Hồ Bán Nguyệt theo tiếng Trung Quốc gọi là Yueyaquann, được nhiều người biết đến với vẻ đẹp tinh khiết như một viên ngọc lục bảo được bao bọc trong cát. Nằm trên con đường tơ lụa cổ đại, nơi đây chính là một kỳ quan thiên nhiên đặc biệt đã tồn tại 2.000 năm.
Hồ Bán Nguyệt nằm cách thành phố Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc khoảng 6 km về phía nam. Nằm trên con đường tơ lụa cổ xưa, con suối nước ngọt này có hình trăng lưỡi liềm và nó được cho là đã tồn tại khoảng 2.000 năm.
Hồ Bán Nguyệt dài 218 m từ đông sang tây và 54 m từ bắc xuống nam. Mực nước trong hồ dao động qua nhiều năm, từ 7,5 m cách đây 50 năm đến 0,9 m vào đầu những năm 1990. Vào năm 2006, chính quyền địa phương đã bổ sung thêm nước cho hồ.
Hồ đẹp như tranh vẽ nổi bật với những mảng cây như một tấm bạt xanh tươi vẫn hiên ngang trước bối cảnh sa mạc khô cằn.
Ngoài hồ Bán Nguyệt, du khách còn có thể tự do khám phá hồ nước tự nhiên cũng như các công trình kiến trúc cổ xung quanh.
Nhà thờ Mingyue của hồ được bao quanh bởi núi Mingsha. Những cồn cát lấn chiếm núi Mingsha luôn đe dọa nhấn chìm ốc đảo mong manh này. Nó cũng là một minh chứng tuyệt vời về kiến trúc thời Hán được trang trí công phu của Trung Quốc.
Cách thức truyền thống để tới hồ Bán Nguyệt là bằng lạc đà. Đây cũng là cách dễ dàng nhất để khám phá sa mạc Gobi.
Ẩn mình dưới chân cồn cát, dãy núi Mingsha là một vành đai thực vật màu ngọc lục bảo, được nuôi dưỡng nhờ vào nước suối tinh khiết của hồ.
Các hang động tạo thành một hệ thống gồm 492 ngôi đền chứa đựng những điều tuyệt vời về nghệ thuật Phật giáo phong phú trải dài trong khoảng thời gian khoảng 1.000 năm.
Những ngôi chùa trông kỳ dị đứng bên ngoài hang động Mogao như những lính canh canh gác các kho báu được giấu ở bên trong.
Thành phố Đôn Hoàng gần đó là một địa điểm lý tưởng để khám phá sự phong phú của văn hóa nơi đây. Trong đó phải kể tới lối vào Mogao Caves, một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Đôn Hoàng được xây dựng trên nền móng từ thế kỷ thứ 4 và xây dựng lại vào năm 1844.
Du khách cũng có thể khám phá các cấu trúc đá bí ẩn trong Công viên địa chất quốc gia Đôn Hoàng trên sa mạc Gobi.
Nằm cách Đôn Hoàng khoảng 180 km về phía tây bắc, công viên thu hút du khách bởi một loạt các thành tạo đá bí ẩn. Những cấu trúc đá như thế này được hình thành cách đây 700.000 năm.
Những khối đá này hình thành qua quá trình xói mòi do tác động của gió và mưa.
Vừa được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, pháo đài quân sự bất khả xâm phạm này từng đứng trên con đường tơ lụa có từ thời nhà Hán.
Tương tự như vậy, đèo Yang, cũng có từ năm 120 trước Công nguyên, là một cột mốc quan trọng trên con đường tơ lụa.
https://dulich.petrotimes.vn/ Thu Hường
Những loài hoa đắt giá nhất hành tinh, có tiền cũng khó sở hữu.
Hoa phong lan Nongke Thâm Quyến rất hiếm bởi nó hoàn toàn
không có trong tự nhiên mà được lai tạo trong phòng thí nghiệm. Chỉ những cây
hoa đẹp nhất mới được đưa ra thị trường và giá của chúng rất đắt, lên tới
200.000 USD một cây.
Phong lan Gold of Kinabalu được tìm thấy ở Vườn quốc gia
Kinabalu của Malaysia và cho đến nay vẫn chưa xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác.
Nếu muốn sở hữu 1 cây, bạn phải chi số tiền lên tới 136 triệu đồng.
Hoa nghệ tây là loài bản địa của Tây Nam Á, không thể tự
phát triển trong môi trường tự nhiên mà luôn cần sự can thiệp của con người. Mỗi
bông hoa nghệ tây có giá từ 1.200 – 1.500 USD/1 bông (khoảng 27,3 – 34,2 triệu
đồng). Nhụy của chúng cũng là gia vị đặc biệt và đắt nhất thế giới.
Hoa Lisianthus chỉ nở một lần mỗi năm, có sắc thái màu tím,
trắng và xanh tím. Mỗi bó hoa có giá từ 32-35 đô la.
Hoa Tulip Semper Augustus có các tia màu đỏ uốn lượn mềm mại
trên từng cánh hoa, vô cùng độc đáo. Loài hoa này hiện rất hiếm, khó có thể tìm
thấy để mua, giá bán của nó rơi vào khoảng 5.700 USD/bó
Hoa lan chuông chỉ có thể thu hoạch mỗi năm một lần và thời
gian thu hoạch chỉ kéo dài một tuần. Chúng có mùi thơm rất đặc trưng, được bán
với giá 15 đến 50 đô la Mỹ cho mỗi bó.
Hoa Gloriosa chỉ mọc tự nhiên ở Nam Phi và châu Á nên nó rất
hiếm. Và dù có độc ở tất cả các bộ phận nhưng hoa Gloriosa được bán với giá khá
đắt khoảng 6-10 USD/cành (khoảng 140.000 – 230.000 đồng).
Hoa cẩm tú cầu có nguồn gốc từ miền đông và miền nam châu Mỹ
và châu Á. Đây là một loại cây thân mộc, có màu trắng.
Tuy nhiên nhờ sự thay đổi lượng axit và bazo trong đất nên
nó biến dần sang màu hồng hay màu lam, màu xanh, tím hay tím nhạt. Một cành cẩm
tú cầu màu xanh có giá khoảng 200.000 đồng một cành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét