Bất chấp chứng rối loạn di truyền hiếm gặp FG, Kim Peek là một thần đồng với khả năng ghi nhớ 'vượt cả phi thường'.
Kim Peek (1951-2009) được nhận xét là "cực kỳ thông thái" (megasavant). Ông có một trí nhớ thấu niệm (eidetic memory) hay còn gọi là trí nhớ chụp hình, nhưng cũng bị các khuyết tật do các bất thường về não bẩm sinh.
16 tháng tuổi ghi nhớ sự việc, ít nhất 12.000 quyển sách trong não
Kim Peek sinh ra tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah (Mỹ). Từ nhỏ, ông bị mắc chứng đầu to (macrocephaly) gây hại cho tiểu não và làm thiếu cấu trúc nối liền 2 bán cầu não- điều được cho cấu thành nên trí nhớ phi thường của ông.
Theo cha của Peek, ông có thể nhớ các sự việc ngay từ khi mới 16–20 tháng tuổi. Ngay từ bé, Peek đã có thói quen đọc sách.
Ông đọc một quyển sách trong khoảng một giờ, và nhớ hầu hết mọi nội dung lớn hay tiểu tiết trong đó, từ thời gian, vị trí, nhân vật...
Kỹ thuật đọc của Peek là đọc trang bên trái bằng mắt trái và trang bên phải bằng mắt phải. Bằng cách này, ông có thể đọc 2 trang cùng một lúc với tốc độ khoảng 8–10 giây/trang. Người ta cho rằng ông có thể nhớ lại nội dung của ít nhất 12.000 quyển sách ông đã đọc.
Năm 1969, ở 18 tuổi, Peek được thuê tính bảng lương cho 160 người. Ông hoàn thành chính xác chỉ sau vài giờ ngắn ngủi mà không cần dùng đến máy tính. Tuy nhiên, ông thất nghiệp sau đó vì quá trình tính lương được máy tính hóa.
Năm 1984, nhà viết kịch đại tài Barry Morrow đã gặp Peek. 4 năm sau, kiệt tác "Rain Man" ra đời với nhân vật chính Raymond Babbitt được lấy cảm hứng từ Peek. Phim đại thắng với 4 giải Oscar danh giá vì giá trị nhân văn giúp nâng cao nhận thức về bệnh tự kỷ và các khiếm khuyết phát triển khác.
Năm 2004, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mời Peek đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu bộ óc dị thường của ông. Mục đích của NASA là nắm bắt những gì diễn ra trong não khi Peek nói và suy nghĩ.
“Kim không giống bất cứ nhà bác học siêu phàm nào. Đây là một trường hợp độc nhất vô nhị”, kết luận của NASA.
Khó khăn giao tiếp và chật vật sinh hoạt hàng ngày
Bi kịch cuộc đời của Kim Peek nằm ở những hạn chế mà khuyết tật gây ra. Mặc dù có khả năng ghi nhớ đặc biệt nhưng Peek gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và ngay cả các công việc sinh hoạt hàng ngày.
Peek đã không thể đi lại được cho đến năm 4 tuổi khi ông học cách lê bước chân. Peek không thể cài nổi cúc áo sơ mi của mình và gặp khó khăn với các kỹ năng vận động thông thường khác bởi tiểu não của ông bị tổn hại.
Năm 6 tuổi, Peek từng được phẫu thuật thùy não để xử lý tình trạng tự nói chuyện và hiếu động liên tục.
Vừa vào tiểu học, ông được nhà trường gửi về bởi không thể tập trung quá 7 phút trong lớp. Bởi vậy, gia đình phải thuê giáo viên đến nhà dạy kèm. Năm 14 tuổi, Kim Peek đã học xong toàn bộ chương trình phổ thông.
Dù não chứa đựng được lượng khổng lồ thông tin nhưng Peek khó khăn trong việc hiểu, cắt nghĩa hay giải thích những ý niệm trừu tượng của ngạn ngữ hay những từ ẩn dụ.
Trong sát hạch tâm lý, Peek đạt điểm dưới trung bình, có IQ là 87 (chỉ số thấp).
Peek cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và hiểu lầm từ những người không biết và cảm thông cho tình trạng của ông.
Năm 2009, ở tuổi 58, Peek qua đời do bị nhồi máu cơ tim.
Bảo Huy
Bí mật sốc chưa từng hé lộ về xưởng ướp xác Ai Cập
Phân tích mới về những vật liệu cổ đại còn vương trên những dụng cụ gồm dùng trong một xưởng ướp xác ở Ai Cập đã đưa đến hiểu biết chưa từng có về quá trình rùng rợn nhưng là biểu tượng đáng ngưỡng mộ về khoa học này.
Một số bình gốm cổ ghi rõ hướng dẫn bằng chữ tượng hình - Ảnh: Hội đồng Cổ vật Ai Cập
Các vật dụng trong xưởng ướp xác Ai Cập được đưa lên từ năm 2018 và phân tích trong phòng thí nghiệm, kết quả giám định niên đại cho thấy xưởng này đã được sử dụng khoảng 2.500 - 2.600 năm về trước, từ thời Vương triều thứ 26 (Saite) của Ai Cập cổ đại.
Những vật dụng được phục hồi tại khu phức hợp Saqquara trong cuộc nghiên cứu chung của Đức - Ai Cập từ năm 2018 đến nay bao gồm một số xác ướp, lọ đựng nội tạng của họ, các bức tượng mang tính chất nghi lễ...
Xưởng ướp xác là một trong những phát hiện thứ vị nhất, được tìm thấy trong tình trạng chất đầy những lọ gốm, cốc đong, chén bát... được dán nhãn gọn gàng để phân loại hoặc ghi chú công dụng.
Ảnh đồ họa mô tả quy trình ướp xác của Ai Cập cổ đại - Ảnh: Nikola Nevenov
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 31 chiếc bình trong số đó, bao gồm sử dụng phương pháp sắc ký khối phổ để xác định thành phần của vật liệu ướp xác còn vương lại.
Các chi tiết hoàn toàn hấp dẫn và bất ngờ, cho thấy người Ai Cập ướp xác công phu và mang đậm yếu tố khoa học hơn những gì chúng ta từng nghĩ trước đây.
Xưởng ướp xác được vận hành bằng những quy trình kỹ lưỡng, thống nhất, thể hiện qua những chiếc bình được ghi chú: "dùng lên phần đầu"; "băng hoặc ướp xác bằng nó"; "làm cho mùi của ông ta trở nên dễ chịu"...
Chỉ riêng phần đầu của các xác ướp đã được xử lý bằng vật liệu đựng trong 8 chiếc bình khác nhau, mà thành phần bên trong gồm các hỗn hợp phức tạp pha chất bằng nhựa hồ trăn, thầu dầu, nhựa elemi, dầu thực vật, sáp ong...
Mỡ động vật và nhựa Burseraceae được dùng để xử lý mùi cơ thể, trong khi hỗn hợp mỡ động vật - sáp ong sẽ được bôi lên da vào ngày thứ ba. Hắc ín được sử dụng để xử lý băng quấn được sử dụng trong 8 chiếc bình khác.
Đặc biệt, các hỗn hợp này tiết lộ về mạng lưới thương mại toàn cầu sôi động vào thời điểm đó. Quả hồ trăn, dầu tuyết tùng và một loại nhựa phải được nhập khẩu từ lưỡi liềm màu mỡ Levant, gồm các quốc gia ven bờ Đông Địa Trung Hải ngày nay; trong khi vài vật liệu khác chỉ có thể đến từ châu Phi hạ Sahara, Đông Nam Á và Nam Á.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục phân tích thêm 21 chiếc chén và cốc khác trong xưởng, với hy vọng tiết lộ thêm về "bí mật bất tử" của các vị pharaoh và quý tộc Ai Cập.
Nghiên cứu ban đầu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.
Theo PV/ Người lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét