Tiền Nhược Thủy thời Bắc Tống là người tri thức uyên thâm, có thể đoán biết đại sự. Trong “Tốc Thủy Kỷ Văn”, Tư Mã Quang đã ghi chép lại sự tình khi ông đảm nhiệm chức Thôi quan tại Đồng Châu (Tức thân tín và trợ thủ của quan Tri châu) ông đã kháng lại áp lực của quan trên mà rửa được một án oan.
Tri châu tại Đồng Châu, thượng cấp của Tiền Nhược Thủy là người chủ quan võ đoán, hơn nữa tính tình nóng nảy thường hay phạm sai lầm. Mỗi lần gặp phải tình huống như vậy, Tiền Nhược Thủy đều thảo luận với quan trên, nhưng tri châu thường không tiếp nhận ý kiến chính xác của ông. Mặc dù sau này khi chân tướng vụ án hiển lộ, tri châu thường cảm thấy xấu hổ vì sai sót của bản thân mình, nhưng sau đó mọi chuyện vẫn lặp lại như cũ.
Có lần, một nữ tỳ của một gia đình quyền quý không biết đi đâu mất tích. Cha mẹ cô tới Châu báo án, tri châu lệnh cho quan tham mưu kiêm sao lục thẩm tra thụ lý vụ án. Vị quan tham mưu kiêm sao lục này từng mượn tiền của nhà quyền quý nọ nhưng bị từ chối, trong lòng y nảy sinh oán hận. Trong quá trình xét xử vụ án y đã võ đoán mà nói rằng nhà giàu đó đã hại chết nữ tỳ, rồi quăng thi thể cô xuống sông. Phụ tử nhà giàu đều không nhận tội cuối cùng bị dùng hình ép cung nên mấy cha con nhà giàu có người bị định tội là thủ phạm chính, người thì bị định tội là chủ mưu giết người, theo luật họ đều phạm tội tử hình.
Sau khi xét xử, viên quan tham mưu kiêm sao lục đã báo án lên tri châu, tri châu triệu tập quan viên hữu quan tiến hành phúc thẩm, một số người cho rằng án này đã được xử lý một cách chính xác, còn thể hiện sự đồng tình, chỉ có Tiền Nhược Thủy tỏ vẻ nghi ngờ vụ án, ông cho rằng khi xét xử nên thẩm vấn kỹ lưỡng, nếu không có chứng cứ xác thực mà định tội mưu sát chẳng khác gì coi rẻ tính mệnh con người.
Sau khi viên quan tham mưu kiêm sao lục biết chuyện đã tới phòng làm việc của Tiền Nhược Thủy trách mắng ông rằng: “Phải chăng ông đã nhận hối lộ của nhà quyền quý đó nên muốn giúp cho họ thoát tội chết?” Tiền Nhược Thủy nói: “Có vài người vì vụ án này mà bị xử tử hình như hiện nay, sao ta lại có thể không thẩm tra lại kỹ lưỡng những lời khai của họ được?” Nên Tiền Nhược Thủy đã kéo dài vụ án thêm gần 10 ngày, trong quá trình đó dù tri châu nhiều lần đốc thúc ông cũng không trả lại vụ án, người trên kẻ dưới đều trách mắng ông.
Một hôm Tiền Nhược Thủy tới gặp tri châu nói rằng: “Sở dĩ tôi kéo dài vụ án này là vì muốn do thám tung tích của nữ tỳ, hiện nay nữ tỳ đã được tìm thấy.” Tri châu thẩm tra thấy chứng cứ xác thực liền phóng thích cha con nhà giàu nọ.
Cha con nhà giàu khóc mà nói với tri châu rằng: “Nếu không nhờ ơn giúp đỡ của ngài thì chúng tôi đã bị tuyệt diệt dòng giống rồi”. Tri châu nói với họ: “Không phải là ta, là Tiền Nhược Thủy đã giúp các ngươi.” Cha con nhà giàu tìm Tiền Nhược Thủy muốn gặp ông để cảm tạ nhưng Tiền Nhược Thủy đóng cửa không tiếp. Cha con nhà giàu đi quanh tường bao mà khóc, sau khi về nhà họ đã mang gia sản của mình quyên góp cung tiến cho nhà chùa vì muốn cầu phúc cho Tiền Nhược Thủy, chuyện này đã gây chấn động cả một vùng.
Vì vụ án oan mấy mạng người đã được làm sáng tỏ, tri châu bèn trình báo việc này với hoàng đế để luận công xin ban thưởng cho Tiền Nhược Thủy. Tiền Nhược Thủy kiên quyết chối từ mà rằng: “Tôi chỉ cầu mong vụ án được giải quyết, người vô tội không bị chết oan uổng, luận công xin ban thưởng không phải là bổn ý của tôi.” Tri châu nghe vậy càng thêm tôn kính ông.
Không bao lâu sau, Hoàng Đế biết chuyện đã thăng chức cho Tiền Nhược Thủy, chưa đầy nửa năm từ chức quan nhỏ tại địa phương ông đã được đề bạt làm quan tham mưu, hai năm sau ông vâng lệnh đảm đương chức phó Tể tướng.
Vì sao nói lời cay độc lại khiến con người bạc mệnh?
Thường người ta rất dễ phạm phải “khẩu nghiệp”. Vận mệnh của một người tốt hay không tốt, có thể nhìn từ “khẩu đức” của họ thì biết. Cho nên “khẩu nghiệp” rất quan trọng.
Trong một đời người không ai làm chuyện thất đức hàng ngày, nhưng những lời thất đức, những lời khó nghe, những lời không đứng đắn vẫn có thể nói hàng ngày. Theo thời gian tích lũy nhiều dần, phúc báo đều từ cái miệng mà chạy đi hết, cho nên, người nói chuyện mà không có khẩu đức, đời này cũng sẽ là ghập ghềnh trắc trở, rất thê lương.
Có một câu chuyện: Tại thị trấn nọ có một chàng trai trưởng thành tuổi đã hơn 30, có thể nói là điển trai, nhưng đến nay vẫn chưa làm nên việc gì cả; cần công việc thì lại không có công việc, muốn sự nghiệp thì sự nghiệp lại bất thành. Bạn bè cùng độ tuổi với anh ta đều lập gia đình và có con cái học tiểu học cả rồi, mà anh ta vẫn độc thân một mình chưa vợ chưa con gì cả, ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch, có lúc đến cả mấy ngày không rửa mặt, thân thể dơ bẩn nhếch nhác như một kẻ lang thang. Ai góp ý khuyên bảo thì cũng không để tai nghe, nói thêm nữa thì liền trừng mi quắc mắt lớn tiếng nạt nộ lại người ta.
Anh ta đã mở một điểm buôn bán nhỏ, nhưng cũng không có tư tưởng tiến thủ, không có chí lớn, chỉ biết ăn ăn uống uống. Người ta buôn bán có đồng lời còn anh ta phải bù lỗ, đến phiên anh ta tiếp quản buôn bán ngay cả vốn cũng chưa có đồng lời nào, mấy năm liền trả tiền gốc cộng thêm tiền lời tạo thêm gánh nặng cho những người trong gia đình, khiến họ thở không ra hơi, gia cảnh mỗi ngày càng sa sút. Đã thế, đến lúc lại còn phải mượn giấy tờ đất của họ hàng để thế chấp vay tiền lãi cao mới có thể tiếp tục mà kinh doanh. Người mẹ đã 60 tuổi cũng không cách nào khác quay lại giúp anh ta xoay trở trong công việc buôn bán. Những người bạn xung quanh anh đều coi anh ta không ra gì, luôn luôn né tránh.
Thể diện bề ngoài của anh ta cũng không thua kém ai, tại sao lại không chút phấn đấu. Sau khi quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện, anh chàng này khẩu đức rất kém, có lẽ nguyên cớ là do bản thân đã sớm tiêm nhiễm nhiều thói quen xấu trong xã hội, người ấy từ nhỏ nói chuyện đã đốp chát um xùm, không có dáng vẻ của một người thận trọng chín chắn, không tôn trọng trưởng bối, không tôn kính Thần Phật, uống ly rượu vào thì ăn nói càng hàm hồ bậy bạ, tùy tiện nói lung tung.
Quảng cáo
Do đó, những người như vậy, phúc báo sớm đã từ cái miệng chạy đi hết. Cái miệng ti tiện bao nhiêu thì cái mệnh bần tiện bấy nhiêu. Vì sao hôn nhân không thuận lợi đến nay vẫn một thân một mình? Từ bề mặt mà nhìn xem ra cũng có nhiều nguyên do, xét từ nhân quả mà nhìn thì đúng là anh ta không có phúc báo, căn bản không có mối hôn nhân. Bởi vì chỉ có phúc báo như nhau mới có thể sống cùng với nhau, người không có phúc báo thì sẽ không gặp được người có nhân duyên tốt. Người con gái có phúc khí một chút đều sẽ không chung sống cùng với anh ta.
Anh chàng này vì sao làm kinh doanh lại phải bù lỗ vậy? Vẫn là bởi vì không có phúc báo, có phúc báo mới có thể kiếm tiền. Phúc báo của anh ta sớm đã tổn thất đi không ít, như vậy thì làm sao mà kiếm ra tiền. Nếu mà anh ta không sớm ngộ ra rồi sửa đổi hối cải đi, thì về già tình cảnh của anh ta sẽ càng thêm thê lương.
Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng vậy, rất nhiều phúc báo đều đã thông qua cái miệng làm tổn mất đi. Có người nói, nhưng ta chưa từng làm một việc ác nào cả. Cần biết rằng, cái khẩu nghiệp này không tốt, sẽ tổn phúc báo một cách ghê gớm. Người xưa nói rằng: “Ngôn do tâm sinh”, lời từ tâm mà ra. Nếu cái miệng chỉ biết nói những lời không tốt, nói những lời thị phi và chửi rủa người khác, như thế thì tổn hại phúc báo càng nhanh.
Không chỉ là nói thị phi, lại còn đi nói những lời nói xấu trưởng bối, đấy cũng là tổn phúc báo. Có một số ít người phụ nữ rất thích phàn nàn trách móc người chồng, nói người chồng chỗ này không tốt, chỗ kia không tốt. Khi cãi nhau phàn nàn kêu ca đến cả cha mẹ của đối phương, tổ tông tám đời đều dám chửi, những lời khó nghe đấy đã nói những gì, ra làm sao? Như thế là đã tạo nghiệp khẩu rất nghiêm trọng. Cứ như thế thì gia cảnh chỉ càng ngày càng sẽ nghèo hơn, bởi vì phúc báo đều từ cái miệng chửi mà hao tổn. Cho nên, cái quan khẩu nghiệp này nhất định cần phải chú ý.
Cái miệng cần giữ đức, không nói những lời nghiệt ngã chua ngoa, có như thế mới giữ được phúc báo. Tại sao cái miệng lại có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo phải là do nhân duyên hòa hợp, cũng là một loại thể hiện của trường năng lượng. Ví như nói, bạn lên chùa làm nghĩa công, đóng góp những công việc có ý nghĩa cho chùa, vậy phải chăng từ động tác quét sân của bạn mang đến phúc báo cho bạn, hay động tác lau bàn mang cho bạn phúc báo? Đều không phải vậy. Là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn.
Tâm của chúng ta phát ra lợi ích cho chúng sinh, đi quét sân, đi sắp xếp dọn dẹp vệ sinh, là kết duyên hoan hỷ với chúng sinh. Cái tâm niệm này xuất ra, đã cảm ứng năng lượng từ bi chân chính củavũ trụ, khi đó sẽ đạt được sự gia trì của năng lượng chân chính, liền sáng tạo duyên khởi của phúc báo. Phúc báo là đã sản sinh như thế đấy.
Vậy còn tổn mất phúc báo cũng là do dùng tâm mà tổn mất đi. Xu hướng trong tâm hướng về phía tự tư, hướng về phía trách cứ, hướng về phía đố kỵ, tham lam, lãng phí. Khi đó chính là tổn mất phúc báo. Phúc báo cũng là dùng tâm, sau đó phối hợp với hành động mà tổn thất đi. Người mà oán người trách trời, không trân quý những gì đang nắm giữ, cứ mãi oán trách, lại thông qua cái miệng rồi cứ lem lẻm nói mãi không thôi. Thế thì chính là tổn phúc báo càng nhanh nữa, cái đó ắt gọi là bạc mệnh, giống như nhân vật Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng mau mồm mau miệng thường xuyên tạo khẩu nghiệp, phúc báo là rất nhỏ.
Trong kinh nhà Phật, lời mà Phật nói, ngôn từ nhu mềm, thuyết phục lòng chúng sinh. Chúng sinh mười Pháp giới đều rất thích được nghe Phật thuyết giảng, đều được tất cả ngữ âm của Phật thuyết phục, chấn nhiếp. Đấy là vì Phật đã tu hành qua nhiều đời nên lời nói hiền từ là có nguyên do.
Cái miệng mà nói những lời hay, trong tâm tồn chứa nhiều hảo tâm, như thế thì từ trường tốt sẽ từ vũ trụ phát xuất ra. Và đắc được về những hồi báo tốt. Thế nào gọi là thực hiện hảo tâm, đầu tiên cần biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu. Một người càng tu hành, nhất định càng cần tự đủ, đối với hoàn cảnh đối ngoại nào cũng đều rất biết đủ và cảm ơn, đấy mới là đại biểu của tinh tấn và tiến bộ.
Người trí không cần nói hết lời hết lẽ, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút khẩu đức cho mình.
Trách người không thể trách đến cùng tận, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút độ lượng cho mình.
Tài năng không thể đem ra khoe hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút nội hàm cho mình.
Sự sắc sảo, điểm mạnh không thể lộ hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút tự kiệm cho mình.
Có công ắt không thể đòi hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút khiêm tốn, khiêm nhường cho mình.
Được lý ắt không thể đoạt tận, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút tâm khoan hòa cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét