Từng là khái niệm chỉ có trong trí tưởng tượng, con người đang ngày càng tiến gần hơn đến sự bất tử nhờ những thành tựu của công nghệ.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vào năm 219 TCN, Tần Thủy Hoàng do lo sợ cái chết nên đã giao trọng trách cho ngự y tìm kiếm bí mật của sự bất tử. Đáng tiếc, giấc mơ của vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa đã không trở thành hiện thực.
Sau này, ông hoàng dầu mỏ John Davison Rockefeller – được coi là người Mỹ giàu nhất mọi thời đại – đã trở thành người đầu tiên kéo dài sự sống thành công bằng 6 lần thay tim trong vòng 38 năm.
Đây là 2 trong nhiều ví dụ điển hình về khát khao trở nên bất tử của con người. Khát khao ấy ngày càng trở nên cháy bóng hơn, và dựa trên cơ sở thực tế cùng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện tại, một ngày nào đó, giấc mơ bất tử của con người sẽ trở thành hiện thực…
Công nghệ kéo dài sự sống
Đối với các nhà khoa học, sự bất tử của con người cũng là một lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều chú ý. Dù phủ định giả thuyết linh hồn bất tử theo một số quan điểm tôn giáo, những người thuộc chủ nghĩa vô thần duy trì lý luận về sự bất tử tương đối của Albert Einstein. Ngoài ra, các thành tựu khoa học hiện đại đang dần chứng minh khái niệm bất tử tương đối của cá nhân thông qua bất tử vật lý và bất tử sinh học, thay vì tiềm thức “có cái chết hóa thành bất tử”.
Kể từ đầu thế kỷ 21, sự phát triển của công nghệ can thiệp kéo dài sự sống đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Sinclair, giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard, cho rằng chúng ta đang chứng kiến những bước phát triển mới của công nghệ và một ngày nào đó tất cả con người có thể sống đến 150 tuổi..
Trong y học, những liệu pháp gen từ lâu đã được ứng dụng nhằm giúp con người có khả năng tự tái tạo và chống lại mọi bệnh tật. Những thành tựu hiện tại của phương pháp cấy ghép gen, đảo ngược quá trình lão hóa nhờ Enzym và NAD, tác động nhiễm sắc thể hay tế bào gốc…vẫn còn khá hạn chế. Dù có thể duy trì thêm tuổi thọ của con người lên tới 15%, hoặc thậm chí lâu hơn nhưng khoảng cách để đạt đến sự bất tử là cả một chặng đường rất dài.
Ngược lại, những nghiên cứu như tim nhân tạo của Syncardia và Carmat vừa được phê duyệt để sử dụng thương mại, sẽ giúp tiến trình bất tử của con người ngày càng trở nên thực tế hơn. Trái tim nhân tạo này sở hữu cấu trúc tương tự tim người và có thể tự động điều chỉnh tốc độ dòng chảy của máu khắp cơ thể. Chúng cũng có thể được thay thế khi đối mặt với tình trạng suy kiệt và tự thích ứng với cơ chế thay đổi của sự sống.
Hiện có 81 bệnh nhân đã được ghép tim nhân tạo trên toàn thế giới.
Không chỉ có tim nhân tạo, tạp chí học thuật nổi tiếng Nature gần đây đã chọn “Bảy công nghệ can thiệp lão hóa lớn”, bao gồm một dẫn xuất β-nicotinamide từ phòng thí nghiệm Harvard được đưa vào thực nghiệm. Sinclair, người đã phát hiện ra cơ chế hoạt động của chất này, tiết lộ rằng có một coenzyme quan trọng gọi là NAD +, tương đương với nhà máy sản xuất năng lượng của cơ thể, nhưng hàm lượng của enzyme này không tĩnh và sẽ giảm dần theo độ tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề như lão hóa và suy nhược.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra chất dẫn xuất β-nicotinamide bổ sung mức độ enzyme để tăng tuổi thọ tuổi thọ. Tuy nhiên, rào cản về giá của β-nicotinamide là một trở ngại lớn cần giải quyết. Ngân hàng đầu tư nổi tiếng Bank of America Merrill Lynch dự báo, ngành công nghiệp chống lão hóa toàn cầu có một thị trường khổng lồ đầy tiềm năng lên tới 600 tỷ USD.
Hiện thực hóa giấc mơ bất tử bằng công nghệ
Sự bất tử sinh học từ công nghệ kéo dài sự sống chỉ giúp con người có thêm vài chục năm tuổi thọ, đó chưa phải là đích đến cuối cùng của tương lai nhân loại. Giờ đây, những thành tựu mới của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ mở ra một hướng đi nhiều triển vọng. Bước tiến từ nghiên cứu giao diện máy tính - não của tỷ phú Elon Musk vừa qua đã vượt ra khỏi cơ sở thí nghiệm, cho thấy ranh giới giữa người và AI gần như đã được phá vỡ.
Từ ý tưởng từng bị cho là điên rồ, thành tựu nghiên cứu của Elon Musk và các nhà khoa học đã bước đầu có thể sửa đổi những hạn chế của con người. Những thử nghiệm đầu tiên đã mang lại hiệu quả với bệnh nhân bại liệt, thử thách tiếp theo mà dự án này hướng đến chính là phá vỡ giới hạn của con người…
Sau giao diện não-máy tính, chỉnh sửa gen, robot nano hay sự ra đời của trái tim nhân tạo, những thành tựu mới đã bổ sung thêm nhiều vũ khí ma thuật mới vào lĩnh vực công nghệ kéo dài sự sống. Thành tựu gần đây nhất của công ty Promobot đã cho ra đời mẫu người máy mới do trí tuệ nhân tạo phát triển được bao phủ hoàn toàn bằng da nhân tạo. Người máy này có thể thể hiện hơn 600 biểu cảm bằng cách chuyển động mắt, lông mày, môi và các cử động cơ thể tương tự người thật.
Nếu có thể kết hợp với công nghệ nano y học hay nhân bản dựa trên kỹ thuật sinh sản vô tính, tạo ra cá thể sống với cấu tạo đa bào giống hệt bản gốc về mặt di truyền bằng siêu vật liệu Metamaterial, đồng thời tải về trí tuệ, ý thức, bộ nhớ của con người như Dự án Avatar (hay Dự án Trường sinh) của Nhà tài phiệt Dmitry Itskov, đó là lúc con người có thể trở nên bất tử theo đúng nghĩa đen và giấc mơ “trí tuệ nhân tạo bất tử"” sẽ trở thành hiện thực.
Có nhà tương lai học nhận định rằng trước khi cơ thể có thể đạt được sự bất tử, chúng ta hoàn toàn có thể kết nối suy nghĩ của mình với thế giới máy móc, và chúng ta sẽ sống tốt trên đám mây. Thậm chí, một công ty tang lễ của Thụy Điển đã tìm kiếm tình nguyện viên cho phép đưa người thân đã khuất vào thử nghiệm với hi vọng tạo ra các bản sao robot tái hiện người thân của họ. Trong tương lai gần, con người có thể lưu trữ ý thức của mình trên các phần cứng, đồng nghĩa với việc cánh cổng dẫn đến sự bất tử kỹ thuật số đã mở ra.
GIỌNG
NÓI VIỆT TỪ BẮC VÀO NAM
Tiếng nói, giọng nói là phản ánh bản sắc của mỗi vùng miền trong cùng một đất nước. Thông qua giọng nói người ta có thể phân biệt được người nói ở vùng quê nào và là tín hiệu đầu tiên để những người đồng hương nhận ra nhau. Có thể không được trau chuốt, mượt mà, nhưng với tiếng nói, giọng nói chân quê của những người cùng một vùng miền lại cảm thấy gần gũi và gắn bó với nhau hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó.
Giọng Miền Bắc:
Nếu lấy Huế làm trung điểm của cán cân, ta thấy có một sự thay đổi trong giọng nói của tiếng Việt chúng ta từ Bắc vô Nam. Sự biến chuyển này ở các vùng liền nhau là tiệm tiến một cách có thể khó nhận ra. Tuy vậy, giọng nói của chúng ta có thể được phân chia thành ba miền rõ rệt: giọng Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam mà chúng ta thường gọi là giọng bắc, giọng trung, và giọng nam. Miền Bắc nói chung từ cực bắc đến tiếp giáp Miền Trung có một giọng nói thanh tao. Một tài liệu cổ của một quan lại Trung quốc báo cáo về cho triều đình Trung quốc đã mô tả rằng tiếng Việt nghe ríu rít như chim. Ông quan này đã ký âm một số từ Việt bằng chữ Trung hoa mà khi ta đọc lại theo âm Hán Việt thì không còn biết được âm thật của tiếng ta vào thời đó như thế nào nữa. Ví dụ, trong văn kiện này có từ Hán Việt đọc là đà bị để chỉ người vợ. Giọng nói nghe ríu rít như chim này nhất định là giọng Miền Bắc nước ta vì vào thời đó, Miền Trung và Miền Nam chưa thuộc về nước Việt.
Thế
nhưng, ngay trong phạm vi Miền Bắc, giọng nói cũng thay đổi từ vùng này sang
vùng khác. Khởi đầu từ cực bắc với Sơn tây, Lạng sơn, Cao bằng vv., giọng miền
bắc có một chút “ngọng ngịu” và phát âm [L] và [N] đều thành [N], vì dụ lẫn lộn
thành nẫn nộn. Giọng Hải phòng và Hà nội vẫn có một chút khác biệt, vì nghe như
giọng Hải phòng nặng hơn, tuy có người cho rằng giọng Hà nội nghe có phần điệu
hơn. Vòng qua Bùi chu, Phát diệm, Nam định, giọng Bắc đã nghe có âm hưởng nặng
thêm chút nữa.
Ưu
điểm của giọng bắc là phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối [C] và [T], [N] và [NG]
và đầu [D] và [GI]. Người Việt chúng ta phải biết ơn những người đã chế ra chữ
quốc ngữ. Thật khó mà diễn tả điều chúng ta muốn nói nếu tiếng ta được ký âm bằng
chữ Nôm hay lối chữ tượng hình nào khác. Người Bắc không bao giờ lẫn lộn giữa cắc
(bạc cắc) và cắt (cắt thịt), khăn (cái khăn) và khăng (khăng khăng), giây (giây
phút) và dây (dây dưa). Có ý kiến cho rằng “thời chưa có quốc ngữ, phân biệt âm
cuối [T] và [C] không được nhấn mạnh, tại phần lớn nước Việt.” Phân biệt hay
không phân biệt theo tôi là tại tiếng chứ không tại chữ, như Trần Văn Mầu viết
“học tiếng, chứ không học chữ.” Tôi nghĩ là giọng Miền Bắc đã từ lâu phân biệt
rõ rệt các âm như vừa trình bày, còn các miền khác cho đến nay đã có chữ quốc
ngữ vẫn không được “nhấn mạnh.” Do đó, nếu nói các miền còn lại giọng nói không
phân biệt các âm cuối [C] và [T] theo ký âm chữ quốc ngữ hiện thời thì phát biểu
này không sai. Có hay không có cách ký âm gọi là quốc ngữ thì giọng nói của ba
miền đất nước chúng ta vẫn như vậy. Một điều chắc chắn nữa, các từ với phụ âm
cuối là [C] hay [T] theo quốc ngữ hiện thời, dù cách đọc khác biệt của các miền
đất nước vẫn được ký âm chỉ bằng một cách viết chữ Nôm mà thôi, không phải một
cho giọng bắc và một cho giọng nam. Nghĩa là, một âm được ký bằng chữ Nôm vẫn
được đọc các cách khác nhau nếu có giữa các miền khác nhau. Nguyễn Du chỉ ký âm
một cách duy nhất câu thơ được ký âm lại bằng chữ quốc ngữ là Trời xanh quen
thói má hồng đánh ghen đề được giọng bắc đọc là Chời (Giời) xanh quen thói mà hồng
đánh ghen trong khi giọng Huế đọc là Trời xanh queng thoái má hồng đánh gheng.
Về
âm sắc, giọng Bắc phân biệt các dấu hỏi, ngã. Điều lạ là, Alexandre de Rhodes
và các giáo sĩ thừa sai hồi đó đến trước hết ở Đàng Trong tại sao lại biết được
sự phân biệt hỏi, ngã của giọng Miền Bắc. Cũng nên ghi nhận là biểu tượng dấu
ngã bây giờ lúc ban đầu không phải chỉ để biểu hiện cách phát âm từ thấp vút
lên cao của dấu ngã mà còn để thay thế âm cuối [NG]. Trong cuốn Phép giảng tám
ngày tôi còn nhớ đã viết, “Tôi càu cũ Đức Chúa Blời….” (Tôi cầu cùng Đức Chúa
Trời). Phải chăng điều này cho thấy đã có sự cộng tác của những người nói giọng
bắc trong việc hình thành chữ quốc ngữ bây giờ.
Nhược
điểm của giọng bắc là không phân biệt [CH] và [TR] nói thành [CH], [S] và [X]
nói thành [X], ví dụ Châu (châu phê) và trâu (con trâu) nói giống nhau thành
châu; sanh (sanh sản) và xanh (màu xanh) đều nói thành xanh.
Giọng Miền Trung:
Bước vào Thanh Nghệ Tĩnh, giọng bắc gần như đột nhiên chỉ còn âm hưởng. Người vùng này nói nghe mai mái vẫn còn âm điệu của giọng bắc, nhưng giọng nói nặng hơn nhiều và đã xuất hiện một âm điệu khắc hẳn âm điệu Miền Bắc, và nhiều từ Miền Bắc không có. Cách riêng hai tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh, giọng nặng cho đến nổi nhiều người không quen nghe, không thể hiểu được, kể cả người thuộc vùng Bình Trị Thiên với giọng mà người khác cho là nặng. Đến Quảng bình, âm hưởng giọng bắc hoàn toàn biến mất. Giọng nói nhẹ lên nhiều so với giọng Nghệ Tĩnh, nhưng vẫn còn nặng nếu chỉ so sánh giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên. Giọng Bình Trị Thiên nhẹ hẵn đi khi đến Thừa thiên, cao bỗng và dịu dàng theo một cách riêng.
Đặc
điểm của giọng Thanh Nghệ Tĩnh Bình Trị là vẫn còn phân biệt phụ âm cuối [C] và
[T], [N] và [NG], nhưng thêm vào đó còn phân biệt được [CH] và [TR], [S] và [X]
mà giọng bắc lẫn lộn. Ngược lại, người vùng này hoàn toàn không phân biệt phụ
âm đầu [D], [GI] và [NH]; họ chỉ nói toàn phụ âm [GI] mà thôi. Họ nói dà, già,
và nhà đều thành một âm già. Vùng Thừa thiên phân biệt được [CH] và [TR], [S]
và [X], nhưng phụ âm cuối [C] và [T] đều nói thành [C], [N] và [NG] đều thành
[NG], ví dụ cắc và cắt đều nói cắc, man (di) và mang (vác) đều thành mang. Phụ
âm đầu [D], [GI] và [NH] đều nói là [GI]. Người Thừa Thiên còn phát âm [OI]
thành [OAI], ví dụ nói (năng) thành noái (năng).
Bước
qua Đèo Hải vân, giọng tiếng Việt chúng ta đột nhiên khác hẳn bắt đầu từ Quảng
nam. Nếu giọng từ Thanh hóa đến Thừa thiên có vẻ bình bình thì giọng từ Quảng
nam trở vào cho đến Miền Nam lại bắt đầu lên xuống như giọng bắc. Bắt đầu từ Quảng
nam, giọng nói giữ lại việc phân biệt và không phân biệt các phụ âm như giọng
Thừa thiên, ngoại trừ [OI] thành [OAI]. [D] và [GI] đều như là [GI], ví như dây
và giây đều phát âm là giây, nhưng vùng này đã phân biệt phụ âm đầu [GI] và
[NH] như già và nhà.
Vùng
Nam Ngãi Bình Phú lại có các cách phát âm khác nhau. Nam Ngãi không nói là kéo
(dây) mà nói rị, không nói hộc (bàn, tủ) mà nói thọa, không nói (ghế) đẩu mà
nói là (ghế) giuông. Nam Ngãi phát âm [AM] nghe như [OAM], ví dụ, làm nghe như
loàm; [Ă] nghe như [E], ví dụ năng nghe như neng, cắc hay cắt đều nghe như kéc;
[AO] nghe như [ÔU], ví dụ gạo nghe như gộu vv.
Bình
Phú không nói người ta (nói rằng) mà nói nẩu (nói rềng). Âm [ĂN] hay [EN] nghe
như [ÊNG] với một chút giọng mũi, ví dụ ăn nghe như êng; đèn hay đằng đều nghe
như đềng với chút âm giọng mũi.
Một
đặc điểm chung của khu vực Nam Ngãi Bình Phú này là sự xuất hiện của việc ghép
một đại từ + ấy thành chính đại từ đó với dấu hỏi bất luận nguyên thủy với dấu
gì, ví dụ anh ấy thành ảnh, cậu ấy thành cẩu, mợ ấy thành mở vv, ngoại trừ hai
từ bác ấy, chú ấy có lẽ vì không thuận miệng. Đặc điểm khác là cách phát âm phụ
âm đầu [V] thành [GI], ví dụ vuông thành giuông, đi vô thành đi giô, mà từ Miền
Bắc vào đến Thừa thiên không có.
Giọng
Miền Trung không còn phân biệt dấu hỏi dấu ngã nữa. Cả hai dấu này đều được
phát âm nửa vời, không hỏi không ngã, có lúc trầm xuống gần với dấu nặng.
Giọng Miền Nam:
Miền Nam kéo dài chất giọng của giọng từ Quảng nam đổ vào nhưng không giữ lại cách cách phát âm địa phương. Giọng nam mềm mại hơn giọng của phần đất phía nam Miền Trung này. Người Miền Nam không phân biệt phụ âm cuối [C] và [T] nói thành [C], [N] và [NG] nói thành [NG]. Phụ âm đầu [V] đều nói là [D], ví dụ như vui vẻ sẽ nói thành dui dẻ. Đặc điểm là miền này nói các phụ âm cuối dài như [ICH], [INH] thay cho phụ âm ngằn [IT] và [IN], ví dụ, con vịch thay vì con vịt, dây nịch thay vì dây nịt, niềm tinh thay vì niềm tin. Âm đầu [R] thường phát âm là [G] ví dụ cá rô thành cá gô. Nhiều vùng không nói được âm đầu [H] mà biến thành gần như [GU], ví dụ Huế thành Guế.
Có
một số từ Miền Nam dùng với nghĩa khác của hai miền kia. Ví dụ, mần ở Miền
Trung có nghĩa là làm, nhưng chỉ có nghĩa là làm việc ở Miền Nam. Ví dụ, khi
chúng ta nghe nói, “Sao còn chưa đi mần?” thì có nghĩa là “Sao vẫn còn chưa đi
làm công việc của mình. “Ổng mần ăn lớn lắm” có mhĩa là “Ông ấy làm ăn lớn lắm.”
Giọng nam cũng kết hợp đại từ + ấy thành chính đại từ ấy với dấu hỏi cùng một
qui luật như vùng Nam Ngãi Bình Phú. Giọng Miền Nam không phân biệt hỏi ngã
cũng như giọng Miền Trung.
Sưu tầm
Nước
Mỹ treo giải thưởng gấp 5 lần Nobel cho ai nghĩ ra cách cứu sống 7 tỷ con gà trống
mỗi năm
Có
thể trước đây bạn đã nghe về công việc soi giới tính gà, trong đó, những người
công nhân có thể được trả từ vài chục triệu cho đến cả trăm triệu mỗi tháng để
tìm ra những con gà trống con nhờ lỗ huyệt của chúng.
Nhưng
đã bao giờ bạn hỏi số phận của những con gà trống này sẽ thế nào sau khi được
phân loại?
Câu
trả lời là: Chúng sẽ bị giết chết hoặc gọi bằng thuật ngữ của ngành chăn nuôi
là "tiêu hủy". Tùy công nghệ của các trang trại mà
gà trống non sẽ bị dồn vào buồng kín cho đến khi ngạt hơi, bị chôn sống hoặc thậm
chí xay nhuyễn để làm thức ăn cho cá hoặc phân bón.
Lý
do rất đơn giản, đó là vì những con gà trống này đã sinh nhầm chỗ. Đây là các
trang trại nuôi gà lấy trứng, mà gà trống thì không thể đẻ trứng được. Việc
nuôi chúng lấy thịt cũng là bất khả thi bởi giống gà đẻ trứng có chất lượng thịt
không cao.
Kết
quả là các trang trại gà đẻ trứng không muốn mất không gian chuồng trại, thức
ăn và thời gian nuôi nấng gà trống.
Vậy
chúng ta có cách nào để chấm dứt thực trạng này lại hay không?
Phân
loại giới tính gà ngay từ trong trứng
Đây
là giải pháp mà một số trang trại tại Châu Âu đã áp dụng. Điển hình như
Seleggt, một công ty của Đức đã mất bốn năm để phát triển công nghệ phân loại
giới tính gà ngay trừ trong trứng.
Công
nghệ này bắt đầu từ một phát hiện của giáo sư Almuth Einspanier đến từ Đại học
Leipzig. Ông đã tìm ra một chất chỉ thị màu cho phép phát hiện một loại
hooc-môn trong trứng gà mái.
Khi
trộn chất chỉ thị này vào chất lỏng bên trong trong trứng gà thụ tinh sau 9
ngày: Nếu hỗn hợp chuyển màu trắng, quả trứng được xác định sẽ nở ra gà mái.
Còn nếu nó chuyển màu xanh, quả trứng sẽ nở ra gà trống. Các thử nghiệm cho thấy
phương pháp thử này có tỷ lệ chính xác lên tới 98,5%.
Seleggt
sau đó đã phát triển một công nghệ trích xuất chất lỏng từ trứng gà mà không cần
kim, nghĩa là sẽ không xâm lấn vào bên trong trứng khiến nó bị nhiễm khuẩn và
cũng không tạo ra nguy cơ làm vỡ vỏ trứng.
Trên
quy mô công nghiệp, chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trứng bị hỏng cũng tạo ra lãng phí lớn.
Do đó, giải pháp của Seleggt chính là điều kiện đủ để áp dụng được công nghệ của
giáo sư Einspanier vào thực tiễn.
Cụ
thể, dây chuyền của họ đã sử dụng một chùm laser để đốt một lỗ rộng 0,3 mm trên
vỏ trứng. Sau đó, nó dùng áp suất âm để hút một lượng nhỏ chất lỏng chảy ra bên
ngoài. Quá trình thu thập chất lỏng này chỉ mất khoảng một giây mà không cần chạm
vào trứng.
Những quả trứng được phân loại là gà mái sẽ tiếp tục được ấp để nở. Trong khi đó, trứng gà trống sẽ được thu thập để làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm hoặc giúp các công ty dược phẩm thử nghiệm và sản xuất vắc-xin.
Mặc
dù vậy, hiện Seleggt vẫn chưa bán công nghệ của mình cho các trang trại bên thứ
3 ở Mỹ. Một số chuyên gia nhận định giá của dây chuyền phân loại giới tính trứng
gà này khá đắt đỏ. Trong khi năng suất của chúng chưa đáp ứng được cho quy mô của
ngành chăn nuôi gà ở Mỹ.
Hãy
thử tính, các trang trại ở Hoa Kỳ hiện nuôi khoảng 336 triệu con gà mái đẻ. Để
duy trì quy mô đàn này, mỗi năm họ sẽ giữ lại khoảng 1 tỷ quả trứng để ấp. Có
nghĩa là cần phân biệt giới tính của 1 tỷ quả trứng.
Dây
chuyền của Seleggt hiện chỉ có năng suất phân loại 1 quả trứng mỗi giây, nghĩa
là 3.600 quả/giờ và 31,5 triệu quả mỗi năm nếu nó chạy liên tục không nghỉ.
Với
năng suất cao hơn, Agri-AT, một công ty khác của Đức cũng đang sở hữu một công
nghệ phân loại giới tính gà ngay từ trong trứng. Phương pháp của họ sử dụng một
máy quét ánh sáng xuyên quả vỏ trứng. Tại ngày thứ 13 sau khi trứng gà được thụ
tinh, quét quang phổ có thể cho biết trứng gà nở ra gà trống hay gà mái với độ
chính xác trên 95%.
Agri-AT cho biết dây chuyền của họ hiện có tốc độ phân loại 20.000 trứng mỗi giờ, tương đương 175,2 triệu quả một năm (nếu chạy liên tục). Nhưng một điểm yếu lớn của nó là việc quét quang phổ xuyên qua trứng chỉ có thể thực hiện với trứng gà nâu. Trong khi hầu hết gà đẻ trứng ở Mỹ lại đẻ trứng trắng, và trứng trắng sẽ phản xạ lại phần lớn tia sáng chiếu đến nó.
Nước Mỹ treo giải 6 triệu USD cho ai nghĩ ra giải pháp mớiMột
vấn đề làm phức tạp nỗ lực của cả Agri-AT và Seleggt đó là việc tiêu hủy trứng
của họ vẫn chưa hoàn toàn được ủng hộ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy trứng
gà sau 8 ngày tuổi đã có thể có cảm giác. Vì vậy, phôi của những quả trứng này
đã biết đau.
Ngay
cả khi chúng ta nghĩ rằng đó chỉ là những quả trứng, các nhà bảo vệ quyền động
vật vẫn cho rằng đó là những cái chết không nhân đạo. Agri-AT vì vậy đã phải
phát triển một công nghệ mà họ gọi là STUNNY, sử dụng điện để gây mê trứng gà
trước khi tiêu hủy nhằm đem lại cảm giác an tử cho những phôi gà trống.
Những
quả trứng đã hình thành phôi cũng là vấn đề mà Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp
và Thực phẩm (FFAR) tại Mỹ đang cố gắng giải quyết. Họ thậm chí đã treo một giải
thưởng tên là Egg-Tech, trị giá lên đến 6 triệu USD cho bất cứ nhà nghiên cứu
nào tạo ra được phương pháp nhằm chấm dứt thực trạng tiêu hủy gà con.
FFAR
ra đề công nghệ này phải có hiệu quả với trứng gà trước 8 ngày tuổi, nghĩa là
trước 8 ngày sau khi chúng được thụ tinh. Đó là khoảng thời gian mà các nghiên
cứu cho thấy trứng gà chưa biết đau.
Một
nhóm nghiên cứu tại Đại học Georgia hiện đang theo đuổi giải thưởng này bằng
cách tạo ra một công nghệ có thể thay đổi giới tính trứng gà trước khi chúng nở.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kristen Navara nhận thấy ở gà, những con
mái sẽ quyết định giới tính của trứng chứ không phải gà trống.
Vì
vậy, bằng cách can thiệp hooc-môn lên gà mái, Navara có thể thay đổi giới tính
của những quả trứng do chúng đẻ ra. Cô có thể biến những con gà mái đẻ tạo ra
100% là gà mái nên sẽ không còn chuyện phân loại trứng hoặc gà trống để tiêu hủy
nữa.
Tuy
nhiên, vấn đề là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ hiện cấm ngành công
nghiệp gia cầm sử dụng các liệu pháp hooc-môn, do nghi ngờ chúng có thể tác động
đến sức khỏe con người. Cho nên phương pháp này không thể áp dụng vào thực tế.
Hiện
tiến sĩ Navara đang chuyển sang một hướng nghiên cứu mới, với hi vọng tìm ra một
liệu pháp gen có thể điều khiển giới tính trứng gà thay cho hooc-môn.
Một giải pháp khác là lai tạo ra các giống gà với những con mái vừa có thể cho trứng và những con đực lại có thể cho thịt. Phương án này rất dễ để thực hiện nhưng lại rất khó để phá đổ được các kỷ lục mà ngành chăn nuôi gà công nghiệp đã dày công thiết lập từ hàng chục năm nay.
Hiện
những giống gà mái đẻ năng suất có thể cho ra 300 trứng/con/năm. Những con gà
mái cho thịt nhanh nhất chỉ mất 7 tuần để vỗ béo lên mức 3kg. Trong khi đó, giống
gà "năng suất kép" tốt nhất là Rhode Island Red hiện có những
con mái chỉ đẻ được khoảng 250 trứng một năm. Trong khi gà trống phải mất tới 5
tháng (20 tuần) để vỗ béo.
Trong
thời buổi kinh tế cạnh tranh như hiện nay, sẽ khó có một chủ trang trại nào
quay trở lại nuôi gà Rhode Island Red. Nếu họ làm vậy, chi phí sản xuất tăng
cao sẽ khiến trứng gà tăng giá và thịt gà cũng vậy.
Trừ
khi họ có thể khiến công chúng ý thức được rằng giống gà này sẽ giúp cứu sống
được hơn 7 tỷ con gà trống non mỗi năm, và sẵn sàng trả thêm tiền cho lòng trắc
ẩn của mình – nếu không nuôi gà năng suất kép sẽ đưa họ đến chỗ phá sản.
Hoặc
là chúng ta phải có được một giống gà "năng suất kép" cao hơn
những con gà mái đẻ và mái thịt hiện tại. Giải thưởng 6 triệu USD, gấp 5 lần
Nobel, của Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm vẫn còn đó, cho ai tìm
ra được giải pháp.
Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét