.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

19 tháng 4 2021

Lên cơn đau tim ?

 


Những cơn đau tim có thể đến một cách đột ngột, và sẽ thật là bi kịch nếu nó đến khi bạn chỉ ở một mình.
Nếu nhận ra những triệu chứng bất ổn, hãy lập tức ngưng mọi việc bạn đang làm, nhất là khi đang lái xe hoặc tập thể dục. Sau đó hãy gọi ngay cho cấp cứu, rồi mới đến bạn bè hoặc người thân để xin trợ giúp.
Trong thời gian chờ đợi, hãy ngồi xuống, kê nệm hoặc sách dưới chân để giữ đầu gối trên cao, nhằm cải thiện lưu thông máu.
Xương cụt của bạn cần cách tường vài centimet, và tuyệt đối đừng cố đứng dậy. Cố gắng hít thở sâu, chậm rãi, tránh hoảng loạn.
Sưu tầm

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer...



Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ.

Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy.

Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3.

Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.

Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”.


Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân.

Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.


Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?

Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh  Alzheimer là mất trí nhớ.

Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết.

Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện.

Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.


Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện  hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó. Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính  Mỹ đổ bộ ở Normandy!

Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay tánh vẫn thế!”.

Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã.


Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”.

Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu!

Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt. Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau.

Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.

Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa.

Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.


Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi.

Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.


Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vảy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vảy đóng trong mạch máu.
Khác với vảy cholesterol trong máu, những vảy trong não này được tạo thành bởi chất protein.

Những vảy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh này đến tế bào khác bị ngăn chặn.

Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”.


Ngoài việc cách ly sóng điện những vảy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.

Hiện tượng đóng vảy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vảy trong não chút đỉnh khi… già yếu.

Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.

Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.

Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng.

Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì.

Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản.

Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc.
Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.


Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ.

Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ.
Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.

Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp
bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi.
Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.


Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:
Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày.

Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

1. Học khiêu vũ:


Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước.

Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:


Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc.

Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

3. Học một ngôn ngữ khác:


Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Học đánh cờ hay chơi video game:


Một nghiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

5. Đọc sách:


Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện.

Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết.

Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!

6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:


Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người àm hai ba việc cùng một lúc.

Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

7. Học đan, may vá, hay làm vườn:


Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

8. Sống có mục đích:


Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

9. Tập viết:


Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm 
khả năng mất trí nhớ về sau.

10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:

Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn gười ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”.

Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!
 
Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh


Trà xanh và cà phê dùng mỗi ngày liệu có tốt cho sức khỏe?


Matcha, hay còn biết đến là trà xanh Nhật, và cà phê là những loại đồ uống được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới.

Mặc dù cả hai thường được dùng với mục đích giúp cơ thể và tâm trí tỉnh táo, thì cả matcha và cà phê đều có những điểm giống và khác nhau mà tùy theo cơ địa của mỗi người mà chúng ta chọn thức uống nào phù hợp với mình, theo trang mạng Healthline.


Cả trà và cà phê là hai trong số thức uống được mọi người ưa thích. (Hình: Roman Odintsov/Pexels)

HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG CỦA TRÀ XANH VÀ CÀ PHÊ


Mặc dù cả hai đều là đồ uống có chứa caffeine, nhưng cà phê chứa nhiều caffeine hơn matcha trên mỗi khẩu phần.Cả cà phê và trà xanh đều có lượng calories tối thiểu và vị đắng như nhau nếu không có thêm các thành phần như sữa, đường, kem hoặc siro có hương vị.

Dưới đây là bảng so sánh dinh dưỡng giữa khẩu phần tiêu chuẩn của mỗi loại đồ uống, tức là một tách cà phê pha 240 ml và một cốc matcha 60 ml.

Thành phần

Cà phê

Matcha

Calories

2g

5g

Carb

0g

1g

Sugar

0g

0g

Fiber

0g

0g

Protein

0.3g

1g

Fat

0.5g

0g

 

LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CÀ PHÊ VÀ TRÀ XANH

Cả cà phê và matcha đều được biết đến với nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe và nhiều lợi ích khác, trong đó bao gồm:

1. Giúp giảm cân

Caffeine trong matcha và cà phê có thể giúp giảm cân bằng cách kích hoạt mô mỡ nâu và tăng tiêu hao năng lượng cũng như quá trình oxy hóa chất béo. Chất béo nâu có tác dụng bảo vệ chống lại sự tích tụ chất béo trong cơ thể vì nó tạo nhiệt và chuyển hóa glucose.

Trên thực tế, môt số nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn lên đến 13% trong khoảng ba giờ. Ngoài caffeine, cà phê còn chứa chlorogenic acid (CGA) và matcha rất giàu epigallocatechin gallate (EGCG). Cả CGA và EGCG đều được nghiên cứu có tác dụng trong việc đốt mỡ giảm cân.

2. Chất chống oxy hóa và chống ung thư

Polyphenol là một nhóm chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong trái cây, rau, cà phê và trà. EGCG và CGA lần lượt là các thành phần chính của polyphenol có trong trà xanh và cà phê. EGCG ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các khối u, hạn chế sự hình thành của một số mạch máu nuôi khối u và thúc đẩy quá trình chết của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, matcha rất giàu rutin, vitamin C và chất diệp lục, mang lại màu xanh đặc trưng, trong khi cà phê chứa cafestol và kahweol, đều có đặc tính chống oxy hóa bảo vệ cơ thể.

3. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Các hợp chất khác nhau được tìm thấy trong matcha và cà phê giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Hàm lượng polyphenol làm giảm sự kết tụ tiểu cầu, giúp ngăn chặn động mạch bị tắc nghẽn và giảm nguy cơ đau tim.

Polyphenol cũng thúc đẩy thư giãn mạch máu. Hơn nữa, EGCG được tìm thấy trong trà xanh có thể làm giảm huyết áp và giảm mức cholesterol.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trong khi cà phê giàu polyphenol có lợi cho sức khỏe tim mạch, cafestol và kahweol từ cà phê chưa lọc có thể làm tăng mức cholesterol xấu.

L-theanine có trong trà xanh giúp thư giãn tâm trí mà không gây cảm giác buồn ngủ. (Hình: Charlotte May/Pexels)

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRÀ XANH

-Ưu điểm của trà xanh:

+Thúc đẩy sự thư giãn.

+Bằng cách tăng sóng alpha trong não của bạn, L-theanine có trong trà xanh giúp thư giãn tâm trí mà không gây cảm giác buồn ngủ.

+Tăng cường sức khỏe răng miệng.

+Trái ngược với cà phê, trà xanh có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, giúp hơi thở thơm tho.

-Nhược điểm của trà xanh:

+Đắt hơn cà phê.

+Nguy cơ nhiễm độc gan.

+Tiêu thụ liều cao EGCG và các polyphenol trong trà xanh có thể dẫn đến tổn thương gan, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu xác nhận thêm.

+Rủi ro về chất gây ô nhiễm.

+Vì matcha được làm từ lá trà xanh nghiền thành bột nên có nguy cơ tiêu thụ lá bị nhiễm kim loại nặng chẳng hạn như chì và arsenic.

Cà phê rẻ hơn so với trà xanh và rất tốt cho những ai mắc bệnh tiểu đường loại 2. (Hình: Nathan Dumlao/Unsplash)

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÀ PHÊ

-Ưu điểm của cà phê:

+Ít tốn kém hơn.

+Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

+Uống cà phê thường xuyên sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 12% cho mỗi hai tách được tiêu thụ mỗi ngày.

+Luôn có ở khắp mọi nơi.

+Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cà phê ở bất cứ quán nào bạn đến. Ngoài ra, bạn có thể mua một tách cà phê ở nhà hàng, siêu thị, hoặc thậm chí mua các loại thức uống thay thế pha sẵn.

-Nhược điểm của cà phê:

+Caffeine là một loại thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương.

+Khi bạn uống quá nhiều cà phê, nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể và bị lệ thuộc caffeine.

+Các tác dụng phụ không mong muốn.

+Một số người gặp phải những phản ứng khó chịu như mất ngủ, bồn chồn, nhịp tim tăng, đau đầu và lo lắng khi uống hoặc bỏ cà phê.

Nói tóm lại, cả cà phê và trà xanh là hai thức uống phổ biến có chứa caffeine. Chúng đều chứa nhiều chất chống oxy hóa và một số lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên cả hai đều có những ưu nhược điểm riêng mà bạn nên cân nhắc trước khi chọn. 

SƯU TẦM

Bệnh đau khớp tay chân minh mẫy, lưng, cổ đầu.......


Nguyên lý: Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất.

 

Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai là đời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại..

 

Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

 

 A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:

1- Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

2- Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

3- Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

4- Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

 

 B- CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:


 1- Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

 2- Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

 3- Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

 

C- CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:


 1- Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

 2- Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

 3- Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

 

 D- CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:


 1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

 2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

 Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

 

 Lưu ý:

-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..

 -Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.

 -Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.

 

 -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

 Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc qúy vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.

 

Chu Tất Tiến


10 cách "giữ" xương để có thể đi lại tới già

Khung xương là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể, quyết định tới vóc dáng và khả năng vận động của mỗi người.

                    10 cách giúp bạn "cứu" xương trước nguy cơ hao hụt xương

Bệnh loãng  xương là một trong những tình trạng bệnh về xương phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tình trạng sức khỏe này khiến xương của bạn trở nên mỏng manh và yếu, ảnh hưởng đến khoảng 75 triệu người ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Theo Tổ chức Loãng xương Quốc tế, bệnh loãng xương gây ra nhiều hơn 8,9 triệu ca gãy xương hàng năm, dẫn đến tình trạng gãy xương xảy ra do loãng xương cứ sau 3 giây/1 ca.

Các chuyên gia sức khỏe chia sẻ trên kênh Bright Side chắc chắn rằng có những điều bạn có thể thử trong độ tuổi 20 và 30 để giúp đảm bảo xương khỏe mạnh và linh hoạt hơn khi về già.

1. Hãy chắc chắn rằng bạn nhận đủ canxi

Xương của bạn đang trở nên yếu hơn năm này qua năm khác, nhưng có nhiều cách để giữ cho chúng khỏe mạnh

Nếu bạn hỏi một người ngẫu nhiên làm thế nào để bảo vệ xương, rất có thể họ sẽ đề cập đến canxi. Xương của chúng ta có chứa 99,5% tổng lượng canxi trong cơ thể, vì vậy, để ngăn ngừa loãng xương, điều đầu tiên cần làm là hãy chắc chắn rằng bạn tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng này.

Khuyến cáo

Theo Tổ chức Loãng xương Quốc gia (NOF) Mỹ, lượng canxi bạn cần cả từ thực phẩm và chất bổ sung phụ thuộc vào giới tính và tuổi của bạn.

Phụ nữ: từ 50 tuổi trở xuống cần 1.000 mg mỗi ngày, từ 51 tuổi trở lên cần 1.200 mg mỗi ngày.

Đàn ông: 70 tuổi trở xuống cần 1.000 mg mỗi ngày, 71 tuổi trở lên cần 1.200 mg mỗi ngày.

Nguồn canxi: cá mòi và cá hồi đóng hộp, đậu nành và đậu phụ, hạnh nhân, phô mai, sữa, rau bina và nước cam.

2. Đừng bỏ quên vitamin D

Vitamin D là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta. Nó còn được gọi là vitamin ánh nắng vì nó được sản xuất trong cơ thể bạn khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D tham gia vào nhiều quá trình, bao gồm cả chức năng của não, xương và răng, đơn giản vì nó giúp hấp thụ canxi.

Ngay cả khi bạn nhận đủ canxi nhưng không đủ vitamin D, bạn vẫn có nguy cơ bị loãng xương và xốp xương - mềm xương.

Khuyến nghị: Viện Y tế Quốc gia - NIH  Mỹ khuyến nghị 600 IUs - 15 mcg mỗi ngày cho cả nam và nữ từ 1 đến 70 tuổi, bao gồm cả thời kỳ mang thai và cho con bú và 800 IU - 20 mcg cho người già.

Nguồn vitamin D: Cá béo như cá ngừ và cá hồi, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, gan bò, phô mai và trứng.

3. Giữ cân nặng trong ngưỡng bình thường

Một chế độ ăn nghiêm ngặt có thể giúp bạn giảm thêm vài cân, nhưng đó không phải là cách lành mạnh để đối phó với chúng, và quan trọng hơn là giảm cân - đặc biệt là trong thời kỳ hậu mãn kinh - khiến xương của bạn có nguy cơ bị thiếu hụt. Mặt khác, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến gãy xương.

Lựa chọn tốt nhất là duy trì cân nặng trong ngưỡng trung bình. Không bao giờ thực hiện chế độ ăn giảm cân hoặc chế độ ăn ít calo, và cố gắng không tăng cân quá nhiều, đặc biệt là trong thời gian ngắn. một kế hoạch chế độ ăn uống cân bằng trong khi vẫn hoạt động thể chất đều đặn.

4. Luyện tập những bài tập tốt cho xương

Sau 30 tuổi, cơ thể chúng ta bắt đầu mất dần khối xương. Để giúp xương của bạn khỏe mạnh càng lâu càng tốt, bạn cần giữ cho chúng giữ được vóc dáng khi hoạt động thể chất vì xương cần tập thể dục giống như cơ bắp.

Khuyến cáo

Viện Viêm khớp và Bệnh Cơ xương và Da Quốc gia Mỹ khuyến cáo các loại hình tập thể dục có trọng lượng như tập tạ, đi bộ nhanh, chạy bộ và thậm chí nhảy múa. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình nào và nhớ lắng nghe cơ thể.

5. Bỏ thuốc lá

Các nghiên cứu gần đây cho thấy nicotine có tác động tiêu cực trực tiếp đến mật độ xương. Ngoài ra, hút thuốc lá làm chậm quá trình chữa lành xương tới 60% sau khi bị gãy hoặc gãy. Nếu bạn là người hút thuốc, điều đầu tiên và là điều tốt nhất có thể làm là cố gắng bỏ thuốc. Duy trì xương khỏe mạnh là một động lực tuyệt vời để làm như vậy, phải không?

Khuyến nghị

Nếu bạn nên thực hiện ngay lập tức và một số nghiên cứu khuyên bạn nên thực hiện, hãy bắt đầu với việc giảm lượng nicotine bạn nhận được mỗi ngày cho đến khi bạn cảm thấy muốn bỏ thuốc lá. Không chỉ xương của bạn sẽ cảm ơn bạn, mà còn toàn bộ cơ thể của bạn sẽ được hưởng lợi từ nó.

6. Theo dõi lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày

Nếu bạn, giống như hàng triệu người trên toàn thế giới, không thể tưởng tượng buổi sáng bắt đầu mà không có một tách cà phê, bạn phải biết rằng có quá nhiều caffeine, đặc biệt là không tốt cho xương của bạn.

Các nghiên cứu cho rằng caffeine khi được uống với một lượng lớn số lượng sẽ làm giảm khối lượng xương và tăng gãy xương vì nó có tác động tiêu cực đến sự hấp thụ canxi.

Khuyến cáo

Các bác sĩ đảm bảo rằng mức an toàn cho một người trưởng thành trung bình có tới 400 mg caffeine : 4 tách cà phê pha mỗi ngày.

Vì vậy, nếu bạn có 4 hoặc ít hơn, không có gì phải lo lắng. Nếu bạn uống nhiều hơn thế, xương của bạn có thể bị tổn hại.

7. Xương của bạn cần Omega-3

Kết hợp với hoạt động thể chất vừa phải, axit béo Omega-3 có tác dụng đáng kể đến mật độ xương. Chúng thúc đẩy sản xuất các tế bào tạo xương gọi là nguyên bào xương. Ngoài ra, axit béo không bão hòa đa có thể giúp giảm đau khớp do loãng xương và viêm khớp dạng thấp.

Khuyến cáo

Theo Viện Y tế Quốc gia, một người trưởng thành trung bình tuổi từ 18 trở lên cần 1,6 g  - nam và 1,1 g - nữ Omega-3 mỗi ngày.

Nguồn Omega-3: cá béo như cá thu, hải sản, quả óc chó, hạt chia, v.v.

8. Cân nhắc việc bổ sung collagen

Bạn có biết rằng khối lượng xương hữu cơ của bạn là 90% collagen?

Khi bạn già đi, ngoài việc mất mật độ xương, mức độ collagen trong cơ thể của bạn giảm đáng kể, cuối cùng có thể dẫn đến xương giòn và gãy xương.

Khuyến cáo

Để có được collagen một cách tự nhiên, bao gồm cá, nước dùng xương và ớt chuông trong kế hoạch ăn uống của bạn. Nhưng vì rất khó để có được lượng collagen cần thiết từ các sản phẩm này, bạn có thể muốn thử các chất bổ sung và làm theo hướng dẫn.

Trước khi dùng thử, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn collagen: nước dùng xương, gelatin, ớt chuông, trái cây họ cam, trứng, hạt bí ngô, v.v.

9. Tiêu thụ đủ protein

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng protein có liên quan trực tiếp đến chỉ số mật độ xương cao hơn. Trên thực tế, canxi và protein phối hợp với nhau để duy trì sức khỏe xương của bạn.

Khuyến cáo

Theo Harvard Health, chế độ ăn uống được khuyến nghị cho protein là 0,8 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nhưng trước khi thực hiện chế độ ăn giàu protein, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì có quá nhiều canxi, có thể dẫn đến nghiêm trọng vấn đề sức khỏe.

Nguồn protein: hải sản, thịt gia cầm trắng, sữa, phô mai, trứng, đậu, v.v.

10. Hạn chế lượng muối trong bữa ăn

Các nhà khoa học Nhật Bản tuyên bố rằng việc bổ sung natri quá mức sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe xương của bạn. Hầu hết chúng ta đều sử dụng natri từ muối ăn thông thường, điều này rất tệ vì muối gây mất canxi, cuối cùng có thể dẫn đến xương yếu, dễ gãy.

Khuyến cáo

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không quá 2.300 mg mỗi ngày và giới hạn lý tưởng là không quá 1.500 mg mỗi ngày đối với hầu hết người trưởng thành.

Thông tin thêm

Bây giờ bạn đã biết cách giúp cơ thể giữ cho xương chắc khỏe lâu hơn, chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất hữu ích khi biết rằng có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao hơn:

Giới tính: Các nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ tuổi từ 50 trở lên có tỷ lệ loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới cùng tuổi.

Tuổi tác: Chúng ta bắt đầu mất khối lượng xương sau khi bước sang tuổi 30. Mặc dù đó là một quá trình liên tục cần nhiều thời gian, nhưng có lẽ đây là thời điểm tốt nhất để áp dụng lối sống lành mạnh và nhận ra tầm quan trọng của hoạt động thể chất thường xuyên.

Tiền sử gia đình: Thật không may, nếu một trong hai cha mẹ của bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, điều đó có nghĩa là bạn cũng có một khuynh hướng di truyền để mắc bệnh.

Dân tộc: Phụ nữ châu Á và da trắng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với phụ nữ có nguồn gốc dân tộc khác.

Nếu bạn có một trong những nhóm rủi ro này, bạn sẽ nghiêm túc hơn với sức khỏe xương của mình.

Đừng trì hoãn việc chăm sóc sức khỏe, và ngay cả khi bạn vẫn còn ở độ tuổi 20.

 Sưu Tầm




 

 





































 







Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.