoặc tế thần dành cho người Ireland cổ đại. Vào lúc bình minh của ngày Đông Chí, bạn sẽ bắt gặp một hiện tượng thiên văn nếu ghé qua di tích này, một tia sáng đi vào đường mái và thắp sáng toàn bộ căn phòng. Những người Ireland mê tín tin rằng đây là cánh cửa dẫn đến thế giới của các nàng tiên và yêu tinh.
4. Thành phố cổ Tikal, Guatemala
Đây là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh Maya cổ đại nằm sâu bên trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp ở phía Đông Guatemala. Ở bên trong thành phố cổ này người ta phát hiện các ao nhân tạo, các sân thể thao cho môn bóng cao su và các ngôi đền. Hình ảnh bên trên là ngôi đền Grand Jaguar với kiến trúc thang dựng đứng cao hơn 50 mét.
Có nhiều giả thuyết về mục đích sử dụng của các ngôi đền Tikal như nơi dành cho tôn giáo, trung tâm nghiên cứu, hầm mộ … Tikal còn được gọi là “Thành phố âm thanh” vì chỉ một tiếng thì thầm ở đây cũng sẽ bị vang vọng lại.
5. Các mê cung đá trên đảo Bolshoi Zayatsky thuộc quần đảo Solovetsky, Nga
Người ta phát hiện trên quần đảo Solovetsky có những ‘ren’ đá kỳ quái dưới dạng các mê cung xoắn ốc. Dân địa phương gọi chúng là các ‘Babylon’, có đường kính dao động từ 6 đến 25.4 mét. Lối vào và ra của các mê cung này đều giống nhau, và lối đi men theo đường của các tảng đá.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là “Chúng dùng để làm gì?”. Một số học giả cho rằng trình tự sắp xếp của các tảng đá là mô hình của một loại thiết bị đánh bắt cá phức tạp. Số khác tin rằng các mê cung đá tượng trưng cho ranh giới giữa trần gian và địa ngục, chúng được dùng trong nghi lễ để giúp cho các linh hồn về bên kia thế giới.
6. Petra, Jordan
Petra là một di tích khảo cổ nằm ở độ cao 900 mét trên mực nước biển và ẩn trong vách đá trên sườn núi Hor. Ngôi đền được phỏng đoán có lịch sử từ năm 1550 đến 1292 trước Công Nguyên trong thời triều đại thứ 18 của Ai Cập.
Petra nổi tiếng với rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá mà giới nghiên cứu vẫn chưa lý giải được ý nghĩa của chúng. Ngoài ra, một công trình kiến trúc đồ sộ như thế này yêu cầu phải có sự hỗ trợ của các thiết bị giàn giáo, vốn chưa hề được phát minh vào thời cổ đại.
7. Những khối đá hình cầu của Costa Rica
Hơn 300 khối cầu có đường kính khoảng hơn 2 mét và trọng lương lên tới 15 tấn, được phát hiện ở bờ biển Thái Bình Dương và từng bị các công nhân tìm ra chúng hủy hoại vì họ nghĩ rằng có vàng bên trong. Có nhiều truyền thuyết xoay quanh những khối đá này như chúng đến từ thành phố huyền thoại Atlantis hay chúng được tạo ra từ tự nhiên, nhưng không có bất kỳ cơ sở nào cho những giả thuyết này.
Bên cạnh đó, kích thước hoàn hảo của các khối cầu khiến việc tìm ra niên đại của chúng vẫn còn là một ẩn số.
8. Đội quân đất nung, Trung Quốc
Đội quân đất nung được phát hiện sau khi khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng vào năm 1974, bao gồm hơn 8.000 bức tượng các binh lính và chiến mã của Trung Quốc. Đặc điểm đáng chú ý là không có bức tượng nào giống nhau về khuôn mặt, kích cỡ hay màu sơn, và đội quân của vị hoàng đế tàn bạo được tạo ra sống động y như thật.
Các thăm dò bên trong lăng mộ cho thấy nồng độ thủy ngân cao bất thường, cao gấp khoảng 100 so với tự nhiên. Theo ghi chép, Tần Thủy Hoàng sau khi tìm thấy một cuốn sách y học cổ nói rằng thủy ngân lỏng có thể ban cho con người một cuộc sống trường sinh bất tử, đã cho xây một con sông thủy ngân lỏng vây quanh cung điện ngầm của mình.
Bí mật của ngôi mộ được duy trì vì hầu hết các công nhân xây dựng ngôi mộ đều bị giết hoặc chôn sống.
9. Đền Angkor Wat, Campuchia
Mãi đến tận thế kỷ 19 người Châu Âu mới nhận thức được sự phức tạp của quần thể đền đài Angkor Wat, họ cho rằng chính người Khơ-me đã xây dựng công trình tôn giáo này. Ngôi đền nổi tiếng bởi vẻ hùng vĩ và sự hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.
10. Thành phố cổ Timbuktu, Mali
Theo truyền thuyết, thành phố nổi lên nhờ ông già Bucktu tốt bụng. Ông là nhân vật chính trong các câu chuyện thời trung cổ: đường phố vàng, người đàn ông khôn ngoan … Ông và một nhóm chiến binh đã lên đường đi chinh phục thành phố vàng được mệnh danh là El Dorado của châu Phi, nhưng không một ai trở về cho đến khi nhà thám hiểm người Pháp René Caillié cải trang thành một khách hành hương xuất hiện.
Các tòa nhà được đắp bằng bùn giờ đây là địa điểm phiêu lưu cuốn hút bởi kiến trúc độc đáo của các nhà thờ Hồi giáo.
11. Đảo Phục Sinh, Chile
Trên hòn đảo nhỏ của Thái Bình Dương, người ta tìm thấy hàng trăm bức tượng được tạc từ tro núi lửa cô đặc, chúng có tên gọi là ‘Moai’. Tất cả đều được tạc từ đá nguyên khối. Pho tượng lớn nhất là Paro, có độ cao khoảng 10 mét và nặng 75 tấn. Moai là tác phẩm của người Rapa Nui, cư dân đầu tiên trên đảo và được chế tạo giữa những năm 1250 – 1500. Đến tận ngày nay, giới khoa học vẫn chưa lý giải được mục đích và cách thức người Rapa Nui di chuyển những bức tượng khổng lồ khắp nơi trên hòn đảo.
12. Pho tượng Nhân sư khổng lồ giữa sa mạc Giza, Ai Cập
Đó là một bức tượng được làm bằng đá vôi với hình dạng một con nhân sư, vốn là một sinh vật truyền thuyết có đầu người và thân sư tử. Pho tượng nhân sư là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới với chiều dài 73,5 mét và cao 20,2 mét. Người ta tin rằng đây là tạo tác của người Ai Cập cổ đại dưới triều đại của Pharaon Khafra.
Bên trong và bên dưới pho tượng phát hiện có các căn phòng bí mật, nhưng bất kỳ nỗ lực nghiên cứu nào đều gặp cản trở từ chính quyền địa phương. Nên đến ngày nay, bí mật về tượng Nhân sư vẫn còn là một ẩn số lớn của nhân loại.
Theo daikynguyenvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét