.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

01 tháng 6 2021

Kết quả chụp cắt lớp cho thấy một hình ảnh gây sốc, một bộ xương người nằm gọn bên trong bức tượng từ thế kỷ XI -XII.

 Cuối tháng 2 năm 2015, các nhà khoa học ở Hà Lan đã có một phát hiện bất ngờ và gây sốc bên trong một bức tượng Phật lâu đời. Phát hiện này đã thu hút sự chú ý của không chỉ giới khảo cổ học mà cả truyền thông và công chúng khắp thế giới.

Theo trang tin tức Infoniac.ru (Nga), bác sĩ Reinoud Vermeijden và chuyên gia phóng xạ Ben Heggelman đã di chuyển bức tượng cổ từ Bảo tàng lịch sử Drent đến Trung tâm Y tế Meander ở thành phố Amersfoort, Hà Lan và tiến hành chụp cắt lớp nhằm giải đáp câu hỏi thứ gì được cất giấu bên trong bức tượng. Bởi lẽ, trước đó, khi lật mở phần đáy của bức tượng, người ta tìm thấy thứ gì đó kỳ lạ làm bằng vải, không giống như chất liệu cấu tạo nên bức tượng.


Kết quả chụp cắt lớp cho thấy một hình ảnh gây sốc, có một bộ xương người nằm gọn bên trong bức tượng từ thế kỷ XI -XII. Các nhà nghiên cứu châu Âu nhận định xác ướp bên trong tượng Phật nhiều khả năng chính là vị hòa thượng Liuquan của Trung Quốc, một đại diện của trường phái thiền. Họ đánh giá bức tượng xác ướp này là “độc nhất vô nhị” tại châu Âu và thế giới.

Xác ướp được phát hiện bên trong bức tượng.

Khi đã phát hiện xác ướp, các nhà khoa học lập tức tiến hành giải phẫu và công cuộc này cũng thu về những kết quả khó tin: có nhiều mảnh giấy được viết các ký tự chữ Hán lẫn trong bộ phận cơ thể bên trong xác ướp.

Họ cũng đã lấy mẫu xương để làm xét nghiệm ADN và tìm hiểu thêm về danh tính của xác ướp "ẩn nấp" bên trong bức tượng Phật.


Các nhà khoa học suy đoán phần nội tạng của xác ướp đã được lấy ra trước khi đặt vào bên trong bức tượng.

Được biết, trước khi được mang đi “khám nghiệm”, bức tượng Phật độc đáo này được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Drent, thành phố Assen (Hà Lan). Sau đó, bức tượng được chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia tại thành phố Budapest (Hungary).

Trước đó chỉ 1 tháng, vào ngày 27/1/2015, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện xác ướp nguyên vẹn của một nhà sư trong tư thế thiền có niên đại khoảng 200 năm tại quận Songino Khairkhan ở thủ đô Mông Cổ.

"Cơ thể ngồi ở tư thế hoa sen, như vẫn đang ngồi thiền. Qua kiểm tra ban đầu, các chuyên gia tin rằng xác ướp có thể đã có 200 năm tuổi", tờ Mongolia Norning Newspaper cho biết. Bên ngoài xác ướp là lớp bọc bằng da động vật, có thể là da bò, ngựa hoặc lạc đà.


Xác ướp sau đó được đưa đến nghiên cứu tại Trung tâm Khám nghiệm Pháp y Quốc gia Ulaanbataar. Theo IB Times, đây có thể là thầy của Lạt Ma Dashi-Dorzho Itigilov (1852–1927). Dù qua đời cách đây rất lâu, nhưng thi thể của Dashi-Dorzho Itigilov vẫn nguyên vẹn và không bị phân hủy.

Nguồn: Tổng hợp

Những bức ảnh quý về Sài Gòn hơn 150 năm trước

Trong lịch sử phát triển của thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, Emile Gsell là một trong những người đầu tiên để lại di sản nghệ thuật độc đáo gồm nhiều tấm ảnh ra đời cách nay hơn 150 năm.


Con kênh đào tại Sài Gòn, sau được lấp làm thành đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ
ẢNH: EMILE GSELL
Ông cũng là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh vào lĩnh vực thương mại trong một thành phố vừa mới trở thành thuộc địa của Pháp. Nhờ ông mà ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh một Sài Gòn với cảnh vật và những con người sống cách đây nhiều thế hệ.

Con kênh đào tại Sài Gòn, sau được lấp làm thành đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ
ẢNH: EMILE GSELL
Ông cũng là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh vào lĩnh vực thương mại trong một thành phố vừa mới trở thành thuộc địa của Pháp. Nhờ ông mà ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh một Sài Gòn với cảnh vật và những con người sống cách đây nhiều thế hệ.

Sài Gòn những năm đầu thuộc địa

Emile Gsell sinh ngày 30.12.1838 tại Sainte-Marie-aux-Mines (Haut-Rhin, Pháp). Khoảng những năm đầu thập niên 1860, ông nhập ngũ và tham gia các hoạt động quân sự tại Nam kỳ. Niềm đam mê nhiếp ảnh của Gsell gây được sự chú ý của một sĩ quan Pháp là trung tá Ernest Doudart de Lagrée, người dẫn đầu cuộc thám hiểm sông Mê Kông vào năm 1866.
Trong chuyến thám hiểm khởi sự từ tháng 6.1866, Gsell đã được de Lagrée trưng dụng để chụp lại hình ảnh khu đền Angkor hoang phế và bộ ảnh này đã góp phần đưa tên tuổi Gsell đến với công chúng lúc bấy giờ. Tháng 10.1866, Gsell trở về Sài Gòn, mở một xưởng nhiếp ảnh cùng một cửa hiệu ảnh, trưng bày những bức ảnh của khu đền Angkor và nền văn minh Khmer. Sau bộ ảnh Angkor, Emile Gsell thực hiện nhiều bức ảnh về Sài Gòn và vùng phụ cận, với cảnh quan và sinh hoạt của người Sài Gòn trong những năm đầu tiên trở thành thuộc địa của Pháp.

Một trong những bức ảnh sớm nhất của Emile Gsell về phần mộ Giám mục Bá Đa Lộc, tục gọi Lăng cha Cả (1866)

Vào nửa đầu năm 1873, Gsell quay lại Angkor, cùng với nhà thám hiểm Louis Delaporte đi khắp Campuchia và bộ ảnh ông chụp trong dịp này được tặng thưởng huy chương trong cuộc đấu xảo quốc tế tổ chức tại Vienne (Áo) năm 1873. Đến tháng 4.1875, Gsell tham gia chuyến công tác do Brossard de Corbigny dẫn đầu, dừng lại Huế, song ông không được phép chụp ảnh hoàng thành và những con người ông đã gặp tại đây. Cuối năm 1875, ông đến Hà Nội rồi theo một chiếc tàu nhỏ ngược sông Hồng, chụp nhiều bức ảnh về vùng đất này, trưng bày tại Sài Gòn và được rao bán từ năm 1876 bởi Auguste Nicolier, một người bán hóa chất cùng dụng cụ nhiếp ảnh tại Sài Gòn. Tuy nhiên, chuyến đi này đã đánh đổi bằng cả sinh mạng của Emile Gsell, sơn lam chướng khí trên hành trình ở miền Bắc khiến ông mắc bệnh sốt rét và qua đời vào ngày 16.10.1879.
Sau năm 1879, nhà nhiếp ảnh Otto Wegener tiếp tục công việc thương mại của Gsell, sử dụng bộ ảnh của ông vào đầu thập niên 1880 rồi chuyển quyền sử dụng cho Vidal (còn được biết dưới cái tên Salin-Vidal), người đã bán những bức ảnh của Gsell dưới cái tên Vidal và Salin-Vidal cho đến khi qua đời vào năm 1883.

Thông ngôn Pétrus Trương Vĩnh Ký

Độc đáo chân dung nhân vật lịch sử

Bên cạnh những bức ảnh về cảnh vật và sinh hoạt, Emile Gsell đã để lại nhiều tác phẩm độc đáo về con người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, trong đó phải kể đến những bức ảnh đầu tiên về một số nhân vật nổi tiếng trong xã hội đương thời như: Thông ngôn Pétrus Trương Vĩnh Ký, Tổng đốc Đỗ Hữu Phương (khi còn ở ngạch Phủ), Lãnh binh Huỳnh Công Tấn (và gia đình), Đốc phủ sứ Tôn Thọ Tường, Phó sứ Nguyễn Văn Tường (khi vào Sài Gòn ký hòa ước Giáp Tuất 1874)...

Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm bị bắt tại thành Hà Nội và giải vào Sài Gòn năm 1873

Song, độc đáo nhất có lẽ là tấm ảnh Gsell chụp hai anh em Phan Tôn và Phan Liêm, con trai cụ  Phan Thanh Giản vào năm 1873. Theo Đại Nam thực lục, tháng 10 âm lịch năm 1873, quân Pháp tấn công thành Hà Nội, người điều khiển cuộc phòng ngự là Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và qua đời, con trai là phò mã Nguyễn Lâm tử trận. Chiếm được thành, thực dân Pháp cho giải vào Sài Gòn nhiều quan lại cao cấp bị bắt giữ trong thành như Khâm phái Phan Đình Bình, Bố chánh Vũ Đường, Đề đốc Đặng Siêu, Lãnh binh Nguyễn Đăng Nghiễm. Song sách Đại Nam thực lục đã không đề cập đến hai người con trai cụ Phan Thanh Giản cũng bị bắt và giải vào Sài Gòn dịp này, có lẽ vì hai ông không có chức vụ gì quan trọng tại Hà Nội.
Khi được tin hai ông Phan Tôn và Phan Liêm có mặt ở Sài Gòn, Emile Gsell đã được phép đến tiếp xúc và chụp ảnh hai ông. Sau khi hòa ước Giáp Tuất 1874 được ký kết công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn cõi Nam kỳ lục tỉnh, Pháp trao trả những quan chức Việt bị bắt cho triều đình Huế. Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm tiếp tục được triều đình bổ nhiệm làm quan. Riêng Phan Liêm (còn có tên Phan Thúc Thanh) - theo một hồi ký của Hộ bộ Thượng thư Huỳnh Côn của triều Duy Tân, được kể lại trên tờ tạp chí Revue Indochinoise năm 1915, vào thập niên 1890, ông còn là thầy dạy học của vua Thành Thái.
Đến nay, những bức ảnh đầu tiên của Emile Gsell chụp về con người và sinh hoạt của vùng đất Sài Gòn vào hai thập niên 1860 và 1870 đã trở thành di sản quý cho những người Việt yêu lịch sử, muốn nhìn lại hình ảnh và sinh hoạt của cha ông cách nay hơn 150 năm.
Sưu Tầm

Gấu trúc nâu "có một không hai" do sự kết hợp giữa 2 gen lặn.

Một công viên khoa học ở Trung Quốc vừa ra mắt con gấu trúc nâu được nuôi nhốt duy nhất trên thế giới, gây tò mò cho du khách thăm quan.

Chú gấu trúc "có một không hai"

Chú gấu trúc nâu với biệt danh Qi Zai trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc với tư cách là cá thể duy nhất có các đặc điểm ngoại hình "không giống ai".

Cụ thể, nó có màu nâu sẫm và nâu nhạt thay vì màu đen - trắng giống như các phân loài gấu trúc quen thuộc được nuôi ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, hay gấu trúc vùng Chu Chí.

Theo Xinhua, Qi Zai hiện được nuôi tại một công viên khoa học rộng 28 hecta, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia ở huyện Châu Chí, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc.

Chú gấu 11 tuổi được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong rừng, phía dãy núi Tần Lĩnh, khi chỉ hơn 2 tháng tuổi với thể trạng yếu ớt và cô đơn vì bị bỏ rơi.

Gấu trúc nâu Qi Zai đang ăn một ngọn tre.

Sau khi được đưa về khu bảo tồn, nó được chăm sóc, nuôi dưỡng, và có thể trạng tốt. Trung bình mỗi ngày, Qi Zai ăn 50kg tre, tương đương một người ăn 25kg thịt gà để đảm bảo đủ năng lượng.

Gấu trúc nâu được phát hiện lần đầu trên dãy núi Tần Lĩnh năm 1985. Các nhà nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 10 con gấu trúc nâu, trong đó Qi Zai là cá thể cuối cùng còn sống sót.

So với các loài gấu trúc Tứ Xuyên quen thuộc, gấu trúc nâu khổng lồ có hộp sọ nhỏ hơn, tròn hơn, mõm ngắn hơn và ít lông hơn.

Lý giải cho màu nâu độc đáo

Các nhà khoa học cho biết, có thể nước và đất ở khu vực núi Tần Lĩnh góp phần tạo nên màu lông đặc biệt của gấu trúc nâu.

Tuy nhiên, Katherine Feng - một bác sĩ thú y giải thích màu nâu trắng của gấu trúc có thể do di truyền. Cụ thể, đây là "kết quả của hai gen lặn, sự kết hợp giữa các gen, hoặc một gen pha loãng".

Điều thú vị là mẹ của Qi Zai cũng chỉ là một con gấu trúc có bộ lông đen trắng. Sự pha trộn gien độc đáo này càng ủng hộ các nhà khoa học trong việc tìm hiểu thêm về sắc tố lông của nó. Được biết, khi Qi Zai đến tuổi trưởng thành, họ sẽ sớm cho nó giao phối với một cá thể gấu trúc cái màu đen trắng để có được câu trả lời.

Theo Xinhua, gấu trúc nâu là một trong bốn loài động vật quý hiếm tại Trung Quốc, cùng khỉ vàng, linh dương và cò quăm mào, được giới chức nước này bảo vệ và lên kế hoạch nhân giống nhằm phòng tránh khả năng tuyệt chủng.

 Minh Khôi






















Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.